CMA20/06/2024

Hướng dẫn cách đọc Bảng cân đối Kế toán đơn giản nhất

Bảng cân đối kế toán đóng vai trò quan trọng trong bộ báo cáo tài chính của doanh nghiệp, cùng với báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính, tạo nên cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Hiểu các con số và chỉ tiêu trên báo cáo tài chính, đặc biệt là biết cách đọc bảng cân đối kế toán, không chỉ quan trọng đối với kế toán, giám đốc và nhà quản lý doanh nghiệp, mà còn là yếu tố “sống còn” đối với nhà đầu tư, ngân hàng và các bên liên quan khác.

Bảng cân đối kế toán là gì?

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo để đánh giá về giá trị tài sản và nguồn vốn (hay nguồn hình thành tài sản) của doanh nghiệp tại một thời điểm cụ thể (ngày lập Bảng cân đối kế toán).

Thông qua số liệu trên Bảng cân đối kế toán, ta có thể xem được tổng giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp và cách tài sản được hình thành từ các nguồn vốn nào, ngoài ra chúng ta có thể tổng quan và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp một cách tổng quát (theo Thông tư 200/2014/TT-BTC).

Bảng cân đối kế toán là gì

Kết cấu bảng cân đối kế toán và nội dung bảng cân đối kế toán

Kết cấu bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán bao gồm hai phần: Tài sản và Nguồn vốn, còn được gọi là Nguồn hình thành tài sản, bởi vậy, mối quan hệ giữa Tài sản và Nguồn vốn luôn có sự liên kết chặt chẽ với nhau.

Tài sản, theo quan điểm kế toán, đại diện cho các nguồn lực doanh nghiệp kiểm soát và có khả năng mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai (theo VAS 01). Nguồn vốn thể hiện nguồn gốc hình thành tài sản có thể bao gồm vốn góp từ chủ sở hữu và vốn vay (nợ phải trả). Vì vậy, mối quan hệ cơ bản trong kế toán là: Tổng tài sản luôn bằng Tổng nguồn vốn.

TỔNG TÀI SẢN = TỔNG NGUỒN VỐN

Cụ thể hơn:

Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu

Sự cân đối này áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp. Do đó, cấu trúc cơ bản của Bảng cân đối kế toán được phản ánh chính xác qua phương trình kế toán trên. Kết cấu trên Bảng cân đối kế toán có quy định chung là Tài sản được sắp xếp ở phía trên với độ thanh khoản giảm dần và Nguồn vốn được sắp xếp ở phía dưới gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.

Mối quan hệ cơ bản trong kế toán là gì

Xem thêm:  Kinh Nghiệm Đọc Báo Cáo Tài Chính – Các Lưu Ý Để Đọc Hiểu Quả

Nội dung một số khoản mục Tài sản ngắn hạn và dài hạn

Tài sản ngắn hạn bao gồm tiền, các khoản tương đương tiền và các tài sản khác được sử dụng trong vòng không quá 12 tháng hoặc chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo, bao gồm các loại sau:

  • Tiền và các khoản tương đương tiền: bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và các khoản tương đương tiền khác;
  • Đầu tư tài chính ngắn hạn: bao gồm chứng khoán và các khoản đầu tư có kỳ hạn không quá 12 tháng;
  • Các khoản phải thu ngắn hạn: bao gồm các khoản phải thu có kỳ hạn thu hồi không quá 12 tháng;
  • Hàng tồn kho: bao gồm các loại hàng tồn kho dùng cho sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp;
  • Tài sản ngắn hạn khác: có thời hạn sử dụng, thu hồi không quá 12 tháng.

Tài sản ngắn hạn bao gồm 5 loại chính

Tài sản dài hạn bao gồm các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, BĐS đầu tư, đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác được sử dụng hoặc thu hồi trên 12 tháng tại thời điểm báo cáo. Tài sản dài hạn ít thay đổi giá trị trong quá trình kinh doanh vì chúng khó chuyển đổi thành tiền mặt hơn tài sản ngắn hạn và được coi là tài sản kém thanh khoản; bao gồm:

  • Các khoản phải thu dài hạn gồm phải thu của khách hàng, vốn kinh doanh trong đơn vị trực thuộc, phải thu nội bộ, phải thu về từ việc cho vay và các khoản phải thu khác (không bao gồm dự phòng phải thu dài hạn khó đòi) với thời hạn trên 12 tháng hoặc vượt một chu kỳ sản xuất kinh doanh tình ở thời điểm báo cáo;
  • Tài sản cố định: Tổng giá trị còn lại (nguyên giá trừ giá trị hao mòn tích lũy) của các tài sản cố định tại thời điểm báo cáo, bao gồm giá trị còn lại của tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định thuê tài chính và tài sản cố định vô hình;
  • Bất động sản đầu tư: Tổng giá trị còn lại của các loại bất động sản đầu tư tại thời điểm báo cáo;
  • Tài sản dở dang dài hạn: Tổng giá trị của chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dài hạn và chi phí xây dựng cơ bản dở dang dài hạn tại thời điểm báo cáo;
  • Đầu tư tài chính dài hạn: Tổng giá trị các khoản đầu tư tài chính dài hạn tại thời điểm báo cáo (không bao gồm dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác), bao gồm đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, liên doanh, đầu tư góp vốn vào đơn vị khác và đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn có kỳ hạn còn lại trên 12 tháng hoặc vượt qua một chu kỳ sản xuất, kinh doanh;
  • Tài sản dài hạn khác: Tổng giá trị các tài sản dài hạn khác có thời hạn thu hồi hoặc sử dụng trên 12 tháng tại thời điểm báo cáo, bao gồm chi phí trả trước dài hạn, tài sản thuế thu nhập hoãn lại và các tài sản dài hạn khác chưa được trình bày ở các chỉ tiêu khác tại thời điểm báo cáo.

Tài sản dài hạn

Nội dung một số khoản mục Nguồn vốn

Nợ phải trả: Nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phải thanh toán từ nguồn lực của mình, bao gồm:

  • Nợ ngắn hạn: Tổng giá trị các khoản nợ thanh toán trong 12 tháng hoặc chu kỳ kinh doanh thông thường;
  • Nợ dài hạn: Tổng giá trị các khoản nợ thanh toán trên 12 tháng hoặc chu kỳ kinh doanh thông thường.

Vốn chủ sở hữu: Giá trị tài sản thuần của doanh nghiệp, tính bằng chênh lệch giữa giá trị tài sản và nợ phải trả, bao gồm:

  • Vốn chủ sở hữu gồm: Vốn chủ sở hữu, nguồn kinh phí và quỹ khác;
  • Nguồn kinh phí và quỹ khác: Tổng số kinh phí được cấp cho hoạt động sự nghiệp và dự án (sau khi trừ chi sự nghiệp, dự án); Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ tại thời điểm báo cáo.

Xem thêm: Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Là Gì? Đặc Điểm, Quy Trình

Hướng dẫn đọc bảng cân đối kế toán đơn giản

Nắm cơ bản những thông tin của doanh nghiệp

Bước này nhằm phục vụ cho việc phân tích và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Điều này được thực hiện bằng cách kết hợp các số liệu và chỉ tiêu tài chính từ Báo cáo tài chính và Bảng cân đối kế toán. Thông tin cơ bản bao gồm: lĩnh vực/ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh, quy mô doanh nghiệp, các đặc thù về hoạt động sản xuất kinh doanh, chiến lược và mục tiêu hoạt động.

Hiểu được một số kỹ thuật trong cách đọc bảng cân đối kế toán

  • Kỹ thuật phân tích theo chiều ngang: Sử dụng để đánh giá và so sánh các chỉ tiêu trong Bảng Cân đối kế toán (CĐKT) trong hai hoặc nhiều thời điểm khác nhau để phân tích xu hướng biến động theo thời gian. Thông qua việc tính toán chênh lệch tuyệt đối và tương đối, kỹ thuật này cho phép xác định sự thay đổi của các chỉ tiêu. Ví dụ, so sánh tổng tài sản của một công ty giữa ngày 31/12/N và ngày 31/12/N+1 để đánh giá sự tăng, giảm hoặc ổn định (qua chênh lệch tuyệt đối), cũng như xác định tỷ lệ thay đổi phần trăm so với thời điểm trước đó (qua chênh lệch tương đối);
  • Kỹ thuật phân tích theo chiều dọc: Được áp dụng để tính toán và xác định tỷ lệ phần trăm để hiển thị cơ cấu hoặc tỉ trọng của một mục tiêu/chỉ tiêu trên Bảng Cân đối kế toán (CĐKT) so với tổng số hoặc chỉ tiêu được sử dụng làm cơ sở trên báo cáo. Ví dụ, thông qua kỹ thuật này, chúng ta có thể xác định cơ cấu của Nợ phải trả hoặc Vốn chủ sở hữu trên Tổng Nguồn vốn hoặc trong tổng số nợ phải trả, từ đó biết được tỷ lệ phần trăm của từng khoản nợ.

Một số bước phân tích khi hướng dẫn đọc bảng cân đối kế toán

Các bước phân tích khi đọc bảng cân đối kế toán

  • Bước 1: Nắm được tổng quan các yếu tố trong doanh nghiệp như quy mô, cơ cấu tổ chức, cách sắp xếp tài sản và nguồn vốn dựa trên các số liệu được cung cấp;
  • Bước 2: Đi vào chi tiết hơn số liệu của những khoản mục quan trọng chiếm tỷ trọng cao để xác định cách sắp xếp tài sản và nguồn vốn;
  • Bước 3: Đưa ra những đánh giá và nhận định về thực trạng của doanh nghiệp dựa trên bảng cân đối kế toán.

Bên cạnh đó, cần kết hợp sử dụng thông tin từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để tính toán các hệ số đo lường hiệu quả hoạt động như vòng quay hàng tồn kho, số ngày lưu kho trung bình, vòng quay các khoản phải trả, vòng quay các khoản phải thu, kỳ thu tiền trung bình và kỳ trả tiền trung bình.

Khóa học CMA đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển khả năng đọc và hiểu bảng cân đối kế toán, cung cấp cho học viên những kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về quản trị kế toán, tài chính và chiến lược kinh doanh, người học được trang bị các công cụ phân tích và đánh giá tài chính cần thiết để đọc và hiểu bảng cân đối kế toán một cách chính xác và toàn diện. Vai trò của khóa học CMA trong việc đọc bảng cân đối kế toán có thể được mô tả như sau:

  • Nắm vững các khái niệm và nguyên tắc kế toán: Khóa học CMA giúp học viên hiểu rõ các khái niệm và nguyên tắc kế toán cơ bản. Điều này là cơ sở để họ có thể đọc và hiểu các thông tin được thể hiện trên bảng cân đối kế toán;
  • Áp dụng các phương pháp phân tích và đánh giá: Khóa học CMA cung cấp cho học viên những phương pháp phân tích và đánh giá tài chính như phân tích theo chiều ngang, theo chiều dọc, các hệ số đo lường hiệu quả hoạt động và khả năng dự báo tài chính. Nhờ đó, họ có khả năng áp dụng những phương pháp này để phân tích và đánh giá bảng cân đối kế toán một cách chính xác và logic;
  • Hiểu rõ mục tiêu và thông tin trong bảng cân đối kế toán: Khóa học CMA giúp học viên nhận thức về mục tiêu và thông tin quan trọng trong bảng cân đối kế toán. Họ biết cách xác định các chỉ tiêu quan trọng và nhận thức được sự liên kết giữa các mục tiêu và thông tin trên bảng cân đối kế toán.

Tạm kết

Trong bài viết của SAPP Academy, chúng ta đã được giới thiệu về cách đọc bảng cân đối kế toán và vai trò quan trọng của khóa học CMA trong việc nắm bắt và hiểu rõ thông tin từ bảng cân đối kế toán. Việc đọc và phân tích bảng cân đối kế toán đòi hỏi một sự hiểu biết sâu về kế toán và khả năng áp dụng các phương pháp phân tích tài chính.

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Quản Trị Chi Phí Là Gì? Cách Kiểm Soát Chi Phí Cho Doanh Nghiệp

Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay, việc quản trị chi...

Tài chính doanh nghiệp là gì? Đảm nhận chức năng như thế nào?

Nắm vững kiến thức về tài chính doanh nghiệp là rất quan trọng khi tham...

Hướng dẫn cách đọc Bảng cân đối Kế toán đơn giản nhất

Bảng cân đối kế toán đóng vai trò quan trọng trong bộ báo cáo tài...

Cách đọc báo cáo lưu chuyển tiền tệ doanh nghiệp chuẩn xác

Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển và đa dạng hóa về thành phần...

Kỳ kế toán là gì ? Các quy định về Kỳ kế toán bạn phải biết

Kỳ kế toán là một thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực kế toán, đề...

CMA Hoa Kỳ yêu cầu trình độ tiếng Anh thế nào? 4 giải pháp nâng cao năng lực để chinh phục U.S. CMA

Theo kinh nghiệm giảng dạy của SAPP, bạn không cần quá xuất sắc tiếng Anh...

Báo cáo lãi lỗ nội bộ là gì? Các mẫu báo cáo P/L thông dụng

Báo cáo lãi lỗ nội bộ là một phần không thể thiếu trong việc theo...

Chứng chỉ CMA Úc là gì? So sánh chứng chỉ CMA Úc với CMA Hoa Kỳ

Tại sao chứng chỉ CMA Úc lại không phổ biến so với chứng chỉ CMA...