CFA20/06/2024

#1 Profitability ratios là gì? Định nghĩa và ví dụ | SAPP

Phân tích Profitability ratios (các chỉ số lợi nhuận) là 1 trong những cơ sở để các nhà quản trị đưa ra các quyết định tài chính hay đầu tư đảm bảo cho mục tiêu sinh lời của doanh nghiệp. Vậy cụ thể Profitability ratios là gì và nó bao gồm những chỉ số nào? Trong bài viết dưới đây, SAPP sẽ cùng bạn tìm ra câu trả lời cho những thắc mắc kể trên. 

profitability ratios là gì

Profitability ratios – Tỷ suất sinh lời được hiểu là các thước đo tài chính mà nhà quản trị sử dụng nhằm mục đích đo lường, phân tích và đánh giá tiềm năng sinh lời của doanh nghiệp so với doanh thu thực tế, bảng cân đối kế toán cũng như chi phí hoạt động và vốn chủ hữu của cổ đông trong khoảng thời gian nhất định. Hiểu một cách đơn giản, thông qua Profitability ratios, chúng ta sẽ nắm được mức độ hiệu quả của doanh nghiệp trong việc sử dụng tài sản nhằm tạo ra lợi nhuận và tối đa hóa giá trị cổ đông. 

profitability ratios là gì

Trên thực tế, doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều loại tỷ suất sinh lời khác nhau để xác định tình trạng tài chính và hiệu quả hoạt động của mình. Tuy nhiên, chúng ta có thể khái quát thành 2 loại tỷ suất điển hình như sau: 

Đây là các chỉ số giúp nhà quản trị xác định và đo lường được tình trạng của doanh nghiệp trong việc chuyển đổi từ doanh số bán hàng thành lợi nhuận đang ở mức độ hiệu quả nào. Theo đó, các chỉ số thuộc nhóm Margin Ratios doanh nghiệp có thể sử dụng bao gồm: 

• Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT);

• Tỷ suất lợi nhuận ròng (Net Profit Margin);

• Tỷ suất lợi nhuận dòng tiền;

• Tỷ suất lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin);

• Tỷ suất lợi nhuận hoạt động (Operating Profit Margin);

• Lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao (EBITDA);

• Lợi nhuận hoạt động ròng sau thuế (NOPAT);

• Tỷ lệ chi phí hoạt động;

• EBITDAR;

• Tỷ suất lợi nhuận dòng tiền;

• Tỷ lệ chi phí chung;

Return Ratios là những chỉ số thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận cho các cổ đông trong doanh nghiệp từ hoạt động kinh doanh của công ty, bao gồm: 

• Lợi nhuận trên tài sản (ROA)

• Lợi nhuận trên tài sản bằng tiền;

• Lợi tức trên vốn chủ sở hữu (ROE);

• Lợi tức từ nợ;

• Lợi nhuận trên doanh thu;

• Lợi tức được điều chỉnh theo rủi ro;

• Lợi tức vốn sử dụng và lợi tức vốn đầu tư.

Là một nhóm những chỉ số tài chính quan trọng trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp từ lớn tới nhỏ, vậy những chỉ số thường gặp của Profitability ratios là gì và cách tính ra sao?

profitability ratios là gì

• Biên lợi nhuận gộp (Gross Profit Rate):

Biên lợi nhuận gộp so sánh lợi nhuận gộp với doanh thu bán hàng. Dựa vào đó, doanh nghiệp có thể xác định thực trạng kiếm lời trên cơ sở đã tính đến các chi phí sản xuất hàng hóa/dịch vụ cần thiết.

Khi tỷ suất lợi nhuận gộp càng cao, hiệu quả hoạt động cốt lõi càng đạt ở mức cao hơn. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đủ khả năng trang trải cho các khoản như chi phí cố định, chi phí hoạt động , cổ tức và chi phí khấu hao mà vẫn đảm bảo tạo ra lợi nhuận ròng. 

Ngược lại, tỷ suất lợi nhuận thấp thể hiện tình trạng  giá vốn hàng bán cao. Nguyên nhân có thể xuất phát từ việc chính sách thu mua bất lợi, giá bán sản phẩm/dịch vụ thấp, doanh thu thực tế thấp, mức độ cạnh tranh trên thị trường gay gắt hoặc chính sách khuyến mại không phù hợp.

• Chỉ số lợi nhuận trên doanh thu (Return on Sales – ROS)

Còn được gọi là “tỷ suất lợi nhuận ròng” (net profit margin/net profit rate), chỉ số này đo lường tỷ lệ phần trăm thu nhập có được từ việc bán hàng. ROS được đánh giá là “bottom line” – điểm mấu chốt của việc phân tích, báo cáo tài chính. Bởi thông qua ROS, nhà quản trị có thể phác họa được một bức tranh tổng quát về tình trạng lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp sau khi đã xem xét đến các khoản chi phí cần phải chi trả (đã bao gồm lãi suất và thuế). 

profitability ratios là gì

• Hệ số thu nhập trên tài sản (Return on Assets – ROA) 

Trong phân tích các chỉ số Profitability ratios, ROA cho thấy tỷ lệ phần trăm thu nhập ròng so với tổng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ lệ ROA giúp doanh nghiệp biết được mình đã tạo ra bao nhiêu lợi nhuận sau thuế cho mỗi đô la doanh nghiệp đó đang nắm giữ.

Thông thường, các bên  cung cấp dịch vụ như viễn thông, đơn vị sản xuất ô tô, đường sắt,… – các doanh nghiệp cần sử dụng nhiều tài sản hơn do phải đầu tư vào việc mua sắm máy móc, thiết bị nhằm tạo ra thu nhập. Trong khi đó, các doanh nghiệp ít dùng đến tài sản hơn thường là các công ty hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo hay công nghệ, cung cấp phần mềm…

• Chỉ số thu nhập trên vốn cổ phần (Return on equity – ROE) 

ROE về cơ bản là thước đo lợi nhuận tạo ra trên tài sản ròng của doanh nghiệp. Chỉ số này là căn cứ chính xác để doanh nghiệp xác định mình sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận từ một đồng vốn bỏ ra hoặc tích lũy được. ROE được ứng dụng phổ biến trong việc so sánh cổ phiếu cùng ngành trên thị trường để đưa ra quyết định đầu tư hợp lý. 

Tạm kết: Profitability ratios chỉ là một trong rất nhiều chỉ số trong báo cáo tài chính mà các nhà đầu tư cần quan tâm. Còn nhiều những chỉ ѕố tài chính khác ngoài những chỉ ѕố được liệt kê ở trên. Hãy tìm hiểu thêm tại  website hoặc fanpage của SAPP để có thể cập nhật thêm nhiều những kiến thức khác nhé!

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
CFA Level 1 Và Lộ Trình Học và Luyện Thi Hiệu Quả Nhất

CFA Level 1 là khóa học đang được nhiều người quan tâm nhất trong khoá...

#Tổng Quan Khóa Học CFA Tại SAPP Academy

Bạn quan tâm và mong muốn tham gia khóa học CFA? Xem ngay chi tiết...

Chứng khoán là gì? Có nên đầu tư chứng khoán vào thời điểm này hay không?

Chứng khoán là gì? Nên hay không nên đầu tư chứng khoán là câu hỏi...

【QUANTITATIVE LÀ GÌ】- Phân Biệt Quantitative Research Và Qualitative

Trong tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc nghiên cứu là...

#Điều Kiện Học CFA Tốt Hơn Mà Bạn Nên Trang Bị

Điều kiện học CFA là gì? Trước tiên, bạn sẽ cần trang bị trước những...

Ngành Tài Chính Quốc Tế Học Trường Nào Tốt Nhất

Đơn vị đào tạo CFA có hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn quốc...

Vốn FDI là gì? Điều kiện thành lập doanh nghiệp FDI

Nguồn vốn FDI là gì? Tìm hiểu các đặc điểm, điều kiện và hoạt động...

Tư vấn tài chính là gì? Công Việc Chuyên Viên Tư Vấn Tài Chính

Tư vấn Tài chính là gì, tại sao nhiều người lại quan tâm đến vị...