CFA20/06/2024

Tài chính doanh nghiệp là gì? Những chức năng và vai trò cụ thể

Mỗi doanh nghiệp nếu muốn tồn tại và phát triển dài lâu trong nền kinh tế sẽ phải phụ thuộc và bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố: môi trường kinh doanh, trình độ, khả năng vận hành, quản lý doanh nghiệp,… đặc biệt là năng lực quản lý tài chính – một trong những yếu tố thường bị bỏ quên của doanh nghiệp. Vậy, liệu bạn đã hiểu rõ Tài chính doanh nghiệp là gì và có chức năng, vai trò như thế nào? Hãy cùng SAPP Academy tìm hiểu về tài chính doanh nghiệp trong bài viết dưới đây nhé!

1. Tài chính doanh nghiệp là gì?

Tài chính doanh nghiệp hay còn được biết đến với tên gọi Corporate Finance, đây là một thuật ngữ chung biểu thị cho những công việc và công cụ thuộc hệ thống tài chính trong doanh nghiệp. Những công việc liên quan đến Tài chính doanh nghiệp thường được biết đến là huy động vốn, sau đó sử dụng vốn để đầu tư vào tài sản doanh nghiệp nhằm tạo ra lợi nhuận cho chủ sở hữu.

Căn cứ vào những thông tin về tài chính doanh nghiệp, người đảm nhiệm vị trí liên quan đến tài chính của công ty sẽ thực hiện các công việc quản lý dòng tiền nhằm mục đích phục vụ cho hoạt động sinh lời của doanh nghiệp. Cụ thể, một số công việc của người làm tài chính doanh nghiệp có thể kể đến như: phân tích báo cáo tài chính, báo cáo lỗ, lãi, quản lý dòng tiền, xây dựng bảng cân đối kế toán,…

Sau khi phân tích và tạo báo cáo, những người làm Tài chính sẽ cân nhắc chiến lược, sử dụng các công cụ Tài chính để điều chỉnh và và khắc phục trong trường hợp có thiếu hụt.

tai chinh doanh nghiep

2. Vai trò tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp và được đánh giá là công cụ quan trọng nhất giúp quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Có thể điểm qua một số vai trò quan trọng của tài chính doanh nghiệp dưới đây:

  • Tổ chức huy động nguồn vốn: như đã đề cập qua ở phần khái niệm, tài chính doanh nghiệp sẽ bao gồm hoạt động liên quan đến huy động vốn để phục vụ cho việc đầu tư cũng như kinh doanh được diễn ra đều đặn, liên tục. Một doanh nghiệp nếu không sở hữu nguồn vốn ổn định sẽ khó kinh doanh được lâu dài.
  • Tăng hiệu quả kinh doanh: tài chính doanh nghiệp sẽ giúp các nhà quản trị đưa ra được những quyết định để đầu tư đúng đắn và nắm bắt được cơ hội kinh doanh. Thông qua những hoạt động của tài chính doanh nghiệp, công ty sẽ thường xuyên được “nạp vốn”, giảm thiểu được những tổn thất khi đình trệ vốn, giảm được các khoản phải thanh toán lãi vay, từ đó tăng lợi nhuận sau khi nộp thuế cho công ty. Điều này đồng nghĩa với việc đem lại hiệu quả cao hơn trong kinh doanh.
  • Kích thích, điều tiết hoạt động kinh doanh: tài chính doanh nghiệp cũng được xem là đòn bẩy để hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi và ổn định hơn thông qua việc cân đối mua hợp lý để thu hút nguồn vốn và đưa ra giá bán hàng hóa, dịch vụ và chứng khoán phù hợp trên thị trường.
  • Công cụ kiểm soát hoạt động kinh doanh: Dựa vào tình hình thu chi được thống kê lại hàng ngày và các báo cáo tài chính của công ty, nhà quản trị tài chính có thể kiểm soát được những hoạt động đang diễn ra trong doanh nghiệp và điều chỉnh hoạt động kinh doanh.

vai trò của Tài chính doanh nghiệp

3. Chức năng tài chính doanh nghiệp

Từ vai trò đã đề cập phía trên, chắc hẳn các bạn cũng đoán được phần nào chức năng của Tài chính doanh nghiệp, SAPP Academy có thể tổng hợp thành những chức năng chính như dưới đây:

  • Tạo và luân chuyển nguồn vốn: Các hoạt động của Tài chính doanh nghiệp sẽ giúp đảm bảo đáp ứng đủ nguồn vốn để doanh nghiệp hoạt động, phục vụ cho việc kinh doanh lâu dài.
  • Kiểm tra, giám sát cả quá trình vốn được luân chuyển: Bộ phận tài chính doanh nghiệp sẽ phải theo dõi và kiểm tra quá trình luân chuyển vốn để đưa ra những đề xuất phù hợp để nâng cao hiệu quả trong việc kiểm soát nguồn vốn của những nhà quản trị, cấp trên của công ty.
  • Phân phối thu nhập: Các hoạt động của tài chính doanh nghiệp sẽ cân đối vốn của công ty để sử dụng hợp lý dòng tiền nhằm tối ưu hiệu quả trong kinh doanh cũng như đầu tư.

chức năng của Tài chính doanh nghiệp

Tạm kết

Tài chính doanh nghiệp là một công cụ không thể thiếu trong bất cứ công ty nào và ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm từ phía nhân sự khi ứng tuyển tại các doanh nghiệp. Do đó, nếu bạn có mục tiêu phát triển trong lĩnh vực Phân tích – Đầu tư – Tài chính, tài chính doanh nghiệp là một lĩnh vực bạn có thể khai thác.

Tài chính doanh nghiệp cũng là một trong số 10 môn của chương trình học CFA. Vậy nên, nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về tài chính doanh nghiệp, bạn có thể tham khảo khóa học CFA Online tại SAPP. Thông qua khóa học, bạn không chỉ được trang bị thêm kiến thức mà còn giúp bạn có cơ hội chinh phục văn bằng CFA, “bảo chứng vàng” được rất nhiều công ty doanh nghiệp lớn trên toàn thế giới công nhận và ưu tiên tuyển dụng người sở hữu.

Liên hệ với SAPP qua Fanpage hoặc Website nếu cần bất cứ hỗ trợ nào nhé!

cfaonline

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
So sánh đầu tư trực tiếp (FDI) và Đầu tư gián tiếp (FPI)

Nhiều nhà đầu tư hiện nay chưa phân biệt được sự giống và khác nhau...

​​​​​​​Phương Pháp Đầu Tư Top-Down Và Bottom-Up Là Gì?

​​​​​​​Phương pháp đầu tư Top-Down và Bottom-Up là hai phương pháp phân tích mà nhà...

Tất Tần Tật Về Chính Sách Hoãn Thi, Hủy Thi Và Hoàn Tiền Cho Kỳ Thi CFA

Hiện nay, viện CFA đã cập nhật thêm chính sách mới về việc hoãn thi,...

Cơ Hội Nghề Nghiệp Trong Lĩnh Vực Tài Chính Doanh Nghiệp, Từ Quỹ Phòng Hộ đến Mua bán & Sáp nhập

Nhân sự làm việc trong ngành Tài Chính có cơ hội thử sức ở những...

Top 5 Học Bổng CFA Được Săn Đón Toàn Cầu

Chương trình CFA có học bổng hay không? Những đối tượng nào có thể nhận...

​​​​​​​Quy Tắc 72 Là Gì? Ứng Dụng Quy Tắc 72 Trong Đầu Tư

Bạn đã từng nghe đến Quy tắc 72 trong lĩnh vực đầu tư tài chính...

#CFA Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Chứng Chỉ CFA

CFA là gì? Chứng chỉ CFA được xem là “bảo chứng vàng” về năng lực...

Đầu tư tài chính 4.0 là gì? Top 7+ kênh đầu tư thông minh

Đầu tư tài chính 4.0 với các kênh đầu tư tài chính online như forex,...