Từ Sinh Viên Ngôn Ngữ Nhật Đến 02 Lần Trở Thành Prize Winner – Hành Trình Chinh Phục ACCA Đầy Ấn Tượng Từ “Top Performer” Tại SAPP
Không chỉ học viên xuất sắc, mà chính đội ngũ nhân sự tại SAPP cũng không hề kém cạnh trong việc chinh phục chứng chỉ ACCA. Trong kỳ thi tháng 12/2024, Tiểu Nhi – một thành viên tại bộ phận Thiết kế trải nghiệm học tập tại SAPP đã xuất sắc đạt Prize Winner môn APM/P5 với số điểm là 70. Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của Tiểu Nhi về bí kíp chinh phục ACCA trong bài viết dưới đây nhé!
Với niềm đam mê ngôn ngữ, từng là học sinh chuyên Anh và có cơ hội đặt chân đến Nhật Bản, Tiểu Nhi đã chọn theo học Ngôn ngữ Nhật tại Trường Đại học Hà Nội. Tuy nhiên, những học kỳ đầu tiên đã mang đến cho cô bạn một góc nhìn mới về sự nghiệp. Nhận ra niềm hứng thú đặc biệt với lĩnh vực Quản trị – Tài chính – Kế toán – Kiểm toán, Tiểu Nhi đã quyết định rẽ hướng chinh phục ACCA.
Vì sao từ một sinh viên ngành ngôn ngữ Nhật bạn lại rẽ hướng sang học ACCA?
Mình từng theo học ngành Ngôn ngữ Nhật tại Đại học Hà Nội được một học kỳ. Tuy nhiên, một lần tình cờ đọc được những bài báo giới thiệu về ACCA, và điều đó đã mở ra một cánh cửa mới. Sau đó, mình tìm hiểu rất nhiều bài báo về Quản trị – Tài chính – Kế – Kiểm và nhận thấy đây là lĩnh vực rất tiềm năng trong tương lai cũng như những giá trị của ACCA mang lại. Chứng chỉ này không chỉ dành cho các Auditor mà còn mở ra một tầm nhìn toàn diện về kinh doanh qua các môn học chuyên sâu về tài chính, quản trị doanh nghiệp, lãnh đạo, tổ chức và luật kinh doanh,… Đặc biệt, với bản tính tỉ mỉ, đam mê tư duy logic, cùng với sự tò mò, mình đã quyết định rẽ hướng sang học ACCA.
Là một sinh viên trái ngành, bạn đã bắt đầu học ACCA như thế nào?
Là một sinh viên chưa có kiến thức nền nhưng mình không thấy khó khăn khi bắt đầu. Bởi, ACCA chia ra thành 3 cấp độ, từ cơ bản đến nâng cao. Với cấp độ Kiến thức ứng dụng gồm 3 môn BT/F1, MA/F2, và FA/F3, đây đều là những môn nền tảng nhất về Kế toán – Tài chính nên mình có thể dễ dàng bắt nhịp được. Điều này cũng rất phù hợp để dù các bạn xuất thân từ bất kể nền tảng nào thì ACCA luôn có những môn giúp tích lũy kiến thức dần dần.
Hai lần đạt Prize Winner đã khiến mình rất vui và bất ngờ. Prize Winner không chỉ là danh hiệu mà là món quà cho tất cả nỗ lực, thời gian và công sức mình đã bỏ ra trong suốt thời gian học. Lần nào đạt Prize Winner cũng là khoảng thời gian mình đi làm bận nhất vì có khối lượng công việc nhiều nhất. Đặc biệt khi vượt qua môn APM/P5 với số điểm ngoài mong đợi, mình vô cùng bất ngờ và hạnh phúc.
Nhận tư vấn lộ trình ACCA cá nhân hóa tại đây
Vừa là Top Performer trong công việc cũng như là Top Performer trong học tập, có lúc nào bạn cảm thấy mất động lực không?
Ai cũng có lúc chỉ mong đếm từng ngày dự án sẽ kết thúc. Tuy nhiên, động lực khiến mình tiếp tục là nỗi lo về hậu quả. Một dự án dang dở có thể kéo theo sự lãng phí thời gian, công sức của cả team và ảnh hưởng đến kết quả chung. Đó chính là điều thôi thúc để mình không ngừng học hỏi và cập nhật kiến thức, vì khi mình phát triển, cả team sẽ cùng đi lên. Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang có rất nhiều thay đổi như hình thành trung tâm tài chính, luật kiểm toán thay đổi,… Với tính chất công việc là một người nghiên cứu, mình cần cập nhật kiến thức liên tục để có thể đưa ra những hướng giải quyết được cho doanh nghiệp. Và trong quá trình đó, mình nhận ra 4 kỹ năng hàng đầu hiện nay mọi doanh nghiệp đều cần đó là Critical thinking; Creative thinking; Motivation và Self awareness.
Bạn đã trau dồi được những kỹ năng quan trọng này qua ACCA như thế nào?
Khi còn là sinh viên, mình cũng mơ hồ về những khái niệm như tư duy phân tích hay khả năng sáng tạo. Tuy nhiên trong quá trình học ACCA, đặc biệt là các môn P đã giúp mình từng bước rèn luyện những kỹ năng này. Mình học được cách tiếp cận một vấn đề, phân tích từng lớp thông tin, xác định điểm mấu chốt và đưa ra giải pháp phù hợp với bối cảnh. Quan trọng hơn, ACCA còn giúp mình phát triển tư duy phản biện, dám đặt câu hỏi, và cùng mọi người tìm ra phương án tối ưu nhất. Nhờ đó, mình không chỉ làm việc hiệu quả hơn mà còn có góc nhìn sâu sắc trong mọi quyết định. Ví dụ, khi tham gia một dự án nghiên cứu thị trường, mình không chỉ đơn thuần là thu nhập dữ liệu mà còn biết đánh giá các yếu tố kinh tế – chính trị – xã hội, đánh giá rủi ro và dự đoán xu hướng. Đây là những kỹ năng cơ bản mình đã học qua môn Strategic Business Leader.
Đạt Prize Winner môn P là một môn rất khó, bạn có chiến lược học tập nào để có thành tích xuất sắc như vậy?
Là một thành viên của bộ phận Thiết kế trải nghiệm học tập tại SAPP, mình may mắn có cơ hội vừa nghiên cứu giáo trình vừa học trực tiếp từ đó. Mình được học môn APM/P5 cùng giảng viên Nguyễn Đức Thái, và ngay từ buổi đầu tiên, anh Thái đã giúp mình xây dựng tư duy cốt lõi bằng cách giải thích chi tiết từng khái niệm – không chỉ trong bối cảnh đề thi mà còn về cách ứng dụng vào thực tế. Nhờ đó, mình vừa có nhiều “insight” để phát triển giáo trình và vừa tiếp thu kiến thức một cách trực quan và hiệu quả hơn
Đối với việc ôn thi, mình luôn thực hiện kết hợp ngay trong quá trình học. Bởi, giáo trình tại SAPP đã kết hợp ngay các Past exam, với hướng dẫn chi tiết về cách phân tích và xử lý dạng bài theo từng chương. Nhờ vậy, trước kỳ thi khoảng một tháng, mình đã có sự chuẩn bị vững chắc, không còn cảm giác hoang mang khi đối diện với những bài thi dài và phức tạp của môn P nữa.
Nhận tư vấn lộ trình ACCA cá nhân hóa tại đây
APM/P5 là môn nâng cao của PM/F5, vậy trong quá trình học bạn thấy 2 môn này có điểm nào khác biệt và điểm nào bổ trợ cho nhau?
APM/P5 không chỉ kế thừa các kiến thức nền tảng từ PM/P5 mà còn giúp mình phát triển sâu hơn về kỹ năng quản trị hiệu suất, lập kế hoạch chiến lược và kiểm soát hiệu quả tổ chức. Tuy nhiên, nếu PM/F5 chỉ yêu cầu tính toán lý thuyết thôi thì với APM/P5 mình phải xác định những số liệu phù hợp để đưa vào phân tích thay vì sử dụng dữ liệu có sẵn. Bên cạnh đó, đề thi APM còn tập trung rèn luyện các Professional skills như phân tích, đánh giá, phản biện và khả năng nhạy bén với bối cảnh kinh doanh.
Đến hiện tại, Tiểu Nhi đã hoàn thành được 11/13 môn ACCA. Sắp tới, cô bạn sẽ hoàn thành 2 môn P cuối để tiến gần hơn với danh vị ACCA Member ở tuổi 26.
Nhận tư vấn lộ trình ACCA cá nhân hóa tại đây
Xem thêm: