Chuyên Viên Tài Chính Doanh Nghiệp Là Gì? Vì Sao ACCA Cần Thiết Với Công Việc Này?

Hãy cùng SAPP Academy tìm hiểu về công việc Tài chính doanh nghiệp qua bài viết dưới đây nhé!

Tài chính doanh nghiệp đang là lĩnh vực “hot” trong thời gian gần đây, được rất nhiều bạn sinh viên lựa chọn. Vai trò của chuyên viên tài chính nội bộ là gì và vì sao các công ty săn đón nhân sự cho vị trí này tới vậy?

Hãy cùng SAPP Academy tìm hiểu về công việc Tài chính doanh nghiệp qua bài viết dưới đây nhé!

Tài chính doanh nghiệp là gì?

Tài chính doanh nghiệp (Corporate Finance) xoay quanh quản trị và định hướng các hoạt động tài chính cũng như quyết định đầu tư, phân bổ vốn của công ty.

Công việc này đòi hỏi ứng viên thành thạo các tác vụ liên quan tới gọi vốn, mua bán, sáp nhập và tái cấu trúc doanh nghiệp. Nhân sự có thể làm việc trong các công ty môi giới đầu tư, ngân hàng, dịch vụ kế toán.

chuyen vien tai chinh doanh nghiep

Ở các tổ chức có yếu tố đa quốc gia hay sáp nhập, chuyên viên tài chính doanh nghiệp có vai trò quan trọng, đóng góp vào những quyết định mang tính chiến lược phát triển. Với công ty nhỏ, vị trí này kiêm nhiệm một số tác vụ của Giám đốc Tài chính (Chief Financial Officer hay Finance Director).

Doanh nghiệp nào tuyển dụng Tài chính doanh nghiệp?

Muốn làm Tài chính doanh nghiệp, có thể ứng tuyển doanh nghiệp nào?

Dựa theo nghiên cứu các tin tuyển dụng công khai tính đến ngày 01/08/2022, bạn có thể tìm kiếm công việc Chuyên gia Tài chính doanh nghiệp tại các công ty sau:

  • Công ty có mảng đầu tư tài chính, phát triển bất động sản, tư vấn tài chính, là công ty nước ngoài hoặc công ty trong nước có quy mô lớn. Ví dụ: PwC, Apec Group, CTCP Tập đoàn Đèo cả,...; 

  • Công ty sản xuất có quy mô lớn. Ví dụ: công ty cổ phần tập đoàn TLC,..;

  • Công ty chứng khoán. Ví dụ: CTCP chứng khoán dầu khí (PSI), Chứng khoán Vietcombank (VSBS)....

Mức lương dành cho chuyên viên Tài chính doanh nghiệp hứa hẹn rộng mở với 12 - 16.000.000 VNĐ cho vị trí 2 năm kinh nghiệm liên quan tài chính, kế toán, phân tích đầu tư (theo tin tuyển dụng của Tập đoàn TLC Việt Nam), không yêu cầu kinh nghiệm vị trí tương đương. Con số lương trung bình toàn cầu đang dao động ở mức $145,345/ năm (Theo https://www.glassdoor.com/) .

Dự kiến, đối với người có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên và sở hữu các bằng cấp quốc tế danh giá như ACCA,.., mức lương sẽ ngày càng hấp dẫn với nhiều cơ hội thăng tiến rộng mở lên trưởng/ phó phòng Tài chính doanh nghiệp cũng như giám đốc tài chính.

Tin tuyển dụng chuyên viên Tài chính doanh nghiệp của CTCP Tập đoàn TLC Việt Nam (Ngày 01/08/2022)

Các công việc chính của Chuyên viên Tài chính doanh nghiệp

Theo ACCA Global tại trang Career Navigator, các nhiệm vụ chính của Tài chính doanh nghiệp bao gồm:

  • Nắm bắt các hoạt động tài chính của doanh nghiệp;

  • Báo cáo các chỉ số tài chính và đưa ra đề xuất giúp công ty tối ưu dòng tiền;

  • Đề xuất các hoạt động đầu tư, gọi vốn;

  • Sử dụng các mô hình để dự đoán kết quả hoạt động tài chính;

  • Thảo luận những thương vụ với đối tác;

  • Phụ trách, quản lý các hoạt động giao dịch và cho thuê;

  • Dự đoán và nắm rõ các rủi ro tài chính, doanh thu;

  • Phối hợp làm việc với chuyên gia tài chính, luật sư, cơ quan quản lý,...

Ngoài ra, đối với tùy loại doanh nghiệp, công việc của Chuyên gia Tài chính doanh nghiệp có sự khác biệt. Ví dụ công ty có mảng đầu tư tài chính, tư vấn tài chính như Apec Group, mô tả công việc của chuyên viên Tài chính doanh nghiệp IB gồm:

  • Trực tiếp quản lý và tham gia các dự án Tư vấn Tài chính doanh nghiệp với các gói của công ty như đấu giá cổ phần, niêm yết cổ phiếu, tái cấu trúc, cổ phần hóa,...;

  • Hỗ trợ Giám đốc Khối trong việc thực hiện các dịch vụ thị trường vốn, dịch vụ tư vấn M&A,…;

  • Quản lý hồ sơ phát hành trái phiếu;

  • Nghiên cứu, tìm hiểu các sản phẩm dịch vụ của Khối IB hoặc của các Công ty khác cùng ngành, cập nhật các quy định pháp lý liên quan tới sản phẩm dịch vụ của các khối và trình bày theo yêu cầu;

  • Hỗ trợ Giám đốc khối trong việc phát triển sản phẩm mới, giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ của Khối IB cho khách hàng tiềm năng. Phát triển mạng lưới khách hàng.

  • Rà soát các tài liệu do cấp dưới thực hiện và chịu trách nhiệm về việc rà soát của mình.

Ví dụ mô tả nhiệm vụ chính của chuyên viên Tài chính doanh nghiệp tại CTCP Tập đoàn Đèo Cả có mảng đầu tư tài chính, tư vấn tài chính như sau:

  • Am hiểu kế toán Tổng hợp, đọc hiểu các bút toán, Báo cáo Tài chính để giải trình với Kiểm toán, thuế, Ngân hàng,....;

  • Nắm bắt, cập nhật các chế độ chính sách về Tài chính, kế toán hiện hành;

  • Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, đọc hiểu và cảnh báo rủi ro BCTC của các nhà thầu, nhà cung cấp;

  • Tổng hợp báo cáo, phân tích số liệu kế toán, tài chính để phục vụ làm báo cáo quản trị;

  • Theo dõi dòng tiền của từng gói thầu/ Dự án để đôn đốc việc thu hồi công nợ;

  • Thực hiện cung cấp Hồ sơ cho Ngân hàng để phát hành các Bảo lãnh: Tạm ứng, thực hiện, bảo hành, dự thầu, thanh toán…;

  • Theo dõi và quản lý các thư bảo lãnh, tu chỉnh, giải tỏa các thư bảo lãnh;

  • Tương tác với nhân sự của phòng ban khác để giải quyết các công việc trong phạm vi của Ban Tài chính: Bổ sung hoàn thiện Hợp đồng, gia hạn hoặc thanh lý các Hợp đồng, phân khai phân bổ các chi phí….;

  • Phối hợp phòng ban khác so sánh đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm trước, để lập kế hoạch năm tiếp theo;

  • Thống kê và tổng hợp số liệu khi có yêu cầu của Ban lãnh đạo.

Trong khi đó, tại công ty sản xuất có quy mô lớn như TLC, chuyên viên Tài chính doanh nghiệp sẽ cần đảm nhiệm:

  • Lập kế hoạch tài chính định kỳ và theo dõi kế hoạch đề ra;

  • Quản lý tài chính với việc tập hợp kế hoạch chi cho các hoạt động kinh doanh, quản lý cân đối dòng tiền, điều chuyển vốn, quản lý trị giá các bất động sản đã và đang hình thành để làm tài sản đảm bảo vay vốn, quản lý hạn mức ngân hàng;

  • Quản lý kiểm soát tài sản với việc theo dõi cập nhật báo cáo danh mục tài sản mỗi năm, định giá tài sản đảm bảo, phối hợp với ngân hàng  và chủ đầu tư để hoàn tất hồ sơ tài sản đảm bảo, hợp đồng thế chấp, cầm cố tài sản liên quan đến vay, phong tỏa tài sản;

  • Các nghiệp vụ tài chính khác như tổng hợp đề nghị thanh toán, cấp vốn/vay, lập bảng nhu cầu thu chi chung, tách riêng nguồn vốn tự có, nguồn vay ngân hàng, tìm kiếm các nguồn vốn vay lãi suất thấp bên ngoài, cũng như chuẩn bị và cung cấp, giải trình hồ sơ tài chính của các đơn vị thành viên có liên quan đến vay vốn.

Đối với vị trí chuyên viên tư vấn tài chính doanh nghiệp tại công ty chứng khoán, nhiệm vụ chủ yếu bao gồm:

  • Trực tiếp thực hiện các dự án Tư vấn Tài chính Doanh nghiệp cho khách hàng, đối tác;

  • Tư vấn phát hành chứng khoán, Đại lý phát hành/ Bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn thoái vốn, tư vấn cổ phần hóa, M&A…;

  • Thực hiện cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp khác.

Những tố chất quan trọng của Chuyên viên Tài chính doanh nghiệp

Theo ambition.co.uk, nếu bạn thích làm việc với các con số và bạn có kỹ năng phân tích tốt, thì tài chính doanh nghiệp có thể là sự nghiệp dành cho bạn. Những người giải quyết vấn đề tốt và chú ý đến từng chi tiết sẽ làm tốt lĩnh vực này. 

Ngoài khả năng kỹ thuật, bạn nên có một sự hiểu biết, yêu thích kinh doanh và có nhận thức về thương mại mạnh mẽ, bao gồm việc cập nhật thông tin về ngành thông qua các ấn phẩm kinh doanh để hiểu các điều kiện và xu hướng thị trường. Một số người thậm chí còn tự đầu tư. Đặc biệt, một người giao tiếp tự nhiên, thích gặp gỡ mọi người và có khả năng đàm phán thông minh là một ứng viên lý tưởng cho vị trí Chuyên viên Tài chính doanh nghiệp.

Thông thường, các chuyên gia tài chính doanh nghiệp có một số loại bằng cấp liên quan, chẳng hạn như ACCA/ ACA, CFA, hoặc bằng cấp liên quan đến kế toán và tài chính.

Cụ thể, các kỹ năng, yêu cầu cần có của một người muốn trở thành chuyên gia Tài chính doanh nghiệp gồm:

  • Bằng cấp: Đại học Kinh tế, Kế toán, Tài chính liên quan, có ưu tiên ứng viên có bằng cấp chứng chỉ chuyên nghiệp như ACCA,... 

  • Kiến thức:

    • Nắm vững các Quy định, Luật, Pháp Luật về Quản trị tài chính doanh nghiệp, Luật Doanh Nghiệp, Thông tư nghị định về Kế toán, thuế…

    • Am hiểu về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp;

    • Am hiểu các nguyên tắc, chế độ nghiệp vụ tài chính, kế toán, thanh toán và ngân hàng.

    • Nắm vững nghiệp vụ đầu tư và kiểm soát.

  • Kỹ năng mềm: Giao tiếp, thuyết trình, tổ chức sắp xếp, tổng hợp, chịu áp lực công việc tốt.

  • Tin học: Word, Excel, PowerPoint.

  • Ngoại ngữ: Trình độ B trở lên hoặc có chứng chỉ ngoại ngữ như IELTS, TOEIC, TOEFL.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào doanh nghiệp tuyển dụng mà có thêm các yêu cầu khác về kinh nghiệm liên quan và bằng cấp, chứng chỉ bắt buộc trong ngành như chứng chỉ hành nghề chứng khoán.

Làm cách nào để gia nhập Tài chính doanh nghiệp?

Theo ambition.co.uk, có nhiều cách để tham gia vào lĩnh vực tài chính doanh nghiệp và nhiều con đường sự nghiệp khác nhau, những cách phổ biến nhất được nêu dưới đây:

  • Được đào tạo trong đội ngũ kiểm toán của một công ty kế toán và học ACCA/ ACA, thường đủ điều kiện sau ba năm. Khi tạo dựng được nền tảng vững chắc, việc chuyển sang lĩnh vực tài chính doanh nghiệp sẽ tự nhiên hơn nhiều. Công ty đích đến điển hình bao gồm các công ty kế toán, công ty tư vấn và ngân hàng đầu tư khác.

  • Tham gia nhóm tài chính doanh nghiệp của một công ty kế toán với tư cách là thực tập sinh và đang theo học ACCA/ ACA, thường đủ điều kiện sau ba năm.

  • Gia nhập một công ty tư vấn hoặc ngân hàng đầu tư ngay khi ra trường với tư cách là nhà phân tích, với có thể chọn học thêm bằng cấp cần thiết.

Các vai trò có thể khác nhau tùy thuộc vào công ty và phòng ban bạn ứng tuyển. Thông thường, bạn sẽ làm việc trong bộ phận hỗ trợ giao dịch hoặc M&A/ tư vấn khách hàng tiềm năng. Một số công ty tuyển dụng vị trí kết hợp nhiều vai trò, mang lại cơ hội phát triển nhiều kỹ năng trong giai đoạn đầu sự nghiệp.

Tin tuyển dụng chuyên viên tài chính doanh nghiệp IB của Apec Group

Vì sao ACCA hữu ích đối với một Chuyên viên Tài chính doanh nghiệp?

Khác với định kiến “ACCA chỉ dành cho Kế - Kiểm”, chứng chỉ này mang đến cho nhân sự trong lĩnh vực tài chính một sức mạnh khác biệt. Học viên ACCA có thể tỏa sáng tại các khối ngành kinh tế khác nhau bởi:

  • ACCA cho bạn nền tảng vững chắc về Kế - Kiểm, chìa khóa để mở rộng tư duy, đào sâu góc nhìn khi bước chân vào thế giới tài chính.

  • Giữ được “cái đầu lạnh” trước mỗi bản báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Từ đó, đưa ra quyết định đầu tư, mua bán, sáp nhập chính xác, “né” những thương vụ rủi ro cao.

  • Thuận lợi học lên các chương trình MBA ở nước ngoài hoặc quy đổi sang những chứng chỉ quốc tế danh giá khác như CIA (được cấp bởi Hiệp Hội Kiểm Toán Nội Bộ IIA), CIMA (chứng chỉ Kế toán - Kiểm toán - Tài chính được công nhận rộng rãi trên toàn cầu),..

  • Hiểu rõ kiến thức liên quan tới nhiều vấn đề phức tạp, trực tiếp ảnh hưởng tới hoạt động tài chính của doanh nghiệp như Thuế, Chuẩn mực kế toán quốc tế.

  • Nắm vững bản chất các mô hình quản trị kinh doanh, quản lý nhân sự, xây dựng chiến lược cạnh tranh.

Theo Ambition.co.uk: “Sở hữu một chứng chỉ Kế toán chắc chắn sẽ mang đến cho bạn vị thế nổi bật so với đám đông khi ứng tuyển vào lĩnh vực Tài chính doanh nghiệp. Thực tế, một số công ty lớn rất khắt khe trong việc tuyển dụng và chứng chỉ về kế toán như ACCA có thể là yêu cầu bắt buộc đối với các vị trí liên quan đến Tài chính doanh nghiệp”.

Thực tế, ACCA cũng là chứng chỉ được các Financial Manager trên toàn cầu theo đuổi. Kelly Atley, Financial Manager tại công ty sản xuất hoạt động trong khu vực UK, Đức và Romania chia sẻ trên kaplan.co.uk: “Cuối cùng tôi đã vượt qua tất cả các kỳ thi của mình vào tháng 3 năm 2016 và sẽ không bao giờ quên cảm giác hoàn thiện ACCA. Tôi đã quyết tâm thi đạt chứng chỉ ACCA, và tôi phải chứng minh với bản thân rằng mình có khả năng làm được”.

>>> Xem thêm: ACCA giúp du học MBA ở đâu?

Những môn học ACCA nào phục vụ cho công việc của Chuyên viên Tài chính?

  • FA/F3 ACCA

Môn học này cung cấp những định nghĩa căn bản nhất, không thể tách rời khỏi công việc của một Chuyên viên Tài chính như: Báo cáo tài chính, Tài sản, Vốn, Nợ, Doanh Thu… Học viên FA/F3 sẽ được đào tạo các nghiệp vụ đơn giản về lập - đọc hiểu Báo cáo tài chính, ghi nhận các bút toán ở cấp độ dễ. Có thể nói, F3 ACCA là bước đi “đầu tiên” nếu bạn xác định theo đuổi còn đường tài chính.

  • FR/F7 ACCA

Đây là môn học nâng cao của FA/F3, giúp bạn hiểu sâu về báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Nếu xuất sắc FR/F7, bạn sẽ “rèn” được sự nhạy bén nhất định mỗi khi làm việc với báo cáo tài chính, từ đó nhìn ra nhiều “mánh khóe” và gian lận trong nhiều thương vụ.

Học viên FR/F7 cũng có tư duy đột phá, sáng tạo trong việc tối ưu hóa dòng tiền của công ty. Bởi họ hiểu được cấu phần của báo cáo tài chính, biết cách dòng tiền đang dịch chuyển như thế nào và nên điều chỉnh ra sao để tối ưu.

  • SBR ACCA

SBR là môn thuộc cấp độ chiến lược của ACCA, được xem như nâng cao của FR/F7. FR/F7 chỉ trang bị kiến thức đo lường và ghi nhận các công cụ tài chính cơ bản như cổ phiếu, trái phiếu. Trong khi đó, lên tới SBR, học viên phải tìm hiểu thêm về những nội dung “khó nhằn" hơn như phái sinh hoặc công cụ tài chính lai tạp (Hybrid financial instrument). 

Nhân sự định hướng sẽ làm việc trong các tập đoàn đa quốc gia, quỹ đầu tư, công ty vốn nước ngoài được khuyên theo đuổi môn học này.

  • FM/F9 ACCA

FM/F9 ACCA là môn Quản trị hiệu suất, cung cấp kiến thức trực tiếp liên quan tới chức năng quản trị tài chính, môi trường quản trị tài chính, quản trị vốn lưu động, thẩm định vốn đầu tư, tài chính kinh doanh,...

Tóm lại, FM/F9 sẽ hỗ trợ bạn hầu hết các tác vụ hàng ngày của một Chuyên viên Tài chính doanh nghiệp.

  • SBL ACCA

SBL là môn học thuộc cấp độ P của ACCA, cung cấp các mô hình xây dựng chiến lược và kỹ năng quản lý đối với các lãnh đạo từ cấp trung trở lên. Môn học này trang bị mindset để bạn biết cách dẫn dắt đội nhóm hoạt động hiệu quả.

Nếu bạn đang quan tâm tới lĩnh vực tài chính nói chung và vị trí Chuyên viên Tài chính doanh nghiệp nói riêng, muốn biết xem ACCA sẽ giúp ích như thế nào với nghề nghiệp này, hãy liên hệ với SAPP để được tư vấn nhé!

>>> Xem thêm:

CẬP NHẬT MỚI NHẤT

TIN TỨC LIÊN QUAN

logo logo

Công Ty Cổ Phần Giáo Dục SAPP

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0107516887

Ngày cấp: 26/07/2016.

Nơi cấp: Sở Kế Hoạch Đầu Tư Thành phố HN

Địa chỉ: Số 20B, Ngõ 37, Phố Đại Đồng, Phường Thanh Trì, Quận Hoàng Mai, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Cơ sở 1: Tầng 8, Tòa nhà Đức Đại, số 54 Lê Thanh Nghị, quận Hai Bà Trưng Hà Nội.

Cơ sở 2: Tầng 2A, Tòa 27A2, chung cư Green Stars, số 234 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm.

Cơ sở 3: Lầu 1, số 2A Lương Hữu Khánh, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1

19002225 support@sapp.edu.vn Liên hệ hợp tác: marketing@sapp.edu.vn
DMCA.com Protection Status
CFA Institute does not endorse, promote, or warrant the accuracy or quality of the products or services offered by SAPP Academy. CFA®, Chartered Financial Analyst®, CFA Society® are trademarks owned by CFA Institute.
© 2021 Sapp.edu.vn. All Rights Reserved. Design web and SEO by
FAGO AGENCY