ACCA20/06/2024

Nhìn Lại Các Vòng Tuyển Dụng Deloitte – Breaking The Limit 2017

“Mọi điều khó khăn, mọi áp lực, mọi thử thách đều là cơ hội để vươn lên.”

Câu nói này gần gũi với những thí sinh vừa trải qua kỳ thi tuyển Deloitte – Breaking the limit 2017 vừa diễn ra. Cuộc thi là 1 cuộc chơi thử thách các thí sinh không chỉ về độ bền tinh thần khi các vòng thi đều diễn ra gần ngày nhau, đồng thời cũng là sức ép về mặt kiến thức yêu cầu các thí sinh về sự thông hiểu những kiến thức chuyên ngành để chuẩn bị tốt trong mọi vòng thi.

1. Kinh nghiệm thi Breaking the limit 2017

Năm nay, Deloitte Việt Nam vẫn tuyển thực tập sinh thông qua cuộc thi Breaking the Limit 2017. Deloitte tuyển ở cả 2 mảng: Audit và Tax. Số lượng thí sinh thi đỗ mảng kiểm toán là 65 người và thuế là 15 người. Những thí sinh thi Tax sẽ có đề test năng lực cũng như đề phỏng vấn nhóm khác so với những thí sinh mảng Audit, cùng với đó là lợi thế biết kế quả sớm hơn. Cuộc thi vẫn cón 5 vòng như mọi năm, tương ứng là CV, Test năng lực, Phỏng vấn nhóm, Phỏng vấn cá nhân và Đêm thi chung kết tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam. Bài viết này sẽ review chi tiết từng vòng và kinh nghiệm thi tuyển cuộc thi Breaking the limit năm nay.

1.1. Vòng 1: One Step Ahead (Vòng hồ sơ)

Vòng này bắt đầu từ đầu tháng 08/2017 và kết thúc vào ngày 08/09/2017. Giống như mọi năm, Deloitte vẫn là BIG tổ chức kỳ tuyển dụng thực tập sinh sớm nhất. Điều này giúp cho Deloitte có 1 lợi thế nhất định khi lượng thí sinh thi tuyển vào Deloitte rất nhiều. Sau khi Deloitte công bố danh sách thực tập sinh, việc ứng tuyển tại các BIG khác trở nên trầm lắng hơn.

Deloitte luôn ưu tiên những sinh viên chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán, đặc biệt đến từ những trường top như Học viện Tài chính, Đại học Kinh tế Quốc dân, Học viện Ngân hàng, Đại học Ngoại thương… Kinh nghiệm viết CV, CL ứng tuyển Deloitte bạn có thể tham khảo thông tin chi tiết nhất trong bài Review chi tiết kinh nghiệm thi tuyển Deloitte 2016 cũng như cách thức hoàn thành Application form của Deloitte các bạn có thể tham khảo tại bài viết sau:

1.2. Vòng 2: The Challenger (Vòng test năng lực)

Vòng test của Deloitte của cả Audit bắt đầu vào ngày 16/09/2017 tại Học viện Ngân hàng và Học viện Tài chính Tổng số thí sinh tham gia vòng thi này khoảng 600 người bao gồm cả 2 bộ phận.

Riêng với bộ phân Tax sẽ được diễn ra ngay sau đó. Về mặt bằng chung, đề Tax được đánh giá dễ thở hơn đề Audit khá nhiều, nội dung cũng không thay đổi so với năm ngoái. Đề test của Deloitte rất dài và nhiều câu phức tạp, dẫn đến việc nhiều bạn đã bỏ nhiều câu hỏi vì không đủ thời gian hoặc không phân bổ thời gian đúng cách. Tuy nhiên, 1 cách để đảm bảo bạn có được số điểm tối đa trong quá trình thi tuyển vòng này đó là: Hãy cố gắng hoàn thiện tất cả các câu trong bài viết.

1.3. Vòng 3: As One (Group Interview)

Đến vòng thi này sẽ có sự khác biệt về mặt thời gian. Các ứng viên apply Tax sẽ được thi trước khoảng 3 ngày, nội dung thi cũng khác nhau.

Phỏng vấn nhóm của Deloitte – Tax

Lịch phỏng vấn nhóm Tax của Deloitte: 20 – 21/09/2017

Ở vòng này, các case study sẽ là những case mang tính chất xã hội. Số lượng thí sinh trong 1 nhóm dao động từ 6-8 người. Thời gian cho mỗi nhóm là 90 phút. Trong vòng này, các team sẽ đứng về 2 phía khác nhau, cùng thảo luận và tranh luận các luận điểm với nhau. Trong quá trình trình bày ý tưởng bạn cần trình bày bằng tiếng Anh.

1 số case study của bộ phận Thuế như sau:

  • Xây dựng nhiều trường Đại học hay nhiều trường dạy nghề;
  • Smart phone khiến con người xa nhau hơn;
  • FDI có lợi cho Việt Nam.

Phỏng vấn nhóm của Deloitte – Auditing

Lịch phỏng vấn nhóm phòng Auditing Deloitte: 23/09/2017

Khu vực Hà Nội có 24 nhóm. Mỗi nhóm sẽ bao gồm từ 6 – 8 ứng viên. Thời gian cho mỗi nhóm là 90 phút, bao gồm:

  • 10 phút giới thiệu;
  • 40 phút thảo luận;
  • 20 phút thuyết trình;
  • 20 phút trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng.

Ngôn ngữ được sử dụng là tiếng Anh hoặc tiếng Việt tùy lựa chọn của cả đội. Đề của tất cả các nhóm đều là kiến thức chuyên ngành. Giám khảo tham gia chấm điểm của vòng phỏng vấn nhóm gồm 3 người thuộc phòng Nhân sự và Kiểm toán.

Các thí sinh sẽ ngồi theo thứ tự đã phân rõ, lần lượt từng người giới thiệu ngắn gọn về bản thân và có thể trả lời thêm những câu hỏi phát sinh từ giám khảo. Về nội dung case study năm nay, có thể nhận thấy kiến thức kiểm toán và đặc biệt là kiểm soát nội bộ là chủ đạo. Các case study đều liên quan đến kiểm soát nội bộ qua các quy trình của doanh nghiệp như: quy trình mua hàng, bán hàng, thanh toán… Cùng với đó là phân quyền trong kế toán của ban giám đốc (SOD – Segregation of duties). Tuy nhiên, case study được trình bày khá ngắn gọn, không đánh đố và có nhiều ý mở tạo điều kiện cho ai cũng có thể đưa ra ý kiến của mình.

Kinh nghiệm từ các nhóm cho thấy, các nhóm thường chia nhỏ nhóm của mình thành 2 hoặc 3 nhóm nhỏ. Mỗi nhóm sẽ đảm nhận trách nhiệm 1 phần. Hết thời gian thảo luận, các thành viên trong nhóm sẽ trình bày về các ý trong đề. Ở đây, có 1 số nhóm sẽ được phát Laptop để trình chiếu slide, có những nhóm chỉ được dùng giấy trắng và bút dạ. Sau khi trình bày xong, các nhóm sẽ trở về chỗ ngồi và trả lời những câu hỏi của giám khảo. Có thể nhận thấy, nếu bài thuyết trình của nhóm chưa tốt, ban giám khảo có xu hướng hỏi kỹ hơn. Còn nếu nhận thấy nhóm làm rất tốt, người phỏng vấn sẽ đặt những câu mở rộng hơn nhằm khai thác thêm kiến thức từ các ứng viên. Những câu hỏi được đặt ra liên quan đến kiến thức chuyên ngành về tài chính và thủ tục kiểm toán cụ thể. Giám khảo luôn luôn yêu cầu ứng viên phải thật hiểu bản chất của giao dịch trước khi tiến hành bất cứ thủ tục kiểm toán nào.

1 số case study thi tuyển của Deloitte như sau

Case study 1:

1 công ty sản xuất motor tự động đã có thị phần 45% trên thị trường. Theo kế hoạch, trong năm sẽ tăng 20% doanh thu; công ty sẽ thu hẹp hoạt động ở châu Âu để phát triển ở châu A. Để tăng lợi nhuận, công ty giảm bớt nhân viên và người quản lý. Trong năm có các khoản thu nhập khác từ việc thanh lý tài sản; Công ty đã thanh toán tiền trả trước năm 2017 và thay đổi dự phòng hàng tồn kho.

Yêu cầu: Rủi ro tài chính của doanh nghiệp là gì? Trình bày các rủi ro kiểm toán và các thủ tục tiến hành kiểm soát những rủi ro này.

Case study 2:

Doanh nghiệp có nghiệp vụ bán hàng ra nước ngoài có giá trị chiếm 25% tổng giá trị trong năm, nhưng ít người biết và được kế toán đặc biệt theo nghệp vụ này. Công ty chưa từng có 1 nghiệp vụ buôn bán nước ngoài nào. Khi bạn là kiểm toán viên hỏi giám đốc thì giám đốc yêu cầu bạn giữ kín thông tin này, và trong lúc điều tra, bạn phát hiện giám đốc được quyền mua 1 gói cổ phiếu ưu đãi có giá trị lớn.

Yều cầu: Các vấn đề phát sinh, các đạo đức gì có thể vi phạm, các bên liên quan nào có thể ảnh hưởng bởi quyết định của kiểm toán viên.

Case study 3:

1 doanh nghiệp mới thành lập về sản xuất linh kiện điện tử. Giám đốc của doanh nghiệp là 1 người rất giỏi về kỹ thuật nhưng lại có ít kiến thức về kiểm soát nội bộ.

Yêu cầu: Bạn tham gia là thành viên của team kiểm toán, hãy tư vấn cho doanh nghiệp quy trình mua sắm tài sản cố định và hàng tồn kho. Chỉ ra các điểm kiểm soát và các thủ tục cần thiết đảm bảo các rủi ro đó không xảy ra. Cùng với đó là vấn đề bất kiêm nhiệm của trưởng bộ phận mua hàng của doanh nghiệp.

1.4. Vòng 4: The Game Changer (Individual Interview) – 28/09/2017

Thời gian cho mỗi cuộc phỏng vấn thường diễn ra khá nhanh, từ 15 – 20 phút. Giám khảo thường gồm 2 người: 1 director hoặc partner và 1 HR. Ban đầu, bạn sẽ có khoảng 1 phút để giới thiệu về bản thân, sau đó interviewer sẽ hỏi bạn những câu hỏi liên quan đến nội dung trong CV. Những câu hỏi này được người phỏng vấn hỏi bằng tiếng Anh. Trong quá trình trả lời phỏng vấn bạn có thể trả lời bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt. Nội dung phỏng vấn cá nhân là ngẫu nghiên đối với từng thí sinh. Có những bạn sẽ được hỏi về định hướng cá nhân, hoặc giải quyết những tình huống có thể xảy ra khi đi kiểm toán, hoặc có thể là những câu hỏi rất khó về chuyên ngành. Tuy nhiên, hầu hết các thí sinh đều thấy những câu hỏi về định hướng cá nhân là dễ nhất. Chính vì tính chất khó đoán và ngẫu nhiên của các câu hỏi phỏng vấn, bạn không cần tạo ra quá nhiều áp lực cho mình.  Bí kíp ở của vòng này là: Hãy bình tĩnh để trả lời trọn vẹn nhất các câu hỏi của nhà phỏng vấn.

1.5. Vòng 5: One destination – 14/10/2017

Sau 4 vòng thi, Deloitte đã chọn ra khoảng 80 bạn vào ngôi nhà chung Deloitte cho cả 2 bộ phận Auditing và Tax để tham gia đêm chung kết. Nội dung đêm chung kết gồm 2 vòng thi: vòng thi hiểu biết vòng thi hung biện bằng tiếng Anh (dành cho 5 bạn xuất sắc nhất trong vòng thi đầu tiên) với giải thưởng vô cùng hấp dẫn là những xuất học bổng và chương trình thực tập tại Deloitte.

2. Lời kết

Cuộc thi Breaking the limit 2017 của Deloitte năm nay không kém phần căng go và thử thách so với những năm trước. Đề test và đề case study của Deloitte đều xoay quanh về Kế toán – Kiểm toán thử thách các thí sinh phải có 1 nền tảng kiến thức chuyên ngành chắc chắn để có thể tự tin chinh phục nhà tuyển dụng Deloitte. Vì Deloitte là BIG hoàn thành kỳ tuyển dụng của mình sớm nhất, 1 số lượng lớn các thí sinh tiềm năng đã lựa chọn dừng chân tại BIG này trước khi 3 BIG còn lại hoàn thành kỳ tuyển dụng của mình. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn, những thí sinh đang và sẽ tham gia thi tuyển BIG4 sẽ có thêm 1 cái nhìn rõ ràng về kỳ tuyển dụng Internship của Deloitte và các BIG khác.

>>> Xem thêm:


NHẬN ƯU ĐÃI KHÓA CHUẨN BỊ TUYỂN DỤNG

KỲ INTERNSHIP 2020 – 2021 TẠI ĐÂY

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
#Nguyên Tắc Khấu Trừ Thuế GTGT Theo Quy Định

Khám phá các nguyên tắc quan trọng về khấu trừ thuế GTGT theo quy định...

10 Điểm Cần Chú Ý Cho Một Kỳ Thi ACCA Thành Công

1. Lên kế hoạch thời gian thật chặt chẽ và theo sát kế hoạch ngay...

#Cách Báo Cáo Thuế Cho Doanh Nghiệp Mới Thành Lập

Tìm hiểu các quy định và cách báo cáo thuế cho doanh nghiệp mới thành...

[Cost Of Capital Là Gì?]- Đặc Điểm Và Phương Pháp Tính

Đối với các nhà phân tích và đầu tư, khái niệm Cost Of Capital đã...

#1 ACCA SBR (P2 Cũ) Là Gì ? Nội Dung & Cấu Trúc Đề Thi Hiện Nay (Update 2024)

Nếu bạn đã và đang theo đuổi lĩnh vực kế toán, kiểm toán đã không...

Lộ Trình Chinh Phục Các Môn Học ACCA Cấp Độ Professional Hiệu Quả

Giới thiệu và phân tích về lộ trình học qua các line kiến thức khác...

#1 Ngành Kế Toán Có Dễ Xin Việc Không? Cần Gì Khi Đi Khi Xin Việc?

Theo thống kê thì ngành kế toán luôn thuộc top 3 những ngành nghề dễ...

[Hướng Dẫn] Hạch Toán Hóa Đơn Về Trước Hàng Về Sau

Hướng dẫn cách hạch toán hóa đơn về trước hàng về sau thường xảy ra...