Người học cần thỏa mãn 5 điều kiện để có thể sở hữu chứng chỉ CMA Hoa Kỳ danh giá được công nhận trên 150 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Những điều kiện mà người học cần thỏa mãn để nhận được chứng chỉ CMA Hoa Kỳ là một trong những thắc mắc của rất nhiều người đang quan tâm hoặc chuẩn bị học CMA. Vậy điều kiện để nhận được chứng chỉ CMA Hoa Kỳ là gì? Hãy cùng SAPP Academy tìm lời giải đáp trong bài dưới đây!
Điều kiện thứ nhất bạn cần đáp ứng để nhận chứng chỉ CMA Hoa Kỳ là các yêu cầu về bằng cấp và xác minh trình độ học vấn cho ICMA trong vòng 7 năm kể từ ngày hoàn thành kỳ thi CMA.
Bạn có thể tra cứu bằng đại học của mình có giá trị sử dụng và được ICMA công nhận không tại đây.
Trong trường hợp, bằng đại học không được công nhận và bạn đang sở hữu các chứng chỉ nghề nghiệp chuyên môn thuộc lĩnh vực Kế toán, Tài Chính…, bạn có thể gửi sang ICMA để được xét duyệt.
Danh sách các chứng chỉ được ICMA công nhận bạn có thể tra cứu trong bảng dưới đây.
STT |
Quốc gia |
Chứng chỉ |
1 |
Australia |
Chartered Accountant (CA), Institute of Chartered Accountants in Australia |
2 |
Certified Practicing Accountant (CPA), Australian Society of Certified Practicing Accountants |
|
3 |
Bangladesh |
Associate (ACMA), Institute of Cost and Management Accountants of Bangladesh |
4 |
Fellow (FCMA), Institute of Cost and Management Accountants of Bangladesh |
|
5 |
Canada |
Chartered Professional Accountant (CPA), Canadian Institute of Chartered Accountants |
6 |
France |
DCG, le diplôme de comptabilité et de gestion (Diploma of Accounting and Management) |
7 |
Germany |
Geprüfter Bilanzbuchhalter / Geprüfte Bilanzbuchhalterin |
8 |
India |
Associate or Fellow, Institute of Cost Accountants of India |
9 |
Chartered Accountant (CA), Institute of Chartered Accountants of India, Intermediate, and Final levels |
|
10 |
Institute of Company Secretaries of India, Executive and Professional levels |
|
11 |
Ireland |
Chartered Accountant (CA), The Institute of Chartered Accountants of Ireland |
12 |
Japan |
Certified Public Accountant (CPA), The Japanese Institute of Certified Public Accountants |
13 |
Certified Public Tax Accountant, The Japan Federation of Certified Public Tax Accountant Association |
|
14 |
Securities Analyst, Chartered Member of the Securities Analysts Association of Japan |
|
15 |
Kenya |
Certified Public Accountant (CPA), Institute of Certified Public Accountants of Kenya (ICPAK) |
16 |
Pakistan |
Associate or Fellow, Institute of Chartered Accountants of Pakistan |
17 |
Associate or Fellow (ACMA or FCMA), Institute of Cost and Management Accountants of Pakistan |
|
18 |
People’s Republic of China |
Certified Public Accountant (CPA), The Chinese Institute of Certified Public Accountants |
19 |
Qualified Accountant (QA) or Senior Qualified Accountant (SQA) |
|
20 |
The National Accountant Assessment & Certification Center (Semi-Senior and Senior levels only) |
|
21 |
Saudi Arabia |
Fellowship, Saudi Organization for Certified Public AccountantsScotland |
22 |
Chartered Accountant (CA), The Institute of Chartered Accountants of Scotland |
|
23 |
Sri Lanka |
Associate or Fellow (ACMA or FCMA), CMA Sri Lanka |
24 |
Switzerland |
Diplomierte Expertin/ Experte in Rechnungslegung und Controlling |
25 |
Taiwan |
Certified Public Accountant (CPA), The Securities and Futures Bureau of Financial Supervisory Commission |
26 |
United Kingdom |
Associate or Fellow (ACCA or FCCA), Association of Chartered Certified Accountants |
27 |
Chartered Accountant (CA), Institute of Chartered Accountants of England and Wales |
|
28 |
Chartered Member, Chartered Institute of Management Accountants |
|
29 |
Chartered Public Finance Accountant (CPFA), Chartered Institute of Public Finance and Accountancy |
|
30 |
The Association of Accounting Technicians (AAT |
|
31 |
United States |
Chartered Financial Analyst (CFA), CFA Institute; |
32 |
Certified Internal Auditor (CIA), Institute of Internal Auditors |
|
33 |
Certified Fraud Examiner (CFE), Association of Certified Fraud Examiners |
|
34 |
Certified Treasury Professional (CTP), Association of Financial Professionals |
* Lưu ý: Các chứng chỉ này không yêu cầu bằng Cử nhân hoặc có các lộ trình thay thế để đáp ứng yêu cầu giáo dục.
Bên cạnh đó, đối với một số trường hợp, bạn cần phải cung cấp bảng điểm gốc hoặc thư chứng minh từ tổ chức chứng nhận đã được phê duyệt và gửi trực tiếp đến IMA để xác nhận rằng bạn đã đáp được một trong các yêu cầu về giáo dục.
Bạn cần có tối thiểu 2 năm kinh nghiệm làm việc toàn thời gian liên tục trong lĩnh vực kế toán quản trị, quản lý tài chính, quản trị rủi ro…
Hoặc có kinh nghiệm làm việc bán thời gian với ít nhất 20 giờ mỗi tuần. 2 năm làm việc bán thời gian sẽ được tính là 1 năm làm việc toàn thời gian.
Đây là một trong những điều kiện quan trọng nhất để bạn có thể được cấp chứng chỉ. Hoàn thành kỳ thi CMA Hoa Kỳ đồng nghĩa với việc bạn đã được khẳng định về kiến thức, kỹ năng, trình độ để đáp ứng đầy đủ các yêu cầu công việc ở các vị trí quản lý cấp cao như: Kế toán trưởng, Giám đốc tài chính, Chuyên viên tài chính…
Phí đầu vào của chương trình học CMA là loại phí chỉ cần đóng 1 lần duy nhất trị giá $280 (phí tiêu chuẩn). Các học viên cần hoàn tất phí này để tham gia kỳ thi CMA.
Học viên sẽ có thời hạn là 3 năm để hoàn tất cả 2 phần kể từ ngày đăng ký/thanh toán phí này. Nếu quá 3 năm chưa hoàn tất phí này (chưa thi đậu 1 hoặc cả 2 phần), bạn sẽ phải thanh toán lại phí đầu vào chương trình học và phí thi của cả 2 phần. Và để nhận chứng chỉ CMA Hoa Kỳ, phí đầu vào của bạn bắt buộc phải còn hiệu lực.
Các chi phí này sẽ được áp dụng đến hết ngày 30/09/2023 và sẽ có điều chỉnh bắt đầu từ ngày 01/10/2023. Các thay đổi về chi phí, bạn đọc vui lòng xem tại đây.
Bạn cần hiểu và tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp theo quy định, tiêu chuẩn do IMA đề ra về các nội dung như: trung thực, bảo mật, uy tín và chính trực.
Trên đây là 5 điều kiện bạn cần thỏa mãn để có thể nhận được chứng chỉ CMA Hoa Kỳ danh giá.
Tham khảo ngay khóa học CMA - Con Đường Trở Thành Nhà Quản Trị Tài Chính Chuyên Nghiệp tại SAPP Academy ngay hôm nay tại đây!
Hoặc liên hệ với SAPP qua Fanpage hoặc Website nếu cần bất cứ hỗ trợ nào nhé!
CẬP NHẬT MỚI NHẤT
TIN TỨC LIÊN QUAN
28
Tháng 09
# Báo Cáo Lãi Lỗ Nội Bộ Là Gì? Các Mẫu Báo Cáo Lãi Lỗ Thông Dụng
Báo cáo lãi lỗ nội bộ là tài liệu thể hiện doanh thu, chi phí, và kết quả lợi nhuận hoặc lỗ của một doanh nghiệp trong một giai đoạn thời gian cụ thể.
26
Tháng 09
# Retained Earnings Là Gì? Công Thức Tính Và Ý Nghĩa
Retained earnings thường được dịch là "lợi nhuận sau thuế chưa phân phối". Đây là số tiền lợi nhuận duy trì sau khi đã trừ các khoản như cổ tức cho cổ đông.
25
Tháng 09
# Những Yêu Cầu Về Trình Bày Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính
Trình bày thông tin trên báo cáo tài chính đúng phương pháp là một yếu tố quan trọng vì nó đảm bảo tính chính xác, minh bạch và uy tín của thông tin tài chính
25
Tháng 09
5+ Thủ Thuật Làm Đẹp Báo Cáo Tài Chính Và Cách Nhận Diện
Hiện nay một trong những thủ thuật làm đẹp báo cáo tài chính phổ biến là thay đổi hạch toán doanh thu hoặc chi phí không đúng niên độ kế toán