ACCA20/06/2024

5 Điều Sinh Viên Kế Toán – Kiểm Toán Ra Trường Cần Biết

Ngành Kế toán – Kiểm toán đang trong giai đoạn thừa nhân lực, nhưng lại thiếu đi những nguồn lao động chất lượng. Các nhà tuyển dụng thường nhận xét đa phần sinh viên ra trường còn chưa trang bị đủ các kỹ năng cần để thành công trong môi trường làm việc. Chính vì vậy, ngay từ khi còn học trong môi trường đại học, mỗi bạn cần chuẩn bị kỹ càng cả về mặt kiến thức lẫn kỹ năng còn thiếu để trở nên ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng. Trong bài viết này, SAPP sẽ chỉ ra 5 điều sinh viên Kế toán – Kiểm toán ra trường cần biết để các bạn cùng tham khảo và tìm ra hướng đi đúng đắn cho bản thân:

1. Cơ hội nghề nghiệp ngành Kế toán – Kiểm toán

Kế toán –  Kiểm toán luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng để 1 doanh nghiệp vận hành trơn tru vì sản phẩm của bộ máy này sẽ phản ánh được tình hình tài chính của doanh nghiệp đó, giúp các nhà quản trị đưa ra nhiều quyết định đúng đắn. Việt Nam tại thời kỳ hội nhập cũng là cơ hội lớn cho các bạn sinh viên ngành Kế toán – Kiểm toán. Bởi lẽ, các doanh nghiệp đa quốc gia trong ngành này ngày càng mở rộng hoạt động tại Việt Nam vì vậy số lượng các vị trí tuyển hàng năm cũng rất nhiều và đa dạng.

Các công ty BIG4: EY, Deloitte, PwC, KPMG cũng không còn quá xa lạ với các bạn sinh viên khi mà hàng năm mỗi công ty thu hút được hàng ngàn đơn ứng tuyển vào các vị trí thực tập không chỉ là Kiểm toán mà còn Tư vấn thuế, Tư vấn tài chính…  Bên cạnh đó, môi trường làm việc từ các Non-Big như Grant Thornton, Mazars, Nexia, Crowe Howarth hay các công ty kiểm toán Việt Nam (local firms) cũng được nhiều bạn trẻ quan tâm. Tổng số công ty kiểm toán được phép hoạt động ở Việt Nam là khoảng hơn 100 công ty.

Thực chất, bạn không nhất thiết phải tự giới hạn sự lựa chọn của mình là theo các công ty Kiểm toán. Sinh viên ngành Kế toán – Kiểm toán còn rất nhiều lựa chọn khác như:

  • Bộ phận phụ trách Kế toán, Kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp;
  • Chuyên gia phân tích và lập kế hoạch tài chính doanh nghiệp;
  • Giám đốc tài chính;
  • Quản lý tài chính các dự án;
  • Chuyên viên kế toán;
  • Kiểm toán nhà nước;
  • Thanh tra kinh tế;
  • Nhân viên tư vấn thuế, tư vấn tài chính, quản trị rủi ro;
  • Giảng viên đào tạo Kế toán – Kiểm toán;
  • Chuyên gia tư vấn ngân hàng – tín dụng;
  • Kiểm soát tài chính;
  • Chuyên gia quản lý quỹ.

2. Lộ trình phát triển kiến thức và trình độ chuyên môn

Trong bối cảnh hội nhập như hiện nay, khi các tập đoàn đa quốc gia hoạt động ngày càng nhiều tại Việt Nam, nhu cầu về nhân lực chất lượng cao cũng ngày càng tăng. Do đó, sinh viên Việt Nam cũng cần phải trau dồi bản thân để trở thành nguồn nhân lực mang tầm quốc tế. Về mặt kiến thức, các chương trình đào tạo ở trường đại học đang dần nâng cao chất lượng và phương pháp giảng dạy. Vì vậy điều đầu tiên là bạn phải hoàn thành tốt chương trình học ở trường.

Bên cạnh đó, các chứng chỉ quốc tế cũng là 1 công cụ giúp bạn trở thành chuyên gia trong lĩnh vực này. Hiện nay, ACCA, CFA, CIMA hay ICAEW là những chứng chỉ phù hợp và được công nhận. Theo học các chứng chỉ này sẽ giúp bạn còn thăng tiến xa hơn trong công việc.

Ngoài những kiến thức về mặt chuyên ngành, bạn cũng nên bổ sung cho mình khả năng Tiếng Anh để có thể đọc hiểu được các văn bản nước ngoài và giao tiếp 1 cách chuyên nghiệp và tự tin khi làm việc trong môi trường Quốc tế. Biết được nhiều từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán cũng sẽ là 1 điểm cộng rất lớn cho bạn trong quá trình làm việc.

3. Xây dựng phẩm chất và tính cách cần thiết

  • Cẩn trọng, tỉ mỉ

Kế toán – Kiểm toán là 1 ngành nghề làm việc với các con số thường xuyên, đặc biệt, những con số này đều mang tính pháp lý, liên quan đến pháp luật. Điều này đòi hỏi bạn phải có sự cẩn thận và tỉ mỉ cao vì đôi khi chỉ với 1 sai sót cũng có thể khiến công ty của bạn gặp rắc rối không nên có.

  • Trung thực, trách nhiệm

Tiếp theo, bạn cũng cần phải giữ được thái độ trung thực vì trách nhiệm đặt lên bạn là rất lớn và công việc của bạn ảnh hưởng đến việc ra quyết định của những người liên quan.

  • Khả năng tổ chức và làm việc dưới áp lực

Bên cạnh đó, khối lượng công việc của ngành Kế toán – Kiểm toán cực kỳ lớn, nhất là trong giai đoạn cuối kỳ lập báo cáo tài chính và kiểm toán. Đôi khi bạn sẽ phải làm việc ngày đêm để hoàn thành đúng deadline. Vì vậy, bạn cần có khả năng chịu áp lực tốt để có thể cân bằng được công việc với cuộc sống cá nhân, tìm được niềm vui, động lực trong áp lực là 1 điều cần thiết.

Để có 1 cái nhìn tổng quan hơn về các kỹ năng trong nghề kế toán – kiểm toán, bạn có thể dựa vào bản đánh giá 12 kỹ năng của các nhà tuyển dụng khối BIG4 và Non-BIG dưới đây:

4. Có thái độ chuyên nghiệp trong công việc

1 thái độ làm việc chuyên nghiệp luôn được mọi người xung quanh đánh giá cao. Cụ thể, thái độ ứng xử với cấp trên, cấp dưới và đồng nghiệp phải thật lịch sự, chủ động trong giao tiếp và hòa động với mọi người. Không bao giờ được đặt cái tôi của mình lên quá cao trong 1 tập thể. Ngoài ra, khả năng thích ứng với môi trường làm việc, quản lý thời gian cũng sẽ giúp bạn phát triển rất nhanh chóng.

5. Trang bị các kỹ năng mềm khác

1 kỹ năng không thể thiếu mà bạn cần trang bị là kỹ năng làm việc nhómlàm việc độc lập. Với nghề Kiểm toán thì bạn thường làm việc theo 1 nhóm kiểm toán khi đi gặp khách hàng và cần có sự  chủ động tìm hiểu thông tin và giao tiếp với đồng nghiệp để công việc có hiệu quả và cùng giúp đỡ nhau hoàn thiện. Song song với những điều trên, bạn cũng phải tự hoàn thiện, giải quyết phần việc của mình 1 cách độc lập.

Kỹ năng Excel trong Kế toán – Kiểm toán là không thể thiếu bởi bạn sẽ phải sử dụng công cụ này rất nhiều trong công việc. Bên cạnh đó, các kỹ năng sử dụng máy tính nói chung cũng cần phải thuần thục. Ở các công ty Kiểm toán lớn, nhân viên đều được công ty giao cho 1 chiếc máy tính xách tay.

6. Kết bài

Hy vọng qua bài viết, SAPP đã giúp bạn hình dung được những việc cần phải chuẩn bị trước khi ra trường để có được sự tự tin trong mùa tuyển dụng cũng như trong môi trường làm việc. Chúc các bạn học tập và rèn luyện thật hiệu quả.

>>> Xem thêm:

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
​​​​​​​[Chia Sẻ] Kinh Nghiệm Tự Học ACCA Hiệu Quả Nhất

Tự học ACCA như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất và có...

#Lương Kế Toán Hiện Nay Bao Nhiêu? Có Cao Không?

Khám phá mức lương kế toán hiện nay và xem xét sự biến động của...

Top 5 Nghề Nghiệp Có Thể Theo Đuổi Khi Sở Hữu Kiến Thức Từ “Bộ Ba” ACCA MA/F2, PM/F5, FM/F9

Khi hoàn thành ba môn liên quan đến quản trị MA/F2, PM/F5, FM/F9 trong chương...

Mở Khoá Cơ Hội Nghề Nghiệp Mới “Chief Of Staff” Cùng ACCA Member

Cách đây gần 10 năm, chị Nguyễn Hồng Vân – hiện là Chief Of Staff...

#1 So Sánh Chứng Chỉ ACCA Và CIMA Chi Tiết Hiện Nay

Đọc ngay bài viết so sánh chứng chỉ ACCA và CIMA để tìm hiểu sự...

ACCA P3 Là Gì ? Nội Dung & Cấu Trúc Đề Thi Hiện Nay

ACCA P3 - Phân tích hoạt động kinh doanh là bộ môn không thể bỏ...

F7 ACCA Là Gì? Những Lợi Ích Của Việc Học F7 ACCA

Môn F7 ACCA – Financial Reporting là môn học không thể thiếu trên con đường...

# Đối Tượng Kế Toán Là Gì? Cách Xác Định Và Phân Loại

Trong kế toán doanh nghiệp, khái niệm “đối tượng kế toán” là một khái niệm...