Chàng Trai Audit Intern Của Deloitte Đã Ôn Gì Để Xuất Sắc Trúng Tuyển?
Cậu bạn “điển trai” Nguyễn Đức Thịnh đến từ trường Đại học Kinh tế Luật TP.HCM đã xuất sắc trúng tuyển vị trí Audit Intern trong kỳ tuyển dụng cuối cùng năm 2022 của Deloitte. Những bí quyết nào đã tạo nên thành công của Thịnh? Hãy cùng SAPP Academy khám phá nhé!
Những yếu tố tạo nên một CV “trong mơ”
Một chiếc CV lý tưởng là sự pha trộn hoàn hảo giữa cả nội dung và hình thức.
Về nội dung, một bản CV hoàn chỉnh cần cân bằng giữa thành tích học tập và các hoạt động ngoại khoá. Việc tham gia vào các hoạt động ngoại khóa cũng tạo nên một điểm cộng rất lớn trong CV.
Thịnh kể “Ở trường, mình tham gia khá nhiều hoạt động thể thao trong đó có đá bóng. Theo mình thấy Deloitte đánh giá rất cao ứng viên tham gia các hoạt động thể thao vì khi mình phỏng vấn có vẻ như anh giám đốc rất hào hứng với thông tin này”.
Một chi tiết làm CV trở nên đắt giá hơn đó là ACCA bởi chứng chỉ này thể hiện sự gắn bó với nghề và ý chí kiên trì theo đuổi mục tiêu tới cùng. Các nhà tuyển dụng của BIG4 luôn tìm kiếm ở ứng viên hai điểm này. Do vậy, interviewer của Thịnh khá ấn tượng với thông tin cậu bạn đang học ACCA tại SAPP.
Về hình thức, nếu CV được trình bày sạch đẹp và gọn gàng thì việc vượt qua vòng đầu tiên không phải là vấn đề quá lớn. Một lưu ý nữa đó là màu sắc CV nên trùng với màu thương hiệu của firm mà bạn định apply.
Đặc biệt, trong phần kinh nghiệm, bạn hãy thêm mục “skills gain” – những kỹ năng có được thông qua các hoạt động để chứng minh với nhà tuyển dụng các kỹ năng bạn có một cách đáng tin tưởng hơn.
Cận cảnh vòng thi đánh giá năng lực dưới góc nhìn của người trong cuộc
Hầu như kiến thức của bài thi năng lực đều là những nội dung quen thuộc, xoay quanh tính chi phí theo VAS, hàng tồn kho, những công việc của kiểm toán viên với bên thứ ba, tài khoản tiền mặt, thuế nhà thầu… Tuy nhiên tất cả các kiến thức đều ở mức độ rất cơ bản, không có gì đánh đố ứng viên. Hai phần kiến thức nên nắm vững nhất là: Kế toán tài chính và Kiểm toán.
Chiến lược “công phá” Final Interview
-
Hiểu về công ty mình dự định ứng tuyển
Không cần quá rập khuôn về công ty này thành lập năm nào, tiểu sử ra sao, địa chỉ ở đâu vì đây là những thông tin ai cũng có thể tìm hiểu được nên không mang lại nhiều giá trị. Thông tin về công ty mà ứng viên nên tìm hiểu đó là: môi trường làm việc, các loại khách hàng của công ty, công việc của vị trí định ứng tuyển….
-
Hiểu về bản thân và vị trí ứng tuyển
Một buổi interview có thành công hay không phụ thuộc khá nhiều vào người được phỏng vấn. Nếu ứng viên là người hoạt bát, vui vẻ thì hướng phỏng vấn sẽ theo dạng một buổi chia sẻ nhiều hơn. Một số câu phỏng vấn Thịnh được hỏi: “Tại sao em lại chọn nghề kiểm toán?, Tại sao lại biết đến nghề kiểm toán?, Em biết kiểm toán có nhiệm vụ gì không?”…
Bản thân ứng viên cần hiểu công việc của vị trí mình dự định ứng tuyển, phải sẵn sàng và có sự chuẩn bị cho nó và thể hiện mình có sự cam kết với nghề. Trong BIG4 thì Deloitte hỏi các câu hỏi chuyên môn khá nhiều, khoảng 4-5 câu.
-
Những kiến thức cần chuẩn bị
Thông thường, người phỏng vấn sẽ hỏi các kiến thức xoay quanh: Kế toán khoản mục chi phí, doanh thu, kiểm toán, Inventory, Cash Bank,… Tuy nhiên sẽ không hỏi quá chuyên sâu về những mảng kiến thức này vì khi vào đó sẽ được training lại. Quan trọng là cách mình phản ứng với câu hỏi đó dù đúng hay sai, nếu im lặng khả năng bị fail rất cao.
-
Làm thế nào để gây ấn tượng với người phỏng vấn?
Theo mình phần quan trọng nhất là giới thiệu về bản thân để tạo được ấn tượng với hội đồng phỏng vấn. Hãy tìm cách dẫn dắt cuộc phỏng vấn, giới thiệu sao cho người nghe có thể hiểu được về con người của mình.
Điều quan trọng đó là mình nên làm nổi bật những giá trị mình có thể mang lại cho công ty. Nhiều khi nói rất nhiều thứ nhưng người phỏng vấn sẽ khó tập trung, điều mà họ quan tâm là ứng viên có gì phù hợp với môi trường làm việc và có thể cống hiến những gì cho công ty.
Hãy mang theo tư tưởng “win-win” khi đi phỏng vấn
Theo Thịnh, sự hoạt bát là yếu tố quan trọng nhất giúp chàng trai này thành công vượt qua vòng phỏng vấn của Deloitte. Khi bản thân có hiểu biết về công ty mình định ứng tuyển, về kiến thức thì mình mới tự tin được. Sự tự tin, hoạt bát và nét có duyên sẽ khiến người phỏng vấn cảm thấy vui vẻ và thoải mái với mình.
Thịnh chia sẻ “Lúc đầu mình mới vào phỏng vấn các anh chị trong hội đồng phỏng vấn trông khá nghiêm nhưng sau đó cởi mở hơn rất nhiều nhờ sự thoải mái, năng lượng tích cực và sự chân thành của mình. Hãy nở nụ cười từ đầu tới cuối buổi phỏng vấn nhé!”
Một mẹo giúp “đốt cháy” sự căng thẳng đó là hãy nghĩ rằng mình đến vòng phỏng vấn với tư tưởng “win-win”. Ứng viên nên chủ động thể hiện cho người phỏng vấn thấy rằng mình có thể mang lại cho doanh nghiệp những gì và mình có phù hợp với người ta hay không. Khi cơ hội đến mình hãy nắm bắt, đừng đợi mọi chuyện qua rồi mới trách bản thân tại sao không làm tốt để rồi phải hối hận.
Lời khuyên cho các ứng viên ứng tuyển BIG4
-
Hãy học thật tốt những môn chuyên ngành trên trường;
-
Xác định rõ con đường nghề nghiệp của mình;
-
Thoải mái là chính mình khi tham gia kỳ thi tuyển thực tập sinh giống như slogan của KPMG: “Come as you are”.
Xem thêm: