CMA20/06/2024

Kế toán giá thành – Bạn đã biết gì về vị trí công việc này?

Kế toán giá thành đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong thành công và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Đối với một doanh nghiệp, tính toán đúng, đầy đủ giá thành sản phẩm và dịch vụ không chỉ cung cấp thông tin quan trọng cho người làm quản trị mà còn đóng góp quan trọng trong việc quản lý chi phí hiệu quả. Công việc kế toán giá thành là một quá trình phức tạp, đòi hỏi người thực hiện không chỉ phải nắm vững kiến thức chuyên môn mà còn cần có nhiều kỹ năng công việc. Mời bạn đọc cùng SAPP Academy tìm hiểu sâu hơn về phần hành giá thành trong bộ phận kế toán qua bài viết này.

1. Kế toán giá thành là gì?

Kế toán giá thành đóng vai trò quan trọng trong việc xác định đầy đủ và chính xác các loại chi phí và giá thành thực tế của sản phẩm. Từ đó tạo ra cơ sở để xác định giá bán hàng hóa phù hợp, đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp. Công tác kế toán giá thành luôn có mối quan hệ chặt chẽ với kế toán chi phí.

Kế toán giá thành là gì?

Kế toán giá thành không chỉ đơn thuần là việc tính toán con số mà còn là quá trình phân tích chi tiết các yếu tố góp phần tạo nên giá thành cuối cùng của sản phẩm. Việc theo dõi, kiểm soát, đánh giá các chi phí, giá thành cần được thực hiện một cách chặt chẽ, liên tục sẽ giúp doanh nghiệp điều chỉnh và tối ưu hóa quy trình sản xuất kinh doanh. Đồng thời nhà quản lý cũng có dựa vào đó và đưa ra các quyết định kinh doanh chính xác, hợp lý.

2. Tổ chức nhân sự kế toán giá thành

Việc bố trí nhân sự cho vị trí kế toán giá thành phụ thuộc vào đặc điểm hoạt động sản xuất, quy mô và lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.

Trong trường hợp các doanh nghiệp quy mô nhỏ, thường sẽ có kế toán trưởng hoặc kế toán tổng hợp kiêm nhiệm vị trí kế toán giá thành. Tuy nhiên, ở các doanh nghiệp quy mô lớn, đặc biệt là trong các lĩnh vực sản xuất, xây lắp, khối lượng công việc phát sinh rất lớn và có nhiều loại sản phẩm khác nhau, do đó cần bố trí riêng nhân sự chuyên nghiệp để làm công tác kế toán giá thành.

Vị trí kế toán giá thành yêu cầu kiến thức chuyên môn sâu về quy trình sản xuất, các yếu tố tạo nên giá thành sản phẩm, kỹ năng phân tích và tính toán chi phí một cách chính xác. Tại các doanh nghiệp quy mô lớn với nhiều dòng sản phẩm với quy trình sản xuất phức tạp, việc bố trí riêng một nhóm nhân sự kế toán giá thành sẽ giúp tối ưu hóa quy trình công việc và đảm bảo tính chính xác trong việc xác định giá thành sản phẩm.

Nhân viên kế toán giá thành đóng vai trò quan trọng trong mối quan hệ tác nghiệp với các phòng ban trong doanh nghiệp:

Trong nội bộ phòng kế toán:

  • Đầu tiên, kế toán giá thành cần báo cáo và thông báo trực tiếp lên Kế toán trưởng hoặc thông qua kế toán tổng hợp, tùy thuộc vào đặc điểm quản lý và yêu cầu của doanh nghiệp.
  • Tiếp đến, kế toán giá thành cần phối hợp với kế toán tổng hợp hoàn thiện các báo cáo liên quan đến lãi lỗ, chi phí, giá thành, đảm bảo rằng thông tin được cung cấp chính xác và đầy đủ.
  • Cuối cùng, kế toán giá thành cần hỗ trợ, hướng dẫn và kiểm tra các kế toán viên trong việc hạch toán các chi phí liên quan, như kế toán chi phí, kế toán kho, kế toán tiền lương,… để đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong quá trình hạch toán.

Với các phòng/ban/bộ phận khác:

  • Kế toán giá thành tiến hành thu thập thông tin hoạt động của các phòng ban khác trong doanh nghiệp để nắm được nội dung các chi phí phát sinh, đánh giá hiệu quả và không hiệu quả của từng hoạt động.
  • Đặc biệt, kế toán giá thành cần tập trung vào bộ phận sản xuất sản phẩm để tư vấn cho ban lãnh đạo trong việc cải tiến quy trình hoạt động, quản trị chi phí và hạ giá thành. Nhờ sự am hiểu sâu về quy trình sản xuất và kiến thức kế toán giá thành, nhân viên kế toán giá thành có khả năng đưa ra các phương án tối ưu, giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu quả sản xuất và quản lý chi phí một cách hiệu quả.

Tổ chức nhân sự kế toán giá thành - Đảm bảo việc tính toán và ghi nhận chi phí sản phẩm dịch vụ được thực hiện chính xác.

Xem thêm: Quy Trình Thu Chi Tiền Mặt Đầy Đủ Tại Các Doanh Nghiệp

3. Nhiệm vụ của kế toán giá thành

3 nhiệm vụ chính của kế toán giá thành trong doanh nghiệp

Đầu tiên, nhân viên kế toán giá thành có nhiệm vụ quan trọng là tính giá thành sản phẩm. Khi thực hiện nhiệm vụ này, kế toán giá thành phải thực hiện các công việc cụ thể như sau:

  • Thứ nhất, kế toán cần chọn phương pháp tính giá thành phù hợp tùy thuộc vào điều kiện và đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp;
  • Thứ hai, cần lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung phù hợp để tính toán giá thành chính xác cho từng loại sản phẩm;
  • Thứ ba, kế toán cần xác định chính xác đối tượng tập hợp chi phí, tính giá thành và tổ chức tập hợp chi phí theo đúng đối tượng;
  • Thứ 4, cần tính toán chính xác và kịp thời giá thành sản phẩm đã hoàn thành;
  • Cuối cùng, hạch toán chính xác vào các tài khoản kế toán liên quan đến giá thành theo phương pháp kế toán mà doanh nghiệp đã chọn.

Nhiệm vụ tiếp theo của kế toán giá thành là kiểm soát giá thành cho từng sản phẩm, dịch vụ theo từng đơn hàng, hợp đồng: 

  • Thứ nhất, kế toán giá thành cần ghi chép và phản ánh chính xác, đầy đủ các khoản chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất;
  • Thứ hai, nhân viên kế toán giá thành cũng cần kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí và các dự toán chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm;
  • Cuối cùng, sau khi tính toán giá thành sản phẩm hoàn thành, kế toán giá thành thực hiện so sánh mức giá này với giá thành tiêu chuẩn hoặc giá thành định mức để xác định sự chênh lệch, tìm hiểu nguyên nhân khiến cho các khoản chi phí thực tế có sự chênh lệch so với định mức và đưa ra cảnh báo cho Ban lãnh đạo doanh nghiệp.

Nhiệm vụ cuối cùng của kế toán giá thành là lập các báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của nhà quản lý với hệ thống các báo cáo bao gồm:

  • Báo cáo chi phí sản xuất để tổng hợp các khoản chi phí phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp như chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung;
  • Báo cáo giá thành có thể là báo cáo tổng hợp hoặc báo cáo theo từng sản phẩm hoàn thành, theo từng đơn hàng tùy yêu cầu;
  • Báo cáo phân tích để so sánh thực tế với kế hoạch/định mức để đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất.

Ngoài ra, nhân viên kế toán giá thành còn thực hiện các công việc khác khi được kế toán trưởng và ban lãnh đạo yêu cầu. Họ phải phân loại và lưu trữ cẩn thận các chứng từ, sổ sách kế toán liên quan đến vị trí công việc của mình, đảm bảo thông tin được lưu giữ đầy đủ và dễ dàng truy xuất khi cần thiết.

4. Các nội dung quan trọng mà kế toán giá thành cần nắm rõ

3 nội dung quan trọng kế toán giá thành cần lưu ý để thực hiện công việc một cách hiệu quả.

Dưới đây là một số nội dung quan trọng mà kế toán giá thành cần lưu ý để thực hiện công việc một cách hiệu quả.

Xem thêm: Phân Bổ Chi Phí Trả Trước Và Những Điều Cần Biết

4.1. Xác định chuẩn xác đối tượng tính giá thành 

Với một kế toán giá thành, để làm tốt công việc của mình, điều đầu tiên là cần phải hiểu rõ về doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể là cần nắm rõ các nội dung sau:

  • Đầu tiên, cần nắm rõ ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp cũng như quy mô, cơ cấu tổ chức;
  • Thứ hai, cần nắm được các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp sản xuất, phân phối;
  • Thứ ba, kế toán giá thành cần nắm được quy trình, công đoạn sản xuất các sản phẩm của doanh nghiệp;
  • Thứ tư, cần nắm rõ các yếu tố chi phí cấu thành nên sản phẩm cũng như phân nhóm các chi phí, xác định tỷ trọng các chi phí.

4.2. Xây dựng quy trình tính giá thành một cách phù hợp

Sau khi nhân viên kế toán giá thành hiểu về hoạt động của doanh nghiệp cũng như quy trình sản xuất sản phẩm, họ cần xác định chính xác các đối tượng cần tính giá thành và tiến hành hệ thống hóa lại quy trình tính giá thành sản phẩm bằng một phương pháp phù hợp.

Nếu doanh nghiệp đã có quy trình tính giá thành sản phẩm, dịch vụ trước đó, kế toán giá thành cần thực hiện nghiên cứu lại để xem xét xem quy trình này có phù hợp với thực tế hoạt động sản xuất của doanh nghiệp hay không. Thông thường, quy trình tính giá thành sản phẩm gồm các bước sau:

Bước 1: Tập hợp các chi phí sản xuất phát sinh liên quan và tiến hành phân bổ

Kế toán giá thành có trách nhiệm tập hợp đầy đủ các chi phí sản xuất liên quan đến sản phẩm và dịch vụ, đồng thời loại trừ những chi phí không tính vào giá thành sản phẩm. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất có thể là từng sản phẩm, chi tiết sản phẩm, nhóm sản phẩm hoặc đơn đặt hàng. Ngoài ra, cũng có thể tập hợp và phân bổ chi phí theo từng phân xưởng, giai đoạn công nghệ sản xuất hoặc toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất trong toàn doanh nghiệp.

Tùy vào đặc điểm sản xuất thực tế của doanh nghiệp, kế toán giá thành sử dụng một trong hai phương pháp để tập hợp chi phí sản xuất. Phương pháp tập hợp trực tiếp được áp dụng để thu thập chi phí liên quan trực tiếp đến đối tượng đã xác định trước. Trong khi đó, phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp được sử dụng để tập hợp các chi phí liên quan đến nhiều đối tượng tính giá thành.

Để xác định chi phí cho từng đối tượng cụ thể, cần lựa chọn các tiêu chí hợp lý và phân bổ chi phí dựa trên đặc thù của doanh nghiệp. Tiêu chí phân bổ có thể được xác định riêng lẻ cho từng nội dung chi phí cần phân bổ. Khi có những chi phí phát sinh dùng chung không thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng, ưu tiên áp dụng tiêu chí phân bổ cho các nội dung chi phí quan trọng nhất để có số liệu phân bổ chính xác và đáng tin cậy.

Bước 2: Kế toán giá thành xác định số lượng sản phẩm hoàn thành, số lượng dở dang

Kế toán giá thành cần xác định số lượng sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành; số lượng sản phẩm, dịch vụ dở dang và mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang. Sau đó tiến hành đánh giá SPDD cuối kỳ tùy theo đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp có thể lựa chọn các cách như: dựa trên chi phí NVL trực tiếp, theo sản lượng hoàn thành tương đương hoặc theo chi phí sản xuất định mức

Bước 3: Sử dụng phương pháp tính giá thành phù hợp để lập bảng tính giá thành

Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của kế toán giá thành là tính toán giá thành chính xác, đầy đủ và kịp thời theo yêu cầu quản lý giá thành sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Vì các sản phẩm và dịch vụ mỗi DN sản xuất đa dạng và khác nhau, việc tính giá thành đòi hỏi lựa chọn phương pháp phù hợp dựa vào điều kiện sản xuất thực tế và tính chất của từng đối tượng tính giá thành.

Có một số phương pháp tính giá thành được áp dụng, bao gồm:

  • Thứ nhất là phương pháp tính giá thành trực tiếp;
  • Thứ hai là phương pháp tính giá thành theo hệ số;
  • Thứ ba là phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ (định mức);
  • Thứ tư là phương pháp loại trừ sản phẩm phụ;
  • Thứ năm là phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng;
  • Thứ sáu là phương pháp tính giá thành phân bước.

Bước 4: Cập nhật giá thành sản phẩm hoàn thành chính xác nhất

4.3. Kế toán giá thành tiến hành kiểm soát chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Để kiểm soát hiệu quả chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, người làm công tác kế toán giá thành cần:

  • Thứ nhất, nhận thức đúng vai trò, vị trí và chức năng nhiệm vụ của mình trong bộ máy kế toán.
  • Thứ hai, đặt mục tiêu kiểm soát giá thành lên trên việc chỉ tính toán giá thành.
  • Thứ ba, để đảm bảo kiểm soát chặt chẽ, cần xác định chính xác giá thành định mức hoặc giá thành kế hoạch để có cơ sở so sánh và đối chiếu.
  • Thứ tư, kiểm tra và báo cáo kịp thời cho ban lãnh đạo để đưa ra quyết định phù hợp khi chi phí vượt định mức
  • Cuối cùng, nhân viên kế toán giá thành phải chủ động ghi chép các hoạt động, liên kết các bộ phận và tìm ra những hoạt động không hiệu quả để đưa ra các tham mưu cho ban lãnh đạo cắt giảm chi tiêu không hiệu quả.

Ngoài ra, đội ngũ kế toán giá thành có thể nâng cao nghiệp vụ thông qua các khóa học uy tín như khóa học CMA Hoa Kỳ.

Khóa học CMA tại SAPP được giảng dạy bởi đội ngũ giảng viên chuyên gia trong lĩnh vực kế toán quản trị, tài chính sẽ cung cấp kiến thức chuyên sâu về các phương pháp tính giá thành, giúp kế toán giá thành hiểu rõ cách tính giá thành cho từng sản phẩm, dịch vụ, đơn hàng hoặc giai đoạn sản xuất. Từ đó hạch toán chi phí sản xuất một cách chính xác và đảm bảo tính chính xác cho giá thành sản phẩm.

Xem thêm: CMA là gì? “Chuẩn mực” toàn cầu cho nhân sự Kế toán quản trị

Kết luận

Qua bài viết, có thể thấy vai trò quan trọng của kế toán giá thành trong việc đảm bảo tính đúng đắn của giá thành sản phẩm, dịch vụ. Kế toán giá thành đóng vai trò chủ chốt trong việc kiểm soát chi phí sản xuất, phân tích hiệu quả sản xuất và đưa ra các quyết định chiến lược về quản lý chi phí. Ngoài ra, người làm kế toán giá thành cần có khả năng xử lý dữ liệu phức tạp và tư vấn, hỗ trợ quyết định cho ban lãnh đạo doanh nghiệp.

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Bạn nên sử dụng phương pháp Kế toán quản trị giá thành nào?

Giá thành sản xuất của một sản phẩm hoặc dịch vụ đề cập đến tổng...

CPA Việt Nam và CMA – Bạn cần chứng chỉ nào để thăng tiến?

Lựa chọn giữa chứng chỉ U.S. CMA hay CPA Việt Nam là một quyết định...

Thi CMA Hoa Kỳ – Bạn Cần Đóng Những Loại Phí Nào?

Trước khi bước vào kỳ thi CMA Hoa Kỳ, bên cạnh việc củng cố kiến...

Con đường trở thành giám đốc tài chính trong thời đại MỚI

“Học ngành gì để làm Giám đốc Tài chính?”, “Một CFO cần những gì?” – Dưới...

Báo cáo tình hình Tài chính là gì và cách thực hiện ra sao?

Chắc hẳn việc hiểu rõ và đánh giá chính xác về tình hình tài chính...

CMA Part 2 – Những thông tin quan trọng nhất cần nắm

Part 2 trong chương trình học CMA đề cập tới quản trị tài chính chiến...

# Phương Pháp Giúp Doanh Nghiệp Tối Ưu Hóa Lợi Nhuận Hiệu Quả

Tối ưu hóa lợi nhuận là mục tiêu mà tất cả doanh nghiệp trên thị...

Chứng chỉ CMA Úc là gì? So sánh chứng chỉ CMA Úc với CMA Hoa Kỳ

Tại sao chứng chỉ CMA Úc lại không phổ biến so với chứng chỉ CMA...