ACCA20/06/2024

Kế Toán Tổng Hợp Là Gì? Mô Tả Công Việc & Kỹ Năng Cần Có

Kế toán tổng hợp đóng vai trò như kim chỉ nam trong một doanh nghiệp, họ sẽ là người bao quát toàn bộ công việc của kế toán phần hành và tổng hợp lại để đưa ra báo cáo cuối cùng phục vụ cơ quan Thuế hay các nhà Quản trị. Vậy khái niệm kế toán tổng hợp là gì? công việc và nhiệm vụ của kế toán tổng hợp gồm những gì? sẽ được SAPP giải đáp trong nội dung bài viết dưới đây.

kế toán tổng hợp

1. Kế toán tổng hợp là gì?

Trước khi đi sâu hơn về công việc của kế toán tổng hợp cùng những nghiệp vụ, chứng chỉ quan trọng cần có, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về khái niệm của kế toán tổng hợp.

Kế toán tổng hợp là người bao quát tất cả các mảng kế toán phần hành trong doanh nghiệp, hướng dẫn các kế toán viên thực hiện công việc của mình để tạo ra một kết quả chung chính xác nhất. Đó là những công việc thu thập, ghi chép và xử lý số liệu liên quan đến thu chi, kho, công nợ, doanh thu, giá vốn…, lưu trữ chứng từ, và tổng hợp thành các báo cáo cuối mỗi tháng, quý, năm.

Nói cách khác, kế toán tổng hợp sẽ chịu trách nhiệm về các số liệu từ chi tiết tới tổng hợp nên có vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp, giúp số liệu của doanh nghiệp được chuẩn nhất từ đó nhà Quản trị có thể dựa vào số liệu đó để đưa ra những quyết định tài chính đúng đắn.

2. Mô tả các công việc của kế toán tổng hợp

Công việc của kế toán tổng hợp đòi hỏi sự bao quát từ khi tiếp nhận dữ liệu, thu thập, phân tách, xử lý dữ liệu cho tới khi lên các báo cáo thuế và báo cáo tài chính. Bởi vậy, có những mốc phân chia thời gian và đòi hỏi người kế toán sắp xếp hợp lý để không bị trôi việc hay trễ deadline. SAPP xin chia sẻ các mốc thời gian sau đây để độc giả tham khảo.

2.1. Công việc của kế toán tổng hợp cần làm hàng ngày là gì? 

Những công việc hàng ngày luôn rất quan trọng, giúp cho những mốc thời gian khác diễn ra suôn sẻ hơn, hàng ngày kế toán tổng hợp cần thực hiện những công việc sau đây:

  • Xuất hóa đơn đầu ra gửi cơ quan Thuế cấp mã trong ngày phát sinh nghiệp vụ.

  • Tiếp nhận, tập hợp các hóa đơn đầu vào, đầu ra và kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ từ đó điều chỉnh luôn khi có sai sót để khi đưa lên sổ sách kế toán sẽ là những dữ liệu chuẩn nhất.

  • Kiểm tra các chứng từ, hợp đồng đi kèm hóa đơn đã đầy đủ chưa, nội dung đã đúng với thỏa thuận của hai bên hay không.

  • Khi đã tập hợp đầy đủ hóa đơn, chứng từ, tiến hành thanh toán hoặc thu tiền (bằng cách lập phiếu thu, chi, ủy nhiệm chi…) sau đó tiến hành nhập, xuất kho tại thời điểm xuất hóa đơn để tránh trường hợp thiếu sót gây lệch kho, quỹ vào cuối kỳ.

  • Nhập vào sổ sách kế toán sổ quỹ, sổ tiền gửi, các nghiệp vụ liên quan khác.

2.2. Công việc của kế toán tổng hợp cần phải thực hiện hàng tháng

  • Đối chiếu công nợ với những khách hàng, nhà cung cấp phát sinh nhiều trong tháng, cần đối chiếu thường xuyên để tránh sai sót.

  • Kiểm tra lại tất cả hóa đơn đầu vào, đầu ra trong tháng xem đã nhập đủ chưa, còn sai sót gì không? sau đó tiến hành chạy giá vốn, tính khấu hao TSCĐ và phân bổ CCDC…

  • Tính lương, lập bảng lương cùng các khoản phụ cấp liên quan cho người lao động và hạch toán chi phí lương vào sổ sách kế toán.

  • Nếu doanh nghiệp báo cáo Thuế theo tháng, tiến hành lập và nộp các tờ khai GTGT, Thuế TNCN lên cơ quan Thuế, nếu phát sinh số thuế phải nộp thì tiến hành nộp số tiền thuế phát sinh.

  • Lập các báo cáo quản trị theo yêu cầu của Chủ đầu tư hay nhà quản trị.

2.3. Nghiệp vụ kế toán tổng hợp thực hiện hàng quý

  • Nếu doanh nghiệp báo cáo Thuế theo quý thì cần lập tờ khai GTGT, tờ khai thuế TNCN và nộp dữ liệu lên cơ quan Thuế, khi phát sinh số thuế phải nộp thì tiến hành nộp theo hạn nộp tờ khai quy định.

  • Lập các báo cáo quản trị theo yêu cầu của Chủ đầu tư hay nhà quản trị.

2.4. Các công việc của kế toán tổng hợp thực hiện hàng năm

Thông thường, kỳ kế toán của doanh nghiệp được tính theo năm dương lịch nên công việc của kế toán tổng hợp sẽ chia thành mốc đầu năm và cuối năm.

  1. Công việc đầu năm của kế toán tổng hợp:

  • Nộp tờ khai, nộp thuế Môn bài cho doanh nghiệp, địa điểm kinh doanh, chi nhánh… (Với những doanh nghiệp mới thành lập thì thời điểm nộp tờ khai và nộp tiền thuế Môn bài là trong vòng 30 ngày kể từ khi có giấy phép đăng ký kinh doanh)

  • Nộp các tờ khai tháng, quý: tờ khai GTGT, TNCN của năm trước liền kề và tiền thuế phát sinh, nộp thuế TNDN tạm tính của năm trước liền kề.

  • Nộp các BCTC của năm trước liền kề (trong vòng 90 ngày kể từ ngày khóa sổ kỳ báo cáo) và tiền thuế phát sinh.

  • Kết chuyển lợi nhuận chưa phân phối năm trước qua năm nay.

  1. Công việc cuối năm của kế toán tổng hợp:

  • Kiểm tra lần cuối các hóa đơn đầu vào, đầu ra xem có hạch toán sai sót hay thiếu không? Nếu phát hiện hóa đơn đầu ra hạch toán thiếu thì cần điều chỉnh và nộp tờ khai bổ sung vào tháng, quý bị thiếu. Nếu hóa đơn đầu vào kê khai thiếu thì kê khai vào kỳ phát hiện sai sót.

  • Kiểm kê kho và đối chiếu với số liệu trên sổ sách đồng thời có điều chỉnh cho khớp.

  • Kiểm kê tiền mặt so với sổ quỹ

  • Đối chiếu công nợ với khách hàng, nhà cung cấp.

  • Đối chiếu các sổ sách chi tiết với sổ tổng hợp để khớp số liệu trước khi lập BCTC

  • Sau khi tất cả số liệu đã khớp, tiến hành lập báo cáo tài chính năm trước liền kề và nộp tiền thuế phát sinh.

2.5. Thực hiện các công việc khác không mang tính thời điểm

Ngoài thực hiện công việc theo các mốc thời gian đã phân tích, kế toán tổng hợp còn là cầu nối giữa kế toán trưởng và các kế toán viên và thực hiện những nhiệm vụ như sau:

  • Phân chia công việc hợp lý cho các kế toán viên, kiểm tra tính đúng đắn của các nghiệp vụ, công việc mà kế toán viên đảm nhận.

  • Thường xuyên quan sát những vấn đề tồn đọng, chưa hợp lý để báo cáo kế toán trưởng đồng thời có phương hướng xử lý.

  • Phối hợp nhịp nhàng cùng các phòng ban khác trong công ty để họ cung cấp chứng từ được chính xác, kịp thời.

  • Lưu trữ các chứng từ, hóa đơn, sổ sách một cách khoa học, dễ tìm kiếm và trong thời hạn luật định.

  • Kết hợp cùng kế toán trưởng giải trình với cơ quan Thuế khi quyết toán Thuế.

  • Điều chỉnh những nghiệp vụ sau quyết toán nếu cơ quan Thuế yêu cầu.

3. Vai trò của chứng chỉ ACCA đối với kế toán tổng hợp

Xu hướng toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ, các nhà tuyển dụng ngày càng khắt khe hơn trong việc lựa chọn các ứng viên. Kế toán tổng hợp không phải là vị trí cao nhất trong lĩnh vực kế toán nhưng cũng là một vị trí đáng mơ ước với những bạn sinh viên mới ra trường. Vậy giải pháp nào để giải quyết bài toán “tìm được một vị trí đáng mơ ước trong hàng ngàn ứng viên tiềm năng?”

Ngoài việc nắm trong tay tấm bằng cử nhân cùng một vài năm kinh nghiệm kế toán, thì sở hữu một chứng chỉ mang tầm quốc tế sẽ là kim chỉ nam dẫn đường, giúp hồ sơ của bạn lọt vào “mắt xanh” của các nhà tuyển dụng và đạt được công việc mong muốn.

Thông thường, lộ trình từ khi mới ra trường là một nhân viên kế toán phần hành sẽ mất khoảng 4-6 năm để lên vị trí kế toán tổng hợp với mức lương khởi điểm là 5-6 triệu/ tháng, vị trí kế toán tổng hợp với mức lương trung bình khoảng 10 triệu/ tháng và cần tới 7-10 năm mới có thể lên vị trí kế toán trưởng cùng mức lương trung bình 20 triệu/tháng.

kế toán tổng hợp

kế toán tổng hợp

Tuy nhiên, khi sở hữu một chứng chỉ tầm cỡ quốc tế như chứng chỉ ACCA… thì bạn hoàn toàn có thể thực hiện những bước nhảy vọt trong lộ trình thăng tiến cùng mức lương lên tới hàng ngàn Đô la. Bởi để có trong tay chứng chỉ này, bạn cần vượt qua bài thi với 15 môn học cùng những bài kiểm tra đạo đức, tuy nhiên, cơ hội sau đó sẽ rộng mở hơn khi có cơ hội được sở hữu những bằng cử nhân danh giá tại các ngôi trường có tiếng trên Thế giới như đại học Oxford Brookes, đại học London Anh…

Với những gì chứng chỉ ACCA mang lại, việc một nhân viên kế toán sở hữu chứng chỉ này là rất cần thiết và không nên trì hoãn khi có cơ hội nếu bạn muốn theo đuổi nghề nghiệp lâu dài. 

4. Các yêu cầu về trình độ và kỹ năng đối với vị trí kế toán tổng hợp

  • Hiểu Luật và có khả năng vận dụng Luật vào các nghiệp vụ kế toán, nắm rõ các nguyên tắc kế toán, chế độ kế toán để từ đó hướng dẫn kế toán viên thực hiện các nghiệp vụ một cách chuẩn xác.

  • Có kỹ năng bao quát công việc, tổ chức sắp xếp công việc một cách hợp lý để tạo thành một bộ máy vận hành trơn tru.

  • Thực hiện tốt kỹ năng về tin học như Excel, Powerpoint và các phần mềm kế toán thông dụng.

  • Kiến thức về Ngoại ngữ rất quan trọng nếu bạn muốn đầu quân cho các tập đoàn lớn hoặc các công ty Liên doanh với mức lương cao.

  • Rèn luyện không ngừng một số kỹ năng cần có của một kế toán tổng hợp như: tỉ mỉ, cẩn thận, quyết đoán, tư duy nhanh, khả năng giao tiếp…

  • Khả năng đối nội với các phòng ban khác trong công ty và nhân viên kế toán phần hành cũng như kỹ năng đối ngoại với các cơ quan ban ngành như: Thuế, Bảo hiểm…

Như vậy, qua phân tích bài viết, có thể thấy vai trò của kế toán tổng hợp đối với doanh nghiệp là không thể thiếu. Kế toán tổng hợp giống như một kim chỉ nam để đưa doanh nghiệp hướng tới sự phát triển bền vững hơn. Để cơ hội từ kế toán viên trở thành một kế toán tổng hợp và xa hơn nữa là kế toán trưởng, việc sở hữu chứng chỉ quốc tế ACCA… là cần thiết và không thể thiếu. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới chứng chỉ ACCA, hãy liên hệ với SAPP để được giải đáp nhé!

Liên hệ với chúng tôi tại: https://www.facebook.com/sapp.edu.vn

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
# Hóa Đơn Xuất Khẩu Là Gì? Cách Viết Hóa Đơn Xuất Khẩu

Hóa đơn xuất khẩu là gì? Có những loại hóa đơn xuất khẩu nào? Khi...

#Hướng Dẫn Chi Tiết Các Bước Nộp Báo Cáo Thuế Điện Tử

Để nộp báo cáo thuế điện tử chuẩn xác là điều mà kế toán rất...

# Đối Tượng Kế Toán Là Gì? Cách Xác Định Và Phân Loại

Trong kế toán doanh nghiệp, khái niệm “đối tượng kế toán” là một khái niệm...

[Phân Biệt] Hóa Đơn Bán Hàng Và Hóa Đơn Giá Trị Gia Tăng

Hóa đơn bán hàng và hóa đơn giá trị gia tăng đều được lập khi...

#1 Khóa Học ACCA F6 Online Cam Kết Tỉ Lệ Đỗ Tại SAPP Academy

SAPP Academy cung cấp khóa học ACCA F6 Online cam kết đạt tỉ lệ đỗ...

8 Kinh Nghiệm Vượt Qua Mùa Kiểm Toán Bận Rộn

MÙA BẬN KIỂM TOÁN … thuật ngữ dễ gây hoảng hốt cho nhiều thực tập...

ACCA Là Gì? Học ACCA Để Làm Gì? Nên Học Chứng Chỉ ACCA Không ?

ACCA là gì? ACCA (Association of Chartered Certified Accountants) là tên viết tắt của Hiệp...

Sự Khác Biệt Giữa Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất Và Riêng Lẻ

Với các bạn sinh viên học ngành Kế toán – Kiểm toán – Tài chính...