ACCA20/06/2024

#1 Cách lập bảng cân đối kế toán chi tiết theo Thông tư 200

 

Đối với mỗi ngành nghề, luôn có những thử thách cần vượt qua trên con đường phát triển công danh sự nghiệp và với kế toán, biết cách làm bảng cân đối kế toán cũng là một điều kiện cần để có những bước tiến quan trọng trong tương lai. Bảng cân đối kế toán theo thông tư 200/2014/TT-BTC sẽ được SAPP hướng dẫn chi tiết cách lập trong bài viết dưới đây.

1. Bảng cân đối kế toán là gì? 


Trước khi đi sâu tìm hiểu cách lập bảng cân đối kế toán thông tư 200, cần hiểu về khái niệm bảng cân đối kế toán là gì?

Bảng cân đối kế toán cung cấp số liệu phản ánh tổng quát tình hình tài chính, về giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản tại một thời điểm nhất định giúp các nhà quản trị sâu sát được hiện trạng của doanh nghiệp và có những quyết định kịp thời.

Theo giả định các doanh nghiệp hoạt động liên tục vô thời hạn thì các chu kỳ kinh doanh và tài sản của đơn vị cũng vận động không ngừng. Tuy nhiên với những nhà quản trị họ cần biết tài sản và giá trị của chúng tại một thời điểm nhất định để có những quyết định đúng đắn. Ngoài ra, một số đối tượng khác cũng có yêu cầu tương tự như ngân hàng cho khách hàng doanh nghiệp vay vốn, nhà đầu tư… Và bảng cân đối kế toán ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu chính đáng trên.

2. Mục đích của bảng cân đối kế toán

  • Bảng cân đối kế toán là một trong những báo cáo tài chính tổng hợp giúp phản ánh một cách bao quát nhất tình hình tài sản về giá trị và nguồn hình thành tại một thời điểm nhất định mà nhà quản trị yêu cầu.

  • Dựa vào bảng cân đối kế toán, có thể thấy được toàn bộ giá trị tài sản doanh nghiệp hiện có theo cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn hình thành từ đó có những đánh giá về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

3. Nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán

Theo hướng dẫn lập bảng cân đối kế toán, có những nguyên tắc chung khi lập và trình bày báo cáo tài chính cần tuân thủ. Đồng thời, các chỉ tiêu Tài sản và Nợ phải trả cần hạch toán theo chu kỳ ngắn hạn hay dài hạn theo thực tế của doanh nghiệp như sau:

  • Thông thường doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh 12 tháng, nếu từ thời điểm báo cáo Tài sản hay Nợ phải trả được thanh toán hay thu hồi trong vòng 12 tháng thì được phân vào loại ngắn hạn và ngược lại, nếu tài sản hay nợ phải trả được thanh toán hay thu hồi từ 12 tháng trở lên thì được phân vào loại dài hạn.
  • Doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh dài hơn 12 tháng, nếu Tài sản và Nợ phải trả được thanh toán và thu hồi trong 1 chu kỳ kinh doanh thì được phân vào ngắn hạn và ngược lại, nếu Tài sản và Nợ phải trả thanh toán và thu hồi dài hơn một chu kỳ kinh doanh thì phân vào dài hạn. Trường hợp này, doanh nghiệp cần thuyết minh nêu các bằng chứng về ngành nghề hoạt động, đặc điểm xác định chu kỳ kinh doanh cũng như thời gian bình quân của chu kỳ kinh doanh mà doanh nghiệp đang áp dụng.
  • Doanh nghiệp không xác định được chu kỳ kinh doanh thì Tài sản và Nợ phải trả sẽ xác định theo tính thanh khoản giảm dần.
  • Đối với doanh nghiệp có đơn vị phụ thuộc không có tư cách pháp nhân thì số liệu Báo cáo tài chính cần loại bỏ tất cả số dư của các giao dịch nội bộ giữa các đơn vị cấp dưới với nhau và giữa cấp trên với cấp dưới và được thực hiện tương tự cách thức hợp nhất Báo cáo tài chính.  
  • Đối với các doanh nghiệp không có đầy đủ số liệu trên Bảng cân đối kế toán thì không cần trình bày số liệu đó và chủ động đánh lại số thứ tự một cách liên tục.

4. Các bước chuẩn bị khi lập bảng cân đối kế toán

Trước khi tìm hiểu cách làm bảng cân đối kế toán, nhân viên kế toán cần hiểu và hạch toán tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Lập và đối chiếu chuẩn xác các sổ chi tiết, sổ kế toán tổng hợp, đối chiếu các số liệu về công nợ phải thu, phải trả, tạm ứng… đồng thời đối chiếu số liệu đã hạch toán và thực tế kiểm kê tại đơn vị như kho, tiền mặt…Sau khi đã kiểm tra và đối chiếu đầy đủ thì tiến hành khóa sổ và tính số dư đưa số liệu lên bảng cân đối kế toán.

5. Cách lập bảng cân đối kế toán chi tiết theo Thông tư 200

Nguyên tắc chung cho các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán là:

  • “Số đầu năm” lấy theo số liệu “số cuối năm” của bảng cân đối kế toán năm trước

  • “Số cuối năm” lấy theo số liệu của số dư cuối kỳ các tài khoản tương ứng năm nay.

  • Tổng Tài sản = Tổng nguồn vốn

A. Tài sản

Tên chỉ tiêu

Mã số

Công thức

Số dư cuối kỳ tài khoản

Dư Nợ

Dư Có

A. Tài sản ngắn hạn

100

 

 

 

I. Tiền và các khoản tương đương tiền

110

110=111+112

 

 

1. Tiền

111

 

111,112, 113

 

2. Các khoản tương đương tiền

112

 

1281,1288

(các khoản đầu tư dưới 3 tháng)

 

II.  Đầu tư tài chính ngắn hạn

120

120=121+122+123

 

 

1. Chứng khoán kinh doanh

121

 

121

 

2. Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh

122

 

 

2291

3. Đầu tư đến ngày nắm giữ đáo hạn

123

 

1281,1282,1288 (các khoản có kỳ hạn dưới 12 tháng và không phải tương đương tiền)

 

III. Các khoản phải thu ngắn hạn

130

130=131+132+133+

134+135+136+137

 

 

1. Phải thu ngắn hạn của KH

131

 

131 (kỳ hạn thu tiền dưới 12 tháng)

 

2. Trả trước cho người bán

132

 

331 (số đã trả trước dưới 12 tháng

 

3. Phải thu nội bộ ngắn hạn

133

 

1362,1363,1368 (kỳ hạn thu tiền dưới 12 tháng)

 

4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch HĐXD

134

 

337

 

5. Phải thu về cho vay ngắn hạn

135

 

1283

 

6. Các khoản phải thu khác

136

 

1385, 1388, 334, 338, 141, 244, 1381

 

7. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi

137

 

 

2293 (ghi âm)

IV. Hàng tồn kho

140

140=141+142

 

 

1. Hàng tồn kho

141

 

151,152,153…

 

2. Dự phòng giảm giá hàng tòn kho

142

 

 

2294 (ghi âm)

V. Tài sản ngắn hạn khác

150

150=151+152+

153+154+155

 

 

1. Chi phí trả trước ngắn hạn

151

 

2421

 

2. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ

152

 

133

 

3. Thuế và các khoản phải thu của nhà nước

153

 

333

 

4. Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ

154

 

171

 

5. Tài sản ngắn hạn khác

155

 

2288

 

B. Tài sản dài hạn

200

 

 

 

I. Các khoản phải thu dài hạn

210

210=211+212+

213+214+215

+216+219

 

 

1. Phải thu dài hạn khác

211

 

131

 

2. Trả trước cho người bán dài hạn

212

 

331

 

3. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc

213

 

1361

 

4. Phải thu nội bộ dài hạn

214

 

1362,1363,1368

 

5. Phải thu về cho vay ngắn hạn

215

 

1283

 

6. Phải thu dài hạn khác

216

 

1385,1388,334, 338,141,244,

1381

 

7. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi

219

 

 

2293 (ghi âm)

II.  Tài sản cố định

220

 

 

 

1. Tài sản cố định hữu hình

221

221=222+223

 

 

– Nguyên giá

222

 

211

 

– Giá trị hao mòn

223

 

 

2141 (ghi âm)

2. Tài sản cố định thuê tài chính

224

224=225+226

 

 

– Nguyên giá

225

 

212

 

– Giá trị hao mòn

226

 

 

2142

3. Tài sản cố định vô hình

227

227=228+229

 

 

– Nguyên giá

228

 

213

 

– Giá trị hao mòn

229

 

 

2143

III. Bất động sản đầu tư

230

230=231+232

 

 

– Nguyên giá

231

 

217

 

– Giá trị hao mòn

232

 

 

2147

IV. Tài sản dở dang dài hạn

240

240=241+242

 

 

1. Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dài hạn

241

 

154

2294

2. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang

242

 

241

 

V. Đầu tư tài chính dài hạn

250

250=251+252+

253+254+255

 

 

1. Đầu tư vào công ty con

251

 

221

 

2. Đầu từ vào công ty liên doanh, liên kết

252

 

222

 

3. Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác

253

 

2281

 

4. Dự phòng đầu tư tài chính dài hạn

254

 

 

2292

5. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

255

 

1281,1282,1288 (Kỳ hạn còn lại trên 12 tháng, không nằm trong phải thu về cho vay dài hạn)

 

VI. Tài sản dài hạn khác

260

260=261+262+

263+268

 

 

1. Chi phí trả trước dài hạn

261

 

2422

 

2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại

262

 

243

 

3. Thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thế dài hạn

263

 

1534

2294

4. Tài sản dài hạn khác

268

 

2288

 

TỔNG TÀI SẢN

270

270=100+2000

 

 

B. Nguồn vốn

Tên chỉ tiêu

Mã số

Công thức

Số dư cuối kỳ tài khoản

Dư Nợ

Dư Có

 

 

 

 

 

I. Nợ ngắn hạn

310

 

 

 

1. Phải trả người bán ngắn hạn

311

 

 

331 (kỳ hạn dưới 12 tháng)

2. Người mua trả tiền trước ngắn hạn

312

 

 

131

3. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước

313

 

 

333

4. Phải trả người lao động

314

 

 

334

5. Chi phí phải trả ngắn hạn

315

 

 

335 (chi phí phải trả dưới 12 tháng)

6. Phải trả nội bộ ngắn hạn

316

 

 

3362,3363,3368

7. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng

317

 

 

337

8. Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn

318

 

 

3387 (phần doanh nghiệp phải thực hiện trong vòng 12 tháng)

9. Phải trả ngắn hạn khác

319

 

 

338,138,344

10. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn

320

 

 

341,34311 (phần đến hạn thanh toán trong 12 tháng)

11. Dự phòng phải trả ngắn hạn

321

 

 

352

12. Quỹ khen thưởng, phúc lợi

322

 

 

353

13. Quỹ bình ổn giá

323

 

 

357

14. Giao dịch mua bán lại trái phiếu chính phủ

324

 

 

171

II. Nợ dài hạn

330

 

 

 

1. Phải trả người bán dài hạn

331

 

 

331 (kỳ hạn trên 12 tháng)

2. Người mua trả tiền trước dài hạn

332

 

 

131 (trên 12 tháng)

3. Chi phí phải trả dài hạn

333

 

 

335

4. Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh

334

 

 

3361

5. Phải trả nội bộ dài hạn

335

 

 

3362, 3363, 3368

6. Doanh thu chưa thực hiện dài hạn

336

 

 

3387 (nghĩa vụ doanh nghiệp phải thực hiện trên 12 tháng)

7. Phải trả dài hạn khác

337

 

 

338,344 (chi tiết các khoản kỳ hạn trên 12 tháng)

8. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn

338

 

34312 (âm)

341 (kỳ hạn trên 12 tháng), 34311, 34313

9. Trái phiếu chuyển đổi

339

 

 

3432

10. Cổ phiếu ưu đãi

340

 

 

41112

11. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả

 

 

 

347

12. Dự phòng phải trả dài hạn

342

 

 

352

13. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

343

 

 

356

E. Vốn chủ sở hữu

400

 

 

 

I. Vốn chủ sở hữu

410

 

 

 

1. Vốn góp của chủ sở hữu

411

 

 

4111

Đối với công ty cổ phần, Mã số 411 = Mã số 411a + Mã số 411b

– Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết

411a

 

 

41111

– Cổ phiếu ưu đãi

411b

 

 

41112

2. Thặng dữ vốn góp cổ phần

412

 

4112 (ghi âm nếu TK 4112 dư nợ)

4112

3. Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu

413

 

 

4113

4. Vốn khác của chủ sở hữu

414

 

 

4118

5. Cổ phiếu quỹ

415

 

419 (ghi âm)

 

6. Chênh lệch đánh giá lại tải sản

416

 

412 (ghi âm nếu TK 412 dư nợ)

412

7. Chênh lệch tủ giá hối đoái

417

 

413 (ghi âm nếu TK 413 dư nợ)

413

8. Quỹ đầu tư phát triển

418

 

 

414

9. Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp

419

 

 

417

10. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu

420

 

 

418

11. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

421

421=421a+421b

 

 

– Lợi nhuận chưa phân phối kỳ này

421a

 

4212 (ghi âm nếu TK 413 dư nợ)

4212

– Lợi nhuận chưa phân phối kỳ trước

421b

 

4211 (ghi âm nếu TK 413 dư nợ)

4211

12. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản

422

 

 

441

13. Nguồn kinh phí và quỹ khác

430

 

 

 

– Nguồn kinh phí

431

 

161

461

Trường hợp số dư Nợ TK 161 lớn hơn số dư Có TK 461 thì chỉ tiêu này được ghi bằng số âm ()

– Nguồn kinh phí đã hình thành TSCD

432

 

 

466

TỔNG NGUỒN VỐN

440

440=300+400

 

 

5. Một số lưu ý quan trọng khi lập bảng cân đối kế toán

Khi thực hiện theo hướng dẫn lập bảng cân đối kế toán, cần lưu ý một số vấn đề:

  • Những chỉ tiêu liên quan đến tài khoản phản ánh tài sản thường có số dư bên Nợ thì dựa vào số dư bên Nợ để ghi còn những tài khoản phản ánh nguồn vốn thì sử dụng số dư bên Có.

  • Đối với những tài khoản thuộc khoản phải thu, phải trả thì nếu có số dư bên Nợ thì phản ánh ở phần Tài sản, nếu có số dư bên Có thì phản ánh ở phần Nguồn vốn.

  • Một số trường hợp đặc biệt, các chỉ tiêu liên quan đến khoản dự phòng có số dư bên Có (214, 129, 139, 159) khi lập bảng cân đối kế toán ghi phần Tài sản với số âm và các tài khoản 412, 413, 421 dư bên Nợ sẽ ghi số âm ở phần Nguồn vốn.

Như vậy, nội dung bài viết SAPP đã hướng dẫn chi tiết cách lập bảng cân đối kế toán cũng như những lưu ý, mục đích và nguyên tắc lập. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn đọc và nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Liên hệ với chúng tôi tại: https://www.facebook.com/sapp.edu.vn

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Chinh Phục 5 Vòng Thử Lửa Tại Kỳ Tuyển Dụng KPMG

Trở thành nhân viên của một trong bốn công ty Kiểm toán hàng đầu thế giới –...

Phân Biệt Giữa Sai Sót Và Gian Lận Trong Báo Cáo Tài Chính

Sai sót và gian lận trong báo cáo tài chính là điều chắc chắn bạn...

Phân bổ chi phí trả trước (TK 242) và những điều cần biết

Chi phí trả trước là một phần chi phí đã phát sinh mà doanh nghiệp...

# Tìm Hiểu Về Hình Thức Nhật Ký – Sổ Cái Kế Toán

Cùng SAPP Academy tìm hiểu về hình thức nhật ký sổ cái kế toán bao...

Gợi Ý Lộ Trình Học ACCA Từ Prize Winner “Double Kill” Cùng Lúc 2 Môn AA/F8, FM/F9

Là Prize Winner thuộc Top 1 Việt Nam/Top 6 Thế giới môn AA/F8, cùng lúc...

#1 Giới Thiệu Về Môn Học ACCA LW online Tại SAPP Academy

Môn học ACCA LW online tại SAPP Academy - một trung tâm đào tạo chuyên...

Kinh Nghiệm Kiểm Toán Phần Hành Tiền Với Giảng Viên SAPP

Kiểm toán phần hành tiền là 1 trong những phần hành đầu tiên các thực...

#1 So Sánh Chứng Chỉ ACCA Và CPA Chi Tiết Cụ Thể Cho Từng Đối Tượng

Tổng hợp so sánh chứng chỉ ACCA và CPA chi tiết cụ thể đối với...