ACCA20/06/2024

Kinh Nghiệm Kiểm Toán Phần Hành Khoản Mục Khác Trên Bảng Cân Đối  

Phần hành khoản mục khác trên bảng cân đối chứa rất nhiều đầu tài khoản. Cái tên: “Khoản mục khác” cũng đã thể hiện phần nào nội dung mà bạn cần thực hiện. Vậy như thế nào là “Khác”? Dễ hiểu hơn đó là những đầu tài khoản được xác định là không trọng yếu có mặt trên Bảng cân đối kế toán, ngoại trừ các tài khoản thuộc phần hành: tiền, phải thu, phải trả, hàng tồn kho, tài sản cố định… Các thủ tục kiểm toán cũng vì thế mà khác nhau đôi chút.

Thông thường “Các khoản mục khác trên bảng cân đối” bao gồm những tài khoản có số dư nhỏ và giống nhau về bản chất nên sẽ có nhiều cách tiếp cận. Tuy không quá trọng yếu nhưng do gồm nhiều tài khoản nên chúng ta sẽ biết được những tình huống thực tế hết sức bổ ích, đa dạng, các tình huống xử lý, hạch toán khôn khéo. Quan trọng hơn là niềm vui của trợ lý kiểm toán khi dễ tìm ra các điều chỉnh, từ đó tích luỹ kinh nghiệm 1 cách nhanh chóng để giải quyết các phần hành phức tạp hơn.

Tài sản khác và Nợ phải trả khác (Other assets & Other liabilities)

Thường được chia như vậy để người đọc có thể dễ dàng hiểu được những đầu tài khoản được phân vào cùng 1 sheet sẽ có cùng bản chất. Những đầu tài khoản khác đã là bất thường vậy nên thủ tục quan trọng nhất với phần hành này chính là “Test of details” (Kiểm tra chi tiết). Kiểm toán sẽ thực hiện kiểm tra từ những chứng từ cơ sở đi lên để đảm bảo tính hiện hữu và đầy đủ của các khoản mục.

1. Tài liệu cần cung cấp

Bạn cần thu thập những tài liệu sau từ khách hàng cho quá trình kiểm toán:

  • Sổ chi tiết các tài khoản;
  • Chứng từ kế toán cần thiết.

2. Thủ tục kiểm toán

Phần hành này yêu cầu ở thực tập sinh kiểm toán sự tỉ mỉ và dành nhiều thời gian để ghi chép lại. Với từng tài khoản sẽ cần xin sổ chi tiết số dư tại thời điểm kết thúc năm tài chính, càng chi tiết càng tốt và ngồi hàng giờ bên cạnh kế toán để hỏi về bản chất, xem xét việc phân loại đã hợp lý chưa, có cần phân loại lại không?

Đây cũng giống như việc bạn làm 1 bài kiểm tra trắc nghiệm vậy, đưa ra quyết định việc hạch toán của kế toán đúng hay chưa đúng, vận dụng tất cả các kiến thức bản thân cho 1 câu hỏi nhỏ để hoàn thành bài kiểm tra với số điểm tối đa. Hãy hoàn thiện từ những điều nhỏ nhất.

Bạn sẽ thấy đây là 1 phần hành rất hay và biến hoá khôn lường ở những loại hình doanh nghiệp khác nhau, không hề nhàm chán.

3. 1 số điều cần lưu ý

Vì đây là thủ tục kiểm toán cần sự chi tiết và tỉ mỉ, bạn cần lưu ý những điều sau để đảm bảo tính chính xác của công việc kiểm toán:

  • Trong quá trình xin tài liệu từ khách hàng, bạn cần xin chi tiết số dư của các tài khoản;
  • Hiểu rõ bản chất từng tiểu mục, không được thấy nhỏ mà bỏ qua;
  • Kiểm tra chứng từ thật cẩn thận, xem xét các quy định đi kèm;
  • Cần tiến hành đánh giá lại các khoản phải thu khác, phải trả khác có gốc ngoại tệ.

4. Lời kết

Kết thúc chuỗi seri 10 phần hành kiểm toán, SAPP xin chúc các bạn tân thực tập sinh kiểm toán sẽ có 1 kỳ thực tập thành công tại BIG4 hoặc các Non-BIG. Công việc kiểm toán đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn, và nỗ lực học hỏi. “Vàng thử lửa”, chính vì thế, mọi nỗ lực của bạn trong kỳ thực tập sẽ được đền đáp xứng đáng. Chúc bạn thành công!
>>> Xem thêm:

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
# Những Lưu Ý Và Quy Định Về Hóa Đơn Đầu Vào Cho Kế Toán

Tìm hiểu cách thực hiện kế toán hóa đơn đầu vào một cách chính xác...

Active Learning Là Gì? Khám Phá Cách SAPP Áp Dụng Phương Pháp Này Trong Khóa Học ACCA

Không còn chỉ là “thầy giảng - trò nghe”, phương pháp giáo dục Active Learning...

Những Sự Thật Thú Vị Về Vị Trí Transfer Pricing

Vài năm trở lại đây, vị trí Transfer Pricing được rất nhiều nhân sự trong...

#Phân Biệt Hóa Đơn Thương Mại Và Hóa Đơn Giá Trị Gia Tăng

Hóa đơn thương mại và hóa đơn giá trị gia tăng đều được sử dụng...

Cuộc Sống Của Một KPMG Auditor

  “Bản thân các bạn đã là những sinh viên xuất sắc, điều duy nhất...

#Nên Học FIA Hay ACCA? So Sánh Chứng Chỉ FIA Và ACCA Hiện Nay

Nên học FIA hay ACCA? là câu hỏi được nhiều học viên đưa ra và...

#1 Khóa Học ACCA F8 Online Cam Kết Tỉ Lệ Đỗ Tại SAPP Academy

Khóa học ACCA F8 Online tại SAPP Academy cam kết đem lại tỉ lệ đỗ...

Financial Controller Là Gì? Vì Sao Doanh Nghiệp Thích Financial Controller Sở Hữu ACCA?

Financial Controller được ví như "bộ não" tư duy chiến lược, "bàn tay" điều phối...