ACCA20/06/2024

[Hướng dẫn] Phương pháp báo cáo lưu chuyển tiền tệ trực tiếp

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trực tiếp một khía cạnh quan trọng của quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp. Việc hiểu rõ, áp dụng đúng cách phương pháp này không chỉ giúp cải thiện sự minh bạch tài chính mà còn mang lại thông tin quý giá để hỗ trợ quyết định chiến lược và tối ưu hóa hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp. Mời các bạn cùng SAPP tìm hiểu chi tiết về báo cáo lưu chuyển tiền tệ chi tiết trong bài viết này.

1. Kiến thức cần biết về báo cáo lưu chuyển tiền tệ trực tiếp

Để hiểu rõ về báo cáo ưu chuyển tiền tệ, trước hết chúng ta cần tìm hiểu về khái niệm về báo cáo lưu chuyển tiền tệ trực tiếp và cơ sở để lập báo cáo này.

1.1. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trực tiếp là gì?

báo cáo lưu chuyển tiền tệ trực tiếp thể hiện chi tiết về lương tiền thưởng và chi trong một tổ chức

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trực tiếp thể hiện chi tiết về luồng tiền thu và chi trong một tổ chức, được phân chia thành ba phạm vi chính: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Bằng cách phân loại các giao dịch theo từng phạm vi này, báo cáo lưu chuyển tiền tệ trực tiếp cung cấp thông tin về tình hình tài chính của tổ chức trong khoảng thời gian cụ thể.

1.2. Cơ sở lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trực tiếp được lập trên cơ sở các tài liệu sau đây:

  • Thứ nhất, dựa trên số liệu trên Bảng Cân đối kế toán
  • Thứ hai, dựa trên số liệu của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
  • Thứ ba, dựa trên thuyết minh Báo cáo tài chính
  • Thứ tư, lấy số liệu từ báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước
  • Thứ năm, dựa trên Sổ kế toán tổng hợp
  • Thứ sáu, lấy số liệu từ Sổ kế toán chi tiết các tài khoản 111, 112, 113
  • Thứ bảy, dựa trên Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ…

Xem thêm: Phương pháp báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp

2. Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ trực tiếp

Dưới đây là các nguyên tắc cơ bản để lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ trực tiếp:

4 nguyên tắc có bản đề lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ trực tiếp

  • Thứ nhất, số liệu năm trước: Để lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ, kế toán sử dụng dữ liệu từ luồng tiền thu, chi trong năm N-1 (năm trước) từ báo cáo tài chính của năm N-1.
  • Thứ hai, số liệu năm nay: Tương tự, dùng số liệu luồng tiền thu, chi từ báo cáo tài chính của năm N (năm hiện tại) để lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ trực tiếp.
  • Thứ ba, thu tiền: Khi phát sinh các giao dịch thu tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh, ghi dấu dương số tiền vào phần mềm.
  • Thứ tư, chi tiền: Nếu phát sinh các giao dịch chi tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh, hãy ghi nhận số tiền vào phần mềm bằng số âm.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Kiểm Tra Sổ Sách Kế Toán Chi Tiết

3. Phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ trực tiếp

Một số lưu ý khi lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ:

  • Thứ nhất, các khoản thu tiền tương ứng với phát sinh Nợ TK 111, 112, 113 tương ứng với phát sinh Có các tài khoản đối ứng; khoản thu tiền ghi bình thường;
  • Thứ hai, các khoản chi tiền tương ứng với phát sinh Có TK 111, 112, 113 tương ứng với phát sinh Nợ các tài khoản đối ứng; khoản chi tiền được thể hiện trong dấu (…).

Chỉ tiêu

Mã số

TK Nợ

TK Có

I.   Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác

1. Thu tiền bán hàng, cung cấp dịch vụ và kinh doanh

01

111, 112, 113

511, 131, 515, 121

2.  Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hoá, dịch vụ

02

(331, 152, 153, 154, 156)

(111, 112, 113)

3.   Tiền chi trả cho người lao động

03

(334)

(111, 112)

4.   Tiền lãi vay đã trả

04

(335, 6354, 242)

(111, 112, 113)

5.   Thuế TNDN đã nộp

05

(3334)

(111, 112, 113)

6.   Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh

06

111, 112, 113

711, 133, 141, 244

7.   Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh

07

(811, 161, 244, 333, 338,  344, 352, 353, 356)

(111, 112, 113)

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh

20

MS20 = MS01 + MS02 + MS03 + MS04 + MS05 + MS06 + MS07

II. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư

1. Tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác

21

(211, 213, 217, 241, 331, 3411)

(111, 112, 113)

2. Tiền thu thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác

22

111, 112, 113

711, 5117, 131

3.  Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác

23

(128, 171)

(111, 112, 113)

4. Tiền thu hồi cho vay, bán lại công cụ nợ của đơn vị khác

24

111, 112, 113

128, 171

5.  Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác

25

(221, 222, 2281, 331)

(111, 112, 113)

6.  Tiền thu hồi đầu tư vốn vào đơn vị khác

26

111, 112, 113

221, 222, 2281, 131

7.  Thu lãi tiền cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia

27

111, 112, 113

515

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư

30

 MS30 = MS21 + MS22 + MS23_MS24 + MS25 + MS26 + MS27

III.  Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính

1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu

31

111, 112, 113

411, 419

2. Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu đã phát hành

32

(411, 419)

(111, 112, 113)

3.  Tiền thu từ đi vay

33

111, 112, 113

3411, 3431, 3432,  41112

4.  Tiền trả nợ gốc vay

34

(3411, 3431, 3432, 41112)

(111, 112, 113)

5.  Tiền trả nợ gốc thuê tài chính

35

(3412)

(111, 112, 113)

6.  Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu

36

(421, 338)

(111, 112, 113)

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính

40

MS40 = MS31 + MS32 + MS33 + MS34 + MS35 + MS36

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (MS 50 = MS 20 + MS 30 + MS 40)

50

MS 50 = MS 20 + MS 30 + MS 40

Tiền và tương đương tiền đầu kỳ

60

Lấy số liệu chỉ tiêu “Tiền và tương đương tiền” đầu kỳ, Mã số 110 trong Bảng cân đối kế toán (lấy ở cột “Số đầu kỳ”)

Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ

61

Số phát sinh Nợ TK 111, 112, 113, 128 đối ứng với số phát sinh có TK4131

Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (MS70 = MS 50 + MS 60 + MS 61)

70

Lấy số liệu chỉ tiêu ”Tiền và tương đương tiền” cuối kỳ, Mã số 110 trong Bảng cân đối kế toán.

Hoặc MS70 = MS 50 + MS 60 + MS 61

Xem thêm: Tài Chính Doanh Nghiệp Là Gì? Tìm Hiểu Về Ngành Tài Chính Doanh Nghiệp

4. Vai trò, ý nghĩa báo cáo lưu chuyển tiền tệ

  • Thứ nhất, cung cấp thông tin về tài chính kinh doanh: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp cái nhìn tổng quan về dòng tiền của hoạt động kinh doanh. Bằng cách phân loại theo từng phạm vi hoạt động, báo cáo giúp xác định mức độ đóng góp của mỗi loại hoạt động vào dòng tiền tổng cộng.

Ý nghĩa báo cáo lưu chuyển tiền tệ là cung cấp thông tin về tài chính kinh doanh.

  • Thứ hai, phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận và lưu chuyển tiền: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thể hiện cách lợi nhuận của doanh nghiệp tương quan với luồng tiền thuần trong một khoảng thời gian cụ thể. Bằng cách phân tích sự chênh lệch giữa tiền thu và tiền chi, báo cáo giúp xác định sự cân đối và hiệu quả trong việc quản lý luồng tiền.
  • Thứ ba, đánh giá khả năng tạo doanh thu tương lai: Thông qua việc phân tích dữ liệu lưu chuyển tiền, báo cáo đem đến cái nhìn về khả năng tạo doanh thu của doanh nghiệp trong tương lai. Các xu hướng trong luồng tiền thu và chi giúp dự đoán khả năng tài chính và sự phát triển của doanh nghiệp trong thời gian tới.

5. Phân biệt báo cáo lưu chuyển tiền tệ trực tiếp và bảng cân đối kế toán

Chỉ tiêu so sánh

Bảng cân đối kế toán

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Ý nghĩa

Phản ánh tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp.

Phản ánh biến động luồng tiền của doanh nghiệp.

Tầm quan trọng

Phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp

Là cơ sở để doanh nghiệp lập ngân sách và dự toán

Vai trò

Dựa trên bảng cân đối kế toán có thể nhận biết các khoản lãi lỗ của doanh nghiệp

Nhận biết luồng tiền của doanh nghiệp và đánh giá khả năng thanh khoản

Mối quan hệ

Quá trình lập Bảng cân đối kế toán không dựa trên cơ sở Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ lập dựa trên cơ sở bảng cân đối kế toán

6. Mẫu tham khảo báo cáo lưu chuyển tiền tệ trực tiếp

Đơn vị báo cáo:…….

Mẫu số B 03 – DN

Địa chỉ:………

(Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)

BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ

(Theo phương pháp trực tiếp) (*)

Năm….

Đơn vị tính: ………..

Chỉ tiêu

Mã số

Thuyết minh

Năm nay

Năm trước

1

2

3

4

5

I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh

1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác

01

2. Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ

02

3. Tiền chi trả cho người lao động

03

4. Tiền lãi vay đã trả

04

5. Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp

05

6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh

06

7. Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh

07

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh

20

II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư

1.Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác

21

2.Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác

22

3.Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác

23

4.Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác

24

5.Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác

25

6.Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác

26

7.Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia

27

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư

30

III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu

31

2. Tiền trả lại vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu  của doanh nghiệp đã phát hành

32

3. Tiền thu từ đi vay

33

4. Tiền trả nợ gốc vay

34

5. Tiền trả nợ gốc thuê tài chính

35

6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu

36

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính

40

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (50 = 20+30+40)

50

Tiền và tương đương tiền đầu kỳ

60

Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ

61

Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (70 = 50+60+61)

70

Ghi chú: Các chỉ tiêu không có số liệu thì doanh nghiệp không phải trình bày nhưng không được đánh lại “Mã số” chỉ tiêu

Lập, ngày … tháng … năm …

Người lập biểu

Kế toán trưởng

 Giám đốc

(Ký, họ tên)

– Số chứng chỉ hành nghề;

– Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên, đóng dấu)

Đối với người lập biểu là các đơn vị dịch vụ kế toán phải ghi rõ Số chứng chỉ hành nghề, tên và địa chỉ Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán. Người lập biểu là cá nhân ghi rõ Số chứng chỉ hành nghề.

(Nguồn tham khảo: Luật Việt Nam)

Ngoài ra, chương trình CMA đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao kiến thức và kỹ năng của đội ngũ kế toán khi thực hiện báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp. Nhờ kiến thức sâu rộng về kế toán quản trị, phân tích dữ liệu tài chính và hiểu biết về chuẩn mực kế toán quốc tế, nhân viên kế toán có khả năng phân tích, dự báo và lập báo cáo về lưu chuyển tiền tệ. Đồng thời, tối ưu hóa quy trình kế toán, đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật và đóng góp tích cực vào quản lý tài chính của doanh nghiệp.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trực tiếp - nâng cao các kiến thức và kỹ năng kế toán với chương trình đào tạo CMA Hoa Kỳ tại SAPP Academy.

Kết luận

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trực tiếp đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng về tài chính và kế toán, khả năng phân tích dữ liệu tài chính một cách chính xác và tuân thủ các quy định kế toán.

Bởi vậy, việc tham gia khóa học CMA Hoa Kỳ là điều cần thiết để mỗi kế toán có thể nâng cao khả năng của mình cũng như tìm kiếm cơ hội ở những vị trí cao hơn với mức lương hấp dẫn.

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Vòng quay vốn lưu động là gì? Công thức và cách tính ra sao?

Vòng quay vốn lưu động là gì? Công thức và cách tính ra sao? Làm...

5 Kỹ Năng Cần Có Để Vượt Qua Kỳ Tuyển Dụng Fresh Graduate 2017 tại BIG4

Bạn có biết: vào mùa tuyển dụng của Big4, trung bình sẽ có khoảng 2,500...

Kiểm Toán Nợ Phải Trả – Quy Định & Thủ Tục Cần Phải Biết

Thông thường, các doanh nghiệp sẽ mua hàng hóa và dịch vụ từ nhà cung...

Vì Sao Nên Học TX/F6 ACCA – Chia Sẻ Bởi Hội Viên Hội Tư Vấn Thuế Việt Nam

Taxation (F6 ACCA) giúp ích như thế nào trong công việc? Lắng nghe chia sẻ...

#Cách Hạch Toán Chi Phí Trả Trước – Tk 242 Theo Thông Tư 133

Không phải khoản chi phí nào trong doanh nghiệp cũng được hạch toán hết vào...

Chinh Phục 5 Vòng Thử Lửa Tại Kỳ Tuyển Dụng KPMG

Trở thành nhân viên của một trong bốn công ty Kiểm toán hàng đầu thế giới –...

[Case Study] Accrual & Prepayment – Chi Phí Dồn Tích & Chi Phí Trả Trước

Hướng dẫn các bước giải bài tập về chi phí dồn tích & chi phí...

Nhìn Lại Các Vòng Tuyển Dụng BIG4 Internship Programme 2016

Các cụ ta có câu:”Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” Muốn vượt qua...