CFA19/11/2024

Tổng Hợp Những Vị Trí Việc Làm Hấp Dẫn Dành Cho Sinh Viên Tài Chính

Xin việc ngành tài chính có khó không? Đây chắc chắn là thắc mắc của không ít các bạn sinh viên đang theo học chuyên ngành này. Và để giải đáp những băn khoăn này cũng như trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết để xin việc làm ngành tài chính thì bạn không nên bỏ qua bài tổng hợp bổ ích ngay dưới đây.

1. Cơ hội xin việc ngành tài chính hiện nay khó hay dễ?

Theo dự báo của các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính thì nhu cầu nhân sự đến năm 2020 sẽ đạt tới con số gần 130.000 nhân sự. Đặc biệt trong những năm gần đây, nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng khiến nhu cầu tuyển dụng của các cơ quan tài chính ngày càng tăng cao. Tuy nhiên hiện nay trên cả nước có tới 40 trường đại học đào tạo ngành tài chính với tổng số sinh viên khoảng 18.000 ra trường mỗi năm. Và kết quả điều tra mới cho thấy cứ mỗi 25 – 30 tân cử nhân thì mới có một người ứng tuyển ngành tài chính thành công. Đây có thể nói là tình trạng đáng báo động đối với những người đang muốn xin việc ngành tài chính.

Nhưng lại thật bất ngờ khi tỷ lệ những sinh viên có tấm bằng CFA hay chỉ vừa đỗ CFA Level 1 và CFA Level 2 đều không hề gặp khó khăn khi ứng tuyển các vị trí. Nhiều lãnh đạo quản lý lĩnh vực này cho biết hầu hết nguồn nhân lực khi ứng tuyển ngành tài chính chất lượng còn thấp, không đáp ứng yêu cầu, vì thế nếu bạn có chứng chỉ này trong tay sẽ là một lợi thế rất lớn so với những người cùng ứng tuyển khác.

2. Xin việc ngành tài chính có thể làm ở đâu?

Sau khi tốt nghiệp ngành tài chính, bạn có thể tham gia ứng tuyển tại các đơn vị, doanh nghiệp như:

  • Ngân hàng thương mại, ngân hàng nhà nước: VietinBank, BIDV, VIB, Agribank, Vietcombank, ACB, Tecombank, MBBank…
  • Các công ty chứng khoán, tổ chức tín dụng phi ngân hàng: SSI, HSC, VNDIRECT, MBS, ACBS, Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội….
  • Các công ty kiểm toán, quỹ đầu tư: Deloitte, PwC, KPMG, Ernst & Young, VPH, FCN, VEH, Manulife Progressive Fund,…

Ngoài ra bạn có thể làm việc tại cục thuế, hải quan, quỹ tín dụng, đầu tư bất động sản… hoặc có thể trở thành các giảng viên đại học trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Xem thêm: CFA Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Chứng Chỉ CFA

3. Tổng hợp những vị trí việc làm hấp dẫn ngành tài chính

Ở bài viết này, SAPP Academy xin được tổng hợp những vị trí đang tuyển dụng ngành tài chính hiện tại có yêu cầu về tấm bằng CFA, giúp bạn có được cái nhìn cụ thể hơn về chứng chỉ được xem là “điểm cộng lớn” trong ngành. Những vị trí việc làm này sẽ được cập nhật liên tục giúp bạn dễ dàng theo dõi và lựa chọn phù hợp cho bản thân.

3.1. Thực tập: Tư vấn tài chính – Quản trị rủi ro – EY Việt Nam 

Mô tả công việc: 

  • Hỗ trợ hoạt động PMO: điều phối cuộc gặp với những người nắm giữ cổ phần, quy đổi ngoại hối, chuẩn bị danh sách giao dịch…
  • Xử lý và phân tích dữ liệu, nghiên cứu những tài liệu quản trị rủi ro
  • Hỗ trợ phát triển phương pháp đo lường rủi ro, chính sách và thủ tục liên quan đến ALM, rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng trong quá trình tuân thủ với những yêu cầu trong thông lệ và hiệp định Basel.

Yêu cầu: 

  • Có nền tảng về tài chính, ngân hàng và kinh tế tập trung phần lớn vào định lượng và kinh nghiệm làm việc lớn sẽ được xem xét ưu tiên;
  • Có chứng chỉ CFA (đã hoàn thành full level hoặc vừa mới đỗ level 1 hoặc level 1) là điểm cộng lớn;
  • Kiến thức về cơ sở dữ liệu và lập trình và sử dụng được đa dạng các công cụ như SQL, Oracle, R…

3.2. Nhân viên Tư vấn tài chính cá nhân – Wealth Advisor – Chứng khoán VNDIRECT 

Mô Tả Công Việc:

– Phát triển khách hàng cá nhân có nhu cầu tư vấn đầu tư và quản lý tài sản

– Bán các gói sản phẩm dịch vụ của VNDIRECT bao gồm:

  • Gói sản phẩm dịch vụ: Dwealth, Dtrade, DCash
  • Các sản phẩm đầu tư: Bảo hiểm, Trái phiếu, Chứng chỉ quỹ, Giao dịch Chứng khoán

– Xây dựng và phát triển quan hệ kinh doanh bền vững với khách hàng, hỗ trợ kết nối nền tảng dịch vụ với nhu cầu của khách hàng và đảm bảo mọi trải nghiệm của khách hàng là tốt nhất

Yêu Cầu Công Việc:

  • Tốt nghiệp đại học chính quy thuộc chuyên ngành: Kinh tế/ Tài chính/ Ngân hàng/ Bảo hiểm. Ưu tiên ứng viên có chứng chỉ CFA level 1 trở lên hoặc các chứng chỉ khác liên quan.
  • Có tối thiểu 01 năm kinh nghiệm làm sales tại các tổ chức Tài chính như: Công ty Chứng khoán/Ngân hàng /Bảo hiểm /Công ty quản lý quỹ/ Công ty Quản lý tài chính/ Kiểm toán.
  • Có kiến thức về các loại hình sản phẩm đầu tư tài chính, bảo hiểm, trái phiếu…

3.3. Chuyên viên Back Office nguồn vốn – Chứng khoán VNDIRECT – Hà Nội

Mô Tả Công Việc:

  • Hỗ trợ các giao dịch tiền gửi, tiền vay, cầm cố, phong tỏa, mua bán hẳn, mua bán kỳ hạn (Repo) Giấy tờ có giá là Trái phiếu, Chứng chỉ tiền gửi với các Tổ chức tín dụng; Trái phiếu chính quyền địa phương.
  • Quản lý, lưu trữ/bàn giao/nhận gửi/gửi toàn bộ các hợp đồng giao dịch phát sinh; lưu trữ các hồ sơ pháp lý cần thiết của khách hàng; Lưu trữ các mẫu hợp đồng phục vụ hoạt động kinh doanh;
  • Thực việc soạn thảo, kiểm soát Hợp đồng và các Phụ lục liên quan (Mua bán chuyển nhượng GTCG), phối hợp cùng Ban Pháp chế để soạn thảo và kiểm soát các Hợp đồng, các phụ lục, văn bản kèm theo (nếu có).

Yêu Cầu Công Việc:

  • Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành Kinh tế, Tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh…
  • Ưu tiên ứng viên có chứng chỉ CFA, CPA, có kiến thức chung về kinh tế vĩ mô và thị trường tài chính Việt Nam
  • Có trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm về thị trường tiền tệ, trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu và các sản phẩm cấu trúc; nắm bắt được các cơ chế, quy định quản lý của cơ quan quản lý về thị trường trái phiếu, chứng khoán Việt Nam hiện nay.

3.4. Chuyên Viên Tư Vấn Tài Chính – Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán An Bình – Hà Nội

Mô tả công việc:

  • Tham gia các dự án Tư vấn Tài chính doanh nghiệp – quản trị doanh nghiệp cho khách hàng.
  • Tiếp xúc, thu thập, phân tích thông tin, gặp gỡ khách hàng giới thiệu các dịch vụ tư vấn và đưa ra các báo cáo tư vấn cho khách hàng về các nghiệp vụ: Cổ phần hóa; Tư vấn chào bán chứng khoán; Tư vấn phát hành; Tư vấn Tái cấu trúc vốn; Tư vấn giao dịch/ niêm yết chứng khoán.
  • Tham gia nâng cấp phát triển, Tư vấn, hỗ trợ khách hàng sử dụng mảng sản phẩm, dịch vụ tư vấn Quản trị công ty và hoàn thiện doanh nghiệp của ABS dành riêng cho khách hàng Doanh nghiệp: Tư vấn tổ chức Đại hội đồng cổ đông; Tư vấn Quan hệ nhà đầu tư và Công bố thông tin; Tư vấn xây dựng Báo cáo thường niên.

Yêu cầu công việc:

  • Tốt nghiệp Đại học khối ngành Kinh tế
  • Có kỹ năng tư vấn, giới thiệu sản phẩm dịch vụ
  • Ưu tiên ứng viên có chứng chỉ CFA, chứng chỉ hành nghề chứng khoán

4. Lời kết

Có thể nói rằng cơ hội việc làm trong lĩnh vực tài chính đang mở rộng nhưng luôn cạnh tranh khốc liệt và đòi hỏi bạn phải nỗ lực không ngừng. Bên cạnh thái độ, kỹ năng thì một yếu tố nữa được các nhà tuyển dụng ngành Tài chính đặc biệt đánh giá cao, đó là kiến thức. Bên cạnh tấm bằng tốt nghiệp với các khoa ngành liên quan, việc sở hữu cho mình chứng chỉ CFA ngành Tài chính sẽ là bằng chứng đanh thép chứng minh cho Nhà tuyển dụng thấy được năng lực cho bạn hơn bất kỳ lời nói nào.

Tham khảo khóa học CFA (Chartered Financial Analyst) để chủ động đón đầu mọi cơ hội và bắt đầu sự nghiệp tài chính của riêng mình nhé.

Liên hệ với SAPP qua Fanpage hoặc Website nếu cần bất cứ hỗ trợ nào nhé!cfaonline

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Kế Hoạch Học CFA Level 2 Vô Cùng Hiệu Quả

CFA level 2 bao gồm những nội dung gì? Làm thế nào để xây dựng...

Giải thích: Điều gì đã thúc đẩy sự thay đổi của giá xăng dầu?

Những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự biến động thất thường của giá xăng...

Cổ phiếu là gì? Những điều phải biết trước khi đầu tư cổ phiếu

Cổ phiếu là gì? Đây là một loại tài sản đặc biệt, là kênh đầu...

​​​​​​​NIM Là Gì? Ý Nghĩa Và Cách Tính Chỉ Số NIM Ngân Hàng

NIM-chỉ số quan trọng trong ngành ngân hàng để đánh giá hiệu suất kinh doanh,...

“Bật mí” 5 kênh đầu tư Tài chính ngắn hạn “tiền đẻ ra tiền”

Đầu tư tài chính ngắn hạn là gì? Nên đầu tư vào những kênh tài...

#1 Cách Đầu Tư Chứng Khoán Cho Sinh Viên Ít Vốn Mới Nhất

Cách đầu tư chứng khoán cho sinh viên ít vốn mới nhất, hiệu quả được...

Đầu cơ là gì? Đầu cơ khác gì so với Đầu tư

Tất tần tật các thông tin về khái niệm đầu cơ là gì? Phân biệt...

Định chế tài chính là gì? Vai trò các định chế tài chính

Bạn cần rõ hơn về khái niệm định chế tài chính là gì? Vai trò...