CFA20/06/2024

#1 Ocf Là Gì? Tìm Hiểu Về Dòng Tiền Từ Hoạt Động Kinh Doanh

 

ocf là gì

Những nhà đầu tư khi đọc Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp thường gặp một thuật ngữ tài chính là OCF. Là một chỉ số quan trọng, OCF giúp cho các nhà kinh tế đưa ra quyết định có nên đầu tư nguồn lực của mình hay không. Vậy OCF là gì? Điều này sẽ được SAPP Academy giải thích qua bài viết này!

ocf là gì

Operating Cash Flow (OCF) – Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh là thước đo dòng tiền mà nhà quản trị dùng để đo lường lượng tiền mặt được doanh nghiệp tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định. OCF được tính bằng sự chênh lệch từ tổng số tiền thu và chi theo các hoạt động kinh doanh từng kỳ báo cáo liên quan đến các hoạt động kinh doanh chính của công ty, chẳng hạn như bán và mua hàng tồn kho, cung cấp dịch vụ và trả lương, thuế,…

Trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ, OCF được trình bày ngay phần đầu tiên bởi nó là thước đo lượng tiền mặt được tạo ra từ hoạt động kinh doanh thông thường của một doanh nghiệp. Các nhà đầu tư có thể nhìn vào đó để đánh giá hiệu quả hoạt động và sức khỏe tài chính của công ty, từ đó đưa ra quyết định có xuống tiền đầu tư hay không.

Khi đã hiểu được khái niệm dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, bài toán đặt ra rằng vậy công thức để tính OCF là gì. Hiện có 2 phương pháp để tính OCF:

ocf là gì

Cách tính trực tiếp tuy rằng đơn giản và độ chính xác cao nhưng lượng thông tin đem lại cho nhà đầu tư không đầy đủ chi tiết về thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp hay nguồn tiền cần thiết. Phương pháp gián phức tạp hơn, đồng nghĩa với việc nó mang tới thông tin chi tiết hơn về tình hình hoạt động kinh doanh. Vì vậy, các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều sử dụng cách tính này để biết rõ OCF là gì và bao gồm những dòng tiền nào.

Ví dụ 1:

Giả sử có một công ty có tổng doanh thu là 1.200 đô la và tổng chi phí hoạt động 700 đô la, vậy trong trường hợp này phương pháp tính OCF là gì và bao nhiêu?

Giải: 

Trong trường hợp này, OCF có thể tính bằng phương pháp trực tiếp:

Tổng doanh thu

30.000.000 VND

Chi phi hoạt động

16.000.000 VND

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (OCF)

= 30tr – 16tr = 14tr (VND)

 

Ví dụ 2: 

Năm 2010, công ty SDT có lợi nhuận hoạt động trong năm 2021 là 400.000$, khấu hao là 100.000$ và thuế 35%. Tính dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (OCF).

Giải: 

Trong trường hợp này, OCF có thể tính bằng phương pháp gián tiếp:

EBIT

400.000$

Khấu hao

100.000$

Thuế

35% x EBIT = 140.000$

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (OCF)

= 400.000 – 140.000 + 100.000

= 360.000 $

ocf là gì

Mỗi một chỉ số đều có những lưu ý nhất định. Vậy lưu ý về chỉ số OCF là gì?

• OCF phản ánh thực trạng dòng chảy của tiền trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khi OCF dương, báo cáo có dấu “+”, ngược lại khi OCF âm, báo cáo có dấu “-”.

• Tại bảng báo cáo tài chính, khi chỉ số OCF âm được trình bày trong ngoặc, điều đó có nghĩa là dòng tiền đó vẫn chưa được thu về từ hoạt động kinh doanh bán ra của doanh nghiệp.

• Không phải nguồn tiền nào cũng được tính trong chỉ số OCF. Những giao dịch như mua bán công nợ, xây dựng nhà máy, phân xưởng,… thuộc đầu tư, tài chính đều không thuộc dòng tiền từ hoạt động kinh doanh.

ocf là gì

Đối với doanh nghiệp OCF rất quan trọng bởi vì nó cho biết sức khỏe tổng thể và lợi nhuận của một doanh nghiệp – một chỉ số quan trọng về tình trạng tài chính của công ty. Những thông tin từ OCF kỳ này là cơ sở cho việc lập kế hoạch lưu chuyển tiền tệ kỳ cho kỳ tiếp theo.

Đối với các nhà đầu tư, chỉ số OCF là một trong những chỉ số quan trọng nhất trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Bởi vì OCF thể hiện lượng tiền mà doanh nghiệp có thể tạo ra để đáp ứng các nhu cầu gia tăng đầu tư, trả nợ và chia lãi cho các chủ sở hữu từ thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Tạm kết: Bài viết trên, SAPP đã mang đến cho bạn một cái nhìn tổng quát về Ocf là gì và cách tính dòng tiền từ hoạt động kinh doanh. Mong rằng bạn sẽ áp dụng được vào quá trình học và tham gia đầu tư cá nhân của mình. Nếu có bất cứ thắc mắc gì về thông tin trong bài viết, hãy liên hệ website hoặc fanpage để được hỗ trợ nhé!

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
#[Giải thích] Chỉ số thanh khoản (liquidity ratio) là gì?

  Liquidity ratio – Chỉ số thanh khoản là một trong những chỉ số tài...

Tổng Hợp Những Vị Trí Việc Làm Hấp Dẫn Dành Cho Sinh Viên Tài Chính

Xin việc ngành tài chính có khó không? Đây chắc chắn là thắc mắc của...

Đầu tư tài chính dài hạn – Kênh đầu tư an toàn và bền vững

Giải đáp thắc mắc nên chọn đầu tư tài chính dài hạn hay ngắn hạn...

Khóa Học CFA Online Từ Cơ Bản Đến Nâng Cao – Học Phí

Khóa học CFA Online từ cơ bản đến nâng cao là khoá học được nhiều...

Suy thoái kinh tế là gì? 5 Dấu hiệu của một chu kỳ suy thoái

Suy thoái kinh tế là nỗi lo thường trực của nhiều quốc gia hiện nay....

#1 Profitability ratios là gì? Định nghĩa và ví dụ | SAPP

Phân tích Profitability ratios (các chỉ số lợi nhuận) là 1 trong những cơ sở...

Tìm Hiểu Sơ Lược Bộ Môn Financial Reporting And Analysis CFA

Financial Reporting and Analysis là môn học thuộc chương trình CFA, cung cấp kiến thức...

Ngành kinh tế đầu tư là gì? Cơ hội việc làm nào cho sinh viên ngành

Dù nằm trong nhóm ngành Kinh tế đang “lên ngôi", tuy nhiên Kinh tế đầu...