ACCA20/06/2024

# Nguyên Tắc Kế Toán Được Chấp Nhận Chung (GAAP) Là Gì?

GAAP là một cụm các tiêu chuẩn kế toán phổ biến, được các doanh nghiệp sử dụng để hoàn thiện các báo cáo tài chính, giúp cho bộ máy doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.

gaap là gì

1. Nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung (GAAP) là gì?

GAAP là một cụm các tiêu chuẩn kế toán và là quy chuẩn kế toán phổ biến trong ngành đã được phát triển trong nhiều năm. GAAP được các doanh nghiệp sử dụng để tổ chức hợp lý thông tin tài chính thành hồ sơ kế toán, tóm tắt hồ sơ kế toán thành báo cáo tài chính giúp cho bộ máy doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Vậy GAAP là gì? GAAP gồm bao nhiêu nguyên tắc?

Đây là các tiêu chuẩn bao gồm nguyên tắc, chuẩn mực và tính pháp lý của kế toán kinh doanh và doanh nghiệp. Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Tài chính (FASB) sử dụng GAAP làm nền tảng cho tập hợp toàn diện các phương pháp và thông lệ kế toán chung cho các doanh nghiệp cũng tương tự như chuẩn mực tài chính IFRS đang được áp dụng tại Việt Nam. Phương pháp GAAP là khung kế toán chính được sử dụng ở Hoa Kỳ trong khi IFRS là khung kế toán được chấp nhận chủ yếu trên phạm vi quốc tế.

gaap là gì

Việc tuân thủ GAAP làm cho quy trình báo cáo tài chính trở nên minh bạch và chuẩn hóa các giả định, thuật ngữ, định nghĩa và phương pháp. Đặc điểm chung của GAAP là:

  • Giúp quản lý báo cáo tài chính doanh nghiệp theo những nguyên tắc chung;

  • Tiêu chuẩn hóa các phương pháp, quy định được kế toán, kiểm toán sử dụng trong các ngành;

  • Gồm các hoạt động như kiểm toán doanh thu, phân tích, rà soát bảng cân đối tài chính doanh nghiệp,…;

  • GAAP có mục tiêu là bảo đảm báo cáo tài chính doanh nghiệp phải hoàn chỉnh, nhất quán và có thể so sánh được. Điều này giúp các nhà cung cấp dễ dàng phân tích tiềm năng và có đầy đủ thông tin hữu ích về doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc so sánh tiềm năng tài chính giữa các doanh nghiệp với nhau để đầu tư.

gaap là gì

3.1. Nguyên tắc tuân thủ

Kế toán, kiểm toán phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc và quy ước chung của GAAP.

3.2. Nguyên tắc nhất quán 

Kế toán phải cam kết áp dụng các nguyên tắc của GAAP trong suốt quá trình làm báo cáo tài chính. Kế toán sẽ phải giải trình đầy đủ các lý do khi thay đổi hoặc cập nhật nguyên tắc GAAP để phục vụ công việc trong phần chú thích của báo cáo tài chính.

3.3. Nguyên tắc chân thành 

Kế toán sẽ có trách nhiệm phải cung cấp chính xác và khách quan các thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

3.4. Nguyên tắc tính thường xuyên của các phương pháp 

Các quy định, nguyên tắc được áp dụng trong báo cáo tài chính doanh nghiệp phải thống nhất và so sánh được.

3.5. Nguyên tắc không bồi thường 

Dù số liệu trong báo cáo tài chính là tiêu cực hay tích cực, kế toán cũng cần phải báo cáo đầy đủ số liệu sao cho minh bạch, không được phép đền bù nợ.

3.6. Nguyên tắc thận trọng 

Kế toán phải trình bày thông tin tài chính dựa trên thực tế, không được dựa vào suy đoán mà phải có số liệu rõ ràng.

3.7. Nguyên tắc liên tục 

Trong khi định giá vốn điều lệ và tài sản của doanh nghiệp, kế toán cần giả định doanh nghiệp đó sẽ tiếp tục duy trì hoạt động trong các kỳ sau.

3.8. Nguyên tắc định kỳ 

Các mục về doanh số, doanh thu khi nhập vào phải được phân bổ hợp lý trong các kỳ thích hợp.

3.9. Nguyên tắc trọng yếu 

Kế toán phải công khai minh bạch tất cả các thông tin, dữ liệu liên quan trong báo cáo tài chính.

3.10. Nguyên tắc giữ chữ tín

Tất cả các bên liên quan phải trung thực trong tất cả các giao dịch.

IFRS là viết tắt của Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế. Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB) là cơ quan chuẩn mực kế toán cho IFRS Foundation. IFRS là bộ nguyên tắc được sử dụng trên toàn thế giới, trong khi GAAP là một hệ thống quy tắc được biên soạn ở Hoa Kỳ. Chính vì vậy 2 hai bộ chuẩn mực kế toán này có một số đặc điểm khác biệt như sau:

  • Hàng tồn kho: Đầu tiên là với quy định hàng tồn kho LIFO. GAAP cho phép các công ty sử dụng Giá trị nhập sau cùng, xuất trước (LIFO) làm phương pháp chi phí hàng tồn kho. Nhưng quy tắc LIFO lại bị cấm theo chuẩn mực IFRS.

  • Chi phí phát triển: Theo GAAP, những chi phí này được coi là chi phí của doanh nghiệp. Ngược lại, theo IFRS, chi phí này sẽ được vốn hóa và phân bổ qua nhiều kỳ. Điều này áp dụng cho chi phí nội bộ của việc phát triển các tài sản vô hình của doanh nghiệp.

  • Bút toán giảm: GAAP chỉ định số lượng bút toán giảm của hàng tồn kho hoặc tài sản cố định không thể hoàn nguyên nếu giá trị thị trường của tài sản sau đó tăng lên. Mặt khác, IFRS cho phép gút toán giảm ngược lại. Điều này dẫn đến giá trị hàng tồn kho được tính theo nguyên tắc IFRS được sử dụng thường xuyên hơn so với GAAP.

  • Tài sản cố định: Theo GAAP, các tài sản cố định như tài sản, nhà máy và thiết bị (PP&E) phải được ghi nhận theo nguyên giá (giá mua) và được khấu hao tương ứng. Theo IFRS, tài sản cố định cũng được đánh giá theo giá gốc, nhưng các công ty được phép đánh giá lại tài sản cố định theo giá trị thị trường hợp lý.

Tóm lại, nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung là bộ nguyên tắc giúp quy trình làm báo cáo tài chính của các doanh nghiệp trở nên minh bạch và chuẩn hóa các giả định, thuật ngữ, định nghĩa và phương pháp. Tính nhất quán của việc tuân thủ GAAP cũng cho phép các công ty dễ dàng đánh giá các lựa chọn các chiến lược kinh doanh phù hợp. Nếu bạn đọc còn các thắc mắc xoay quanh chủ đề GAAP và bộ nguyên tắc khái quát nhiệm vụ chính của GAAP thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ với SAPP ngay nhé!

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
“Bí Kíp” Ôn Thi Đạt 84/100 Điểm Môn FR/F7 Từ Core Assurance Intern Tại EY – Hoàng Thanh Nhi

Là một sinh viên song ngành Kiểm toán - Luật Kinh doanh, Hoàng Thanh Nhi...

#1 So Sánh Chứng Chỉ ACCA Và CPA Chi Tiết Cụ Thể Cho Từng Đối Tượng

Tổng hợp so sánh chứng chỉ ACCA và CPA chi tiết cụ thể đối với...

#1 Cách Hạch Toán Hàng Bán Bị Trả Lại Theo TT113 Và TT200

Thực tế, không phải mọi giao dịch mua bán hàng hóa đều diễn ra suôn...

[Hướng dẫn] Thủ tục nộp lại Báo cáo Tài chính MỚI NHẤT

Khi tiến hành lập báo cáo tài chính, không thể tránh khỏi những thay đổi...

Khóa học Business and Technology (BT/F1) ACCA – Kinh doanh và Công nghệ

Môn BT/F1 - Business and Technology là môn đầu tiên trong cấp độ cơ bản....

Môn SBL (P1, P3 ACCA) Là Gì? Nội Dung & Cấu Trúc Đề Thi Hiện Nay

Với những bạn bắt đầu tìm hiểu về ACCA có lẽ chưa nắm được ACCA...

5 Nấc Thang Thăng Tiến Sự Nghiệp Trong Nghề Kiểm Toán Độc Lập

Nếu như bạn chọn phát triển sự nghiệp theo nghề kiểm toán độc lập, bạn...

Kinh Nghiệm Thi Tuyển Grant Thornton Kỳ Fresh 2017 Với Hoàng Đức Anh

Grant Thornton được gọi là BIG5 trong ngành kiểm toán, quy trình tuyển dụng kỳ...