Học F3 ACCA – Các Dạng Bài Thường Gặp Về Hàng Tồn Kho – Phần 2
Việc tính giá trị của hàng tồn kho là một phần vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất, nó ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị hàng tồn kho cuối kỳ và lợi nhuận gộp trên Báo cáo Doanh thu (Income Statement). Ở bài viết này, SAPP sẽ tiếp tục bàn luận về các dạng bài thường gặp trong môn F3 ACCA với hai phương pháp tính giá xuất kho thường dùng là nhập trước, xuất trước (FIFO) và giá trị trung bình (Average cost).
1. Phân tích dạng bài tập phương pháp nhập trước, xuất trước (First in, First out)
Phương pháp FIFO cũng đơn giản như tên gọi của nó. Theo phương pháp này, các lô hàng nào nhập vào kho hàng trước sẽ được ưu tiên xuất trước, với giá trị đúng bằng nguyên giá của lô hàng đó.
-
Ưu điểm
Phương pháp FIFO có thể tính được ngay trị giá vốn hàng xuất kho từng lần xuất hàng, do vậy đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán ghi chép các khâu tiếp theo cũng như cho quản lý. Trị giá vốn của hàng tồn kho sẽ tương đối sát với giá thị trường của mặt hàng đó.
-
Nhược điểm
Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là làm cho doanh thu hiện tại không phù hợp với những khoản chi phí hiện tại. Đồng thời, nếu số lượng chủng loại mặt hàng nhiều, phát sinh nhập xuất liên tục dẫn đến những chi phí cho việc hạch toán cũng như khối lượng công việc sẽ tăng lên rất nhiều.Do đó, không phù hợp với các doanh nghiệp nhập xuất kho liên tục trong tháng.
Hướng dẫn giải bài tập về phương pháp nhập trước, xuất trước
An inventory record card shows the following details. What is the value of inventory at 28 February using the FIFO method?
February | 1 | 50 units in stock at a cost of $40 per unit | |
7 | 100 units purchased at a cost of $45 per unit | ||
14 | 80 units sold | ||
21 | 50 units purchased at a cost of $50 per unit | ||
28 | 60 units sold |
Bài giải
Date | Transaction | Units in stock @cost per unit | Value |
01/02 | Opening Inventory | 50 units @$40 | |
07/02 | Purchased 100 units @$45 | 50 units @$40 100 units @$45 |
|
14/02 | Sold 50 units @$40 30 units @$45 |
70 units @$45 | |
21/02 | Purchased 50 units @$50 | 70 units @$45 50 units @$50 |
|
28/02 | Sold 60 units @$45 | 10 units @$45 50 units @$50 |
450 2,500 |
Closing. Inv | 2,950 |
2. Phân tích dạng bài tập phương pháp giá bình quân (Average cost)
Theo phương pháp này giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ (periodic AVCO), hoặc được tính bình quân sau mỗi lần nhập (continuous AVCO)
Ta có công thức áp dụng cho cả hai phương pháp bình quân cả kỳ và bình quân sau mỗi lần nhập:
Cost per unit = (opening inventory value + total cost of purchases)/ (opening quantity + total quantity received)
Đối với periodic AVCO
- Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, chỉ cần tính toán một lần vào cuối kỳ.
- Nhược điểm: Độ chính xác của phương pháp này không cao, công việc tính toán dồn vào cuối tháng, gây ảnh hưởng đến tiến độ của các phần hành khác. Ngoài ra phương pháp này chưa đáp ứng yêu cầu kịp thời của thông tin kế toán ngay tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
Đối với continuous AVCO
- Ưu điểm: Khắc phục được những hạn chế của phương pháp AVCO
- Nhược điểm: Việc tính toán phức tạp, nhiều lần, tốn nhiều công sức. Do đặc điểm trên mà phương pháp này được áp dụng ở các doanh nghiệp có ít chủng loại hàng tồn kho, có lưu lượng nhập xuất ít, nhưng không phù hợp với các doanh nghiệp có nhiều loại chủng loại hàng tồn kho, số lần nhập liên tục.
Hướng dẫn giải bài tập về phương pháp tính giá bình quân
Question 1: Periodic AVCO
An inventory record card shows the following details
February | 1 | 50 units in stock at a cost of $40 per unit | |
7 | 100 units purchased at a cost of $45 per unit | ||
14 | 80 units sold | ||
21 | 50 units purchased at a cost of $50 per unit | ||
28 | 60 units sold |
What is the value of inventory at 28 February using the Periodic AVCO method?
Bài giải
Cost per unit = (opening inventory value + total cost of purchases)/ (opening quantity + total quantity received)
-> Cost per unit = (50×40 + 100×45 + 50×50) / (50 + 100+ 50) = $45.
-> Closing Inventory = 45 x 60 = $2700.
Giá bình quân cả kỳ dự trữ $45 sẽ được dùng để tính cả cho giá xuất kho trong cả kỳ:
Date | Transaction | Units in stock | Value |
01/02 | Opening Inventory | 50 units | |
07/02 | Purchased 100 units @$45 | 150 units | |
14/02 | Sold 80 units @$45 | 70 units | |
21/02 | Purchased 50 units @$50 | 120 units | |
28/02 | Sold 60 units @$45 | 60 units | |
Closing. Inv | 60 units @45 | 2,700 |
Câu 2: Continous AVCO
A company has decided to switch from using the FIFO method of inventory valuation to using the average cost method (AVCO)
In the first accounting period where the change is made, opening inventory valued by the FIFO method was $53,200. Closing inventory valued by the AVCO method was $59,800.
Total purchases and during the period were $136,500. Using the continous AVCO method, opening inventory would have been valued at $56,200.
What is the cost of materials that should be included in the statement of profit or loss for the period?
Bài giải
Theo nguyên tắc nhất quán, việc sử dụng phương pháp tính giá trị hàng tồn kho phải nhất quán từ kỳ này sang kỳ khác. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn có thể thay đổi phương pháp, nhưng phải có giải thích rõ ràng với cơ quan thuế.
Các bạn có thể thấy, ở đầu kỳ, doanh nghiệp đã đổi phương pháp từ FIFO sang Continous AVCO, chính vì thế khi hạch toán, ta cũng dùng số liệu của Contious AVCO xuyên suốt cả kỳ.
$$ | |
Opening Inventory (AVCO method) | 56,200 |
Purchases | 136,500 |
192,700 | |
Less closing inventory | 59,800 |
Cost of materials | 132,900 |
-> Cost of materials = $132,900
3. Kết
Hàng tồn kho là tài sản chiếm giá trị lớn trên tổng giá trị tài sản của các doanh nghiệp và ảnh hưởng không nhỏ tới giá trị hàng tồn kho cuối kỳ và lợi nhuận gộp trên Báo cáo Doanh thu (Income Statement). Đối với các bạn đang học F3 ACCA, bài viết này đã tổng hợp giúp bạn củng cố kiến thức và phân tích 2 dạng bài tập phổ biến về hàng tồn kho bạn có thể tìm thấy trong chương trình học. SAPP hy vọng bài viết sẽ giúp ích các bạn trong việc học môn F3 ACCA.
>>> Xem thêm: