CFA20/06/2024

Quỹ phòng hộ là gì? Liệu có an toàn như chính cái tên?

Quỹ phòng hộ – liệu có an toàn như chính cái tên? Có nên đầu tư vào các quỹ phòng hộ không, hay nên đặt tiền vào một số khoản đầu tư khác? Bài viết dưới đây của SAPP sẽ giải đáp cho bạn tất tần tật về quỹ phòng hộ để hiểu rõ hơn về loại quỹ đặc biệt này nhé!

1. Quỹ phòng hộ là gì?

Một trong số các quỹ đầu tư được xem như là quan trọng và có được quy mô lớn mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng cần nên biết đó là Quỹ Phòng hộ hay còn gọi là Hedge funds trong tiếng Anh. Nguồn vốn được thu thập, tích lũy được từ các nhà đầu tư sẽ được dùng để mang đi đầu tư vào trong một loạt các thị trường tài chính khác với những chiến lược vô cùng phong phú và đa dạng.

Phần lớn những ai tham gia đầu tư vào quỹ phòng hộ thì thường là những cá nhân có được cho mình tiềm lực tài chính lớn hoặc là những nhà đầu tư chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm.

Khi bắt đầu tham gia đầu tư vào loại quỹ này, nhà đầu tư thường sẽ được yêu cầu đầu tư trong một khoảng thời gian nhất định, tối thiểu là 1 năm. Nhà đầu tư thường sẽ không có được quyền rút tiền trong khoảng thời gian này.

Quỹ Phòng hộ được phát triển ở nhiều nước trên toàn thế giới nhưng nổi bật ở các cường quốc. Tuy nhiên, ở tại thị trường nước ta quỹ này vẫn còn khá mới mẻ và được biết với tên gọi là Quỹ Thành viên. Dựa theo quy tắc đã được đặt ra, tối đa là 30 thành viên tham gia quỹ và đòi hỏi toàn bộ thành viên phải là là pháp nhân trong nước, nếu là tổ chức nước ngoài thì buộc phải do một công ty quản lý quỹ quản lý. Số vốn góp từ mức 50 tỷ là điều kiện bắt buộc phải tuân theo.

2. Đặc điểm của quỹ phòng hộ

Các đặc điểm đặc trưng của quỹ phòng hộ bao gồm:

Đặc điểm của quỹ phòng hộ

  • Chỉ áp dụng dành cho các nhà đầu tư thỏa mãn đủ điều kiện: Các nhà đầu tư vào các quỹ này thường sẽ phải đáp ứng đầy đủ một số tiêu chí nhất định, chẳng hạn như là giá trị tài sản ròng phải lớn hơn 1 triệu USD, hoặc thu nhập hàng năm phải lớn hơn con số 200.000 USD (tính trong vòng hai năm trở lại đây).
  • Khả năng đa dạng hóa: Một quỹ phòng hộ về cơ bản thì có thể được sử dụng để đầu tư vào bất kỳ thứ gì, không có phân biệt đó là bất động sản, cổ phiếu, tiền tệ, chứng khoán phái sinh hay những tài sản thay thế khác. Trong khi đó, những loại quỹ hỗ trợ thông thường chỉ có thể được phép đầu tư vào một loại cổ phiếu hoặc là trái phiếu.
  • Khả năng áp dụng đòn bẩy: Để khuếch đại và gia tăng lợi nhuận, các quỹ phòng hộ thường sẽ sử dụng đòn bẩy tài chính làm công cụ chủ yếu, khiến cho khả năng rủi ro mà nhà đầu tư gặp phải cũng sẽ từ đó mà lớn hơn thông thường.
  • Cấu trúc phí: Thay vì chỉ áp dụng phí quản lý thông thường, các quỹ phòng hộ còn tính phí quản lý lẫn cả phí hiệu quả. Cấu trúc chi phí này thường được những chuyên gia gọi là “hai hai mươi” (2 & 20). Trong đó có 2% dành cho phí quản lý tài sản, còn 20% kia dành cho bất kỳ khoản lợi nhuận nào mà khoản đầu tư này tạo ra.

3. Ưu nhược điểm của quỹ phòng hộ là gì?

Quỹ phòng hộ là một công cụ tài chính phổ biến được sử dụng để bảo vệ nhà đầu tư khỏi các rủi ro tiềm ẩn trong thị trường. Tuy nhiên, như mọi công cụ đầu tư, quỹ phòng hộ cũng đi kèm với một số ưu nhược điểm cần xem xét.

Trong khi ưu điểm của quỹ phòng hộ bao gồm khả năng giảm rủi ro và bảo vệ vốn đầu tư, thì nhược điểm có thể bao gồm chi phí cao và hạn chế trong việc tối ưu hóa lợi nhuận. Điều này yêu cầu nhà đầu tư cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định sử dụng quỹ phòng hộ trong chiến lược đầu tư của mình.

Ưu nhược điểm của quỹ phòng hộ

3.1. Ưu điểm

  • Khả năng tạo ra được lợi nhuận cao: Chiến lược đầu tư của loại quỹ này có khả năng tạo ra được lợi nhuận tích cực thường xuyên, ngay cả khi mà thị trường đang tăng lên hoặc là sụt giảm.
  • Có thể cân bằng được những danh mục: Các quỹ phòng hộ có danh mục đầu tư cân đối có thể hạn chế được rủi ro cũng như những biến động danh mục tổng thể, từ đó gia tăng lợi nhuận.
  • Độ tin cậy tương đối cao: So với những quỹ thông thường khác, các nhà quản lý quỹ phòng hộ thường phải là những chuyên gia, là những người tài năng nhất thế giới trong lĩnh vực chuyên môn nên tạo ra được độ tin cậy gần như nằm trong mức tuyệt đối.

3.2. Nhược điểm

  • Tính thanh khoản thấp: So với các quỹ hỗ tương khác, các quỹ phòng hộ thường sẽ có tính thanh khoản tương đối thấp hơn. Quỹ thường sẽ yêu cầu bắt buộc nhà đầu tư phải giao nộp tiền và giữ nguyên tài sản đó trong một khoảng thời gian tương đối dài.
  • Rủi ro cao: Bất cứ hình thức đầu tư nào cũng sẽ tồn tại rủi ro. Việc sử dụng đòn bẩy, hoặc tiền vay đối với quỹ phòng hộ có thể sẽ giúp tăng đáng kể lợi nhuận đạt được. Song, đó cũng được xem như là một con dao hai lưỡi, bởi nó có khả năng có thể biến một khoản thua lỗ rất nhỏ trở thành một khoản thua lỗ vô cùng lớn.

4. Các quỹ phòng hộ uy tín ở Việt Nam

Mặc dù quỹ phòng hộ là một quỹ đầu tư đang rất phát triển tại các quốc gia lớn và được nhiều nhà đầu tư tại Wall Street quan tâm. Tuy nhiên, hình thức đầu tư này còn tương đối mới mẻ tại Việt Nam bởi vì thị trường tài chính còn khá non trẻ, chưa có công cụ tài chính cần thiết phục vụ cho quỹ phòng hộ.

Ở Việt Nam, hiện tại các bạn có thể tham khảo qua một số lựa chọn như Quỹ Đầu tư Cổ phiếu Dai-ichi life Việt Nam, Quỹ Đầu tư khám phá giá trị Ngân hàng Công thương, Quỹ Đầu tư Thành viên SSI, Quỹ Đầu tư Việt Nam, Quỹ Đầu tư Chứng khoán Con Hổ, Quỹ Đầu tư Japan Asia MB Capital.

Tạm kết

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã nắm được quỹ phòng hộ là gì và có nên đầu tư quỹ phòng hộ hay không. Trong trường hợp có bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ SAPP để được tư vấn cụ thể nhất!

Nếu bạn đang tìm kiếm một “người đồng hành” trên hành trình chinh phục thành công CFA – “bảo chứng vàng” trong lĩnh vực Phân tích – Đầu tư – Tài chính để có được định hướng học tập và luyện thi CFA phù hợp nhất, bạn có thể tham khảo khóa học CFA Online tại SAPP, giải pháp chinh phục CFA toàn diện, tối ưu “trọn gói – tiết kiệm – cá nhân hóa”, thiết kế theo khung năng lực của từng cá nhân ngay cả người trái ngành.

Liên hệ với SAPP qua Fanpage hoặc Website nếu cần bất cứ hỗ trợ nào nhé!

cfaonline

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
CFA Curriculum 2025 – Lần cập nhật lớn nhất kể từ 2020

CFA Curriculum là khung chương trình chính thức của kỳ thi CFA và được đổi...

Lãi suất cơ sở là gì? Công thức tính lãi suất cơ sở

Lãi suất cơ sở một trong những tiêu chí luôn được quan tâm khi thực...

Quỹ đầu tư phát triển – Cầu nối giữa vốn và dự án

Quỹ đầu tư phát triển giữ vai trò then chốt trong phát triển doanh nghiệp...

Lãi suất qua đêm là gì? Phương thức hoạt động của lãi suất qua đêm liên ngân hàng

Lãi suất qua đêm liên ngân hàng (O/N - Overnight Interest Rate) là một trong...

​​​​​​​Phương Pháp Đầu Tư Top-Down Và Bottom-Up Là Gì?

​​​​​​​Phương pháp đầu tư Top-Down và Bottom-Up là hai phương pháp phân tích mà nhà...

Đầu tư tài chính 4.0 là gì? Top 7+ kênh đầu tư thông minh

Đầu tư tài chính 4.0 với các kênh đầu tư tài chính online như forex,...

“Bật mí” 5 kênh đầu tư Tài chính ngắn hạn “tiền đẻ ra tiền”

Đầu tư tài chính ngắn hạn là gì? Nên đầu tư vào những kênh tài...

Tìm Hiểu Sơ Lược Bộ Môn Ethical And Professional Standards CFA

Ethical and Professional Standards CFA là môn học về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp,...