Nhìn Lại Tuyển Dụng Thực Tập Big4 Năm 2017
Đã qua ngày “Giao thừa” của dân Kiểm toán, 31/3, được gần 1 tháng. Các bạn đỗ kỳ tuyển dụng thực tập Big4 năm 2017 đã có được những trải nghiệm nghề nghiệp đầu tiên trong đời. Mùa siêu bận với hàng tá công việc phải làm, luôn trong tình trạng chạy deadline, mất ăn, mất ngủ vì những con số. Làm việc ở Big4 đúng là phải cần những “siêu nhân”.
Các bạn intern này đã phải vượt qua hàng ngàn “đối thủ” khác để có 1 chỗ thực tập ở Big4. Họ đã trải qua kỳ thi tuyển gắt gao, với tỉ lệ chọi siêu cao này như thế nào? Còn đối với những bạn sắp thi intern kỳ 2018 cần bổ sung kỹ năng gì phù hợp cho môi trường Big4? Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi như vậy.
Deloitte – Breaking the Limit mùa 2
Deloitte luôn là firm tổ chức thi tuyển Intern sớm nhất trong nhóm Big4. Từ kỳ Intern 2016, Deloitte đã thay thế kỳ thi tuyển của mình bằng cuộc thi Breaking the Limit. Tuy vậy, đây chỉ là thay đổi về mặt tên gọi. Hình thức thi, nội dung thi cũng không có thay đổi gì nhiều.
Vòng 1 – CV – One Step Ahead
Hãy cố gắng làm cho CV của bạn ngắn gọn nhưng lại thật ấn tượng. Nhà tuyển dụng chỉ có chưa đầy 5s để đọc một CV thôi.
Vòng 2 – Test – The Challenger
Vòng Test năm nay của Deloittle được đánh giá là vô cùng khó nhằn. Kiến thức khó, trải dài ở nhiều lĩnh vực đã làm khó không ít bạn sinh viên. Bài Test gồm các phần: Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tài chính, IQ, Kiến thức chung và Essay.
Vòng 3 – Group Interview – As One
Các thí sinh sẽ được chia thành các nhóm từ 6-7 người. Chủ đề thảo luận về chuyên ngành và rất “xoáy”. Tips cho vòng này chính là: hãy trở thành 1 team member tốt, biết cách hỗ trợ cho các teammates. Đừng cố gắng tranh giành làm Leader. Vì không phải lúc nào Leader cũng là người pass.
Vòng 4 – Final Intervew – The Game Changer
Deloitte là firm duy nhất cho phép thí sinh được phỏng vấn cả bằng tiếng Anh và tiếng Việt. Có bạn toàn bị hỏi về chuyên ngành, nhưng cũng có bạn chỉ được hỏi về tính cách, định hướng nghề nghiệp. Buổi phỏng vấn diễn ra trong khoảng 20 phút với Manager Director và Vice HR Manager.
Vòng 5 – Chung kết – One Destination
Các bạn pass ở vòng 4 sẽ được tham gia vòng này. Tuy nhiên nếu pass vòng 4 thì chúc mừng, bạn sẽ được thực tập ở Deloitte. Vòng 5 được tổ chức như thi Rung Chuông Vàng, diễn ra trong 2 ngày (1 ở Hà Nội, 1 ở TP.HCM). Người chiến thắng ở vòng 5 sẽ có cơ hội tham gia cuộc thi Chiến lược kinh doanh của ICAEW tại Malaysia.
EY – 2017 Internship Program
EY là firm duy nhất tuyển thực tập sinh từ những cuộc thi ngoài chương trình Internship Program. Số lượng sinh viên được tuyển từ 3 cuộc thi: Pathway to Sucess (NEU), Challenge for Growth (FTU), Talented Auditor Cup (CFAA – FTU) đã vào khoảng 40 người. Vì thế mà tỉ lệ chọi cho kỳ tuyển Intern chính thức được đẩy lên rất cao.
Giống như mọi năm, Internship Program của EY chỉ gồm 3 vòng:
Vòng 1 – CV
Lượng CV bị loại khá nhiều vì số lượng cần tuyển đã được bù đắp từ các cuộc thi. Vì thế mà tiêu chuẩn CV được chọn cũng cao hơn. Ví dụ như: GPA >8.0, thành tích học tập, ngoại khóa, v.v.
Vòng 2 – Test
Bài thi diễn ra trong 120 phút, và gồm các mảng câu hỏi: Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Hiểu biết chung, IQ và Essay. Các câu hỏi không “đánh đố” như đề thi của Deloitte. Bạn chỉ cần nắm chắc kiến thức ở trường, tư duy logic tốt thì có thể dễ dàng vượt qua vòng này.
Vòng 3 – Interview
EY không tổ chức thi Group Interview nên bạn sẽ tiết kiệm được kha khá thời gian ôn tập. Tuy nhiên, rút bớt một vòng cũng có nghĩa là vòng này sẽ căng thẳng hơn nhiều. Nhưng lo lắng lại là yếu tố khiến bạn thất bại đấy. Tự tin, luôn mỉm cười và trả lời thành thật là tips giúp bạn vượt qua vòng này.
>>> Xem thêm:
PwC – Internship Recruitment Programme 2017
Vòng 1 – CV
PwC nổi tiếng thu hút rất nhiều du học sinh và các sinh viên trong nước và giỏi tiếng Anh. Vì thế mà bạn cần thể hiện khả năng tiếng Anh của mình ngay từ vòng CV. PwC không yêu cầu quá cao về thành tích học tập. Tuy nhiên, tiếng Anh và hoạt động ngoại khóa là điều bắt buộc. Tỉ lệ loại vòng này là không nhiều.
Vòng 2 – Test
Vòng này gồm 2 phần: Test online và Test offline. Bài test online là các câu hỏi về IQ, Verbal trong thời gian quy định. Bài offline kiểm tra các bạn về khả năng viết essay. Chủ đề thường là về các vấn đề xã hội, hiếm khi về kiến thức chuyên ngành như Deloittle hay EY. Tips cho bạn là: học thật tốt Writing IELTS task 2.
Vòng 3 – Group Interview
Tiếng Anh luôn là đòi hỏi đầu tiên của PwC về các ứng viên. Bạn sẽ thảo luận, thuyết trình case bằng tiếng Anh. Chủ đề thảo luận có thể là chuyên ngành, có thể là xã hội. Có rất nhiều du học sinh trong vòng thi này nên bạn cần có khả năng Speaking thực sự tốt.
Vòng 4 – Interview
Tiếp tục là đòi hỏi về tiếng Anh. Các câu hỏi không đi sâu vào chuyên ngành nhưng đòi hỏi ứng viên phải nói tiếng Anh thật tốt, tư duy logic sắc bén. Qua vòng này, bạn chính thức trở thành Intern của PwC.
>>> Xem thêm:
KPMG – Internship Programme 2017
Thi tuyển vào KPMG cũng giống như thi vào PwC. Bài thi không nặng chuyên ngành nhưng nặng về tiếng Anh. Ngoài ra, KPMG cũng tuyển thực tập sinh từ cuộc thi Future Accountant Cup (HANU) và học bổng AIS. Tuy nhiên tỉ lệ chọi cũng không bị đẩy lên quá cao.
Kỳ tuyển dụng thực tập sinh của KPMG diễn ra với 4 vòng như mọi năm:
Vòng 1 – CV
KPMG không loại quá nhiều CV. Tuy nhiên bạn cần chuẩn bị CV chu đáo và nộp sớm trên website của công ty. Rất có thể mạng sẽ bị nghẽn vào những ngày gần hạn chót.
Vòng 2 – Test
KPMG cũng không yêu cầu các ứng viên có kiến thức chuyên ngành quá cao. Bài test chủ yếu là tiếng Anh và kiến thức kế toán chung. Học tốt kiến thức kế toán cơ bản và giỏi tiếng Anh là yếu tố giúp bạn vượt qua vòng này.
Vòng 3 – HR Interview
Mặc dù là phỏng vấn với bộ phận Nhân sự nhưng cũng có ứng viên bị hỏi kiến thức chuyên ngành. Tuy nhiên, mức độ câu hỏi chỉ ở mức hiểu sơ lược, không quá khó. Các câu hỏi khác chủ yếu là về định hướng, cuộc sống, v.v.
Vòng 4 – Final Interview
Vòng này đi sâu và sự phù hợp của bạn với văn hóa Công ty. Chỉ có 2 kiểu là: phù hợp hay không phù hợp, chứ không phải là: người giỏi hay người kém. Nếu trượt ở vòng này thì bạn cũng đừng tự ti. Chỉ là bạn không phù hợp với văn hóa của KPMG thôi. Tips cho bạn: tiếp xúc với KPMG-ers, xem website của KPMG, vào kênh youtube của KPMG. Bạn sẽ cảm nhận được nhiều thứ đấy.
>>> Xem thêm: