ACCA20/06/2024

“Cái Hay Của Thuế Chính Là Sự Linh Hoạt” – Chia Sẻ Về Nghề Thuế Từ Chuyên Gia Trên 10 Năm Kinh Nghiệm

Ví Thuế như một vũ trụ vì Thuế rộng bao la và ẩn chứa nhiều điều thú vị chờ đợi được khám phá. Vậy đối với một chuyên gia đã có trên 10 năm gắn bó với nghề, những điểm hấp dẫn của Thuế là gì? Cùng lắng nghe những chia sẻ của chị Trịnh Thị Tuyết Thanh, ACCA – Cựu Phó Giám đốc Thuế của BIG4 để thấy một “vũ trụ Thuế” vô cùng khác biệt nhé!

Khi gia nhập ngành Thuế, các bạn newbie có những lựa chọn nghề nghiệp nào?

Thuế mang lại rất nhiều lựa chọn về công việc cho những ai muốn theo đuổi lĩnh vực này. Nếu như mong muốn một công việc có tính ổn định cao, các bạn có thể tham gia thi tuyển vào các cơ quan nhà nước quản lý về thuế như các cục thuế, chi cục thuế… Ở khu vực tư nhân thì các bạn có thể lựa chọn giữa các công ty tư vấn (BIG4, nonbig) hoặc bộ phận Thuế của các doanh nghiệp lớn nhỏ.

Ở các công ty tư vấn, ví dụ như BIG4 thì line Thuế được chia thành các mảng nào?

Như công ty chị từng làm thì Thuế được chia thành 4 mảng chính, bao gồm: 

  • Transfer Pricing: Tư vấn cho doanh nghiệp các chính sách về giá (pricing model)
  • Global Employment Services: Thường phụ trách các dịch vụ như kê khai PIT, thủ tục di cư, visa, các phần việc liên quan tới bảo hiểm và lao động..
  • Business Tax: phụ trách tất cả các phần việc liên quan tới CIT gồm các công việc mang tính tuân thủ như kê khai thuế định kỳ, quyết toán thuế cuối năm hoặc thanh tra kiểm tra, tư vấn thuế thường xuyên cho doanh nghiệp..
  • Customs (Hải quan): Tư vấn thủ tục về xuất nhập khẩu, HS Code…

Nhiều bạn trẻ khi ứng tuyển thường phân vân giữa Thuế và Kiểm, theo chị, đâu là những điểm khác biệt lớn nhất của 2 line này?

Điều này còn tùy xem bạn lựa chọn mảng công việc như thế nào trong line Thuế nữa. Các công việc trong ngành Thuế có thể được phân chia thành 2 nhóm chính:

  • Nhóm công việc mang tính chất tuân thủ (Compliance): thường làm các công việc giấy tờ, có tính lặp lại như kê khai thuế, quyết toán thuế…
  • Nhóm công việc liên quan tới tư vấn (Advisory): tư vấn cho doanh nghiệp về Tax Planning (lập dự toán thuế) cho các hoạt động mở rộng sản xuất, mua bán… nhằm giúp doanh nghiệp được hưởng những ưu đãi về thuế, tiết kiệm chi phí thuế một cách tối ưu, gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Mảng Transfer Pricing và Global Employment Services thì đa số sẽ là các công việc mang tính chất tuân thủ, các bạn sẽ ít phải đi fieldwork hơn. Tuy nhiên, nếu lựa chọn Business Tax thì tính chất công việc không quá khác biệt so với Kiểm toán. Các bạn vẫn phải đi gặp khách hàng để thực hiện hoạt động kiểm tra, đối soát vì thời điểm Kiểm nộp Báo cáo kiểm toán cũng chính là thời điểm Thuế phải hoàn thành Tờ khai quyết toán thuế cuối năm. Bọn chị vẫn thường nói vui rằng “Kiểm thì còn có “mùa bận”, chứ làm Thuế là bận quanh năm”. Bởi vì ngoài “mùa bận” thì ở các thời điểm khác Business Tax vẫn thực hiện cả các công việc với tính chất tuân thủ và tư vấn thuế thường xuyên nữa. 

Tuy nhiên, nếu như công việc của Kiểm có tính chất quy trình, quy định rõ ràng thì Thuế sẽ có sự linh hoạt trong công việc nhiều hơn.

Đối với chị, đâu là điểm khiến chị yêu thích Thuế và gắn bó với ngành trong một khoảng thời gian lâu đến vậy?

Cái hay của Thuế chính là sự linh hoạt. Thuế không hề cứng nhắc và máy móc như tưởng tượng của nhiều người. Chị thích việc mỗi ngày tới công ty sẽ nhận được một câu hỏi khác nhau từ khách hàng. Điều này khiến bản thân mình phải tư duy và “nảy số” liên tục. Mình sẽ luôn phải cập nhật các văn bản pháp luật, các quy định về thuế để đem lại những tư vấn phù hợp nhất cho khách hàng.

Đâu là những yếu tố mà chị đánh giá cao ở các bạn intern ứng tuyển vào line Thuế tại BIG4? Làm thế nào để các bạn biết mình phù hợp với mảng nào trong 4 mảng công việc trong line Thuế khi chưa có nhiều kinh nghiệm?

Trước hết, về học vấn thì bạn có thể xuất phát từ bất cứ ngành học nào, nhưng Kế toán – Kiểm toán – Tài chính sẽ là một lợi thế vì các ngành này mang lại một vốn kiến thức tương đối vững chắc về Báo cáo tài chính. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là học ngành khác thì không làm được Thuế. Hiện nay cũng không có nhiều đơn vị đào tạo về Thuế một cách chuyên biệt. Chị biết có khá nhiều Tax Manager xuất thân từ ngành Marketing. Sinh viên có điểm GPA cao, học trường top hoặc đã từng học các môn chuyên về Thuế, ví dụ như TX/F6 của ACCA, sẽ là điểm cộng.

Điều quan trọng hơn là đam mê của bạn tới đâu và liệu bạn có nghiêm túc theo đuổi ngành này hay không. Còn lại thì những yếu tố khác đều có thể được đào tạo. Thuế cũng không quá yêu cầu sự tỉ mỉ, chi tiết như Kế hay Kiểm, chủ yếu sẽ là tư duy logic. 

Còn việc phù hợp với vị trí nào thì thường các bạn intern sẽ được luân chuyển qua tất cả các mảng trong Thuế, vì vậy các bạn có cơ hội được trải nghiệm tất cả các mảng công việc. Cuối kỳ đánh giá bạn sẽ được đăng ký lựa chọn main line và sub line và được phân chia vào các mảng công việc phù hợp.

Xin cảm ơn chị Thanh về những chia sẻ bổ ích!

Để biết thêm nhiều những sự thật thú vị về ngành Thuế, hãy tham dự sự kiện “TAXonomy: Bạn thuộc về đâu trong vũ trụ Thuế?” được đồng tổ chức bởi SAPP Academy và Câu lạc bộ Kiểm toán t.FAC của trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân vào ngày 18/1 tới đây.

Thông tin sự kiện: TAXonomy

Thời gian: 18h45, ngày 18/1/2024 (Thứ Năm)

Địa điểm: Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Đăng ký sự kiện tại đây

(Sự kiện dành riêng cho sinh viên Kinh Tế Quốc Dân)

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép

Bài viết liên quan

ACCA Là Gì? Học ACCA Để Làm Gì? Nên Học Chứng Chỉ ACCA Không ?

ACCA là gì? ACCA (Association of Chartered Certified Accountants) là tên viết tắt của Hiệp...

BIG4 – “Bệ Phóng Hoàn Hảo” Cho Sự Nghiệp Trong Lĩnh Vực Kế Toán – Kiểm Toán – Tài Chính

Trước khi đồng hành cùng SAPP Academy với vị trí ACCA Business Unit Manager, anh...

Thủ Tục Kiểm Toán Phần Hành Tài Sản Cố Định – Đừng Từ Bỏ Ước Mơ!

“Kẻ khốn cùng nhất trên thế giới này không phải là người không một đồng...

#1 Ngành Kiểm Toán Có Dễ Xin Việc Không? Cơ Hội Việc Làm Ra Sao

Ngành kiểm toán có dễ xin việc không? khi xã hội phát triển và các...

Kinh Nghiệm Học & Thi F7 ACCA Từ Giảng Viên SAPP

Nếu bạn bắt đầu tìm hiểu về môn F7 ACCA, sẽ nhiều ý kiến cho...

Học F6 ACCA Các Thông Tư, Quyết Định Thuế Cần Biết – Phần 2

Bài viết này tổng hợp 36 thông tư, quyết định, luật đang hiện hành về...

Kiểm Soát Nội Bộ Là Gì? Những Điều Bạn Cần Biết Về Kiểm Soát Nội Bộ

Kiểm soát nội bộ là một trong những vị trí nghề nghiệp tạo ra “làn...

BIG4 Cần Gì Ở Bạn?

BIG4 là cách gọi quen thuộc của 4 hãng kiểm toán lớn nhất thế giới...