ACCA20/06/2024

Cập Nhật Về Cấu Trúc Đề Thi ACCA F5 – F9 (CBEs) Mới Năm 2018

Tại Việt Nam, từ kỳ thi tháng 06 năm 2017 (TP. Hồ Chí Minh), các môn thi từ F5 đến F9 đã bắt đầu triển khai thi trên máy tính (CBEs). Tại Hà Nội kỳ thi CBEs F5-F9 ACCA sẽ chính thức bắt đầu từ kỳ thi 12/2017. Học viên sẽ hoàn thành bài thi trên máy tính, sử dụng các công cụ có sẵn như máy tính, bảng tính Excel – những công vụ gần gũi với nghề kế toán kiểm toán hơn. Đó là về hình thức thi, còn về cấu trúc các bài thi có gì thay đổi so với thi trên giấy (PBEs) không, SAPP Academy xin gửi tới các bạn bài viết cấu trúc đề thi ACCA F5 – F9 (CBEs) mà ai cũng cần biết.

1. Cấu trúc đề thi CBEs mới cập nhật năm 2018

Đối với các môn F5, F6 (UK), F7, F9 ACCA, cấu trúc bài thi sẽ gồm 3 phần chính:

  • Objective Test questions (OT questions)
  • OT Case questions
  • Constructed Response questions

Riêng đối với môn F8 có sự khác biệt nhỏ khi khi tập trung vào 2 phần chính: OT Case và Constructed Response questions.Trong đó:

OT questions

Đây là các câu hỏi trắc nghiệm khách quan ngắn gọn và được tính điểm tự động. Mỗi câu hỏi học viên trả lởi đúng hoàn toàn, học viên sẽ đạt được 2 điểm. Học viên sẽ không được tính điểm khi chỉ trả lời đúng một phần câu hỏi.

OT Case questions

Mỗi câu hỏi OT Case question gồm 5 câu hỏi OT question với kiến thức xoay quanh 1 tình huống cụ thể. Mỗi OT Case questions sẽ chiếm 10 điểm chia đều cho 5 câu hỏi nhỏ. Giống như OT questions, OT Case question sẽ được tính điểm tự động. Cho mỗi câu hỏi học viên trả lời chính xác tuyệt đối, học viên sẽ đạt được 2 điểm và khi trả lời sai sẽ không được tính điểm. Mỗi câu hỏi nhỏ trong OT Case questions có nội dung riêng rẽ với nhau. Điều đó có nghĩa rằng nếu học viên trả lời sai câu đầu tiên thì sẽ không ảnh hưởng đến câu trả lời và kết quả của 4 câu hỏi còn lại.

Constructed Response questions

Đây là sự thay đổi lớn nhất đối với hình thức thi F5 đến F9 trên máy tính. Đối với những câu hỏi này, học viên trình bày bài giải của mình vào trang A4 (bản Word), bảng tính (Excel) hoặc mẫu do đề bàn cho sẵn. Câu trả lời trong phần này sẽ được chấm bởi các chuyên gia vì vậy bạn sẽ được tính cả điểm kết quả và điểm trình bày ý. Mọi tác vụ hay công thức mà học viên sử dụng sẽ được sử dụng và đánh giá. Điều này giúp cho người chấm thi hiểu rõ hơn quá trình làm bài thi của ứng viên trước khi đưa ra kết quả cuối cùng.

2. Các dạng câu hỏi OT questions

2.1. Multiple choice (câu hỏi trắc nghiệm)

Đây là những câu hỏi đã được sử dụng trong các kỳ thi trên giấy thông thường. Hầu như các bạn học viên đều không gặp quá nhiều khó khăn khi tiếp cận với dạng câu hỏi này.

Hình 1: Dạng câu hỏi Multiple choices

2.2. Multiple responses (chọn nhiều đáp án)

Tương tự với dạng câu hỏi Multiple choices, tuy nhiên học viên phải lựa chọn nhiều hơn 1 đáp án đúng. Trong câu hỏi sẽ chỉ rõ số lượng đáp án đúng mà học viên phải lựa chọn. Tuy nhiên học viên vẫn có thể lựa chọn nhiều hơn số đáp án đúng mà đề bài yêu cầu. Ngoài ra, trong mục Navigator and Item Review, hệ thống vẫn sẽ báo rằng học viên đã hoàn thành câu hỏi đó kể cả trong trường hợp học viên chưa lựa chọn đủ số đáp án theo yêu cầu đề bài. Đây là điểm học viên phải hết sức lưu ý.

Hình 2: Dạng câu hỏi Multiple responses

2.3. Fill in the blank (điền vào chỗ trống)

Dạng câu hỏi này yêu cầu học viên điền đáp án vào 1 ô trống (thường sẽ là số hoặc những đoạn văn bản ngắn). Những ký tự được cho phép khi học viên nhập dữ liệu bao gồm: số, dấu chấm ngăn cách phần thập (,) phân và dấu trừ đăng trước nếu đó là số âm (-). Ví dụ: -1234.56

Hình 3: Dạng câu hỏi Fill in the blank

2.4. Drag and drop (Kéo và thả)

Dạng này yêu cầu thí sinh kéo câu trả lời và thả vào vị trí thích hợp.1 số câu hỏi có nhiều đáp án đúng cho 1 ô trống. Ngược lại, 1 số câu hỏi lại có 1 đáp án đúng cho nhiều ô trống. Điều đó có nghĩa chúng ta có thể không sử dụng hết những lựa chọn mà đề bài giao.

Hình 4: Dạng câu hỏi Drag and drop

2.5. Drop down list (Danh sách)

Dạng này yêu cầu thí sinh lựa chọn đáp án từ một danh sách các đáp án cho trước. Mỗi câu hỏi sẽ có nhiều hơn 1 lựa chọn và thí sinh phải lựa chọn đáp án trong khuôn khổ các sự lựa chọn mà đề bài đưa ra. Về bản chất, dạng này không khác nhiều so với Multiple choice, chỉ khác biết ở chỗ sẽ có nhiều hơn 4 đáp án để lựa chọn.

Hình 5: Dạng câu hỏi Drop down list

2.6. Hot spot (Điểm nóng)

Đối với dạng này, thí sinh sẽ lựa chọn một điểm trên hình ảnh cho trước làm câu trả lời của mình. Khi di chuyển con trỏ chuột trên hình ảnh, nó sẽ hiện thị dấu “X”, sau đó di chuyển dấu “X” vào vị trí thích hợp trên biểu đồ.

Hình 6: Dạng câu hỏi Hot spot

2.7. Hot area

Những câu hỏi thuộc dạng này tương tự như dạng Hot spot, nhưng thay vì việc lựa chọn một điểm nhất định, thí sinh phải lựa chọn một hoặc nhiều câu hỏi trên hình ảnh. Chính vì thế, việc đọc kỹ câu hỏi là một điều rất quan trọng. Không những thế, mục Navigator và Item Review sẽ thông báo câu hỏi đã được hoàn thành ngay cả khi thí sinh chưa lựa chọn đủ các câu trả lời của mình.

Hình 7: Dạng câu hỏi Hot area

3. Các dạng câu hỏi Objective Test Case questions

Như đã nói ở trên, mỗi một Objective Test Case questions sẽ bao gồm 5 câu hỏi nhỏ. Ngữ cảnh của câu hỏi sẽ được giữ nguyên trên màn hình trong khi thí sinh trả lời các câu hỏi. Tuy nhiên, vẫn sẽ có một nút kéo dưới thanh công cụ giúp thí sinh muốn tập trung vào câu hỏi hoặc ngữ cảnh. Các câu hỏi nhỏ sẽ thuộc một trong 7 dạng câu hỏi giống như OT questions. Dưới đây là một Objective Test Case question với câu hỏi nhỏ thuộc dạng Multiple choice.

Hình 8: Dạng câu hỏi Objective Test Case questions

4. Các dạng câu hỏi Constructed Response questions

Trong dạng này, thí sinh được yêu cầu trình bày bài làm vào một bảng tính trắng, một bảng tính đã được điền trước các chỉ tiêu, một trang văn bản trắng hoặc một trang văn bản đã được điền trước các chỉ tiêu. Các dạng này chỉ khác nhau về mặt hình thức trình bày.

Dưới đây là ví dụ về dạng bài điền vào bảng tính trắng.

Hình 9: Dạng câu hỏi Constructed response questions

5. Các công cụ chính hỗ trợ thí sinh làm bài

Mặc dù được tiến hành trên máy tính, tuy nhiên ACCA cũng đã hỗ trợ thí sinh rất nhiều khi đính kèm ngay các tiện ích, công cụ hỗ trợ trên màn hình hiển thị. Các công cụ chính đó là: calculator (máy tính), navigator (danh sách thu gọn các câu hỏi), scratch pad (nháp), Flag to review (đánh dấu để xem lại). Chúng ta hãy lần lượt đi tìm hiểu các chức năng chính này nhé.

5.1. Calculator

Tiện ích này nằm trên thanh công cụ phía trên bên trái màn hình. Máy tính dành cho thí sinh sẽ có 2 chế độ khác nhau: Standard (dành cho các phép tính đơn giản) và Scientific (dành cho các phép tính phức tạp). Biểu tượng máy tính có thể di chuyện khắp nơi trên màn hình, giúp thí sinh dễ dàng hơn trong quá trình làm bài.

Hình 10: Công cụ máy tính với chế độ Scientific

5.2. Navigator

Công cụ này nằm ở thành công cụ bên dưới phía phải màn hình giúp thí sinh kiểm tra lại những câu hỏi mình đã làm, câu nào đã hoàn thành, câu nào chưa và những câu nào đang được đánh dấu để xem lại (Flag to review)

Hình 11: Công cụ Navigator

5.3. Scratch pad

Hình 12: Công cụ Scratch pad

5.4. Flag to review

Công cụ này nằm ở thanh công cụ trên phía bên trái giúp thí sinh đánh dấu lại những câu mình phân vân. Nên sử dụng tính năng này kết hợp với Navigator giúp thí sinh tìm được câu hỏi và xem lại nhanh hơn.

Hình 13: Công cụ Flag to review

6. Những lưu ý trước ngày thi ACCA

Việc chuẩn bị cho ngày thi là hết sức quan trọng vì thời gian có rất ít, bạn nên lưu ý 1 vài điều sau:

  • Tìm hiểu trước về địa điểm thi, phương tiện đến đó và thời gian dự kiến là bao lâu;
  • Đến trước kỳ thi 45 phút để check in và nhận máy;
  • Mang theo thẻ dự thi, trên đó sẽ ghi rõ số thứ tự của thí sinh;
  • Đọc rõ nội quy phòng thi về những dụng cụ, thiết bị được cho phép mang vào phòng;
  • Mang theo chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu để xác minh;
  • Giữ tinh thần thật thoải mái.

7. Kết bài

Qua bài viết trên, SAPP Academy hi vọng đã cung cấp cho các bạn những kiến thức về cấu trúc dạng bài thi môn F5 – F9 ACCA trên máy tính (CBEs). Chúc các bạn thành công!

Cập nhât: Cấu trúc này đã được áp dụng với các môn F cơ bản F1- F3 từ tháng 2/2018.

>>> Xem thêm:

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
# Nguyên Tắc Phù Hợp Là Gì? Nội Dung Của Nguyên Tắc Phù Hợp

Nguyên tắc phù hợp trong kế toán là yếu tố quan trọng để đảm bảo...

F6 ACCA là gì? Những Lợi Ích Của Việc Học F6 ACCA

Môn F6 ACCA – Taxation – là môn học không thể thiếu trong quá trình...

Review Kinh Nghiệm Thi Tuyển Crowe Horwath Kỳ Fresh 2017

Cũng như các công ty kiểm toán khác, 1 năm Crowe Horwath có 1 đợt...

Trải Nghiệm Miễn Phí Khóa ACCA Online 3 TỐI ƯU Của SAPP Academy

1. ACCA là gì? Vì sao nên học ACCA Online? 1.1. ACCA là gì? ACCA...

#Xác Định Kỳ Tính Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp

Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định như thế nào? Thời hạn...

Sự Khác Biệt Của Các Công Ty Big4 Tại Việt Nam

BIG4 là tên gọi quen thuộc của bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế...

#1 Cách Định Khoản Phải Thu Khách Hàng – TK131 Theo TT200

Tài khoản phải thu khách hàng là tài khoản quan trọng phải có ở tất...

AFM/P4 ACCA Là Môn Học Gì? Vì Sao Nên Lựa Chọn Môn Học Này Để Hoàn Thiện Cấp Độ P Trong ACCA

AFM/P4 ACCA hay Quản trị Tài chính nâng cao (Advanced Financial Management) là môn học...