ACCA20/06/2024

#1 Ngành Kế Toán Có Dễ Xin Việc Không? Cần Gì Khi Đi Khi Xin Việc?

Ngành kế toán có dễ xin việc không? có lẽ là câu hỏi được đặt ra nhiều nhất ở các bạn trẻ muốn theo nghề hoặc các bạn sinh viên đang học chuyên ngành kế toán. Bởi dù là bất kỳ ngành nghề gì đi nữa, vẫn sẽ có những xác suất các ứng viên không đạt yêu cầu. Bởi vậy, ngoài việc trang bị cho mình một tấm bằng cử nhân thì cần tích lũy thêm những kỹ năng khác cần có của một kế toán như: đức tính trung thực, tỉ mỉ, cẩn thận…Ngoài ra, trong thời đại 4.0 với rất nhiều những ứng viên tiềm năng thì môi trường cạnh tranh cũng khá cao. Nội dung bài viết này SAPP sẽ bật mí cho các bạn những kỹ năng và kiến thức cần chuẩn bị để có thể tiến xa hơn trong nghề.

kế toán có dễ xin việc không

1. Ngành kế toán là gì?

Trước khi đi sâu tìm hiểu kế toán có dễ xin việc không, hãy cùng SAPP tìm hiểu về khái niệm ngành kế toán nhé!

Kế toán là việc theo dõi, ghi chép, lưu trữ những giao dịch của một doanh nghiệp, tổ chức và tổng hợp thành các báo cáo để trình Ban Giám đốc khi cần thiết. Dựa vào những dữ liệu kế toán, Ban quản trị có thể đánh giá được tình hình hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức đồng thời so sánh được sự tăng trưởng qua các năm, dự toán tình hình hoạt động trong tương lai.

Bởi vậy, không thể phủ nhận vai trò của ngành kế toán đối với sự phát triển của xã hội nói chung và của doanh nghiệp, tổ chức nói riêng. Một số phòng ban trong doanh nghiệp có thể khuyết nhưng kế toán thì luôn cần, bởi vậy để giải đáp thắc mắc học kế toán có dễ xin việc không thì câu trả lời là có.

2. Thực trạng ngành kế toán hiện nay

Đánh giá thực trạng của một ngành nghề là công việc vô cùng quan trọng để có định hướng lâu dài cho các bạn trẻ chuẩn bị hướng nghiệp, đồng thời thúc đẩy những bạn đã theo nghề không ngừng nâng cao bằng cấp, tay nghề để cơ hội nghề nghiệp rộng mở hơn.

Theo nghiên cứu, trung bình mỗi doanh nghiệp sẽ cần ít nhất 1-5 kế toán và với những tập đoàn lớn thì nhu cầu về kế toán còn cao hơn nữa. Thực tế mỗi năm các trường đại học, cao đẳng cung cấp hàng nghìn kế toán ra trường. Tuy nhiên, tình trạng “cung không đủ cầu” vẫn luôn tiếp diễn từ năm này qua năm khác. Vậy nguyên nhân do đâu?

Do có rất nhiều ứng viên không đáp ứng được yêu cầu doanh nghiệp đưa ra cả về kỹ năng, phẩm chất và khó chứng minh được năng lực làm việc chỉ với một tấm bằng cử nhân trong tay. Theo Bộ tài chính thống kê Việt Nam chỉ có khoảng hơn 5000 kế toán sở hữu chứng chỉ được Quốc tế công nhận, một con số khá ít ỏi để có thể đáp ứng được yêu cầu ngày càng khắt khe từ các nhà tuyển dụng. Đó là những nguyên nhân chính dẫn tới doanh nghiệp khó tuyển dụng được ứng viên trong khi rất nhiều kế toán đang có nhu cầu tìm kiếm việc làm.

3. Giải pháp để học kế toán ra dễ xin việc

Với những thực trạng như SAPP đã đưa ra và để trả lời câu hỏi kế toán dễ xin việc không? thì đáp án sẽ là khó mà cũng dễ nếu biết cách tích lũy kiến thức, kỹ năng, trau dồi bản thân từng ngày đồng thời học thêm những chứng chỉ Quốc tế công nhận về Kế – Kiểm – Tài chính như chứng chỉ ACCA…

  • Tích lũy kiến thức, kỹ năng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường

Thay vì đặt những câu hỏi ở thì tương lai, các bạn hãy bắt tay vào việc tích lũy kiến thức, kỹ năng mà nhà tuyển dụng yêu cầu để chuẩn bị cho quá trình phỏng vấn xin việc. Các trường thường dạy rất nhiều bộ môn chuyên ngành như nguyên lý kế toán, kế toán doanh nghiệp, kế toán ngân hàng… với kiến thức bổ ích. Bạn hoàn toàn có thể chủ động trong cuộc sống của mình để tự tin hơn với kiến thức trong tương lai.

Ngoài ra, không ngừng rèn luyện những kỹ năng cần có của một kế toán về tính cẩn thận, tỉ mỉ, chịu trách nhiệm cao, làm việc nhóm và độc lập… Với những kiến thức và kỹ năng đã tích lũy được thì bạn hoàn toàn tự tin hơn khi đứng trước nhà tuyển dụng. Chuẩn bị tốt các tiêu chí sau sẽ giúp cho con đường thăng tiến của bạn dễ dàng hơn trước hàng ngàn những ứng viên tiềm năng khác: 

  • Học tốt một ngoại ngữ phổ biến như tiếng Anh, tiếng Hàn, tiếng trung và tiếng Nhật

  • Tích lũy kiến thức theo tiêu chuẩn Quốc tế và Việt Nam

  • Học chứng chỉ chuẩn quốc tế: chứng chỉ ACCA…

  • Rèn luyện kỹ năng mềm: khả năng giao tiếp, kỹ năng phản biện…

  • Rèn luyện đức tính: cẩn thận, trung thực, tỉ mỉ…

  • Học chứng chỉ ACCA ngay khi có cơ hội để dễ dàng thăng tiến

Trong vô vàn những ứng viên tiềm năng muốn khẳng định mình trước nhà tuyển dụng, họ cũng có nhiều kỹ năng, có bằng cấp và kinh nghiệm, vậy có khi nào bạn tự đặt câu hỏi cách nào để hồ sơ của bạn nổi bật nhất trong số đó để trở thành “ứng viên ngôi sao”? Khi đó giải pháp sẽ là một chứng chỉ có giá trị Quốc tế như chứng chỉ ACCA… sẽ thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Chứng chỉ ACCA được Hiệp hội kế toán công chứng Anh Quốc cấp với giá trị trên toàn cầu mang đến rất nhiều cơ hội quý giá cho những người thuộc chuyên ngành về Kế – Kiểm – Tài chính.

Chứng chỉ ACCA là một minh chứng rõ nhất cho các nhà tuyển dụng về khả năng chuyên môn của bạn, là một trong những bằng cấp có giá trị chứng minh đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn và đó cũng là tiêu chí ưu tiên của nhiều doanh nghiệp lớn. Ngoài ra, chứng chỉ ACCA được biết đến như là một tấm vé giá trị đặt nền móng cho sự thành công trong sự nghiệp của kế toán, phải kể đến các cơ hội như:

  • Nâng cao các kỹ năng chuyên sâu trong các lĩnh vực Kế – Kiểm – Tài chính

  • Có cơ hội sở hữu các tấm bằng danh giá của các trường đại học khác như: bằng cử nhân, thạc sĩ của ĐH Oxford Brookes, ĐH London…

  • Có thể kiêm nhiệm ở nhiều lĩnh vực khác như: CEO, CFO, các vị trí quan trọng trong Ngân hàng…

  • Có thể được trải nghiệm làm việc tại những tập đoàn lớn, công ty đa quốc gia.

  • Có cơ hội nhận mức lương hấp dẫn lên tới hàng nghìn đô la, trong khi đó, mức lương trung bình của kế toán hiện nay chỉ khoảng 7-15 triệu.

  • Học ngành kế toán có dễ xin việc không? 

Như vậy, với những phân tích trên có thể hình dung học ngành kế toán sẽ khó xin việc với những bạn chỉ cầm tấm bằng trên tay và nghĩ như vậy là đủ trong khi nhà tuyển dụng cần nhiều hơn thế. Và sẽ dễ dàng hơn khi bạn hiểu được nhà tuyển dụng cần gì ở ứng viên. Ngoài việc có bằng cấp chuyên ngành, những tố chất cần có thì việc trang bị thêm chứng chỉ ACCA là rất cần thiết để chứng minh năng lực với nhà tuyển dụng.

Hy vọng những thông tin được SAPP chia sẻ trong bài viết trên đây sẽ giúp mỗi bạn tự trả lời được câu hỏi kế toán có dễ xin việc không và biết phải làm gì để dễ dàng tìm được công việc mong muốn. Nếu cần giải đáp thêm những thắc mắc liên quan đến chủ đề kế toán, bạn hãy liên hệ với SAPP để được tư vấn nhé!

Liên hệ với chúng tôi tại: https://www.facebook.com/sapp.edu.vn

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép

Bài viết liên quan

Học F3 ACCA – Phân Tích Dạng Bài Tài Sản Cố Định Hữu Hình – Phần 1

Tài sản cố định (Non-current assets) là tất cả những tài sản của doanh nghiệp...

Kinh Nghiệm Học & Thi F7 ACCA Từ Giảng Viên SAPP

Nếu bạn bắt đầu tìm hiểu về môn F7 ACCA, sẽ nhiều ý kiến cho...

#1 Cách Hạch Toán Hàng Bán Bị Trả Lại Theo TT113 Và TT200

Thực tế, không phải mọi giao dịch mua bán hàng hóa đều diễn ra suôn...

Sự Khác Biệt Của Các Công Ty Big4 Tại Việt Nam

BIG4 là tên gọi quen thuộc của bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế...

#Phương Pháp Chứng Từ Kế Toán Là Gì? Nội Dung, Ý Nghĩa

Phương pháp chứng từ kế toán là gì? Nội dung và ý nghĩa của phương...

Nhìn Lại Chương Trình Tuyển Dụng Big4 Kỳ Internship 2018

Tuyển dụng BIG4 kỳ Internship 2018 đã đi khép lại và các thí sinh phù...

Từ Sinh Viên Trái Ngành Đến Prize Winner Môn AFM/P4 ACCA, Chàng Trai FTU HCM Đã Bất Ngờ Nhận Offer Từ UOB

Môn AFM/P4 được đánh giá là “khó nhằn” với các bạn sinh viên vì nội...

Thủ Tục Kiểm Toán Phần Hành Chi Phí Trả Trước – Những Mùa Tết Hối Hả

“Tôi still young, tôi want party”! Kiểm toán có hai mùa, không phải “bận” và...