Kinh nghiệm chinh phục CFA Level 2 ngay lần thi đầu tiên từ Finance & Accounting Manager
Chị Lê Trần Quỳnh Thư, tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Chị Thư hiện tại đang giữ vị trí F&A manager tại Innovature Consulting. Với lịch trình học tập và làm việc bận rộn, đâu là bí kíp giúp chị Quỳnh Thư cân bằng thời gian để passed CFA Level 2 kỳ tháng 02/2022 vừa qua? Hy cùng SAPP lắng nghe chia sẻ về hành trình sự nghiệp cũng như những kinh nghiệm học thi CFA từ chị Quỳnh Thư để có được câu trả lời nhé!
Kiến thức của CFA level 2 được áp dụng rất nhiều trong công việc
Với kinh nghiệm giữ vị trí Chuyên viên phân tích tài chính và thẩm định dự án đầu tư tại Bến Thành TSC, sau đó sang Senior FP&A (Chuyên viên phân tích tài chính cấp cao) tại Pharmacity và hiện tại đang đảm nhận vị trí F&A manager tại Innovature Consulting, chị Thư nhận định kiến thức học được trong chương trình CFA rất có ích cho ngành Tài chính doanh nghiệp mà mình theo học, cũng như hỗ trợ nhiều kiến thức chuyên môn và kỹ năng cho công việc hiện tại, là yếu tố không nhỏ giúp chị đạt được vị trí như ngày hôm nay.
Cụ thể, với môn Tài chính doanh nghiệp (Corporate Issuers), có những kiến thức như thẩm định dự án, khi làm deal M&A cần phải phân tích dự án đó xem có khả năng sinh lời hay không? Và khả năng sinh lời của nó có tốt hay không?
Hay môn Phân tích báo cáo tài chính (Financial Statement Analysis), khi đứng trên góc nhìn của một người phân tích báo cáo có thể nhìn được sức khỏe tài chính của doanh nghiệp đó có tốt hay không. Và đặc biệt là môn Đạo đức (Ethical & Professional Standards), khi tiền là một yếu tố nhạy cảm thì đây là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu với những người học CFA và làm tài chính.
Kinh nghiệm học và thi CFA level 2
Kế hoạch học và luyện thi cụ thể là điều không thể thiếu khi xác định theo đuổi chứng chỉ CFA ở cả level 1 và level 2. Theo chị Quỳnh Thư, đối với các bạn đã có kiến thức về mảng tài chính thì nên bắt đầu trước ít nhất 6-8 tháng và đối với các bạn fresh và chưa có nhiều kiến thức về tài chính thì tổng thời gian ôn tập nên dài hơn 8 tháng.
Phương pháp học phù hợp
Về việc sử dụng tài liệu học, chị Thư chủ yếu làm bài tập của CFA Curriculum, đọc Schweser Notes, tham khảo mindmaps của các giảng viên và người đi trước. Đây đều là những nguồn tài liệu mà các ứng viên đã pass CFA Level 1 đều nhớ rõ. Chị cũng khuyên mọi người nên học từ Schweser, nếu chỗ nào chưa hiểu thì mở Curriculum ra xem.
Cụ thể, đối với các bạn đã có kiến thức về Tài chính thì nên dùng Schweser Notes, vì ngôn ngữ khá dễ hiểu dễ đọc, giáo trình đã được tác giả cô đọng từ Curriculum. Tuy nhiên, những bạn có ý định sau này làm về phân tích cổ phiếu hay trái phiếu thì nên học và nghiên cứu Curriculum, vì tài liệu này giải thích kỹ từng chi tiết và lý do có những thông số/ công thức đó, cũng như có nhiều cases trong thực tế hơn.
Bên cạnh đó, việc học cùng midmaps cũng mang lại hiệu quả tích cực hơn. Đặc biệt khi bạn theo kỹ được mạch mindmap và hiểu được dụng ý của người làm mindmap. Mindmaps rất quan trọng để giúp các bạn cô đọng lại kiến thức của mình và tổng hợp lại kiến thức trước khi thi, ôn lại các công thức và các khái niệm/ term trong CFA.
Chia sẻ về phương pháp học cụ thể, chị Thư cho biết các phương pháp chia vở 2/3, phương pháp “Quả cà chua” pomodoro và học theo nhóm được chị áp dụng thường xuyên. Đặc biệt, việc học nhóm nhỏ và mọi người cùng nhau thảo luận, đóng góp ý kiến, tìm hiểu những câu sai sẽ rất hiệu quả trong giai đoạn ôn thi.
Thời gian ôn thi được lên kế hoạch cụ thể
Thời gian ôn tập và củng cố lại kiến thức đã học trước khi bước vào kỳ thi cũng được chị Quỳnh Thư phân bổ rõ ràng để đạt được hiệu quả học tập tốt nhất:
1. Bắt đầu làm Mock test 1 – 1.5 tháng trước khi thi
Nên dành toàn bộ 2 ngày cuối tuần để luyện đề, sáng làm đề AM/ PM sau đó chiều sửa, 1 tuần được 1 đề Mock, như vậy cần 3 tuần để hoàn thành 3 Mock. Buổi tối các ngày trong tuần thì dành thời gian để chữa chi tiết những câu sai và xem lại kiến thức mình quên. Lưu ý ở đây không được mở bất kỳ tài liệu nào và tuân thủ theo thời gian cho phép làm bài thi.
2. Kiểm tra đáp án và hệ thống lại kiến thức
Làm lần 1 xong thì các bạn kiểm tra lại đáp án xem mình sai ở những câu nào, lý do sai những câu đó, kiến thức nào bị hỏng và cần ôn tập lại. Sau khi làm hết các Mock test và ôn tập các câu sai, bạn làm lại test 1 lần nữa. Và tương tự, xem lại các câu sai. Nếu các câu sai trùng với câu lần 1 thì thật sự chỗ đó bạn chưa ổn và cần phải học kỹ lại.
3. Cân bằng giữa học tập và nghỉ ngơi
Tuần cuối thì nên nghỉ ngơi thư giãn, xem lại những câu mình làm sai trong mock test, 2-3 ngày cuối nên nghỉ ngơi hoàn toàn, buổi tối đọc mindmap/ note kiến thức trong vở là đủ.
Chuẩn bị sẵn sàng cho ngày thi
Thực tế, đặc trưng của kỳ thi CFA là sẽ kéo dài tới 4.5 giờ đồng hồ nên sẽ cần ứng viên phải duy trì được năng lượng xuyên suốt buổi thi để có thể thể hiện tốt nhất. Do đó, chị Quỳnh Thư cho rằng để đạt được hiệu quả làm bài tốt nhất, các ứng viên hãy chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, luôn duy trì “tâm thế” sẵn sàng và thoải mái khi đi thi.
Khó khăn khi học CFA level 2
Chia sẻ về những khó khăn và trải nghiệm khi theo đuổi CFA level 2, chị Thư bật mí đây là một trong những kỷ niệm đặc biệt nhất mà mình từng trải qua.
“Bên cạnh những khó khăn trong quá trình ôn tập thì kỳ thi này còn đúng dịp Tết, khi tất cả mọi người nô nức mua sắm Tết thì mình phải ra ngoài học bài liên tục trong dịp lễ này”- chị Thư chia sẻ thêm.
Bản thân chị Thư tự nhận định, khi học level 1 mình đã rất áp lực khi phải nhớ lượng kiến thức nhiều, nên rút kinh nghiệm sang Level 2, chị đã dự phòng trước tình trạng đó và chuẩn bị cho mình một tinh thần học tập thật tốt để dễ dàng tập trung và làm quen nhanh hơn với cường độ học tập dài.
Ngoài ra, thời gian học gấp rút và hình thức thi tập trung 10 môn trong vòng 4,5 tiếng với cường độ liên tục trong 1 ngày cũng là một trong những áp lực rất lớn đối với các ứng viên dự thi CFA level 2.
Chia sẻ từ kinh nghiệm thực tế, chị Thư cho biết: “Nhiều khi mình mới học xong 2-3 môn thì đã quên hết những kiến thức môn trước đó. Thực tế thời gian ôn thi có thể kéo dài từ 4-6 tháng có thể nói là khá dài nhưng nếu chia ra cho 10 môn thì mỗi môn phải học xong nhiều nhất trong 2 tuần và sau đó dành thời gian để ôn bài lại”.
Đăng ký học thi CFA level 2 trùng với thời gian chuyển công việc, nên việc cân bằng cuộc sống, công việc và học tập cũng là rào cản rất lớn mà chị Quỳnh Thư phải đối mặt. Nhờ có kinh nghiệm ôn thi từ Level 1, chị Thư luôn phân bổ thời gian rõ ràng, khi ở công ty thì tập trung hết công suất giải quyết cho xong công việc, lên kế hoạch rõ thời gian nào làm việc nào và cam kết theo quy định mình đặt ra. Còn khi về nhà thì thoát hoàn toàn khỏi công việc, tập trung vào việc học và cố gắng sắp xếp thời gian để học đủ giờ và kiến thức.
Lời khuyên dành cho các bạn sắp tới bước vào giai đoạn ôn thi CFA Level 2
Với những trải nghiệm học tập tại SAPP Academy ở cả 2 levels CFA, chị Quỳnh Thư cho rằng thấy rất ấn tượng và hài lòng khi được thiết kế lộ trình học hiệu quả phù hợp với mục tiêu ban đầu. Bên cạnh đó, việc được học cùng 100% giảng viên CFA Charterholder không chỉ đơn giản là học lý thuyết, mà còn học để mở rộng kiến thức thực tế và giúp chị có thêm nhiều cơ hội net-working cùng các chuyên gia và những người làm trong ngành.
Tạm kết
SAPP tin rằng, với những chia sẻ từ chị Quỳnh Thư, bạn đọc đã có thêm động lực cũng như nhiều lời khuyên bổ ích để có thể quyết tâm và nỗ lực hơn trên con đường chinh phục chứng chỉ CFA. Một lần nữa, cảm ơn chị Quỳnh Thư đã dành thời gian và có những chia sẻ cực kì chi tiết cho SAPP và bạn đọc về câu chuyện, hành trình học thi CFA của mình.
Những câu chuyện người thật, việc thật từ chính những “người trong cuộc” – những học viên đã và đang gặt hái được thành công trên hành trình chinh phục CFA sẽ thường xuyên được cập nhật và được SAPP gửi tới cho bạn đọc. Vậy nên đừng quên theo dõi SAPP qua Fanpage, Facebook và Youtube để không bỏ lỡ nhé!