Khóa học CFA tại SAPP Academy
SAPP Academy – Học viện đào tạo CFA lớn nhất Việt Nam với hàng nghìn lượt học CFA mỗi năm, đem tới tỷ lệ đỗ CFA vượt trội toàn cầu, kể cả trong dịch bệnh. Thật vậy, năm 2021, SAPP Academy có tới 7 học viên thi đỗ CFA Level 1 nằm trong Top 10% thế giới. Các kỳ thi CFA đều có tỷ lệ đỗ vượt trội toàn cầu, đặc biệt kỳ tháng 12/2020, tỷ lệ đỗ lên tới 80% toàn quốc và 89% tại TP. Hồ Chí Minh.
Lý do bạn nên học tập CFA tại SAPP Academy:
- Mô hình 3P độc quyền với chiến lược học tập toàn diện giúp tối ưu hóa kết quả thi CFA dựa trên Study Plan chuyên biệt theo kết quả bài đánh giá năng lực đầu vào;
- 100% giảng viên Charterholder hoặc hoàn thành 3 Level là quản lý cấp cao tại các doanh nghiệp, tập đoàn Tài chính lớn hiện nay;
- Tỷ lệ đỗ vượt trội so với toàn cầu, bất chấp mùa dịch;
- 100+ tài liệu bổ trợ khóa học thiết kế độc quyền, tích hợp các kiến thức trọng tâm, dễ hiểu, bám sát đề thi, cập nhật kiến thức chuẩn và mới nhất được biên soạn kỹ lưỡng bởi đội ngũ R&D – Nghiên cứu và phát triển sản phẩm;
- Hơn 50+ sự kiện được tổ chức hàng năm tạo cầu nối gặp gỡ giữa học viên với các chuyên gia, doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực Tài chính;
- Phòng trải nghiệm dịch vụ học viên chuyên biệt mang đến dịch vụ học tập hoàn hảo nhất;
- Cam kết chất lượng đầu ra bằng văn bản;
- Đơn vị đào tạo uy tín được công nhận với hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn ISO 9001:2015, đơn vị đào tạo chính thức cấp độ Vàng của ACCA từ năm 2019.
>> Tìm hiểu khóa học CFA tại SAPP Academy
SAPP Academy có hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn ISO 9001:2015
Với mục tiêu đem tới hiệu quả cao nhất trong kỳ thi CFA của mỗi học viên, SAPP liên tục phát triển hệ thống Quản lý Đào tạo chặt chẽ và kiểm soát chất lượng với Phòng trải nghiệm dịch vụ học viên chuyên biệt:
- Thông qua bài Test đánh giá năng lực đầu vào (hoàn toàn miễn phí), học viên được xây dựng kế hoạch cá nhân chuyên biệt, cải thiện “lỗ hổng” kiến thức của từng học viên theo mô hình đào tạo 3P độc quyền;
- Luôn đo lường chất lượng thông qua chỉ số NPS sau mỗi môn và khóa học.
- 100% học viên khóa học CFA tại SAPP hài lòng với chất lượng đào tạo và có tới 80% học viên sẵn sàng giới thiệu cho người thân, bạn bè..
- SAPP luôn luôn lắng nghe phản hồi từ học viên và có điều chỉnh phù hợp để đảm bảo chất lượng giảng dạy tốt nhất.
- SAPP là đơn vị đào tạo dẫn đầu các bằng cấp quốc tế đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Chứng chỉ ISO 9001:2015 là minh chứng cho một hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả, rõ ràng, minh bạch trong quy trình đào tạo học viên và nhân viên tại SAPP Academy.
Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về khoá học CFA được khai giảng sắp tới tại đây: Lịch khai giảng và ưu đãi học phí CFA
Nội dung khóa học
Chương trình CFA bao gồm 3 kỳ thi được tổ chức tại các Test center trên toàn thế giới. Ba kỳ thi Level 1, Level 2, Level 3 phải được vượt qua tuần tự là một điều kiện để trở thành CFA Charterholder.
- LEVEL 1: Cung cấp những kiến thức và khái niệm nền tảng trong lĩnh vực tài chính. Các bài thi Level 1 bao gồm các câu hỏi yêu cầu việc nắm được và hiểu các kiến thức cơ bản, tập trung vào các công cụ đầu tư. Một số câu hỏi sẽ yêu cầu việc phân tích.
- LEVEL 2: Tập trung vào mảng phân tích tài chính và các kiến thức sẽ ở mức độ sâu và khó hơn. Các bài thi Level 2 nhấn mạnh vào những phân tích phức tạp hơn, cùng với sự tập trung vào việc định giá các tài sản.
- LEVEL 3: Tập trung vào các kiến thức và kỹ năng ứng dụng vào quản lý danh mục đầu tư và lên kế hoạch hiệu quả. Các bài thi Level 3 yêu cầu sự tổng hợp của tất cả các khái niệm và phương pháp phân tích trong một loạt các ứng dụng quản lý danh mục đầu tư và lên kế hoạch tài chính hiệu quả.
Đối tượng học
- Người đi làm: Quản lý và nhân sự đang làm việc trong lĩnh vực đầu tư tài chính, phân tích tài chính, môi giới chứng khoán, quỹ đầu tư và tài chính doanh nghiệp;
- Người đi làm trái ngành: Dành cho người làm trong lĩnh vực kế toán, tài chính, kiểm toán độc lập, ngân hàng, luật, quản trị doanh nghiệp muốn tìm hiểu sâu về phân tích đầu tư tài chính;
- Sinh viên: Sinh viên năm 3 hoặc năm cuối đại học có định hướng làm việc trong lĩnh vực phân tích đầu tư tài chính;
- Nhà đầu tư: Các nhà đầu tư cá nhân mong muốn có những kiến thức, kỹ năng, công cụ… về phân tích đầu tư tài chính để tạo nguồn thu nhập thụ động.
Đặc quyền học viên
SAPP Academy – Học viện đào tạo CFA lớn nhất Việt Nam với hàng nghìn lượt học mỗi năm với nhiều đánh giá tích cực từ các học viên và các đối tác doanh nghiệp hàng đầu. Vậy học viên viên khóa học CFA của SAPP sẽ nhận được những đặc quyền gì?
- Được học tập và học hỏi kinh nghiệm từ giảng viên 100% là CFA Charterholder hoặc hoàn thành cả 3 Level CFA;
- Cam kết chất lượng đầu ra bằng văn bản;
- Được kiểm tra trình độ miễn phí liên tục và xây dựng lộ trình học tập chuyên biệt phù hợp với nền tảng kiến thức;
- Hỗ trợ miễn phí thủ tục với viện CFA Hoa Kỳ;
- Tiếp cận kho 100+ tài liệu bổ trợ khóa học CFA thiết kế độc quyền;
- Trải nghiệm dịch vụ học tập chuẩn Vàng;
- Cơ hội nghề nghiệp và mở rộng networking với 50+ đối tác doanh nghiệp tại SAPP;
- Trả góp lãi suất 0% – Hỗ trợ tài chính lên tới 100% với nhiều học bổng giá trị;
- Học tập trong lớp học quy mô 35 – 40 học viên.
Tỷ lệ đỗ CFA tại SAPP Academy
Theo thống kê, tỷ lệ đỗ (pass rate) tháng 12/2020 của SAPP đạt 80%. Tính riêng khu vực SAPP Academy TP. HCM là 89% – gấp đôi tỷ lệ trung bình trên thế giới (41-43%). Đặc biệt, dù diễn biến dịch bệnh phức tạp, các kỳ tháng 2/2021, tháng 5/2021, học viên SAPP vẫn đem lại tỷ lệ đỗ vượt trội toàn cầu với nhiều gương mặt đạt Top 10% thế giới.
Năm 2021, SAPP Academy ghi nhận tin vui 7 gương mặt học viên đạt kết quả thi xuất sắc Top 10% và hàng trăm học viên thi đỗ các kỳ thi CFA.
Đánh giá từ học viên CFA tại SAPP Academy
Chúng ta cùng đọc qua những chia sẻ rất chân thật đến từ các học viên khóa học CFA tại SAPP Academy nhé!
- Đặng Tuấn Minh, học viên khoá CFA Level 1 chia sẻ: “ SAPP là một trung tâm uy tín và nổi tiếng với kho tài liệu độc quyền. Đây là một điểm cộng lớn của SAPP khi mình cân nhắc lựa chọn giữa các trung tâm. Ngoài ra, SAPP cũng tổ chức và truyền thông đến mình rất nhiều sự kiện bổ ích đối với dân Tài chính.
Bên cạnh việc được học với những giảng viên có chuyên môn cao, mình rất hài lòng với cách SAPP đã nhiệt tình hỗ trợ học viên. Ở SAPP, mình đã được giúp đỡ từ vấn đề học tập cho tới thủ tục đăng ký thi CFA. Đồng thời SAPP cung cấp cho học viên rất nhiều tài liệu vô cùng hữu ích.”
- Ngô Thu Thủy, học viên khoá CFA Level 1: “ Em cảm thấy các giảng viên đều rất nhiệt tình và tâm huyết với bọn em. Các anh chị đều là những người có kiến thức và chuyên môn giỏi nên em rất yên tâm.
Đối với đội ngũ support của SAPP, em cảm thấy rất hài lòng. Những hoạt động như teabreak, giải đáp các thắc mắc hay cung cấp tài liệu đều làm tốt ạ. Về thủ tục thi, các anh chị bên SAPP cũng hỗ trợ tỉ mỉ nên em cũng có thể tập trung ôn luyện mà không cần băn khoăn những vấn đề này.”
- Đặng Lê Thảo Tiên, học viên khoá CFA Level 1: “Chị cảm thấy SAPP rất biết lắng nghe học viên. Hồi chị học, hình như là lớp CFA đầu tiên trong HCM, nên một số giáo viên và phương pháp giảng dạy chưa thật sự phù hợp. Sau các buổi học, SAPP luôn xin feedback của học viên để tiến hành sửa đổi cho tốt hơn.
Lúc gần thi, SAPP cũng tổ chức những lớp học online, những buổi tự học có người hỗ trợ. Chị cũng tham gia vài buổi, bạn cố vấn của SAPP hỗ trợ cho chị rất nhiều. Hơi tiếc là vì vướng đợt dịch nên chị không lên lớp tự học được nhiều.”
CFA là gì?
The Chartered Financial Analyst, hay CFA Charterholder (CFA®) là chức danh nghề nghiệp được cấp bởi Hiệp hội CFA (Hiệp hội quốc tế dành cho các nhà quản lý đầu tư chuyên nghiệp), được công nhận ở khắp 165 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, dành cho các chuyên gia trong ngành Phân tích – Đầu tư – Tài chính. Với hơn 70 năm định hình ngành, hiện tại Viện CFA có hơn 178,000 chuyên gia tài chính như Giám đốc quản lý quỹ, Chuyên viên phân tích tài chính, Chuyên viên ngân hàng, Giám đốc tài chính được công nhận toàn cầu.
Chứng chỉ CFA được xem là “Bảo chứng Vàng” ngành Phân tích – Đầu tư – Tài chính và là một trong những bằng chứng bảo đảm nhất cho sự nghiệp thành công của các cá nhân làm việc trong lĩnh vực này. Thật vậy, CFA là yêu cầu bắt buộc với những người hành nghề phân tích tài chính của các tổ chức tài chính lớn tại Hoa Kỳ và trở thành tiêu chí bổ nhiệm, thăng chức của hơn 31.000 doanh nghiệp tài chính tại Việt Nam và toàn cầu.
Triển vọng việc làm khi làm việc khi học tập và sở hữu CFA: Top 10 ngân hàng đầu tư hàng đầu thế giới, các công ty thuộc danh sách Fortune 500, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty kiểm toán, ngân hàng, quỹ tín dụng, công ty tư vấn đầu tư, công ty bảo hiểm,…
Lĩnh vực việc làm cho ứng viên CFA:
- Quản lý quỹ (Fund management);
- Đầu tư thay thế (Alternative investments);
- Quản lý tài sản (Wealth management);
- Ngân hàng đầu tư (Investment banking);
- Quản trị rủi ro (Risk management);
- Hành chính – nhân sự (Compliance);
- Quỹ đầu tư tư nhân (Private Equity);
- Nghiên cứu và phân tích (Research and Analysis);
- Tài chính doanh nghiệp (Corporate finance);
- Tư vấn tài chính (Financial Advisory);
- Khối nguồn vốn (Treasury);
- Tài chính phát triển (Development Finance);
- Đo lường hiệu quả hoạt động (Performance measurement);
- Tài chính cấu trúc (Structured finance).
Mức lương trung bình của CFA Charterholder: Lên tới hơn 460.000.000đ/năm, dự kiến lên tới hơn 710.000.000đ/năm vào năm 2024. Theo thống kê của học viện CFA, giữa một chuyên viên tài chính có chứng chỉ CFA và một chuyên viên tài chính không có, mức lương chênh lệch lên đến 50%
CFA là gì?
CFA Institute – Viện CFA ( Chartered Financial Analyst), là một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế cung cấp các kiến thức về đầu tư chuyên nghiệp, bộ quy tắc đạo đức và một số chương trình đào tạo cấp chứng chỉ nhằm nâng cao năng lực, tính chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp của giới đầu tư.
CFA Institute bao gồm:
- Những người có chứng chỉ phân tích đầu tư tài chính (CFA) và tuân theo các quy tắc mà viện đã đề ra.
- Làm việc trong 4 lĩnh vực chính: các chương trình đào tạo chứng chỉ nghề nghiệp, bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp lãnh đạo có tư duy và vận động chính sách, các hiệp hội và hội viên chuyên nghiệp.
>> Đọc thêm nhiều thông tin về Viện CFA tại: CFA Institute là gì
Hệ thống môn học CFA
Chương trình giảng dạy của chứng chỉ CFA bao gồm 10 môn học khác nhau, liên quan đến kỹ năng phân tích và quản lý danh mục đầu tư, cụ thể được chia thành các nhóm môn sau:
Investment analysis (Công cụ dùng để phân tích cho quyết định đầu tư):
- Quantitative methods (Phương pháp định lượng);
- Economics (Kinh tế học);
- Corporate Finance ( Tài chính doanh nghiệp);
- Financial Reporting and Analysis (Báo cáo và phân tích tài chính).
Investment tools (Những công cụ/ sản phẩm tài chính bạn có thể đầu tư):
- Equity Investments (Cổ phiếu);
- Fixed Income (Thu nhập cố định);
- Derivatives ( Các sản phẩm phái sinh);
- Alternative Investments (Đầu tư thay thế).
Investment management (Quản lý danh mục đầu tư sao cho hiệu quả nhất):
- Portfolio management and Wealth Planning (Quản lý danh mục đầu tư)
Investment code of conduct (Đảm bảo mọi hoạt động kiếm tiền của bạn đúng pháp luật):
- Ethical and Professional Standards (Đạo đức và tiêu chuẩn nghề nghiệp)
> Đọc thêm nhiều thông tin về 10 môn học CFA tại: Hệ thống các môn học khóa học CFA
CFA có mấy level?
Trong chương trình học CFA, giáo trình được chia thành 3 level. Mỗi Level có nội dung trải dài theo 10 môn học với tỷ trọng khác nhau. Trong đó:
- Level 1 cung cấp những kiến thức và khái niệm nền tảng trong lĩnh vực tài chính;
- Level 2 tập trung vào mảng phân tích tài chính và các kiến thức sẽ ở mức độ sâu và khó hơn;
- Level 3 tập trung vào các kiến thức và kỹ năng ứng dụng vào quản lý danh mục đầu tư và lên kế hoạch hiệu quả.
Điều kiện thi CFA
Để dự thi CFA, các ứng viên cần đáp ứng 3 tiêu chí sau:
Tiêu chí 1: Bạn cần thuộc 1 trong 3 trường hợp liệt kê dưới đây
- Trường hợp 1: Sở hữu một bằng cử nhân (hoặc tương đương) hoặc đang trong năm cuối của chương trình cử nhân đại học;
- Trường hợp 2: Sinh viên đại học năm cuối. Khoảng thời gian từ lúc dự thi CFA Level 1 đến ngày tốt nghiệp của bạn phải dưới 11 tháng.
- Trường hợp 3: Có ít nhất 4000 giờ làm việc hoặc theo học chương trình cao học (chương trình học yêu cầu ít nhất 3 năm học liên tiếp). Chương trình cao học cần hoàn thành trước ngày dự thi CFA Level 1. Lưu ý cụ thể xem tại đây.
Viện CFA yêu cầu bạn cung cấp chứng minh học thuật (photo bằng tốt nghiệp, bảng điểm và những tài liệu liên quan) hoặc kinh nghiệm làm việc (giấy xác nhận kinh nghiệm làm việc, bảng lương cá nhân và những tài liệu liên quan).
Nếu bạn không thể cung cấp tài liệu khi được yêu cầu, bạn có thể bị hủy thi, thu hồi kết quả thi, bị xử lý và kỷ luật bởi Viện CFA.
Tiêu chí 2: Sở hữu hộ chiếu hợp pháp
Viện CFA yêu cầu mọi ứng viên Chương trình CFA phải có hộ chiếu du lịch quốc tế hợp lệ. Những người không có hộ chiếu sẽ không thể đăng ký hoặc dự thi.
Tiêu chí 3: Sẵn sàng làm bài thi bằng Tiếng Anh
Bạn không nhất thiết phải có chứng chỉ Tiếng Anh để tham dự thi CFA.
Nhưng các kỳ thi của Chương trình CFA được cung cấp hoàn toàn bằng tiếng Anh, ứng viên nên có trình độ Tiếng Anh tương đương IELTS 6.0-6.5 để học tốt chương trình CFA. Để cải thiện Tiếng Anh trước khi thi CFA, bạn có thể tham khảo bộ từ điển 10 môn học CFA.
>> Đọc thêm: Điều kiện dự thi chứng chỉ CFA
Chứng chỉ CFA có thời hạn bao lâu?
Trung bình, để hoàn thành 3 level của CFA, một ứng viên sẽ cần trung bình là 4 năm. Để trở thành CFA Charterholder, bạn cần có 4 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành Đầu tư – Tài chính. Tuy nhiên, chứng chỉ CFA không có thời hạn kết thúc. Một khi sở hữu nó, bạn có thể yên tâm chứng chỉ này sẽ kéo dài mãi mãi, đảm bảo cho bạn một vị trí vững chắc trong ngành Đầu tư – Tài chính.
Học CFA có khó không?
Theo 300hrs, trung bình mất khoảng 300 giờ học để vượt qua mỗi cấp độ, tổng cộng 900 giờ cho 3 bài thi CFA. Viện CFA cho biết ứng viên trung bình phải mất 4 năm, thậm chí có người mất 7 năm để vượt qua cả 3 cấp độ. Không chỉ tốn thời gian, công sức học tập mà chi phí đầu tư cho 3 level CFA dao động từ $2,500 đến $8,500. Với những số liệu trên, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời của mình về câu hỏi “Học CFA có khó không?”.
Kiến thức CFA rất rộng và có khá nhiều học viên lựa bỏ dở vì lượng kiến thức khổng lồ. Hơn nữa, độ khó sẽ tăng dần theo từng Level 1-2-3, đặc biệt kỳ thi CFA Level 3 không những yêu cầu kiến thức mà còn đòi hỏi 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tài chính.
Tuy nhiên, trải qua những ngày “vượt khó” ấy, bạn sẽ nhận được những kiến thức thực tế, có lợi ích to lớn cho nghề nghiệp của mình. Hơn hết, danh vị CFA Charterholder sẽ là tấm vé vàng để bạn chạm đến công việc mơ ước của mình trong lĩnh vực Đầu tư – Tài chính.
Học CFA để làm gì?
Rất nhiều học viên đã từng thắc mắc: “Sở hữu chứng chỉ CFA để làm gì? Có nên học CFA?” nhưng sau đó họ vẫn quyết định chọn học CFA. Vậy lý do nào khiến họ gắn bó với CFA?
1. Học CFA bạn được trang bị kiến thức Tài chính chuẩn xác, được cập nhật thường xuyên và rèn luyện tư duy phân tích nhạy bén.
2. Học CFA mang lại một cộng đồng kết nối nghề nghiệp rộng lớn trong giới Tài Chính.
3. Chứng chỉ CFA sẽ giúp bạn có một mức thu nhập cao hơn khoảng 480 triệu VND mỗi năm, dự kiến tăng đến 790 triệu VNĐ vào năm 2024.
4. Học CFA giúp tiết kiệm chi phí và linh hoạt trong thời gian học hơn so với những chứng chỉ Tài chính tương đương khác.
Đọc thêm: Học CFA để làm gì?
Chi phí học CFA
Chi phí học CFA phụ thuộc vào phương pháp học (bao gồm tự học, online, học tại trung tâm) cũng như phụ thuộc từng trung tâm, thời điểm bạn đóng lệ phí thi,… Chi phí này chủ yếu bao gồm những khoản sau:
Học phí CFA cho cả 3 Level dao động từ khoảng 27.000.000 – 60.000.000 VNĐ tùy thuộc vào các trung tâm, hình thức học và chất lượng giảng dạy. Bạn sẽ không mất khoản này nếu lựa chọn tự học. Tuy nhiên, phương án này chỉ phù hợp với các bạn có khả năng tự học tốt, có khả năng theo đuổi, kiên trì với lộ trình học;
Tài liệu học CFA có thể là miễn phí ở một số trung tâm uy tín hoặc lên tới hàng triệu đồng tùy vào hình thức đào tạo bạn lựa chọn;
Phí đăng ký ban đầu: 450$, chỉ phải trả duy nhất một lần;
Phí đăng ký thi dao động từ 700$ – 1000$ tùy thuộc vào thời điểm đăng ký. Nếu đăng ký sớm, bạn sẽ chỉ cần đóng mức 700$, tiết kiệm 300$ chi phí.
Với mức chi phí học CFA dao động từ 85.650.000 VNĐ – 140.000.000 VNĐ cho cả 3 Level, bạn đã có thể sở hữu một bằng cấp giá trị quốc tế, được công nhận hơn 160 quốc gia, được 31.000 doanh nghiệp săn đón ngay tại Việt Nam mà không cần du học.
Tuy nhiên, mức chi phí này có thể giảm đi đáng kể khi bạn dành được học bổng CFA từ các trung tâm hay từ chính viện CFA Hoa Kỳ, hay tranh thủ đăng ký học tập tại các trung tâm ở thời điểm ưu đãi học phí tốt trong năm.
>> Tham khảo ngay: Ưu đãi học bổng CFA tại SAPP Academy
Điều kiện để trở thành CFA Charterholder là gì?
Các ứng viên CFA phải đáp ứng một trong các yêu cầu về trình độ như sau:
- Đậu kỳ thi CFA Level 1;
- Đậu kỳ thi CFA Level 2;
- Đậu kỳ thi CFA Level 3;
- Có ít nhất 36 tháng kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư (được tích lũy từ trước/trong hoặc sau khi hoàn tất chương trình CFA);
- Đăng ký trở thành hội viên của cộng đồng CFA và tuân thủ quy định về đạo đức và tiêu chuẩn nghề nghiệp.
Hiện tại, có 178.000 hội viên CFA trên khắp thế giới. Tại Việt Nam, tính đến 2019, số lượng CFA Charterholder là 298 người, ứng viên CFA đạt hơn 2.000 người. Dự kiến, số lượng CFA Charterholder và ứng viên CFA tại Việt Nam sẽ ngày gia tăng nhanh chóng khi cơ hội nghề nghiệp Phân tích – Đầu tư – Tài chính ngày càng nhiều.
Xem thêm:
Học bổng CFA
CFA Institute triển khai rất nhiều chương trình học bổng như sau:
- CFA Program Awareness Scholarships
Dành cho những đối tượng có tầm ảnh hưởng trong cộng đồng học thuật và cộng đồng tài chính. Ứng viên đạt học bổng sẽ được giảm phí đăng ký chương trình CFA và giảm lệ phí thi CFA xuống còn tổng cộng 350$.
- CFA Program Access Scholarship
Dành cho các đối tượng không có đủ khả năng tài chính để theo đuổi chương trình CFA. Ứng viên đạt học bổng sẽ được miễn phí đăng ký chương trình CFA và giảm lệ phí thi CFA xuống còn tổng cộng 250$.
- Women’s Scholarships
Đây là chương trình học bổng mới của CFA Institute dành riêng cho phụ nữ. Ngoài ra còn có những chương trình học bổng khác của CFA Institute như: Regulator Scholarships, Media Scholarships…
Bạn có thể tham khảo tại website CFA Scholarships.
- Học bổng Student
Học bổng này dành cho những sinh viên đang theo học tại các trường đối tác của viện CFA Hoa Kỳ và chưa đăng ký dự thi cho kỳ thi tiếp theo. Ứng viên nhận học bổng được miễn giảm phí ghi danh và lệ phí thi còn $350. Cụ thể là các trường: Học viện Ngân hàng, Đại học Ngoại Thương, Đại học Hà Nội, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Quốc tế – ĐH Quốc gia TP.HCM.
- Học bổng Professor
Học bổng Professor dành cho các giáo sư đại học/ cao đẳng toàn thời gian hoặc quản lý/ trưởng khoa đã giảng dạy số giờ tín chỉ tối thiểu tại các tổ chức đủ điều kiện và chưa đăng ký cho kỳ thi tiếp theo. Ứng viên nhận học bổng được miễn giảm phí ghi danh và lệ phí thi còn $350.
- Học bổng Regular
Học bổng Regular dành cho các nhân viên của các cơ quan quản lý tài chính, ngân hàng trung ương, ủy ban chứng khoán, sở giao dịch chứng khoán, tổ chức tự quản lý (SROs), cơ quan chính phủ. Ứng viên nhận học bổng được miễn giảm phí ghi danh và lệ phí thi còn $350.
- Học bổng Media
Học bổng Media dành cho nhân viên toàn thời gian hoặc ký hợp đồng với các tổ chức truyền thông truyền thông và phân phối tin tức, dữ liệu tài chính và giáo dục và chưa đăng ký cho kỳ thi tiếp theo. Ứng viên nhận học bổng được miễn giảm phí ghi danh và lệ phí thi còn $350.
- Học bổng SAPP Academy
SAPP Academy có các chương trình học bổng đào tạo dành cho ứng viên tiềm năng và thể hiện tinh thần cam kết với chương trình học, khả năng học thuật xuất sắc. Bạn có thể tham khảo chương trình học bổng tài trợ lên đến 100% học phí đào tạo bằng cách liên hệ Fanpage SAPP Academy.
Kỳ thi CFA
Kỳ thi CFA được chia thành 3 cấp độ: level 1, level 2, level 3 – phản ánh kiến thức tài chính – đầu tư từ cơ bản đến nâng cao, đi từ các khái niệm nền tảng đến việc áp dụng, giải quyết các tình huống trong thực tế. Mỗi cấp độ đều có hình thức và đặc trưng riêng:
- Kỳ thi CFA Level 1 được diễn ra 4 lần/năm (tháng 2, tháng 5, tháng 8, tháng 11). Trước đây, kỳ thi CFA áp dụng hình thức thi trên giấy bao gồm 240 câu hỏi trắc nghiệm trong vòng 6 giờ. Tuy nhiên, từ năm 2021, hình thức kì thi được chuyển sang thi trên máy tính, với số câu hỏi là 180 trong vòng 4,5 giờ.
- Kỳ thi CFA Level 2 được tổ chức 2 lần/năm (tháng 5, 8 đối với năm 2021; tháng 2, 8 kể từ năm 2022). Vào kỳ thi năm 2019, CFA áp dụng hình thức thi trên giấy cuối cùng với 120 câu hỏi trắc nghiệm trong vòng 6 giờ. Bắt đầu từ 2021, hình thức được chuyển thành thi trên máy tính trong vòng 4,5 giờ với 90 câu hỏi trắc nghiệm.
- Kỳ thi CFA level 3 được cung cấp 2 lần/năm, vào tháng 5 và tháng 11. Vào năm 2019, hình thức thi trên giấy được áp dụng lần cuối cùng với 8-12 câu tự luận và 60 câu hỏi trắc nghiệm trong vòng 6 giờ. Kể từ năm 2021, hình thức được chuyển thành thi trên máy tính trong vòng 4,5 giờ với 8-12 câu tự luận và 45 câu trắc nghiệm.
Lịch thi CFA
Trên viện CFA Hoa Kỳ, lịch thi được cập nhật đến tháng 8 năm 2022 và đã bắt đầu mở đăng ký thi sớm cho kỳ thi tháng 2.
Thời hạn |
Kỳ thi tháng 02/2022 |
Kỳ thi tháng 05/2022 |
Kỳ thi tháng 08/2022 |
Mở cổng đăng ký thi |
13/05/2021 |
20/07/2021 |
26/08/2021 01/12/2021 (Level 3) |
Hạn đăng ký thi sớm |
10/08/2021 |
01/11/2021 |
01/02/2022 |
Hạn đăng ký cuối |
26/10/2021 |
01/02/2022 |
03/05/2022 |
Lịch thi CFA |
Level 1:
15 – 21/02/2022 Level 2: 22 – 26/02/2022 |
Level 1:
17 – 23/05/2022 Level 2: 25 – 26/05/2022 Level 3: 24 – 26/05/2021 |
Level 1:
23 – 29/08/2022 Level 2: 30/08 – 03/09/2022 Level 3: 30/08 – 06/09/2022 |
Thi CFA ở đâu?
Kỳ thi CFA được tổ chức tại hơn 400 địa điểm tại nhiều thành phố lớn trên toàn thế giới, thí sinh có thể đăng ký ở bất kỳ địa điểm nào thuận tiện cho việc tham dự kỳ thi. Ở Việt Nam, có 2 địa điểm thi là thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
- Tại TP. Hà Nội có 1 trung tâm thi: IIG Việt Nam (Trung Yên Plaza, số 1 Trung Hòa, Quận Cầu Giấy).
- Tại TP. Hồ Chí Minh có 2 trung tâm thi:
- Trung tâm 1: Nhất Nghệ Education (105 Bà Huyện Thanh Quan, Phường 7, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh)
- Trung tâm thứ 2: IIG Việt Nam (Tòa nhà The Sun Avenue, Số 28 Mai Chí Thọ, P. An Phú, Quận 2)
Lệ phí thi CFA là bao nhiêu?
Lệ phí thi |
Đăng ký sớm |
Đăng kí chuẩn | |
CFA Level 1 | Phí đăng ký | $450 | $450 |
Phí dự thi | $700 | $1000 | |
CFA Level 2 | $700 | $1000 | |
CFA Level 2 | $700 | $1000 |
Hướng dẫn đăng ký thi CFA
Đăng ký trở thành thí sinh chương trình CFA, thí sinh cần có hộ chiếu còn thời hạn đến ngày thi. Sau đó bạn có thể đăng ký online trên trang CFA Institute.
Viện CFA không yêu cầu học viên nộp bằng cấp mà chỉ cần kê khai thông tin khi đăng ký online. Tuy nhiên, họ cũng có thể kiểm tra các bằng cấp mà học viên đã kê khai.
Đọc thêm: Hướng dẫn đăng kí thi CFA
Các loại câu hỏi của kỳ thi CFA
Từ năm 2021, có sự thay đổi trong cấu trúc đề thi CFA. Số lượng câu hỏi giảm chỉ còn 180 câu (mỗi ca 90 câu), mỗi ca sẽ có 02 nhóm câu hỏi riêng biệt. Dưới đây là chi tiết về những thay đổi về cấu trúc đề thi ở mỗi cấp độ.
Kỳ thi | Dạng câu hỏi | Số câu hỏi | Thời lượng |
CFA Level 1 | Câu hỏi trắc nghiệm (MCQ) | 180 MCQ | 2 phiên
2h15’/phiên
|
CFA Level 2 | Câu hỏi trắc nghiệm (MCQ) | 88 bộ MCQ | 2 phiên
2h15’/phiên
|
CFA Level 2 | Tự luận + trắc nghiệm | 1 bài tự luận và 44 MCQ | 2 phiên
2h15’/phiên |
Tỷ lệ đỗ CFA (pass rate CFA)
Qua xu hướng tỷ lệ đỗ này, bạn sẽ dễ dàng hình dung được độ khó của kỳ thi:
2017 | 2018 | 2019 | 2020 | |
Level 1 | 43% | 43% | 41% | 49% |
Level 2 | 47% | 45% | 44% | 55% |
Level 3 | 54% | 56% | 56% | 56% |
Đọc thêm: Cách tính điểm đỗ CFA tối thiểu
Cách kiểm tra kết quả sau kỳ thi
Theo Viện CFA Hoa Kỳ: “Kết quả thi sẽ có sau 60 ngày đối với CFA Level 1 và 2, 90 ngày đối với CFA Level 3”. Bạn sẽ nhận được email thông báo điểm pass CFA tối thiểu (MPS), kèm theo là 1 bản PDF (dài 2 trang đối với ứng viên CFA Level 1 và CFA Level 2, dài 3 trang đối với ứng viên CFA Level 3).
Thí sinh căn cứ vào điểm đỗ CFA tối thiểu (được thể hiện bằng đường MPS – minimum passing score) và khoảng tin cậy (khoảng màu xanh) để biết kết quả đỗ hay trượt.
Đọc thêm: Câu hỏi thường gặp về kết quả thi CFA
Chính sách hoàn phí và hoãn thi
1. Hoàn tiền
Phí ghi danh và lệ phí thi sẽ được hoàn trả đầy đủ nếu người tham gia chương trình thay đổi ý định trong vòng 2 ngày làm việc kể từ khi đóng phí. Quá thời hạn trên, phí ghi danh và lệ phí thi sẽ không được hoàn lại Bạn cũng không được phép sang tên cho người khác.
2. Hoãn thi
- Nếu dời ngày thi bạn cần đóng thêm khoản phí 25$. Việc hoãn thi sang kỳ thi kế tiếp sẽ được xem xét cho từng trường hợp cụ thể đối với những hoàn cảnh đặc biệt như bệnh nặng, thảm họa tự nhiên hoặc nghĩa vụ quân sự…;
- Học Viện CFA có toàn quyết định cho phép hoặc từ chối yêu cầu hoãn thi;
- Yêu cầu hoãn thi phải được gửi trước khi ngày thi diễn ra hoặc muộn nhất là trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày thi.
3. Rút lại lịch thi
Bạn có thể rút lại việc thi 5 ngày trước khi kì thi diễn ra và chịu mất toàn bộ tiền đăng ký thi. Nếu bạn rút lại lịch thi, bạn có thể đăng kí kì thi kế tiếp chứ không phải đợi 60 ngày sau khi thi trượt
Học CFA mất bao lâu?
Theo 300hours, mỗi ứng viên CFA cần ít nhất 300 giờ, tương đương 5-6 tháng để học, ôn luyện và hoàn thành mỗi cấp độ CFA. Vậy để hoàn thành 3 cấp độ CFA, thời gian học và ôn luyện sẽ lên tới 1,5 – 2 năm. Viện CFA không giới hạn thời gian ôn luyện giữa các cấp độ, vì vậy bạn có thể hoàn thành các cấp độ CFA từ 3 – 4 năm tùy thuộc vào lịch trình, mục tiêu của bản thân. Do đó, có không ít ứng viên CFA lựa chọn học tập ngay từ thời sinh viên để nhanh chóng chinh phục chứng chỉ, trở thành ứng viên hàng đầu trong ngành.
Kho tài liệu CFA
Việc sở hữu bộ tài liệu chuẩn, nội dung đầy đủ và luôn cập nhật sẽ là công cụ hữu ích, giúp cho ứng viên CFA tự tin hơn trước mỗi kỳ thi. Tuy nhiên, các tài liệu CFA trên mạng là rất nhiều, với nhiều nguồn và đóng góp khác nhau, vậy nên để có được một bộ tài liệu chuẩn xác và hữu ích là một thử thách không hề nhỏ. Một lời khuyên dành cho bạn đọc, hãy tìm những nguồn tài liệu chính thống và đầy đủ bộ, được chia theo từng level của người học, ví dụ như:
– Giáo trình chính thức của viện CFA – CFA Program Curriculum Level 1 2021;
– Bộ giáo trình của Kaplan Schweser Notes;
– Question banks Schweser;
– Bộ tài liệu, từ điển độc quyền từ SAPP Academy;
…
- Tài liệu CFA Level 1:
Về giáo trình
- Giáo trình chính thức của viện CFA – CFA Program Curriculum Level 1 2020
- Bộ giáo trình của Kaplan Schweser Notes: https://bom.to/m8SFyO
Sách bài tập
- Question banks Schweser: https://bom.to/95vTty
Tài liệu CFA bổ trợ
- Kế hoạch học tập mẫu: https://bom.to/HrCW8g
- Bảng tra nhanh các công thức của CFA Level 1 của Kaplan: https://bom.to/m8SFyO
- Tóm tắt nội dung trọng tâm của CFA: https://bom.to/2flnEQ
- Bảng công thức đầy đủ CFA Level 1 của Wiley: https://bom.to/qdoIb5
Tài liệu CFA độc quyền từ SAPP Academy
- Từ điển CFA: Full từ điển chuyên ngành 10 môn học CFA;
- Tài liệu Pre CFA Level 1:Tài liệu tóm tắt kiến thức CFA level 1 bằng tiếng Việt để hỗ trợ các bạn trong quá trình học;
- Bộ tài liệu CFA cho người mới bắt đầu: Cung cấp bài kiểm tra đầu vào, kiến thức, handbook, từ điển dành cho người mới bắt đầu;
- Ebook công phá CFA Level 1 trong vòng 6 tháng: Cung cấp lộ trình chi tiết ở các giai đoạn, các nguồn tài liệu chọn lọc giúp quá trình học CFA của bạn trở nên dễ dàng hơn.
- Tài liệu CFA Level 2:
Về giáo trình
- Giáo trình chính thức của viện CFA – CFA Program Curriculum Level 2 2020
- Bộ giáo trình của Kaplan Schweser Notes
Tài liệu CFA bổ trợ
- Bảng tra nhanh các công thức của CFA Level 2
Tài liệu Pre CFA Level 1
- Tóm tắt kiến thức CFA level 2 bằng tiếng Việt
Tài liệu CFA độc quyền từ SAPP Academy
- Tài liệu Pre CFA Level 2: Tài liệu cung cấp kiến thức tổng quát nhất về CFA Level 2, kèm ví dụ và lời giải chi tiết, kèm thứ tự để bạn có lộ trình học hiệu quả;
- Giáo trình CFA level 2: Cung cấp những kiến thức chính thống và đầy đủ nhất, phục vụ cho việc học CFA Level 2;
- Học CFA Level 2 cùng CFA Charterholder: Học thử CFA Level 2 với chủ đề: Evaluating Quality Of Financial Reports thuộc môn FRA.
- Tài liệu CFA Level 3:
Về giáo trình
- Giáo trình chính thức của viện CFA – CFA Program Curriculum Level 3
- Bộ giáo trình của Kaplan Schweser Notes: Tại đây
Sách bài tập
- CFA Level 3 2020 Schweser Practice Exam (Volume 1 & Volume 2)
- Schweser Qbank level 3 2020
Kinh nghiệm học CFA
Cũng như tài liệu CFA, kinh nghiệm học CFA với mỗi người là rất khác nhau, tùy thuộc nền tảng kiến thức, thời gian, mục tiêu và kế hoạch học tập. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, mỗi cấp độ cần tối thiểu 300 giờ để hoàn thành 1 level. Dưới đây là một số gợi ý về lộ trình học của SAPP Academy cho những đối tượng:
- Lộ trình học CFA người mới bắt đầu (Lộ trình học CFA Level 1);
- Kinh nghiệm học CFA Level 1 (Kinh nghiệm học CFA cho người đi làm, sinh viên);
- Kế hoạch học CFA Level 1;
- Xây dựng kế hoạch học CFA level 2 trong 5 tháng.
Lộ trình học CFA người mới bắt đầu
Bạn muốn chinh phục “cửa ải” đầu tiên mang tên CFA Level 1 nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Hãy để SAPP giúp bạn tìm hiểu lộ trình học CFA level 1 cho người mới nhập môn nhé!
1.1. Thời gian chuẩn bị
Thông thường 1 ứng viên CFA cần khoảng 300h để chuẩn bị cho kỳ thi CFA Level 1. Ngoài ra, tùy thuộc vào nền tảng kiến thức Tài chính bạn có mà số giờ học có thể tăng giảm.
1.2. Trình tự học CFA level 1 tối ưu tỷ lệ đỗ từ SAPP
Dưới đây là bảng phân bổ thời gian học CFA Level 1 với 300 tiếng trong 4 tháng. Bạn có thể sử dụng bảng này để kiểm soát quá trình học của bản thân, cũng như điều chỉnh để phù hợp với khả năng và lộ trình của mình:
Môn học | Tỷ trọng | Số giờ học dự kiến | Số ngày học dự kiến |
Quantitative Methods | 10% | 30 giờ | 11 ngày |
Financial Reporting and Analysis | 15% | 18 giờ | 20 ngày |
Economics | 10% | 30 giờ | 11 ngày |
Equity Investment | 11% | 18 giờ | 13 ngày |
Corporate Finance | 10% | 30 giờ | 11 ngày |
Fixed Income | 11% | 18 giờ | 13 ngày |
Portfolio Management | 6% | 18 giờ | 7 ngày |
Derivatives | 6% | 18 giờ | 7 ngày |
Alternative Investments | 6% | 18 giờ | 7 ngày |
Ethical and Professional Standards | 15% | 45 giờ | 20 ngày |
Tổng | 100% | 300 giờ | 120 ngày |
Ôn tập trước kì thi
Để có thể ôn tập kỹ lưỡng nhất cho kỳ thi, bạn nên chú ý những điểm sau:
- Bắt đầu quá trình ôn luyện của mình trước khoảng 4 tuần;
- Làm nhiều câu hỏi luyện tập ở: Curriculum, Schweser, Kaplan, CFA Candidate Resources…;
- Làm ít nhất từ 3 – 5 đề thi thử dưới điều kiện như kỳ thi thật;
- Dành nhiều thời gian hơn đối với các môn có tỷ trọng cao;
- Nên ghi lại những điểm mạnh, điểm yếu;
- Nên dành ra ít nhất 2 – 4 ngày để ôn luyện môn Ethical and Professional Standards vì đây chính là phần quyết định bạn sẽ đỗ hay trượt trong kỳ thi lần này.
Còn rất nhiều lời khuyên bổ ích cho người mới nhập môn CFA, bạn có thể đọc thêm tại: Xây dựng kế hoạch học CFA level 1
Kinh nghiệm học CFA Level 1 (Kinh nghiệm học CFA cho người đi làm, sinh viên)
Làm thế nào để cân bằng thời gian giữa học CFA và làm luôn là câu hỏi mà bao học viên CFA trăn trở. Dưới đây là một số tips giúp các bạn sinh viên học toàn thời gian hay người đi làm fulltime tự tin chinh phục chứng chỉ CFA với quỹ thời gian eo hẹp.
1. Hiểu rõ mục đích tham gia chương trình học CFA của bạn là gì?
Bạn phải hiểu mục đích tham gia chương trình CFA của bạn là gì để có kế hoạch học tập cụ thể và có ý chí theo đuổi mục tiêu.
2. Sắp xếp lại thời gian biểu của bạn thật hợp lý
Theo Viện CFA, trung bình các ứng cử viên dành 322 giờ để học và ôn tập cho các kỳ thi. Từ thông tin này, bạn có thể lên kế hoạch mỗi ngày học bao nhiêu giờ, phân bổ thật tốt thời gian biểu để chuẩn bị sẵn sàng cho kỳ thi sắp tới.
3. Kết hợp học trên lớp và tự học tại nhà
Ngoài thời gian học trên lớp, bạn nên dành khoảng 2 tiếng rưỡi để học ở nhà hoặc tự đọc sách, suy nghĩ lại, tự giải bài tậ để hiểu bài hơn.
4. Lên kế hoạch cho việc luyện tập sức khỏe điều độ
Bạn nên đảm bảo sức khỏe bằng cách tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, bởi khối lượng kiến thức lớn sẽ dễ khiến bạn dễ mệt mỏi, chán nản. Những bộ môn được nhiều người lựa chọn là thiền, yoga, gym…
5. Đọc sách
Trong thời gian ôn thi CFA, bạn nên lựa chọn những cuốn sách liên quan đến tài chính – đầu tư để tăng thêm kiến thức thực tế. Đọc sách cũng giúp kỹ năng đọc hiểu và vốn kiến thức của bạn tăng lên mỗi ngày.
6. Cố gắng cân đối lại thời gian giữa làm, học và nghỉ ngơi
- Bạn nên hoàn tất công việc nhanh gọn để dành thời gian tự học tại nhà;
- Nên đặt ra target cho bản thân để học hiệu quả hơn;
- Nên dành từ 1 đến 2 buổi để đi chơi và thư giãn với bạn bè.
Bạn có thể tham khảo thêm cách quản lý thời gian học CFA của những người bận rộn tại đây:
Kế hoạch học CFA Level 1
Theo 300hours, mỗi thí sinh cần ít nhất 300 giờ để hoàn thành 1 level của CFA. Với độ sâu và rộng của kiến thức, các chuyên gia cho rằng bạn nên bỏ ra 6 tháng từ lúc bắt đầu học đến khi thi. Với 6 tháng này, bạn sẽ được học và ôn luyện để nắm chắc toàn bộ kiến thức level 1, phát hiện những phần chưa chắc chắn để có thể bổ sung và rèn luyện. 6 tháng là một quãng thời gian hợp lý và đủ dài để kiến thức hoàn toàn “ngấm” vào não bạn, để bạn có một cái nhìn tổng quan và sâu sắc nhất.
Tham khảo Kế hoạch tự học CFA Level 1 trong 6 tháng dưới đây:
Với 2 tuần đầu tiên, trước khi đi vào các môn học cụ thể, bạn sẽ cần làm quen với những từ vựng CFA và học bộ tài liệu Pre-CFA Level 1 để giúp bạn sẵn sàng cho việc học.
Thứ tự học hợp lý nhất sẽ bắt đầu với Quantitative Methods và kết thúc với Ethics, dựa trên đặc trưng và độ khó từng môn học. Cụ thể như sau:
- Quantitative Methods
- FRA
- Economics
- Equity
- Corporate Finance
- Fixed Income
- Portfolio Management
- Derivatives
- Alternative Investments
- Ethics
Tuần thứ 3,4,5 bạn sẽ dành thời gian cho môn học đầu tiên, Quantitative Methods, với 6 reading. Trong giai đoạn này, bạn có thể sử dụng CFA Curriculum Volume 1, Schweser Notes Book 1, Giáo trình Wiley và Practice Questions tại website CFA để phục vụ cho việc học của mình.
5 tuần tiếp theo sẽ là thời gian cho Financial Reporting and Analysis (FRA). Môn học này gồm 12 reading, và bạn có thể sử dụng những kiến thức trong CFA Curriculum Volume 3, Schweser Notes Book 3, Giáo trình Wiley và Practice Questions tại website CFA cho phần ôn tập và kiểm tra kiến thức.
Sau FRA, bạn có thể dành tuần thứ 11, 12, 13 để học Economics. Tương tự với Quantitative Economics, bạn sẽ học môn này trong vòng 3 tuần với 7 reading. Những tài liệu có thể sử dụng là CFA Curriculum Volume 2, Schweser Notes Book 2, giáo trình Wiley và Practice Questions tại website CFA.
Tuần thứ 14 và 15 sẽ là thời gian học Equity với 6 reading. Bạn có thể sử dụng CFA Curriculum Volume 4, Schweser Notes Book 4, giáo trình Wiley và Practice Questions tại website CFA.
Ở tuần thứ 16, bạn sẽ dành thời gian để học môn Corporate Finance. Môn này bao gồm 5 reading, với những tài liệu có thể sử dụng là CFA Curriculum Volume 4, Schweser Notes Book 4, giáo trình Wiley và Practice Questions tại website CFA.
2 tuần tiếp theo sẽ là thời gian cho Fixed Income. Môn này gồm 6 reading. Bạn có thể sử dụng tài liệu ở CFA Curriculum Volume 5, Schweser Notes Book 4, giáo trình Wiley và Practice Questions tại website CFA.
Tuần thứ 19 và 20 sẽ là thời gian cho Portfolio Management, bao gồm 6 reading. Bạn sẽ sử dụng đến CFA Curriculum Volume 6, Schweser Notes Book 5, giáo trình Wiley và Practice Questions tại website CFA làm tài liệu cho việc học của mình.
Ở tuần thứ 21, bạn sẽ học môn Derivatives với chỉ 2 reading. Bạn có thể dùng một số tài liệu như CFA Curriculum Volume 5, Schweser Notes Book 5, giáo trình Wiley và Practice Questions tại website CFA.
Theo sau Derivatives, bạn sẽ dành 1 tuần tiếp để học Alternative Investments với 1 reading. Những tài liệu có thể sử dụng là CFA Curriculum Volume 6, Schweser Notes Book 5, giáo trình Wiley và Practice Questions tại website CFA.
Trong 3 tuần cuối, tuần thứ 23, 24, 25, bạn sẽ dành thời gian cho Ethics với 9 reading. Những tài liệu của môn học này có thể tìm thấy trong CFA Curriculum Volume 1, Schweser Notes Book 1, giáo trình Wiley và Practice Questions tại website CFA.
Tuy nhiên, có những câu hỏi đặt ra “Liệu có thể học trong vòng 3 tháng không?”, “Tôi muốn hoàn thành level 1 trong 3 tháng”… Tất nhiên là được, nhưng sẽ rất khó. Với thời gian rút lại chỉ còn một nửa, việc học sẽ là rất khó khăn, và bạn sẽ cần cam kết toàn bộ thời gian và công sức của mình dành cho việc học.
Kiến thức CFA level 1 bao gồm tất cả các kiến thức trong lĩnh vực Đầu tư – Tài chính, vì vậy, nó không chỉ rộng mà còn cực kì sâu, bạn sẽ cần học tập thật chăm chỉ để nắm vững tất cả các kiến thức mà level này yêu cầu.
Thật vậy, bạn có thể tham khảo gợi ý kế hoạch tự học CFA level 1 trong 3 tháng để mường tượng timeline chi tiết để học tập nếu có ý định chinh phục CFA Level 1 trong thời gian ngắn.
Xây dựng kế hoạch học CFA level 2 trong 5 tháng
Có thể nói CFA Level 2 là “cửa ải” khó khăn nhất mà mỗi ứng viên phải vượt qua trên hành trình chinh phục danh vị CFA Charterholder. Nhưng chắc chắn kế hoạch chinh phục kỳ thi CFA level 2 chỉ trong 5 tháng dưới đây sẽ giúp bạn tự tin hơn!
Nắm rõ thông tin tổng quan về CFA Level 2
- Kỳ thi CFA Level 2 được chuyển sang kiểm tra trên máy tính
- Kỳ thi chú trọng đến từng chi tiết khái niệm và đòi hỏi kỹ năng phân tích
- Nắm rõ trọng số của từng môn thi để có thứ tự học phù hợp
Chọn tài liệu CFA Level 2 chuẩn xác
Bạn nên tìm thêm các tài liệu bổ trợ đáng tin cậy. có cách trình bày chương trình học một cách dễ hiểu và thân thiện nhất, như: giáo trình viện CFA, Kaplan Schweser Notes,…
Lập kế hoạch học tập chuẩn bị cho kỳ thi CFA Level 2 trong 5 tháng
3.1. Tháng đầu tiên: Ethics, FRA, và Corporate Finance
- Trong CFA Level 2, nội dung lý thuyết môn Ethics không có gì thay đổi. Điều mới mẻ duy nhất ở đây là cách ra đề sử dụng gói câu hỏi.
- Trong FRA Level 2, sẽ có nhiều kiến thức được nhắc lại từ Level 1. Tuy nhiên, phần kiến thức mới trong môn này thì thực sự là khá nhiều. Bạn phải ghi nhớ chi tiết những điểm giống nhau và khác nhau giữa US GAAP và IFRS.
- Nội dung của môn CFA sẽ chi tiết hơn một chút, chú ý về reading cuối của giáo trình và chỉ cần bạn không chủ quan, thì đây sẽ là một môn “kiếm điểm”.
3.2. Nửa tháng thứ 2 đầu tiên: Equity Investments
- Đây là môn dễ nhất trong kỳ thi Level 2, và cũng là một trong số 5 môn có tỷ trọng cao nhất, vậy nên chắc chắn nó là môn quan trọng nhất.
- Tối thiểu hóa những lỗi ngớ ngẩn thì đạt 90% tổng số điểm là có khả thi.
3.3. Nửa tháng thứ 2 còn lại: Quantitative Methods và Economics
- Kiến thức mới trong môn Quant level 2 khó hơn hẳn so với level 1. Nếu bạn nắm được những khái niệm chung và những ý tưởng xung quanh các mô hình được giới thiệu, bạn vẫn có thể kiếm thêm được một lượng điểm tương đối cho mình.
- Với môn Economics, reading 1 và 2 là những phần quan trọng nhất.
3.4. Nửa tháng thứ 3 đầu tiên: Fixed Income và Derivatives
- Môn Fixed income là 1 môn học nặng và khó. Bạn phải nắm vững được những khái niệm và phải làm chủ được các bài tập tính toán, luyện tập cách vẽ mô hình và kết hợp với sử dụng máy tính thành thạo phần này.
- Trong Level 2, nội dung học của môn Derivatives tập trung vào cách định giá 4 loại chứng khoán phái sinh cơ bản. Đòi hỏi bạn phải luyện tập rất nhiều mới có thể làm chủ được các dạng bài tập dạng mới.
3.5. Nửa tháng thứ 3 còn lại: Portfolio Management và Alternative Investments
- Với môn PM, hãy cố gắng ghi nhớ các công thức. Những câu hỏi liên quan đến các công thức đều rất dễ hiểu, có thể ăn điểm dễ dàng.
- Trọng tâm chính môn AI là định giá bất động sản và phân tích hiệu quả hoạt động của các quỹ đầu tư tư nhân.
3.6. Tháng thứ 4: Luyện tập các câu hỏi thực hành và bài thi thử
- Tập trung cao độ trong việc ôn tập.
- Ghi lại điểm mạnh, điểm yếu trong từng môn và phân bổ thời gian hợp lý.
- Làm thật nhiều câu hỏi thực hành các môn học có thể và ít nhất 3 đề thi thử.
3.7. Tháng cuối cùng: Review lại kiến thức lần cuối
- Review lại những kiến thức bạn đã học đồng thời rút kinh nghiệm từ những lỗi sai trong khoảng thời gian thực hành và thi thử ở tháng thứ 4.
- Dành 1 tuần để review lại Ethics và FRA – bởi đây là 2 môn quyết định của kỳ thi CFA Level 2
- Nên nghỉ ngơi hợp lý, chuẩn bị đồ dùng cần có: hộ chiếu, vé thi, máy tính, bút chì…
Hãy tham khảo chiến lược học tập cụ thể trên đây để vượt qua các kỳ thi khó nhằn của CFA.
CFA và các chứng chỉ, bằng cấp khác
Trong ngành Kế – Kiểm – Tài chính – Thuế, có nhiều loại bằng cấp và chứng chỉ quốc tế danh giá để nhân sự có thể theo đuổi và lấy chúng làm bệ phóng cho con đường sự nghiệp của mình. Để biết CFA có phải là lựa chọn phù hợp với mình hay không, bạn cần xác định rõ mục tiêu và định hướng nghề nghiệp của bản thân, cũng như tầm bằng CFA mang lại giá trị gì cho sự nghiệp của bạn.
Dưới đây là so sánh tổng quan chứng chỉ CFA và các chứng chỉ, bằng cấp khác mà bạn có thể quan tâm:
- Chứng chỉ ACCA và chứng chỉ CFA;
- Chứng chỉ FRM và chứng chỉ CFA;
- Chứng chỉ CIMA và chứng chỉ CFA;
- Chứng chỉ CPA và chứng chỉ CFA;
- Chứng chỉ CFP và chứng chỉ CFA;
- Bằng MBA, Thạc sĩ Tài chính MFin và chứng chỉ CFA;
- Bằng Thạc sĩ Ngân hàng và chứng chỉ CFA.
Nên học ACCA hay CFA?
CFA và ACCA là 2 trong số những chứng chỉ nghề nghiệp liên quan tới khối ngành Tài chính uy tín và được biết đến rộng rãi nhất. Vậy đâu là điểm khác biệt giữa CFA và ACCA, chứng chỉ nào sẽ phù hợp và hỗ trợ cho quá trình của bạn nhất? Chúng ta hãy cùng nhìn qua một số thông tin sơ lược nhé:
CFA – Chartered Financial Analyst |
ACCA – The Association of Chartered Certified Accountants | |
Đơn vị cung cấp | Hiệp hội CFA Hoa Kỳ | Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh Quốc |
Định nghĩa | CFA là một chứng chỉ cao cấp tập trung vào lĩnh vực phân tích tài chính và quản lý đầu tư | ACCA là chứng chỉ tập trung vào nền tảng Kế, Kiểm, Thuế |
Đối tượng |
Phù hợp với những ai đang có định hướng theo đuổi và phát triển sự nghiệp trong các lĩnh vực phân tích tài chính, đầu tư |
Phù hợp với những ai có định hướng theo con đường kế toán – kiểm toán |
Ngành nghề | Các công việc bạn có thể lựa chọn sau khi học xong CFA có thể là:
|
Các công việc bạn có thể lựa chọn sau khi học xong ACCA có thể là:
|
Đọc thêm: Chứng chỉ CFA và ACCA
Nên học CFA hay FRM?
Mặc dù cả hai chứng chỉ Phân tích đầu tư tài chính (CFA) và chứng chỉ Quản trị rủi ro tài chính (FRM) đều dựa trên cơ sở tài chính, nhưng rất khác nhau về bản chất và cho phép người sở hữu chứng chỉ thực hiện các nhiệm vụ khác nhau và chuyên môn hóa các hoạt động khác nhau.
Chứng chỉ CFA | Chứng chỉ FRM | |
Điểm giống |
|
|
Định nghĩa | CFA là một chứng chỉ cao cấp tập trung vào lĩnh vực phân tích tài chính và quản lý đầu tư | FRM là chứng chỉ quản trị rủi ro tài chính, tiếp cận với những kiến thức theo tiêu chuẩn quốc tế về quản trị rủi ro |
Đối tượng | Phù hợp với những ai đang có định hướng theo đuổi và phát triển sự nghiệp trong các lĩnh vực phân tích tài chính, đầu tư | Phù hợp với những ai có định hướng trong lĩnh vực quản trị rủi ro chuyên nghiệp |
Ngành nghề | Các công việc bạn có thể lựa chọn sau khi học xong CFA:
|
Các công việc bạn có thể lựa chọn sau khi học xong FRM:
|
Đọc thêm: So sánh chứng chỉ CFA và FRM
Nên học CFA hay CIMA?
Chứng chỉ CFA và chứng chỉ CIMA là hai chứng chỉ danh giá, đều giúp bạn có được công việc mơ ước và mức lương đáng ngưỡng mộ trong lĩnh vực Tài chính – Kế toán. Tuy nhiên, làm sao để biết bản thân bạn phù hợp với chứng chỉ CFA hay CIMA?
Chứng chỉ CFA |
Chứng chỉ CIMA | |
Đơn vị cung cấp |
Hiệp hội CFA Hoa Kỳ |
Hiệp hội Kế toán quản trị công chứng Anh Quốc |
Định nghĩa |
CFA là một chứng chỉ cao cấp tập trung vào lĩnh vực phân tích tài chính và quản lý đầu tư |
CIMA sẽ cung cấp cho người học những kỹ năng liên quan đến kế toán quản trị toàn diện, bao gồm: kỹ năng chuyên môn (phân tích báo cáo tài chính, lập kế hoạch, quản lý ngân sách); kỹ năng kinh doanh (lập kế hoạch chiến lược, quản lý mối quan hệ,..); kỹ năng con người (xây dựng mối quan hệ, kỹ năng diễn đạt); kỹ năng lãnh đạo |
Đối tượng |
Phù hợp với những ai đang có định hướng theo đuổi và phát triển sự nghiệp trong các lĩnh vực phân tích tài chính, đầu tư |
Phù hợp với những ai đang có định hướng lâu dài làm vị trí kế toán, tài chính, kế toán quỹ, kế toán tài chính,… |
Ngành nghề | Các công việc bạn có thể lựa chọn sau khi học xong CFA:
|
Các công việc bạn có thể lựa chọn sau khi học xong CIMA:
|
Nên học CFA hay CPA?
Nếu bạn đang học tập hoặc làm việc trong lĩnh vực Kế toán – Tài chính, chắc hẳn bạn đang phân vân chứng chỉ CFA hay CPA có thể giúp bạn gia tăng cơ hội nghề nghiệp.
Chứng chỉ CFA | Chứng chỉ CPA Việt Nam | |
Đơn vị cung cấp | Hiệp hội CFA Hoa Kỳ | Bộ tài chính tổ chức thi và cấp phép |
Định nghĩa | CFA là một chứng chỉ cao cấp tập trung vào lĩnh vực phân tích tài chính và quản lý đầu tư | Chứng chỉ Kế toán viên công chứng được cấp phép (Certified Public Accountant – CPA) là chứng chỉ dành cho kế toán có trình độ đạt chuẩn tại các quốc gia nói tiếng Anh |
Đối tượng | Phù hợp với những ai đang có định hướng theo đuổi và phát triển sự nghiệp trong các lĩnh vực phân tích tài chính, đầu tư | Phù hợp với những ai đang có định hướng lâu dài làm vị trí kế toán, tài chính, kế toán quỹ, kế toán tài chính,… |
Ngành nghề | Các công việc bạn có thể lựa chọn sau khi học xong CFA:
|
Các công việc bạn có thể lựa chọn sau khi học xong CPA:
|
Đọc thêm: So sánh chứng chỉ CFA và CPA
Nên học CFA hay CFP?
Sự khác biệt giữa một nhà phân tích tài chính (CFA) và một nhà lập kế hoạch tài chính (CFP) là gì, hãy cùng điểm qua một số thông tin dưới đây.
Chứng chỉ CFA | Chứng chỉ CFP | |
Đơn vị cung cấp | Hiệp hội CFA Hoa Kỳ | Hội đồng Tiêu chuẩn chứng nhận hoạch định tài chính ở Mỹ |
Định nghĩa | CFA là một chứng chỉ cao cấp tập trung vào lĩnh vực phân tích tài chính và quản lý đầu tư | CFP (Certified Financial Planner) là chứng chỉ được công nhận dành cho các nhà hoạch định tài chính cá nhân |
Đối tượng | Phù hợp với những ai đang có định hướng theo đuổi và phát triển sự nghiệp trong các lĩnh vực phân tích tài chính, đầu tư | Phù hợp với những ai đang có định hướng trong các lĩnh vực lập kế hoạch tài chính, thuế, bảo hiểm, kế hoạch bất động sản và nghỉ hưu |
Ngành nghề | Các công việc bạn có thể lựa chọn sau khi học xong CFA:
|
Các công việc bạn có thể lựa chọn sau khi học xong CFP:
|
Đọc thêm: So sánh chứng chỉ CFA và CFP
CFA - MBA - MFin: Lối đi nào cho bạn?
Hãy cùng phân tích ba chứng chỉ về tài chính: Chứng chỉ CFA, MBA và Thạc sĩ tài chính để chọn ra đâu là chứng chỉ phù hợp với mình nhé!
Chứng chỉ CFA | Chứng chỉ MBA | Chứng chỉ MFin | |
Đơn vị cung cấp | Hiệp hội CFA Hoa Kỳ | Có nguồn gốc từ Mỹ, do các trường đào tạo cấp bằng. | Có nguồn gốc từ Mỹ, do các trường đào tạo cấp bằng. |
Định nghĩa | CFA là một chứng chỉ cao cấp tập trung vào lĩnh vực phân tích tài chính và quản lý đầu tư. | MBA là bằng thạc sĩ chuyên ngành quản trị kinh doanh. | MFin là bằng thạc sĩ chuyên ngành Tài chính. |
Kỹ năng đạt được | Kỹ năng và kiến thức thực tế chuyên sâu về phân tích tài chính và quản lý đầu tư. | Kỹ năng về quản lý kinh doanh tổng thể. | Kỹ năng và kiến thức học thuật chuyên sâu về tài chính bổ sung từ chương trình đại học. |
Đối tượng | Phù hợp với ai đang có định hướng theo đuổi và phát triển sự nghiệp trong các lĩnh vực phân tích tài chính, đầu tư | Phù hợp hơn với những bạn có định hướng quản lý, trang bị kiến thức rộng hơn của quản trị kinh doanh như tài chính, Marketing, kế toán, nhân lực, hoạt động tổ chức, hoạt động kinh doanh… | Phù hợp với học viên đang tìm một chương trình học chuyên sâu học thuật về tài chính, tập trung nghiên cứu học thuật và hầu hết chương trình học được bổ sung từ các kiến thức ở trường đại học. |
Ngành nghề | Các công việc bạn có thể lựa chọn sau khi học xong CFA:
|
Những công việc quản lý chung:
|
Các công việc bạn có thể lựa chọn sau khi học xong MFin:
|
Mặc dù cả ba chương trình CFA – MBA – MFin đều mang đến cho người học những nền tảng chuyên môn Tài chính để phát triển, việc lựa chọn chương trình học phù hợp là một quyết định khó khăn. Nếu bạn đang quan tâm về chương trình học CFA – Phân tích đầu tư tài chính hãy liên hệ ngay SAPP Academy để được hỗ trợ cụ thể về lộ trình học tối đa tỷ lệ đỗ nhé!
Đọc thêm: CFA – MBA – MFin: Lối đi nào phù hợp với người làm tài chính
Nên học CFA hay Thạc sỹ ngân hàng?
Sự tái cơ cấu của các ngân hàng đang là xu thế, vì vậy lựa chọn bằng cấp phù hợp rất quan trọng đối với những ai đã – đang và sẽ làm trong ngành tài chính ngân hàng để tăng sức cạnh tranh. Cùng SAPP tìm hiểu thêm về 2: Chứng chỉ CFA và Bằng Thạc sỹ Tài chính Ngân hàng để chọn ra lối đi phù hợp với mình nhé.
Chứng chỉ CFA | Thạc sỹ Tài chính Ngân hàng | |
Chứng chỉ nhận được khi hoàn thành | – Chứng chỉ CFA được trao bởi viện CFA Hoa Kỳ
– Được miễn giảm 3/7 chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán |
– Bằng thạc sĩ tài chính ngân hàng được trao bởi trường đào tạo
– Không được miễn chứng chỉ gì |
Phạm vi công nhận | Toàn cầu | Tùy vào danh tiếng của trường đào tạo |
Kỹ năng đạt được | Kỹ năng và kiến thức thực tế chuyên sâu về phân tích tài chính và quản lý đầu tư | Kỹ năng và kiến thức học thuật chuyên sâu về tài chính ngân hàng bổ sung từ chương trình đại học |
Thời gian hoàn thành | Khoảng 300h, tương đương 5-6 tháng để hoàn thành 1 cấp độ | Thời gian 1,5 – 2 năm để hoàn tất chương trình |
Mức lương | Trung bình khoảng $102,450 | Trung bình khoảng $78,000 |
Nghề nghiệp tương lai | Những công việc quản lý đầu tư:
|
|
Từ những thông tin trên, bạn có thể cân nhắc và lựa chọn học chứng chỉ phù hợp với mục tiêu phát triển của bản thân trong tương lai. Nếu bạn đang quan tâm về chương trình học CFA – Phân tích đầu tư tài chính, hãy liên hệ ngay SAPP Academy để được hỗ trợ cụ thể về lộ trình học tối đa tỷ lệ đỗ nhé!
Đọc thêm: Nên học chứng chỉ CFA hay Thạc sĩ Tài chính ngân hàng
Tham gia Group cộng đồng CFA Việt Nam
Công Ty Cổ Phần Giáo Dục SAPP
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0107516887
Ngày cấp: 26/07/2016.
Nơi cấp: Sở Kế Hoạch Đầu Tư Thành phố HN
Địa chỉ: Số 20B, Ngõ 37, Phố Đại Đồng, Phường Thanh Trì, Quận Hoàng Mai, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
Cơ sở 1: Tầng 8, Tòa nhà Đức Đại, số 54 Lê Thanh Nghị, quận Hai Bà Trưng Hà Nội.
Cơ sở 2: Tầng 2A, Tòa 27A2, chung cư Green Stars, số 234 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm.
Cơ sở 3: Lầu 1, số 2A Lương Hữu Khánh, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1
19002225support@sapp.edu.vnLiên hệ hợp tác: marketing@sapp.edu.vn
SAPP ACADEMY
Các câu hỏi thường gặp khi học chứng chỉ CFA
Khi tìm hiểu và bắt đầu với CFA, bạn sẽ có rất nhiều các câu hỏi. Dưới đây, SAPP Academy sẽ hỗ trợ bạn trả lời 16 câu hỏi thường gặp, những thắc mắc thường thấy đến từ các ứng viên:
- Nên học CFA ở đâu;
- Ai nên học CFA;
- Nghề nghiệp Tài chính điển hình dành cho ứng viên CFA;
- Mức lương của CFA Charterholder;
- Điều kiện Tiếng Anh để học CFA là gì;
- Không học Tài chính có học CFA được không;
- Không có kiến thức Tài chính có học được CFA không;
- Nên học CFA theo thứ tự nào;
- Học CFA theo tài liệu nào hiệu quả nhất;
- Lộ trình học CFA cho người mới bắt đầu;
- Sinh viên nên học CFA từ năm mấy;
- Nên học CFA trước hay sau khi tốt nghiệp đại học;
- Nên ôn thi CFA theo giáo trình CFA Institutes hay Kaplan Schweser;
- Lý do nên trở thành CFA Charterholder;
- Nên học CFA Offline tại trung tâm hay CFA Online;
- Khóa học CFA uy tín.
Học CFA theo tài liệu nào hiệu quả nhất?
Các bộ giáo trình
- CFA Curriculum: Book 1- Book 6, chương trình đào tạo CFA do CFA Institute biên soạn. Curriculum của mỗi level bao gồm 18 sessions, bao gồm Assigned readings (bài đọc được giao), Learning outcome statements (LOS – báo cáo kết quả học tập), Problem sets(bài tập);
- Schweser Notes: Book 1 – Book 5, viết lại CFA Curriculum theo cách ngắn gọn, dễ hiểu hơn.
Tài liệu bổ trợ
- Question Bank: phần mềm gồm các câu hỏi MCQs, có chấm điểm;
- Đề thi: Sample exam, Past exam, Mock exam – các dạng đề thi mẫu tham khảo;
- Quicksheet: bảng tra nhanh các công thức CFA; Practice exam: volume 1, volume 2 -sách bài tập; Secret Sauce: tóm tắt nội dung trọng tâm CFA;
- Concept map (mind map):sơ đồ tổng quan về CFA.
Tài liệu độc quyền từ SAPP
- Bài test đầu vào CFA: giúp bạn tự đánh giá năng lực với 35 câu hỏi trắc nghiệm về kiến thức kinh tế – tài chính trong 30 phút, xác định điểm yếu trong kiến thức để vạch ra lộ trình học phù hợp nhất với bản thân;
- Pre-CFA Level 1, Pre-CFA Level 2: củng cố nền tảng kiến thức cơ bản trước khi học CFA;
- Bộ từ điển các môn học CFA: 10 cuốn từ điển Anh – Việt theo 10 môn học CFA, giải thích chi tiết các thuật ngữ chuyên ngành;
- Slide bài giảng CFA: Tóm tắt kiến thức cô đọng nhất;
- Ebook Kế hoạch công phá CFA Level 1 trong 6 tháng: gợi ý lộ trình học tối ưu & chi tiết trong từng tuần, từng tháng cho người mới bắt đầu, giúp bạn phân biệt các loại giáo trình kèm gợi ý cách sử dụng các nguồn tài liệu tự học chọn lọc nhất.
- Thư viện với 50+ tài liệu ôn CFA độc quyền.
>> Truy cập kho tài liệu CFA miễn phí của SAPP Academy:
Nên học CFA trước hay sau khi tốt nghiệp đại học?
Trước khi tốt nghiệp | Sau khi tốt nghiệp | |
Ưu điểm |
|
|
Nhược điểm |
|
|
Nên học CFA tại trung tâm hay CFA Online?
Thời đại công nghệ phát triển, việc học online không còn quá xa lạ với các ứng viên CFA. Vậy ta hãy cùng so sánh ưu – nhược điểm khi chọn học CFA offline tại trung tâm và học Online nhé!
Học CFA tại trung tâm | Học CFA online | |
Ưu điểm |
|
|
Nhược điểm |
|
|
Đọc thêm: Khóa học CFA ở đâu chất lượng?
Không có kiến thức Tài chính có học được CFA không?
Trong điều kiện sở hữu chứng chỉ CFA không yêu cầu nền tảng tài chính. Chính vì vậy, chắc chắn bạn có thể vượt qua kỳ thi mà không cần nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực này. Điều này đặc biệt phù hợp khi bạn lựa chọn học tập tại SAPP Academy. Tại đây, bạn sẽ có giai đoạn Pre-CFA trong mô hình CFA 3P độc quyền để bổ sung các kiến thức nền tảng, tiếng Anh chuyên ngành để khởi động CFA một cách hiệu quả nhất.
Đây là một số mẹo học CFA có thể giúp học viên chưa có nền tảng về tài chính chuẩn bị và gia tăng cơ hội vượt qua kỳ thi này:
- Tìm hiểu sự khác biệt giữa các cấp độ kỳ thi CFA;
- Lên kế hoạch học tập của bạn 9 tháng trước khi bạn bắt đầu mỗi kỳ thi;
- Hãy đảm bảo bạn đọc hết các phần Tổng kết học phần của Viện CFA;
- Bám sát kế hoạch của bạn với sự hỗ trợ của các khóa học luyện thi CFA ở trung tâm;
- Áp dụng từng khái niệm vào thực tế;
- Hãy nghỉ ngơi một thời gian nếu bắt đầu cảm thấy bị quá tải kiến thức.
Nên học CFA theo thứ tự nào?
Bạn là người mới nhập môn và chưa biết nên học theo trình tự nào để đem lại kết quả tốt nhất? Hãy cùng tham khảo cấu trúc học dưới đây đã được thống kê bởi viện CFA với hơn 34.000 thí sinh dự thi CFA trong hơn 16 năm qua.
Quantitative Method (Session 2) | |||
Financial Reporting and Analysis (Session 6 – 9) | |||
Equity Investmen
(Session 15 và 14) |
Fixed Income
(Session 16 – 17) |
Derivatives
(Session 18) |
Alternative Investments
(Sesion 19) |
Corporate Finance (Session 10 – 11) | |||
Quantitative Method (Session 3) | |||
Portfolio Management and Wealth Planning (Session 12 – 13) | |||
Economics (Session 4 – 5) | |||
Ethical & Professional Standards (Session 1) |
Đọc thêm: Các môn học CFA level 1 học theo thứ tự nào là tốt nhất
Nên học CFA ở đâu?
SAPP Academy – Học viện đào tạo CFA lớn nhất Việt Nam đem tới các khóa học CFA chất lượng cao tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.
9 đặc quyền khi học CFA tại SAPP Academy:
-
Được học tập và học hỏi kinh nghiệm từ giảng viên 100% là CFA Charterholder hoặc hoàn thành cả 3 Level CFA
SAPP hiểu rằng chỉ những chuyên gia hàng đầu với kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm làm việc thực tế mới có thể giúp bạn chinh phục CFA thành công và nâng cao được chuyên môn, kỹ năng trong công việc. Vì thế, đội ngũ giảng viên tại SAPP Academy, với 100% là CFA Charterholder sở hữu bằng cấp quốc tế hoặc hoàn thành cả 3 Level CFA, sẽ hướng dẫn và chia sẻ kiến thức bổ ích để học viên có thể vượt qua các bài thi CFA dễ dàng.
Các giảng viên đều là nhân sự đã và đang làm việc trong các ngân hàng, công ty, tập đoàn tài chính, hiểu rõ thị trường và có nhiều kinh nghiệm. Nhờ vậy, học viên có thể học tập kinh nghiệm, kỹ năng làm việc thực tế quý báu từ giảng viên để vận dụng vào công việc thực tiễn.
-
Cam kết chất lượng đầu ra bằng văn bản
Hiện nay, SAPP là đơn vị đào tạo CFA cam kết chất lượng đầu ra bằng văn bản và miễn phí học lại dành cho học viên không thi đỗ kỳ thi CFA gần nhất. Đặc biệt, bạn còn có cơ hội học lại khóa học CFA miễn phí khi cảm thấy chưa chắc chắn kiến thức nếu đáp ứng các điều kiện của chương trình học lại của SAPP. Với tỷ lệ đỗ vượt trội hơn toàn cầu, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn SAPP đồng hành trên con đường chinh phục chứng chỉ CFA của mình.
-
Được kiểm tra trình độ miễn phí liên tục
Trải nghiệm học tập tại SAPP Academy, bạn sẽ được test online sau mỗi môn học và thi thử giữa khóa, cuối khóa miễn phí. Các bài test và thi thử bám sát đề thi CFA giúp học viên có thể đánh giá năng lực và không ngừng củng cố, nâng cao kỹ năng làm bài.
Đặc biệt, đối với các bạn học viên trái chuyên ngành, kiến thức chưa vững sẽ được test đầu vào CFA miễn phí để xây dựng lộ trình Pre-CFA phù hợp, hiệu quả để bắt đầu chặng đường theo đuổi CFA tốt hơn.
-
Hỗ trợ miễn phí thủ tục với viện CFA Hoa Kỳ
Thủ tục đăng ký thi CFA có thể khá phức tạp với một số người và lệ phí thi cũng không hề thấp. Do đó, bất kỳ một lỗi sai nào cũng có thể khiến bạn bị mất tiền “oan”. Điều này khiến bạn băn khoăn khi xem xét thử sức với chứng chỉ này? Vậy đừng lo nữa vì bạn sẽ được hỗ trợ miễn phí thủ tục đăng ký thi CFA với viện CFA Hoa Kỳ khi đăng ký học CFA tại SAPP Academy.
-
Tiếp cận kho 100+ tài liệu bổ trợ khóa học CFA thiết kế độc quyền
SAPP Academy luôn chú trọng đến chất lượng khóa học và tài liệu học tập của học viên trong suốt quá trình học. SAPP là đơn vị đào tạo duy nhất có phòng Nghiên cứu & Phát triển sản phẩm chuyên biệt để xây dựng hệ thống hơn 100 tài liệu bổ trợ khóa học CFA thiết kế độc quyền, dễ hiểu, bám sát đề thi, sát với thực tiễn và luôn được cập nhật kiến thức chuẩn và mới nhất.
Bao gồm một số tài liệu CFA tiêu biểu như:
- Từ điển CFA đầy đủ 10 môn học dành cho ngành Đầu tư – Tài chính;
- Mock exam (Đề thi thử);
- Bộ tài liệu Pre-CFA các cấp độ: Pre CFA Level 1, Pre CFA Level 2;
- Các dạng bài tập điển hình CFA Level 1, CFA Level 2;
- Mini-test đầu vào CFA;
- Cẩm nang tuyển dụng các khối ngành.
Ngoài ra, SAPP Academy còn giúp học viên tiếp cận các tài liệu CFA chuẩn quốc tế của Kaplan, viện CFA,… cũng như cơ hội lắng nghe các chia sẻ hữu ích từ chính học viên SAPP thi đỗ CFA các kỳ. Qua đó, học viên của SAPP luôn có đầy đủ tài liệu và những lời khuyên tốt nhất để chinh phục chứng chỉ CFA.
-
Trải nghiệm dịch vụ học tập chuẩn Vàng
SAPP Academy hiện là đơn vị đào tạo duy nhất có Phòng trải nghiệm dịch vụ học viên chuyên biệt mang đến dịch vụ học tập hoàn hảo nhất. Đội ngũ chăm sóc học viên luôn hỗ trợ 24/7 các vấn đề trong quá trình học tập như:
- Đăng ký thủ tục thi;
- Sửa CV;
- Giải đáp câu hỏi;
- Hỗ trợ tài liệu;
- Phòng tự học;
- Teabreak giữa giờ nạp năng lượng;
- Nhắc nhở học viên học tập trong suốt giai đoạn học và ôn thi.
- SAPP sẽ luôn lắng nghe, tiếp nhận và giải quyết tận gốc các vấn đề của học viên với cam kết phản hồi trong 4h. Nhờ vậy, 95% học viên hài lòng với khóa học tại SAPP và sẵn sàng giới thiệu cho bạn bè, người thân.
-
Cơ hội nghề nghiệp và mở rộng networking với gần 50 đối tác doanh nghiệp tại SAPP
Học tại SAPP, bạn có cơ hội mở rộng Networking với:
- Đội ngũ giảng viên CFA Charterholder có profile khủng;
- Tiếp cận cộng đồng gần 1.000 học viên ngành tài chính tại SAPP đang đảm nhiệm chức vụ từ chuyên viên cấp cao đến cấp quản lý, trưởng phòng, giám đốc tài chính;
- Có cơ hội giao tiếp với những người đam mê phát triển sự nghiệp Đầu tư – Tài chính tại chính lớp học.
Hằng năm, SAPP Academy có gần 50 sự kiện lớn nhỏ đem lại cơ hội nâng cao kiến thức chuyên môn, cơ hội giao lưu học hỏi, tham quan doanh nghiệp thực tế cũng như cơ hội nghề nghiệp và mở rộng networking cùng với các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực Tài chính – Chứng khoán – Ngân hàng như VNDirect, FPTS, Bảo Việt Securities … Nhiều doanh nghiệp áp dụng chính sách miễn CV, vào thẳng vòng phỏng vấn đối với học viên học tập CFA tại SAPP.
Như vậy, khi lựa chọn SAPP để học tập chứng chỉ CFA, học viên không chỉ có thêm kiến thức, kỹ năng mà còn có lợi thế ứng tuyển công việc và được trao nhiều cơ hội nâng cao kiến thức thực tiễn, giao lưu với các chuyên gia trong ngành tại các doanh nghiệp lớn hiện nay. Do đó, SAPP Academy tự hào với 90% học viên đã và đang làm việc tại BIG4 kiểm toán, các ngân hàng, các tập đoàn tài chính, chứng khoán, các quỹ đầu tư lớn…
-
Trả góp lãi suất 0% – Hỗ trợ tài chính lên tới 100% với nhiều học bổng giá trị
SAPP Academy có quỹ hỗ trợ tài chính cho học viên xuất sắc, đạt kết quả thi thuộc top 10% trên thế giới với mức học phí được hỗ trợ lên đến 50% cho 01 level tiếp theo.
Bên cạnh đó, SAPP Academy có quỹ học bổng Race For Success lên tới 300 triệu đồng dành cho học viên CFA được tổ chức 2 lần trong năm, đem tới các suất học bổng CFA hấp dẫn cho người muốn theo đuổi CFA. Thêm nữa, học viên còn có thể tham gia học bổng đầu vào CFA – Invest Your Talent với các suất học bổng CFA đạt 50% học phí CFA.
Không chỉ vậy, bạn còn có cơ hội nhận học bổng thuộc quỹ lên tới 1 tỷ 500 triệu đồng nếu là thành viên của các thành viên câu lạc bộ Tài chính – Chứng Khoán tại các trường đại học Kinh tế hàng đầu toàn quốc như:
- Câu lạc bộ Chứng khoán SEC (Học viện Ngân Hàng);
- Câu lạc bộ Chứng khoán SIC ( Đại học Ngoại Thương);
- Câu lạc bộ Chứng khoán SSC (Đại học Kinh tế Quốc dân);
- FESE Group (Faculty of Economics Stocks Exchange – Trường Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQG TPHCM);
- Câu lạc bộ Tài Chính – Finance Club (Đại học Quốc tế RMIT);
- Câu lạc bộ Tài chính – Chứng khoán SeSC (Trường đại học Ngoại thương TP.HCM);
- Nhóm hỗ trợ sinh viên SSG (Khoa Tài chính – Trường đại học Kinh tế HCM) …
Đối với các đối tác doanh nghiệp lớn trong ngành Đầu tư – Tài chính – Chứng khoán như Công ty Cổ phần chứng khoán FPT (FPTS), Công ty cổ phần chứng khoán VNDirect,… SAPP Academy còn trao những suất học bổng 100% học phí CFA giá trị cho các nhân sự xuất sắc.
-
Học tập trong lớp học quy mô nhỏ 35 – 45 học viên
Quy mô các lớp học CFA tại SAPP Academy không lớn, chỉ khoảng 35 – 45 học viên. Điều này giúp đảm bảo việc điểm danh, kiểm tra bài tập về nhà thường xuyên. Với sĩ số lớp hợp lý, giảng viên cũng có thể quan tâm, theo sát từng học viên nhằm đảm bảo chất lượng cũng như tiến độ học tập của mỗi người. Nhờ vậy, tỷ lệ đỗ CFA tại SAPP luôn vượt trội so với toàn cầu.
Với hơn 4000 học viên mỗi năm, 90% học viên đã và đang làm việc tại BIG4 cũng như các tập đoàn Tài chính, Chứng khoán, các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam, SAPP tự tin là cầu nối giúp doanh nghiệp tiếp cận đến đối tượng nhân sự có nền tảng kiến thức cao và có thể bắt nhịp tốt với môi trường làm việc.
- Thông tin liên hệ: Công ty cổ phần giáo dục SAPP
- Cơ sở 1: Tầng 8, Tòa nhà Đức Đại, Số 54 Lê Thanh Nghị, Bạch Mai, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Cơ sở 2: Tầng 2A, Tòa 27A2, Chung cư Green Stars, Số 234 Phạm Văn Đồng, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
- Cơ sở 3: Lầu 1, số 2A Lương Hữu Khánh, phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TPHCM
- Hotline: 0889 66 22 76
- Website: SAPP Academy
- Fanpage: SAPP Academy – Học viên CFA lớn nhất Việt Nam
Ai nên học CFA?
Vậy những ai nên học & thi CFA?
- Nếu như bạn có đam mê với ngành Đầu Tư – Tài chính bạn nên bắt đầu tìm hiểu CFA khi bạn là:
- Sinh viên năm cuối đại học có định hướng làm việc trong lĩnh vực phân tích đầu tư tài chính;
- Nhân sự làm việc trong lĩnh vực đầu tư tài chính, môi giới chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư và các cấp quản lý tài chính trong doanh nghiệp;
- Người đi làm trong lĩnh vực kế toán, tài chính, kiểm toán độc lập, ngân hàng, luật, quản trị doanh nghiệp muốn tìm hiểu sâu về phân tích đầu tư tài chính;
- Ngoài ra, nếu bạn là người trái ngành, muốn chuyển định hướng công việc sang Đầu tư – Tài chính đều có thể học CFA.
Nghề nghiệp Tài chính điển hình dành cho ứng viên CFA
45% ứng viên CFA theo đuổi chứng chỉ danh giá này vì lý do nghề nghiệp. Nhưng chính xác thì bạn có thể làm gì khi sở hữu chứng chỉ CFA?
-
CFA Charterholder là làm gì?
Vị trí công việc (% đối với CFA Charterholder) | Chi tiết công việc |
Tư vấn (10%) | Công ty tư vấn là các công ty dịch vụ chuyên nghiệp cung cấp các dịch vụ kiểm toán, tư vấn tài chính, tư vấn quản lý, rủi ro và thuế. |
Giám đốc điều hành (9%) | Tổng hợp các vị trí giám đốc đầu tư (CIO), giám đốc tài chính (CFO) và giám đốc điều hành (CEO). |
Chiến lược đầu tư (7%) | Các nhà chiến lược đầu tư chịu trách nhiệm phát triển các ý tưởng đầu tư và khuyến nghị phân bổ tài sản cho các nhóm quản lý danh mục đầu tư trong công ty. |
Quản lý rủi ro (7%) | CFA vẫn là một bằng cấp phổ biến cho vai trò này, tăng từ 5% (2014) lên 7% những người sở hữu CFA làm việc trong vị trí này. |
Quản lý tài sản (5%) | Thường được gọi là Giám đốc quan hệ (RM), chủ ngân hàng tư nhân hoặc nhà tư vấn đầu tư, họ đưa ra lời khuyên quản lý đầu tư và các dịch vụ liên quan đến tài sản cho khách hàng. |
Hoạch định tài chính (3%) | Điều này có lẽ phản ánh sự sẵn có của các văn bằng được công nhận khác cho vị trí này như CFP, được nhắm mục tiêu nhiều hơn, tiết kiệm chi phí và dễ đạt được hơn. |
-
Những loại công việc mà các ứng viên CFA muốn theo đuổi, với vai trò hiện tại của họ?
Vị trí công việc | % đối với Ứng viên CFA |
Quản lý danh mục đầu tư | 45% |
Ngân hàng đầu tư | 39% |
Đầu tư vốn tư nhân | 33% |
Nghiên cứu bên mua | 32% |
Tài chính doanh nghiệp | 31% |
Quản lý tài sản | 26% |
Đầu tư thay thế | 21% |
Quản lý rủi ro | 21% |
Hoạch định tài chính | 20% |
Tư vấn | 19% |
Đọc thêm: Những con đường nghề nghiệp tài chính điển hinh cho ứng viên CFA
Mức lương của CFA Charterholder
Theo khảo sát của Salary Expert, tại Việt Nam, một CFA Charterholder (1-3 năm kinh nghiệm) kiếm được mức lương trung bình là 312.033.506 VNĐ/năm. Mặt khác, một CFA Charterholder (hơn 8 năm kinh nghiệm) có mức lương trung bình là 548.872.790 VNĐ/năm. Như vậy, mức lương cơ bản trung bình của CFA Charterholder là 436.276.626 VNĐ/năm.
Cũng theo khảo sát này, tiềm năng mức lương của CFA Charterholder được Salary Expert ước tính vào năm 2024 sẽ tăng lên 65%, tương đương mức lương là: 718.742.518 VNĐ.
Điều kiện Tiếng Anh để học CFA là gì?
Bạn không nhất thiết phải có chứng chỉ Tiếng Anh để tham dự thi CFA. Tuy nhiên, các kỳ thi của Chương trình CFA được thực hiện hoàn toàn bằng tiếng Anh. Vậy nên ứng viên cần có trình độ Tiếng Anh nhất định để có thể đọc hiểu đề bài.
Theo kinh nghiệm, ứng viên nên có trình độ Tiếng Anh tương đương IELTS 6.0-6.5 để học tốt chương trình CFA. Để cải thiện Tiếng Anh trước khi thi CFA, bạn có thể tham khảo bộ từ điển 10 môn học CFA.
Đọc thêm: Điều kiện dự thi chứng chỉ CFA
Không học Tài chính có học CFA được không?
Điều kiện sở hữu chứng chỉ CFA không yêu cầu ứng viên phải là người học Tài chính.
Điều kiện nêu rõ rằng: “Ứng viên có bằng cử nhân (hoặc tương đương), hoặc đang học năm cuối chương trình cử nhân đại học ở bất cứ chuyên ngành nào, hoặc có ít nhất 4 năm học và làm việc trong lĩnh vực đầu tư.”
Vì vậy, các bạn học trái ngành hoàn toàn có thể học và ôn thi để sở hữu chứng chỉ CFA danh giá.
Đọc thêm: Không có nền tảng về tài chính có thể học CFA không?
Lộ trình học CFA cho người mới bắt đầu
Phương pháp đào tạo CFA theo mô hình 3P: Prepare – Practice – Perform.
Mô hình 3P là mô hình đào tạo độc quyền được phát triển đội ngũ giảng viên và cố vấn chuyên môn của SAPP Academy với 3 chữ P tương ứng Prepare – Practice – Perform, nhằm giúp người học nâng cao kiến thức một cách toàn diện, từ đó tối ưu kết quả học tập và lần lượt đạt được các mục tiêu học tập theo giai đoạn:
- Giai đoạn 1 – Prepare: Củng cố kiến thức nền tảng trước khi “nhập môn”, nhằm tạo tiền để giúp người học tiếp thu các kiến thức nâng cao trong giai đoạn tiếp theo;
- Giai đoạn 2 – Practice: Học tập trực tiếp cùng giảng viên chuyên gia, nhận được sự hướng dẫn chi tiết xuyên suốt quá trình học, song song với đó là hệ thống bài tập thực hành và kiểm tra năng lực thường xuyên;
- Giai đoạn 3 – Perform: Ôn tập lại các kiến thức trọng tâm với sự hỗ trợ từ giảng viên hoặc trợ giảng có chuyên môn cao.
Học CFA mất bao nhiêu thời gian?
Theo 300hours, mỗi ứng viên CFA cần ít nhất 300h, tương đương 5-6 tháng để học, ôn luyện và hoàn thành mỗi cấp độ CFA. Vậy để hoàn thành 3 cấp độ CFA, thời gian học và ôn luyện cần thiết là từ 1,5 – 2 năm.
Đọc thêm: Học CFA level 1 mất bao lâu
Sinh viên nên học CFA từ năm mấy?
Lợi thế của các bạn sinh viên chính là có nhiều thời gian. Hơn nữa, việc tạo nền tảng bền vững ngay từ đầu rất quan trọng nên tốt nhất các bạn nên học CFA level 1 ngay từ năm ba, năm tư. Sau đó, đến khi tốt nghiệp bạn đã hoàn tất level 1 và có kiến thức nền tảng về Đầu tư Tài chính, và có lợi thế cạnh tranh trong tuyển dụng hơn so với những ứng cử viên khác.
Vì đây là chương trình mang tính thực tế cao nên cũng yêu cầu người học các trải nghiệm và thực hành trong công việc. Vì vậy, việc học tiếp CFA level 2 sau khi tốt nghiệp sẽ bạn giúp tiếp thu tốt hơn và dễ dàng phát triển thành một nhà đầu tư thành công.
Nên ôn thi CFA theo giáo trình CFA Institutes hay Kaplan Schweser?
Giáo giáo trình CFA Institutes hay Kaplan Schweser đều là nguồn tài liệu đáng tin cậy. CFA Program Curriculum Ebook Information cung cấp bởi viện CFA đem lại nhiều kiến thức về Tài chính chuẩn xác và kịp thời. Đây là bộ sách cơ sở phân tích chi tiết tất cả phạm vi kiến thức các môn học.
Ngoài ra, Kaplan Schweser Notes do Kaplan xuất bản cũng là một tài liệu CFA rất uy tín, kiến thức được tóm tắt ngắn gọn, với ví dụ minh họa, tập trung vào các nội dung có trong đề thi CFA. Các bạn có thể học kết hợp giữa 2 bộ tài liệu để có được kết quả thi tốt nhất.
Lý do nên trở thành CFA Charterholder?
Cùng tìm hiểu 5 lý do khiến bạn nên trở thành CFA Charterholder – chức danh đáng ngưỡng mộ nhất trong ngành tài chính – đầu tư nhé!
- Mở rộng con đường sự nghiệp trong lĩnh vực tài chính
- Cơ hội thăng tiến không giới hạn trong công việc
- Mức thu nhập đáng mơ ước
- Kiến thức toàn diện về tài chính
- Được công nhận toàn cầu và mở ra các cơ hội networking trên khắp thế giới
Khóa học CFA uy tín
Hiện nay có rất nhiều trung tâm đào tạo khóa học CFA, bao gồm cả trung tâm online và trung tâm offline, chất lượng đào tạo và học phí tại các trung tâm đang là vấn đề cần quan tâm hàng đầu. Các bạn có thể liên hệ trực tiếp để biết về phương pháp và thế mạnh của các trung tâm hoặc tham khảo các review từ người đi trước để đưa ra lựa chọn trung tâm phù hợp. Chính vì vậy, bạn cần tìm cho mình địa chỉ chất lượng “gửi vàng” để có kết quả như mong đợi.
Trong đó không thể không kể đến SAPP Academy – Học viện đào tạo CFA lớn nhất Việt Nam tại TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Với đội ngũ giảng viên 100% là các CFA Charterholder hoặc đã hoàn thành 3 levels, đang làm quản lý cấp cao tại các Tập đoàn, doanh nghiệp lớn ngành Tài chính – Đầu tư. Theo học tại SAPP các học viên sẽ có cơ hội lớn để được networking với các học viên và giảng viên tại đây đem lại nhiều lợi ích cho công việc sau này.
8 ưu điểm khi lựa chọn học CFA tại SAPP Academy – Học viện đào tạo CFA lớn nhất Việt Nam:
- Đơn vị đào tạo CFA tiên phong đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2015: Từ 3/2021, Hệ thống quản lý chất lượng của SAPP Academy được công nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2015.
- Cam kết đầu ra tỷ lệ đỗ vượt trội toàn cầu: Với tỷ lệ đỗ vượt trội toàn cầu ở tất cả các kỳ thi, SAPP Academy tự tin cam kết đầu ra 100% học viên đỗ kỳ thi CFA gần nhất.
- 100% Giảng viên CFA Charterholder Hoặc đã hoàn thành 3 Level, đảm nhận vị trí quản lý cấp cao tại các tập đoàn, doanh nghiệp lớn ngành Tài chính.
- Mô hình đào tạo 3P độc quyền bao gồm: Prepare – Practice – Perform giúp tối ưu lộ trình học tập chinh phục CFA chuyên biệt từng cá nhân dựa trên kết quả test đầu vào.
- Hỗ trợ học viên 24/7: 95% học viên hài lòng với dịch vụ học tập, dễ dàng kết nối với bộ phận Dịch vụ trải nghiệm khách hàng qua fanpage, zalo, hotline.
- Giáo trình và tài liệu bổ trợ độc quyền: Là trung tâm đào tạo duy nhất có phòng R&D chuyên nghiên cứu và phát triển học liệu, cung cấp phong phú các tài liệu học tập, ôn luyện kỳ thi dưới nhiều hình thức như: ebook, mock exam, video…
- Quyền lợi đặc quyền chỉ dành cho học viên: Đặc quyền tuyển dụng các đối tác doanh nghiệp của SAPP, miễn phí giải đáp và hỗ trợ thủ tục CFA, tham gia office tour tham quan các doanh nghiệp tuyển dụng hàng đầu.
- Hỗ trợ tài chính tới 100% – Trả góp lãi suất 0%
- Trả góp lãi suất 0% thời hạn 6 – 9 tháng ở cả hình thức Online và Offline. Học bổng, chính sách hỗ trợ tài chính lên tới 100% cho các ứng viên xuất sắc, thành viên câu lạc bộ và nhân sự doanh nghiệp đối tác.