ACCA20/06/2024

BIG4 – “Bệ Phóng Hoàn Hảo” Cho Sự Nghiệp Trong Lĩnh Vực Kế Toán – Kiểm Toán – Tài Chính

Trước khi đồng hành cùng SAPP Academy với vị trí ACCA Business Unit Manager, anh Nguyễn Ngọc Hải đã có một khoảng thời gian dài gắn bó với BIG4. Với anh Hải, BIG4 là một bước đệm hoàn hảo cho sự nghiệp và kể cả sau này khi đã “rẽ hướng”, BIG4 vẫn luôn đóng một vai trò đặc biệt với anh.

Vì sao anh lựa chọn BIG4 làm điểm khởi đầu sự nghiệp?

Việc anh chọn BIG4 cũng đến từ nhiều lý do. Lý do đầu tiên có thể khá giống với nhiều người, đó là môi trường chuyên nghiệp. BIG4 là những công ty kiểm toán hàng đầu thế giới, vậy nên họ sẽ được phục vụ những khách hàng lớn nhất. BIG4 sẽ cho mình cơ hội tiếp cận được nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau, nhiều văn hoá khác nhau. Từ đó, mình hiểu được hệ thống theo dõi và xử lý kế toán của từng doanh nghiệp cũng như cách thức mà một doanh nghiệp lớn hoạt động. Anh tin rằng đó là một cơ hội mà không phải một sinh viên mới ra trường nào cũng có thể được tiếp cận được nếu như không làm ở BIG4.

Yếu tố thứ 2 là yêu cầu về đào tạo và nâng cao năng lực đối với nhân sự ở BIG4 rất khắt khe, đó là cơ hội tốt để mình học hỏi. Ở KPMG, bộ phận phụ trách việc đào tạo nhân viên là Department of Professsional Practice (DPP), trong đó có riêng nhân sự Quality Control để kiểm tra kết quả đào tạo. Việc kiểm tra diễn ra thường xuyên và vô cùng chặt chẽ. Hoàn thành các khóa đào tạo cũng là một tiêu chí đánh giá trong quá trình thăng tiến. 

Mục tiêu của anh trong những năm đầu đi làm không phải là lương, mà là hoàn thiện hết các kỹ năng mà trường học chưa dạy. Khi đi học mình có thể đã học rất chăm, rất chắc kiến thức, nhưng thế thôi là chưa đủ. Môi trường làm việc thực tế mới là nơi đào tạo cho mình những kỹ năng quan trọng như kỹ năng quản trị thời gian, kỹ năng giải quyết vấn đề…Mình cần một môi trường đủ mạnh và một đội ngũ đủ chuyên nghiệp để thực hành thường xuyên. Nếu như môi trường không đủ tốt thì những kỹ năng của chúng ta cũng dễ bị mai một.

Hành trình chinh phục BIG4 của anh có khó khăn hay không?

Anh bắt đầu đặt mục tiêu thi vào BIG4 vào đầu năm hai, đây cũng là thời điểm anh bắt đầu học ACCA. Lúc đầu anh không nghĩ mình dám đặt mục tiêu vào BIG4 vì khi ấy tiếng Anh của anh không tốt lắm. Sau khi quyết định thi BIG4 thì anh mới cố gắng kiên trì học. Anh tự nhủ là nếu không học thì mình sẽ mãi lo sợ, lúc đầu có thể sẽ khó nhưng nếu mình kiên trì, mỗi ngày cố gắng một chút thì dần dần sẽ tiến bộ thôi.

Vào được BIG4 không phải là điều dễ dàng, vậy nên anh khuyên các bạn nên đặt mục tiêu và có sự chuẩn bị sớm. Với trải nghiệm của cá nhân anh, thì việc vào được BIG4 là cả một quá trình dài. Lúc đầu anh đặt mục tiêu vào Deloitte vì thời điểm đó yêu cầu về ngoại ngữ của Deloitte không cao như 3 firm còn lại. Anh tiếp cận Deloitte từ năm ba thông qua chương trình Passport to Deloitte và may mắn được lọt vào vòng cuối cùng. Đúng ra đây sẽ là điểm cộng cho kỳ Internship, nhưng khi đi thi thì anh dừng lại ở vòng Group Interview. Chuẩn bị cho Deloitte kỹ là vậy nhưng đến cuối cùng lại không thành công. 

Sau đó anh có ứng tuyển vào một công ty nonBIG nữa nhưng cũng không đạt. Đã có thời gian anh cảm thấy rất áp lực và hoang mang khi nghĩ rằng mình không thể đỗ BIG4. 

Sau đó anh vực lại tinh thần và quyết tâm ứng tuyển cho KPMG. Có một kỷ niệm anh nhớ mãi là khi tham gia phỏng vấn nhóm với HRM, anh thi cùng với một bạn đã học xong 9 môn ACCA. Khi ấy anh cảm giác mình khá đuối sức vì bạn ấy đã có nền tảng kiến thức rất chắc. Tuy nhiên may mắn là cả 2 đã cùng đỗ vào BIG4. Anh nghĩ rằng, điều giúp anh ghi điểm trong vòng đó là 3 câu hỏi anh đặt lại cho nhà tuyển dụng sau khi kết thúc phỏng vấn. Anh nghĩ đó là một tips nhỏ mà các bạn học hỏi và áp dụng cho bản thân. 

Những điều khiến anh ấn tượng nhất ở BIG4?

Điều khiến anh yêu thích nhất ở BIG4 đó là văn hóa. Văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng rất nhiều bởi người đứng đầu. KPMG là firm duy nhất trong 4 BIG có giám đốc là người nước ngoài, vậy nên văn hóa của KPMG cũng khá “Tây”. Ở KPMG, bạn sẽ rất ít khi bắt gặp văn bản được ban hành bằng giấy tờ. Khi có chính sách mới được ban hành, họ chỉ cần 1 email thông báo từ CEO (CEO’s message) và chính sách có quyền thi hành ngay lập tức. Ngoài ra, bạn sẽ được tham gia các hoạt động chào mừng hay nghỉ lễ theo các ngày lễ của nước ngoài như Giáng sinh, Halloween… Ngoài ra, ở KPMG không có nhiều khoảng cách giữa cấp trên – cấp dưới. Điều này thể hiện qua những cử chỉ rất nhỏ như việc partner luôn mở cửa phòng khi nhân viên có việc cần trao đổi, hay  các anh chị leader luôn cố gắng hỗ trợ, chỉ bảo cho cấp dưới.

Tuy nhiên, môi trường làm việc của BIG4 cũng nổi tiếng với sự khắc nghiệt. Liệu anh đã bao giờ gặp khó khăn trong quá trình làm việc tại BIG4 hay chưa?

Đúng là đã có một khoảng thời gian anh cảm thấy mệt tới mức “có cho tiền cũng không thể làm thêm nữa”. Đó là thời gian đầu khi anh lên bậc Senior Audit. Trong một mùa bận anh làm tới 14 job – bạn có thể tưởng tượng được con số đó kinh khủng như thế nào. Nếu chỉ kiểm tra công việc của cấp dưới thôi thì đơn giản, nhưng ở bậc Senior em vừa phải chịu trách nhiệm cho kết quả công việc của cấp dưới, vừa phải làm phần việc của em và báo cáo lên cấp trên. Khi đó thì các job của anh lại đều là các job khó. Đối với các job nhỏ thì mình có thể kết thúc báo cáo nhanh hơn, nhưng đối với những job to như Honda, Masan thì phần hành có khối lượng lớn hơn nhiều, mình vừa phải đảm bảo chất lượng, vừa phải đảm bảo đúng hạn. Có những hôm 1-2 giờ sáng mới ngủ, nhưng không dám ngủ trên giường mà phải ngủ trên bàn làm việc vì sợ sẽ ngủ quên mất. Đến 4-5 giờ sáng lại dậy làm tiếp để 8-9h đã phải có mặt ở công ty. Một ngày chỉ được ngủ khoảng 3 tiếng thôi. 

Hay như thời điểm mới chuyển sang Financial Due Diligence, anh cũng khá “choáng” vì tính chất công việc rất khác Audit. Khi ấy mình đã là Senior rồi, yêu cầu đối với mình sẽ cao hơn so với Associate nhưng lại không có nhiều thời gian để học như Associate. Vậy nên anh phải “tự bơi”: vừa làm, vừa học lại về quy trình, thuật ngữ, cách thức tiếp cận và tư vấn. Thành ra, chuyển sang Deal tưởng là work-life balance hơn mà lại mất ngủ nhiều hơn cả khi làm Audit. 

Tuy nhiên thời gian đó lại là lúc anh được mài dũa chuyên môn nhiều nhất. Có những thời điểm “vùng vẫy” như thế thì mới có anh của ngày hôm nay.

Đâu sẽ là điều các bạn cần chuẩn bị trước khi ứng tuyển vào vị trí intern của BIG4?

Đầu tiên là chuẩn bị kiến thức về Kế toán và Kiểm toán. Nếu không có sự chuẩn bị kỹ thì khi vào làm sẽ rất chật vật. Đồng thời, cần rèn luyện những kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng sắp xếp thời gian vì đặc thù nghề Kiểm có đặc thù là “job đè”: chưa xong job này đã phải làm job khác. Ngoài ra, các bạn cần xử lý công việc nhanh, gọn, giao tiếp hiệu quả với đồng đội và khách hàng. Nếu không làm được phải nói, chứ nếu cứ giữ khư khư rồi đến sát deadline hỏi ra thì chưa làm gì, khách hàng chưa đưa tài liệu, thấy rủi ro không nói…thì chắc chắn bạn không trụ được ở BIG4.

Ngoài ra, hãy chuẩn bị sức khoẻ về cả trí lực và thể lực. Các bạn sẽ phải đi gặp rất nhiều khách hàng, có những nơi sang-xịn-mịn nhưng có những nơi cơ sở vật chất không tốt, phải đi bộ xa như đi Thủy điện Sơn La chẳng hạn. Khách hàng ở gần Hà Nội thì mình phải đi đi về về trong ngày. Bắt đầu sáng sớm, đi về lúc tối muộn nhưng việc còn thì vẫn phải làm tiếp. Vậy nên hãy trang bị một trí tuệ minh mẫn và chiến thắng được cảm xúc cá nhân, tự trấn an để hoàn tất công việc.

Anh hy vọng sẽ mang lại những giá trị gì cho khán giả trong sự kiện “Navigate Your Career At BIG4” tới đây?

Anh muốn chia sẻ dưới góc độ của một người anh, một người đi trước để giúp các bạn hiểu và đặt đúng kỳ vọng trước khi theo đuổi BIG4. Khi các bạn đã hiểu rõ sự được – mất của công việc thì sẽ có thêm niềm tin, dám theo đuổi và quyết tâm với lựa chọn của mình. BIG4 không dành cho tất cả mọi người, nhưng ai thấy đó là lựa chọn đúng đắn và vượt qua được thì sẽ trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình. Các bạn sẽ sẵn sàng đón nhận nhiều điều trong cuộc sống hơn, không chỉ dừng lại ở công việc. 

>> Đăng ký sự kiện “Navigate Your Career At BIG4” để được học hỏi các kinh nghiệm ứng tuyển tại BIG4 và giao lưu cùng anh Hải: tại đây.

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Giữ Vững Phong Độ, Khóa ACCA Online Của SAPP Academy Đỗ Vượt Trội Hơn Toàn Cầu Kỳ Tháng 3/2022

Tháng 3/2022 tiếp tục là một kỳ thi ACCA thành công đối với SAPP Academy...

Hóa Đơn Bán Hàng Là Gì? Các Mẫu Hóa Đơn Bán Hàng Phổ Biến

Tìm hiểu khái niệm hóa đơn bán hàng là gì và các mẫu hóa đơn...

#3 Phương Pháp Chữa Sổ Kế Toán Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Tìm hiểu về ba phương pháp chữa sổ kế toán giúp khắc phục và cải...

Kinh Nghiệm Kiểm Toán Phần Hành Chi Phí Bán Hàng Và Chi Phí Quản Lý Doanh Nghiệp

Trong quá trình tiến hành thủ tục kiểm toán doanh nghiệp, các kiểm toán viên...

5 Vòng Tuyển Dụng Của Deloitte – Breaking The Limits

Deloitte Việt Nam là Công ty Tư vấn và Kiểm toán đầu tiên tại Việt...

Financial Controller Là Gì? Vì Sao Doanh Nghiệp Thích Financial Controller Sở Hữu ACCA?

Financial Controller được ví như "bộ não" tư duy chiến lược, "bàn tay" điều phối...

Giới Thiệu Tổng Quan Về PwC Global Và PwC Việt Nam

Một trong những mảnh ghép vô cùng quan trọng trong bộ tứ BIG4 không thể...

03 Điểm Đặc Biệt Trong Kỳ Tuyển Dụng Fresh Graduate Của Các BIG4

Mỗi năm BIG4 thường có 2 kỳ tuyển dụng chính là kỳ Graduate Recruitment Program...