ACCA20/06/2024

Cash Ratio là gì? Công thức tính tỷ lệ thanh toán tiền mặt

Cash Ratio là một trong ba phương pháp phổ biến để đánh giá tính thanh khoản của một công ty nhưng không phải ai cũng biết. Vậy Cash Ratio là gì? Công thức tính ra sao? Hãy cùng SAPP Academy tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Cash Ratio là gì?

Cash Ratio (Tỷ lệ thanh toán tiền mặt) được coi là công cụ cân đo khả năng mà một doanh nghiệp có thể thanh toán hoặc khả năng trả nợ ngắn hạn của nó. Cụ thể là tỷ lệ giữa tổng tiền hiện có và các khoản có thể quy đổi thành tiền với các khoản nợ ngắn hạn của một doanh nghiệp. Đây là chỉ số giúp cho các chủ nợ hoặc nhà đầu tư quyết định họ có sẵn sàng cho một công ty vay hay không. Cash Ratio giúp doanh nghiệp quản lý chặt chẽ các khoản tiền hoặc các khoản có thể quy đổi thành tiền, bao gồm cả các khoản phải thu.

2. Công thức tính tỷ lệ thanh toán tiền mặt (Cash Ratio)

Cũng như các phép tính thanh khoản khác, công thức tính Cash Ratio sử dụng các khoản nợ ngắn hạn làm mẫu số: 

 

 

Tổng tiền hiện có + các khoản tương đương tiền

Cash Ratio (Tỷ lệ thanh toán tiền mặt) =

———————————————————————

 

Các khoản nợ ngắn hạn

Trong đó:

  • Tổng tiền và các khoản tương đương chỉ tính các phần tài sản có tính thanh khoản cao nhất, chẳng hạn như tiền mặt tại quỹ, tiền gửi không kỳ hạn và các khoản tương đương tiền, bao gồm các quỹ tài khoản thị trường tiền tệ, tài khoản tiết kiệm;

  • Nợ ngắn hạn bao gồm bất kỳ nghĩa vụ nào đến hạn trong một năm hoặc ít hơn, chẳng hạn như nợ ngắn hạn, nợ phải trả dồn tích và các khoản phải trả;

  • Các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản trả trước và một số khoản đầu tư nhất định không được tính vào tỷ lệ thanh toán tiền mặt.

2.1 Nếu Cash Ratio < 1

Điều này có nghĩa là tiền mặt trong hệ thống không đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Ví dụ, Cash Ratio của một công ty bằng 0,75 có nghĩa là công ty chỉ có đủ tiền mặt để thanh toán 75% các khoản nợ ngắn hạn của mình. Nếu việc này diễn ra thường xuyên, công ty có thể sẽ có nguy cơ phá sản.

2.2 Nếu Cash Ratio > 1

Trong trường hợp Cash Ratio > 1, chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng chi trả cho tất cả các khoản nợ ngắn hạn và vẫn còn tiền mặt để đầu tư vào các khoản khác. Nhưng tỷ lệ tiền mặt cao không phản ánh hiệu quả hoạt động mạnh mẽ của công ty. Tỷ lệ Cash Ratio cao có thể cho thấy một doanh nghiệp đang sử dụng nguồn tiền kém hiệu quả hoặc không tối đa hóa lợi ích tiềm năng của các khoản vay. Mặt khác, Cash Ratio lớn hơn 1 cũng có thể cho thấy rằng một công ty đang tích lũy một vùng đệm vốn bảo vệ cho tương lai.

2.3 Nếu Cash Ratio = 1

Nếu tổng tiền mặt hiện tại của một công ty bằng với nợ ngắn hạn, khi đó Cash Ratio sẽ có giá trị bằng 1. Nói cách khác, doanh nghiệp chỉ huy động nguồn tiền và các khoản có thể quy đổi thành tiền và tài sản lưu động để chi trả 100% các khoản nợ hiện tại, không thừa không thiếu.

3. Ý nghĩa của tỷ lệ thanh toán bằng tiền

Như định nghĩa đã nêu ở trên Cash Ratio là một tỷ lệ thanh khoản giúp đo lường khả năng chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn chỉ bằng nguồn tiền vốn có của một doanh nghiệp. 

Bởi vây, Cash Ratio sẽ hạn chế hơn nhiều so với tỷ lệ thanh toán hiện hành (current ratio) hoặc tỷ lệ thanh toán nhanh (quick ratio) vì không có tài sản lưu động nào khác có thể được sử dụng để trả nợ mà chỉ có tiền mặt. 

Đây là lý do tại sao nhiều chủ nợ nhìn vào Cash Ratio để đánh giá một doanh nghiệp. Liệu một doanh nghiệp có thể duy trì đủ nguồn tiền mặt để chi trả cho các khoản nợ hiện tại khi đến hạn trả hay không? Bởi không phải lúc nào hàng tồn kho và các khoản phải thu sẽ được đảm bảo sẵn sàng để trả nợ. 

4. Ví dụ về Cash Ratio

Một công ty tên là K&G Pvt. Ltd với tổng tiền mặt là $50.000 và các khoản tương đương tiền là $20.000 và tổng nợ phải trả là $100.000. Hãy tính tỷ lệ thanh toán bằng tiền của công ty đó.

Tỷ lệ thanh toán tiền mặt = (Tiền mặt + Tiền tương đương) / Tổng Nợ ngắn hạn

cash ratio là gì

Tỷ lệ thanh toán tiền mặt = ($50.000  + $20.000) / $100.000

Tỷ lệ thanh toán tiền mặt = 0,7

Với Cash Ratio bằng 0,7, công ty sẽ có đủ nguồn tiền mặt để thanh toán 70% nợ ngắn hạn.

Qua bài viết vừa rồi, SAPP hy vọng đã giải đáp đầy đủ mọi thắc mắc của bạn đọc về các thông tin liên quan đến Cash Ratio. Nếu bạn đọc còn có thắc mắc liên quan, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ với SAPP ngay nhé! 

Kết nối với fanpagehttps://www.facebook.com/sapp.edu.vn

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
# Học Kế Toán Có Cần Giỏi Toán Không? Cần Phải Giỏi Những Gì?

Nhiều bạn đọc lầm tưởng rằng học Kế toán cần phải giỏi toán, chỉ cần...

Học Viên Của SAPP Academy Nói Gì Về Khóa Học ACCA Online?

Bạn không biết khóa học ACCA Online tại SAPP Academy có tốt không? Cùng SAPP...

Môn SBL (P1, P3 ACCA) Là Gì? Nội Dung & Cấu Trúc Đề Thi Hiện Nay

Với những bạn bắt đầu tìm hiểu về ACCA có lẽ chưa nắm được ACCA...

Học F3 ACCA – Các Dạng Bài Thường Gặp Về Hàng Tồn Kho – Phần 2

Việc tính giá trị của hàng tồn kho là một phần vô cùng quan trọng...

[Tìm Hiểu] LW/F4 ACCA Là Gì? Kiến Thức Nào Có Trong Môn Học Này?

LW/F4 ACCA là gì? Đâu là những kiến thức sẽ có trong môn học này?...

Người đi làm bận rộn ôn luyện SBR như thế nào cho hiệu quả?

Trong bài viết này, SAPP Academy sẽ đưa ra lời khuyên giúp hành trình học...

ACCA APM Là Gì ? Nội Dung & Cấu Trúc Đề Thi Hiện Nay

ACCA APM là một trong bốn môn tự chọn của cấp độ Strategic Professional và...

Các Dạng Gian Lận Trong Vốn Hóa Chi Phí Phổ Biến

1. Gian lận trong vốn hóa chi phí là gì? Một trong những gian lận...