ACCA20/06/2024

Review Chi Tiết Kinh Nghiệm Thi Tuyển PwC Kỳ Internship 2017

Kỳ thi tuyển thực tập sinh của PwC thường được tổ chức vào tháng 9 hàng năm, gồm có 4 vòng thi: CV, Test, Phỏng vấn nhóm và Phỏng vấn cá nhân. Khác với các công ty còn lại trong Big4, PwC thường không tổ chức các cuộc thi để tuyển sinh viên vào làm thực tập. Vì vậy, kỳ thi tuyển thực tập sinh được tổ chức hàng năm bởi PwC có thể coi là cơ hôi duy nhất để được trở thành thực tập sinh tại PwC.

1. Giới Thiệu Tổng Quan Về PwC Việt Nam

PricewaterhouseCoopers (PwC) là một trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới – Big4. Công ty được thành lập vào năm 1998, từ sự sát nhập của 2 công ty là Cooper & Lybrand và Price Waterhouse. PwC cung cấp đến thị trường các dịch vụ kiểm toán, tư vấn thương vụ, tư vấn hoạt động, tư vấn pháp lý, tư vấn thuế, tư vấn quản lý nguồn nhân lực và hỗ trợ doanh nghiệp.

Theo báo cáo “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2015” dành cho nhóm ngành Kế toán – Tài chính được thực hiên bởi Anphabe, PwC nằm trong top 5 công ty được đánh giá là tốt nhất dựa theo các tiêu chí: cơ hội phát triển, văn hóa & môi trường làm việc, lãnh đạo & quản lý, văn hóa công ty. PwC là một công ty chuyên nghiệp, được đánh giá cao và là nơi lý tưởng dành cho nhân viên được phát triển và sáng tạo. Do đó, các kỳ tuyển dụng của PwC đều thu hút hàng nghìn ứng viên muốn ứng tuyển vào công ty.

Kỳ thi tuyển thực tập sinh của PwC thường được tổ chức vào tháng 9 hàng năm, gồm có 4 vòng thi: CV, Test, Phỏng vấn nhóm và Phỏng vấn cá nhân. Khác với các công ty còn lại trong Big4, PwC thường không tổ chức các cuộc thi để tuyển sinh viên vào làm thực tập. Vì vậy, kỳ thi tuyển thực tập sinh được tổ chức hàng năm bởi PwC có thể coi là cơ hôi duy nhất để được trở thành thực tập sinh tại PwC.

2. Kinh Nghiệm Thi Tuyển Internship PwC 2017

(Áp dụng cho khu vực Miền Bắc và vị trí Assurance Intern)

Vòng 1: Nộp CV

PwC mở đăng ký đơn online từ ngày 20/8/2016 – 30/9/2016 trên website của công ty. Với vòng xét CV, PwC được cho rằng khá đơn giản và không có yêu cầu quá cao. PwC không loại nhiều hồ sơ trừ khi CV của bạn chuẩn bị quá sơ sài và có nhiều lỗi hoặc kết quá học tập của bạn quá kém.

Vòng 2: Test

Vòng test của PwC gồm có 2 vòng nhỏ hơn đó là Online assessmentWritting test. Sau khi đã vượt qua vòng CV, PwC sẽ gửi cho bạn E-mail lời mời dự thi Online assessment và Writting test. Kết quả hai bài kiểm tra này sẽ được đánh giá và xem xét cùng với CV của bạn. Có thể nói đến vòng 2, CV của bạn mới được lọc kỹ càng.

  • Online assessment: Deadline hoàn thành là vào ngày 11/10/2016. Bài thi có thể được hoàn thành ở bất cứ đâu bạn cảm thấy thoải mái, chỉ cần truy cập vào đường link trong mail mời làm online assessment. Tuy nhiên bạn cần lưu ý là chỉ được thực hiện bài thi một lần duy nhất nên hãy đảm bảo bản thân hoàn toàn sẵn sàng trước khi nhấn vào link. Bài test gồm có 3 phần Verbal test, Numerical Reasoning Test và Personality test:
    • Verbal test: Bài thi sẽ gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm bạn phải lựa chọn “Đúng”, ‘’Sai’’ hoặc “Không thể kết luận’’. Để có được đáp án, thí sinh cần phân tích, suy luận từ các thông tin cung cấp trong bài đọc. Bạn sẽ có 19 phút để hoàn thành phần thi này. Do đó, bạn cần cân đối thời gian chỉ nên dành ra 30 giây đến 1 phút cho mỗi câu hỏi.
    • Numerical Reasoning Test: Đây sẽ là bài kiểm tra về khả năng làm việc với con số của các thi sinh. Bài thi bao gồm 18 câu hỏi trắc nghiệm trong vòng 25 phút; yêu cầu phải thực hiện các bước tính toán như cộng trừ nhân chia, tính tỷ lệ phần trăm, tính tỷ số… để ra được kết quả.
    • Personality test: Phần thi này gồm có 104 câu trắc nghiệm tính cách, không giới hạn thời gian. Đây là bài kiểm tra giúp cho nhà tuyển dụng tại PwC hiểu được rõ hơn về tính cách của thí sinh.
  • Writing test: Thời gian tổ chức thi Writing test sẽ là 2-3 ngày sau khi bạn đã vượt qua vòng CV và nhận được email mời làm bài kiểm tra. Thời gian có thể nói là khá gấp nên bạn cần chuẩn bị tâm lý sẵn sàng. Nội dung bài thi bao gồm một bài essay tối thiểu 300 từ với thời gian làm trong vòng 30 phút. Đề bài sẽ giống với IELTS writing task 2 tuy nhiên bài thi của PwC được đánh giá là khó hơn vì bài thi IELTS task 2 chỉ yêu cầu viết tối thiểu 250 từ trong vòng 40 phút.

Vòng 3: Group Interview

Vòng Group interview được tổ chức trong tuần 17/10. Bạn sẽ được nhóm thành một nhóm 6-7 người. Cả nhóm sẽ cũng nhau thảo luận bằng Tiếng Anh về một chủ đề được cho trước và sau đó đứng lên trình bày quan điểm của nhóm.

Sẽ có 3 observers: 1 người từ bên HR sẽ quản lý thời gian, hướng dẫn quá trình thảo luận nhóm và 2 người là supervisor sẽ quan sát quá trình làm việc của nhóm bạn.

Tổng thời gian cho buổi Group Interview sẽ vào khoảng 1h30p bao gồm: 5 phút tự đọc đề và suy nghĩ, 30 phút thảo luận nhóm, 10 phút thuyết trình của nhóm và 30 phút trả lời câu hỏi của supervisors.

Đề thi không yêu cầu chọn leader, time-controller hay notes keeper nên bạn cần hết mình đóng góp cho nhóm. Tuy nhiên, mục tiêu của buổi phỏng vấn nhóm đó là PwC muốn đánh giá kỹ năng làm việc nhóm của các thí sinh, do đó bạn không nên quá tập trung bảo vệ ý kiến của mình và không xem xét hoặc phụ định gay gắt ý kiến của các thành viên trong nhóm.

Bạn nên chú ý lắng nghe các thành viên trong nhóm mình, luôn tạo eyes-contact với các thành viên khi nói, ghi chú lại các ý chính trong cuộc thảo luận để nhớ được ý khi thuyết trình, khi thuyết trình không nên nói quá nhiều mà nên đề phần cho bạn trong nhóm cùng nói.

Thêm vào đó, trong nhóm khi thảo luận sẽ luôn có các ý kiến khác nhau bởi vì vấn đề thảo luận thường là các chủ đề không có ý kiến hoàn toàn đúng hay sai. Ví dụ như vòng phỏng vấn nhóm năm nay có xuất hiện đề: “Leader is born, not trained” Agree/Disagree”. Vì lý do trên, mọi người nên chú ý cân bằng thời gian thảo luận để có thể cùng nhau thống nhất, đưa ra được một ý kiến.

Vòng 4: Final Interview

Đây sẽ là vòng thi cuối cùng để bạn có thể trở thành một thực tập sinh tại PwC. Lời nhận xét chung từ các thí sinh từng đi phỏng vấn ở PwC đó là không khí buổi phỏng vấn ở PwC rất thoải mái. Vì vậy, bạn không nên quá lo lắng mà hãy giữ vững tâm lý ổn định, tự tin để thể hiện được bản thân mình tốt nhất.

Bạn sẽ được phỏng vấn bởi 1 Manager và 1 Director bằng Tiếng Anh. PwC thường không tập trung hỏi về kiến thức chuyên môn của thí sinh, thay vào đó qua vòng phỏng vấn PwC muốn biết được con người của thí sinh có phù hợp với công ty hay không cũng như cách ứng xử của thí sinh trước các tình huống. Câu hỏi phỏng vấn thường xoay quanh các nội dung về giới thiệu bản thân. Lý do bạn trở thành một kiểm toán viên, lý do bạn muốn làm việc ở PwC, cách xử lý các tình huống ở nơi công sở, …

Tuy nhiên, PwC cũng đang đưa dần kiến thức chuyên môn vào các vòng thi của mình. PwC đã bắt đầu hỏi về các thủ tục kiểm toán. Nhưng nhìn chung các câu hỏi chỉ ở mức “general knowledge” không hề khó nếu bạn có đọc và học các sách về kế toán kiểm toán. Hơn thế nữa, cũng tùy từng ứng viên và chuyên ngành học mà có những câu hỏi khác nhau. Thường các sinh viên theo học khối ngành kế kiểm sẽ bị hỏi nhiều hơn về kiến thức chuyên ngành nên bạn cần lưu ý chuẩn bị kỹ lưỡng.

3. Tổng kết

Năm 2016 số thực sinh được PwC tuyển lên đến khoảng 50 – 60 người. Toàn bộ quá trình tuyển dụng gần như không liên quan đến kiến thức chuyên ngành mà chủ yếu để kiểm tra tư duy, kỹ năng làm việc nhóm cũng như khả năng tiếng Anh của thí sinh. Vì vậy, bạn sinh viên học trái ngành hoàn toàn có thể tự tin ứng tuyển. Trên đây là những chia sẻ của SAPP về vòng tuyển dụng của PwC kỳ 2017. Hi vọng bài viết sẽ giúp ích được cho bạn.

>>> Xem thêm:


[FREE DOWNLOAD] CẨM NANG TUYỂN DỤNG BIG4 VERSION 5.0

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Cập Nhật Pass Rate Đầy Ấn Tượng Của SAPP Trong Kỳ Thi ACCA Tháng 09

Với 5 học viên là Prize Winner cùng 167 học viên vượt qua kỳ thi...

Những Nấc Thang Thăng Tiến Sự Nghiệp Trong Nghề Tư Vấn Thuế

Tư vấn Thuế là một công việc có sức hút không kém gì Kiểm toán....

#1 ACCA P5 Là Gì ? Nội Dung & Cấu Trúc Đề Thi Hiện Nay

ACCA P5 là một trong các môn học tự chọn thuộc cấp độ chiến lược...

Review Đề Test Deloitte – Breaking The Limit 2017

Năm nay Deloitte đã không còn những câu Accounting dài nữa trang A4 nữa, thay...

F9 là môn gì? Tại sao bạn cần phải học F9?

1. F9 Là Môn Học Gì? F9 ACCA – Financial Management – là môn học...

Kinh Nghiệm Kiểm Toán Phần Hành Chi Phí & Doanh Thu Tài Chính

Doanh thu tài chính dùng để phản ánh doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền,...

[Hướng dẫn] Cách kiểm tra NHANH bản Báo cáo Tài chính

Nhằm đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong quá trình quản lý tài...

#10 Sai Lầm Kế Toán Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Thường Gặp Phải

Tìm hiểu 10 sai lầm kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ thường gặp nhất...