[Case study] Job Costing – Tính Giá Theo Đơn Đặt Hàng
Trong môn F2 ACCA, chúng ta đã gặp ba phương pháp định giá phổ biến là Tính giá theo đơn hàng (Job costing), Tính chi phí theo lô (Batch Costing) và Tính phí theo dịch vụ (Service Costing).
Vậy cách phân biệt và ứng dụng các phương pháp với từng dạng case study như thế nào? Hôm nay SAPP Academy sẽ hướng dẫn bạn qua bài tập tiếng Anh và tiếng Việt cụ thể.
1.Tiếng Anh
Question 1: Job, Batch and Service Costing
May Mac is a local tailor shop. The shop take order from other clothes store in town to produce traditional Ao Dai. The shop operates a job costing system. On March, May Mac got a huge order from one of the Ao Dai stores in town. They name this order as job 214. Each Ao Dai in job 214 takes 8 metres of silk and 6 hours to make. The estimated costs for job 214 are as follows:
Direct materials | $32 per metre |
Direct labor | $12 per hour |
Variable production ovxerheads are recovered at the rate of $9 per direct labor hour. Fixed production overheads for the year are budgeted to be $100,000 and are to be recovered at the basis of the total of 50,000 direct labor hours for the year. Other overheads, in relation to selling, distribution and administration, are recovered at the rate of $40 per job.
What is the total cost of job 214?
Answer:
Job costing is a costing method applied where work is undertaken to customers’ special requirements and each order is of comparatively short duration. As a result, job costing is the most suitable costing method for an enterprise provide product according to their customer order like May Mac.
When an enterprise using job costing, material costs for each job are determined from material requisition notes. Labor times on each job are recorded on a job ticket, which is then costed and recorded on the job cost sheet. Some labor costs, such as overtime premium and the cost of rectifying substandard output, might be charged either directly to a job or else as an overhead cost, depending on the circumstances in which the costs have arisen. Overhead is absorbed into the cost of jobs using the predetermined overhead absorption rates.
Fixed production overhead absorption rate (OAR) | = Budgeted fixed production overhead/ budget fixed direct labor hours |
= 100,000/50,000 | |
=$2/direct labor hour | |
Fixed overhead | = OAR * Direct labor hours |
= $2/direct labor hour * 6 hours | |
= $12 |
m$ | |
Direct materials (8 * $32) | 256 |
Direct labor (6 * $12) | 72 |
Variable overhead (6 * $9) | 54 |
Fixed overhead | 12 |
Other overhead | 40 |
Total cost of job 214 | 434 |
2. Tiếng Việt
Bài tập 1: Tính giá theo đơn đặt hàng
May Mặc là một cửa hàng may đo địa phương. Cửa hàng nhận đơn dặt hàng sản xuất Áo dài truyền thống từ các cửa hàng bán quần áo. May Mặc sử dụng phương pháp tính giá theo công việc. Trong tháng 03, May Mặc nhận được một đơn đặt hàng lớn từ một của hàng Áo dài trong thành phố. Cửa hàng đơn đặt hàng này là Đơn hàng số 214. Mỗi chiếc Áo dài trong Đơn hàng số 214 cần đến 8 mét lụa và 6 giờ lao động. Chi phí dự toán của công việc số 214 là như sau:
Nguyên vật liệu trực tiếp | 32$/m |
Lao động trực tiếp | 12$/giờ |
Chi phí sản xuất biến đổi chung được ghi nhận ở mức 9$/giờ lao động trực tiếp. Chi phí sản xuất cố định trong năm được dự tính là 100.000$ và được tính toán dựa theo 50.000 giờ lao động trực tiếp trong năm. Chi phí chung khác liên quan đến bán hàng, phân phối và quản trị được ghi nhận ở mức 40$/công việc.
Tổng chi phí của Đơn hàng 214 là bao nhiêu?
Đáp án:
Chi phí theo đơn hàng là phương pháp tính chi phí khi công việc được thực hiện theo yêu cầu đặc biệt của khách hàng và mỗi đơn đặt hàng có thời gian tương đối ngắn. Vì vậy, phương pháp tính chi phí theo Đơn hàng là phương pháp tính chi phí hợp lý nhất cho một doanh nghiệp cung cấp sản phẩm theo yêu cầu cụ thể của khách hàng như May Mặc.
Khi một doanh nghiệp sử dụng phương pháp tính chi phí theo đơn hàng, chi phí nguyên vật liệu cho mỗi đơn hàng được xác định từ các phiếu yêu cầu mua nguyên vật liệu. Thời gian làm việc cho mỗi đơn hàng được ghi trên phiếu công việc, sau đó được tính chi phí và ghi vào phiếu tính giá thành theo đơn hàng. Một số chi phí lao động, chẳng hạn như phí làm thêm giờ và chi phí để khắc phục sản phẩm không đạt tiêu chuẩn, có thể được tính trực tiếp cho một đơn hàng hoặc chi phí chung, tùy thuộc vào trường hợp xảy ra chi phí. Chi phí chung được phân bổ vào chi phí của đơn hàng bằng cách sử dụng các tỷ lệ phân bổ đã được quyết định trước đó.
Hệ số phân bổ chi phí sản xuất chung (OAR) | = Chi phí sản xuất chung dự tính/ Thời gian lao động trực tiếp dự tính |
= 100,000/50,000 | |
=2$/giờ lao động trực tiếp |
$ | |
Nguyên liệu trực tiếp (8 * 32$) | 256 |
Lao động trực tiếp (6 * 12$) | 72 |
Chi phí biến đổi chung (6 * 9$) | 54 |
Chi phí cố định chung | 12 |
Các chi phí chung khác | 40 |
>>> Xem thêm:
[FREE DOWNLOAD] CASE STUDY F2 ACCA – 12 DẠNG BÀI TẬP THƯỜNG GẶP