Bạn chưa từng nghe tới khái niệm Contingent liabilities - một loại nợ tiềm tàng mà bất cứ doanh nghiệp cũng cũng gặp phải trong quá trình phát triển của mình? Vậy thì đừng bỏ qua bài viết này nếu muốn làm được một báo cáo tài chính kế toán chuẩn xác cho đơn vị mình nhé!
Bạn chưa từng nghe tới khái niệm Contingent liabilities - một loại nợ tiềm tàng mà bất cứ doanh nghiệp cũng cũng gặp phải trong quá trình phát triển của mình? Vậy thì đừng bỏ qua bài viết này nếu muốn làm được một báo cáo tài chính kế toán chuẩn xác cho đơn vị mình nhé!
Nợ tiềm tàng (Contingent liabilities) là khoản nợ có thể xảy ra tùy thuộc vào kết quả của một sự kiện không chắc chắn trong tương lai. Nợ tiềm tàng được ghi nhận nếu khả năng xảy ra dự phòng và có thể ước tính hợp lý số tiền phải trả. Khoản nợ phải trả có thể được trình bày trong phần chú thích trên báo cáo tài chính trừ khi cả hai điều kiện không được đáp ứng. Cả GAAP và IFRS đều yêu cầu các công ty phải ghi lại các khoản nợ tiềm tàng.
Các khoản nợ tiềm tàng đều được ghi chép rõ ràng trên giấy tờ, sổ sách, khả năng cao là bạn có thể tự mình ước tính trước số tiền phải trả. Nhìn chung, trong báo cáo tài chính phụ lục phải lưu ý rằng có phải có trách nhiệm tiềm tàng hay không và cả hai bên phải biết và thống nhất về tình trạng của nợ tiềm tàng trong các báo cáo tài chính này.
Có một số trường hợp nợ tiềm tàng bị nhầm lẫn với tài sản tiềm tàng. Tuy nhiên, cần phải phân biệt rõ 2 cái trên là hoàn toàn khác biệt nhau và tách rời nhau trong báo cáo tài chính.
Người kiểm toán có thể dựa vào những đặc điểm sau để nhận biết nợ tiềm tàng:
Một khoản nợ tiềm tàng phát sinh từ các sự kiện trong quá khứ và sự tồn tại của nghĩa vụ sẽ chỉ được xác nhận bởi xác suất xảy ra hoặc không của các sự kiện hoặc kế hoạch mà công ty không có quyền kiểm soát, dựa trên số tiền ước tính nếu sự kiện đó xảy ra. Nếu không có vụ kiện, doanh nghiệp sẽ không có nợ tiềm tàng và ngược lại. Ngoài ra, việc bảo lãnh sản phẩm cũng là một loại nợ tiềm tàng phổ biến, bởi số lượng sản phẩm được trả lại sau khi bảo hành là không xác định.
Không có khoản nợ phải trả nào được ghi nhận trong báo cáo tài chính, nhưng có thể được chú thích. Tuy nhiên, thông tin cần được ghi rõ ràng và chi tiết, công bố đầy đủ các khoản nợ phải trả tiềm tàng vào cuối kỳ kế toán đó.
Có thể ước tính ảnh hưởng của nợ tiềm tàng đối với dữ liệu tài chính của công ty, số tiền và thời gian của các khoản thanh toán có thể phát sinh từ đó, khả năng nhận được các khoản từ dư nợ tiềm tàng đó mang lại hoặc các dấu hiệu không liên quan chưa chắc chắn đến giá trị và thời gian các khoản chi trả có thể dẫn tới khác.
Khoản dự phòng phải trả này là khoản nợ mà các dấu hiệu không liên quan chưa chắc chắn đến giá trị và thời gian các khoản chi trả có thể dẫn tới.
Nó sẽ không được công nhận vì những lý do sau:
Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số ví dụ về nợ tiềm tàng để bạn có thể hiểu rõ hơn nợ tiềm tàng là gì để có thể lập báo cáo tài chính chính xác và chuẩn mực, phù hợp với yêu cầu của pháp luật.
VD1: Có hai công ty là X và Y.
Giả sử: Công ty Y đang vay 100 tỷ và Công ty X đang đứng ra bảo lãnh thay cho Công ty Y.
Trong trường hợp đó, nếu Công ty Y không thanh toán được thì Công ty X phải thực hiện việc thanh toán cho ngân hàng. Do đó, công ty X phải công bố khoản nợ tiềm tàng này trong sổ sách kế toán của họ.
VD2:
Giả sử: ABC là một công ty kinh doanh y tế, dược phẩm và họ đang phát triển một công thức thuốc chữa bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, một công ty cùng ngành khác là XYZ đã tiến hành đệ đơn kiện ABC 100 tỷ vì hành vi trộm cắp bằng sáng chế/bí quyết của mình.
Trước hành động đó của XYZ, Công ty ABC không có bất kì chứng cứ nào để đảm bảo mình vô tội và họ cảm thấy rằng mình sẽ thua kiện, đồng thời khi thua kiện họ sẽ phải thanh toán cho XYZ số tiền kiện đó. Trong trường hợp này, Công ty ABC sẽ phải ghi lại trách nhiệm tiềm tàng trong sổ sách tài khoản của họ.
Tạm kết:
Bài viết trên SAPP đã có những thông tin chia sẻ cụ thể về Contingent liabilities (Nợ tiềm tàng) cùng với những ví dụ minh họa cụ thể giúp bạn hiểu và nắm rõ về loại nợ này. Hi vọng những bạn đang theo nghề kiểm toán viên hay hoạch định kế hoạch doanh nghiệp thấy có ích để đề xuất ra các phương án chiến lược kinh doanh phù hợp, giảm thiểu nợ xấu thúc đẩy kinh tế phát triển hơn cho doanh nghiệp trong tương lai.
Kết nối với fanpage: https://www.facebook.com/sapp.edu.vn
CẬP NHẬT MỚI NHẤT
TIN TỨC LIÊN QUAN
04
Tháng 10
[Hướng Dẫn] Cách Viết Hóa Đơn Bán Hàng Và Nguyên Tắc Khi Lập
Xem ngay cách viết hóa đơn bán hàng chính xác và hiệu quả, cùng với các nguyên tắc quan trọng để lập hóa đơn một cách chuyên nghiệp.
04
Tháng 10
Hóa Đơn Bán Hàng Là Gì? Các Mẫu Hóa Đơn Bán Hàng Phổ Biến
Tìm hiểu khái niệm hóa đơn bán hàng là gì và các mẫu hóa đơn bán hàng phổ biến. Đối tượng nào nên sử dụng hóa đơn bán hàng và hình thức thể hiện ra sao? Đọc ngay!
29
Tháng 09
[Phân Biệt] Hóa Đơn Bán Hàng Và Hóa Đơn Giá Trị Gia Tăng
Hóa đơn bán hàng và hóa đơn giá trị gia tăng đều được lập khi doanh nghiệp bán hàng. Tuy nhiên, hai loại hóa đơn này có nhiều điểm khác nhau cần phân biệt.
29
Tháng 09
[Cập Nhật] Lệ Phí Thi ACCA Và Lịch Thi Mới Nhất Hiện Nay
Lệ phí thi ACCA thường không phải là mức phí cố định và sẽ có sự thay đổi, vậy mức lệ phí mới nhất hiện nay là bao nhiêu? Mời độc giả cùng theo dõi bài viết.