ACCA04/05/2025

Có bằng ACCA lương bao nhiêu? Cơ hội việc làm từ chứng chỉ ACCA

Có bằng ACCA lương bao nhiêu? Những con số ấn tượng về mức lương của Kiểm toán viên CA, Chuyên viên Tư vấn Tài chính hay Chuyên viên Tư vấn Thuế mà chúng ta biết chỉ là một phần minh chứng cho giá trị của tấm bằng quốc tế này.

Bài viết này sẽ đi sâu vào khám phá tiềm năng thu nhập hấp dẫn mà chứng chỉ ACCA mang lại cho những người theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán và tài chính tại thị trường Việt Nam đầy năng động.

1. Cơ hội nghề nghiệp của người sở hữu chứng chỉ ACCA 

Chứng chỉ ACCA (Association of Chartered Certified Accountants) mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực tài chính và kế toán tại các công ty Big4 như Deloitte, PwC, EY và KPMG.

Người sở hữu chứng chỉ này có thể làm việc trong nhiều ngành nghề đa dạng với các vị trí hấp dẫn, từ kế toán, kiểm toán, thuế đến quản lý tài chính và rủi ro. Với các vị trí phổ biến như Audit Associate, Advisory Consultant hoặc Transfer Pricing Consultant.

Người sở hữu chứng chỉ ACCA được ưu tiên tuyển dụng tại Big4

Bên cạnh đó, ACCA còn là nền tảng vững chắc giúp bạn từng bước tiến tới các vị trí quản lý cấp cao trong doanh nghiệp như Finance Manager, Financial Controller, và thậm chí là CFO khi tích lũy đủ kinh nghiệm thực tiễn.

Trong lĩnh vực Kế toán Công, người có chứng chỉ ACCA có thể đảm nhận các vị trí như Kế toán viên (Accountant), Kiểm toán viên (Auditor) và Kế toán phải thu/phải trả (Accounts Payable/Receivable).

Những vai trò này liên quan đến việc ghi chép, phân tích và báo cáo tài chính cho doanh nghiệp, kiểm tra tính chính xác của báo cáo tài chính và quản lý dòng tiền hiệu quả.

Trong dịch vụ tài chính và ngân hàng, người sở hữu ACCA thường đảm nhiệm các vai trò như Chuyên viên phân tích tài chính (Financial Analyst) và Quản lý tuân thủ/rủi ro (Compliance/Risk Manager). Các vị trí này yêu cầu khả năng phân tích dữ liệu tài chính, hỗ trợ quyết định đầu tư và đảm bảo tuân thủ pháp lý trong hoạt động doanh nghiệp.

Trong lĩnh vực sản xuất/kỹ thuật với vị trí Kế toán quản trị (Management Accountant), tập trung vào phân tích chi phí sản xuất và hỗ trợ quản lý chiến lược.

Trong lĩnh vực thuế, vị trí chuyên viên thuế (Tax Consultant) phù hợp với người có ACCA, chịu trách nhiệm tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp lập kế hoạch thuế và đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý.

Có thể bạn quan tâm: Kế toán viên nên học ACCA hay Thạc sĩ Kế toán – Tài chính?

2. Người có bằng ACCA lương bao nhiêu

2.1. Vị trí Kiểm toán viên 

Vị trí Kiểm toán viên đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính minh bạch và chính xác của báo cáo tài chính doanh nghiệp. Các công ty kiểm toán hàng đầu như PwC, Deloitte, EY và KPMG (Big 4) thường ưu tiên tuyển dụng ứng viên sở hữu chứng chỉ ACCA, thể hiện kiến thức chuyên môn vững vàng và cam kết nghề nghiệp cao.

Theo VietnamWorks và LinkedIn, các nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao ứng viên có ACCA vì khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế như IFRS và GAAP vào công việc.

Vị trí Kiểm toán viên tại ACCA Career ưu tiên ứng viên có chứng chỉ nghề nghiệp như ACCA, CPA

Vị trí Audit Senior tại ACCA Career ưu tiên ứng viên có chứng chỉ nghề nghiệp như ACCA, CPA… ngoài ra, cần đảm bảo được kỹ năng sử dụng các phần mềm Kiểm toán và MOS (Microsoft Office Suite), cũng như kiến thức am hiểu về các chuẩn mực IFRS – mà đây là những kiến thức, kinh nghiệm bạn có thể đạt được từ chương trình học ACCA.

Ngoài ra, trên thị trường, với vị trí này, ứng viên cần đáp ứng các yêu cầu chuyên môn và kỹ năng như sau:

  • Kiến thức chuyên môn: Bằng cử nhân chuyên ngành kiểm toán, kế toán, tài chính, kinh tế, quản trị kinh doanh, luật hoặc các lĩnh vực liên quan. Chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế như ACCA, CPA…. hoặc các chứng chỉ tương đương được ưu tiên. Đặc biệt cần có kiến thức vững về chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS.
  • Kỹ năng tin học: Thành thạo phần mềm kiểm toán, Microsoft Office Suite và các công cụ phân tích dữ liệu. Có kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin và dữ liệu, đặc biệt trong kiểm toán hệ thống và bảo mật thông tin.
  • Kỹ năng ngoại ngữ: Giao tiếp tiếng Anh cả nói và viết là một lợi thế lớn trong môi trường làm việc quốc tế. Đáp ứng tiêu chuẩn tuyển dụng của các doanh nghiệp.
  • Kỹ năng mềm: Kỹ năng lãnh đạo, quản lý nhóm và đào tạo nhân viên hiệu quả. Khả năng tổ chức, quản lý thời gian, ưu tiên công việc và làm việc đa nhiệm trong môi trường áp lực cao.

Có bằng ACCA lương bao nhiêu? Vị trí Internal Audit của Techcombank ưu tiên tuyển dụng ứng viên có chứng chỉ ACCA

Vị trí Internal Audit của Techcombank ưu tiên tuyển dụng ứng viên có chứng chỉ nghề nghiệp trong các lĩnh vực như Kế toán, Kiểm toán, hoặc trong ngành Luật và Quản trị Rủi ro như ACCA, CPA, CFA, FRM…

Bên cạnh đó, những nhân sự từng có kinh nghiệm làm việc trong Big4 cũng sẽ được ưu tiên. Đây là một điểm cộng rất lớn cho học viên ACCA, bởi Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh Quốc ACCA đã luôn hợp tác với những tập đoàn này để tổ chức các chương trình như Job Fast Track, giúp ưu tiên tuyển dụng đối với ACCA member hoặc học viên của ACCA.

Mức lương của vị trí Kiểm toán viên tại Việt Nam phụ thuộc vào kinh nghiệm và cấp bậc công việc:

  • Mới tốt nghiệp: Mức lương khởi điểm từ 5 đến 7 triệu đồng/tháng.
  • Kinh nghiệm 1 – 2 năm: Mức lương dao động từ 7 đến 10 triệu đồng/tháng.
  • Kinh nghiệm 3 – 5 năm: Mức lương tăng lên khoảng 12 đến 15 triệu đồng/tháng.
  • Trên 7 năm kinh nghiệm hoặc vị trí Kiểm toán viên trưởng: Mức lương có thể đạt trên mốc 18 đến 20 triệu đồng/tháng.

Theo dữ liệu từ Salaryexpert, mức lương cơ bản trung bình của một kiểm toán viên CA (Chartered Accountant) tại Việt Nam là 455.541.038 VND/năm (tương đương khoảng 219.010 VND/giờ). Ngoài mức lương cơ bản, Auditor CA còn nhận được khoản thưởng trung bình khoảng 15.943.936 VND/năm.

Mức lương cũng được thay đổi theo kinh nghiệm làm việc:

  • Entry Level (1-3 năm kinh nghiệm): Kiểm toán viên mới vào nghề có mức lương trung bình khoảng 330.622.485 VND/năm.
  • Senior Level (8+ năm kinh nghiệm): Những người có kinh nghiệm lâu năm có thể đạt mức lương trung bình lên đến 570.946.938 VND/năm.

Có bằng ACCA lương bao nhiêu? Lương trung bình Kiểm toán viên CA

Nhìn chung, tại Việt Nam, mức lương trung bình của một Kiểm toán viên vào khoảng 9,2 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, với chứng chỉ ACCA, mức lương có thể nâng lên từ 1.000 – 2.000 USD/tháng tùy theo công ty và quy mô doanh nghiệp.

Vị trí này có lộ trình thăng tiến rõ ràng từ Trợ lý Kiểm toán, Kiểm toán viên, Trưởng nhóm Kiểm toán, Chủ nhiệm Kiểm toán đến Giám đốc Kiểm toán. Cơ hội tăng lương và thăng tiến phụ thuộc vào kinh nghiệm, kỹ năng, và hiệu quả công việc của từng cá nhân.

2.2. Vị trí Cố vấn Tài chính 

Vị trí Finance Advisor – Cố vấn Tài chính tại các công ty kiểm toán và tư vấn như Mazars Vietnam hay KPMG thường nằm trong bộ phận Dịch vụ Tư vấn Tài chính (Financial Advisory Services). Đây là nhóm chuyên cung cấp các giải pháp cho khách hàng trong và ngoài nước về định giá doanh nghiệp, M&A, phân tích đầu tư cũng như tái cấu trúc tài chính.

Vị trí cố vấn Tài chính (Finance Advisor)

Các công ty và tập đoàn lớn như Mazars Vietnam và KPMG Việt Nam thường ưu tiên tuyển dụng ứng viên sở hữu chứng chỉ ACCA, thể hiện kiến thức chuyên môn vững vàng và cam kết nghề nghiệp cao.

Theo thông tin tuyển dụng từ Mazars Vietnam, vị trí Cố vấn Tài chính yêu cầu ứng viên có bằng cử nhân hoặc thạc sĩ về kế toán và kiểm toán, hoặc các chứng chỉ chuyên nghiệp như ACCA, CPA Vietnam, CPA Australia, hoặc ICAEW.

Tuyển dụng vị trí Finance Advisor tại Mazars Vietnam

Để thành công trong vai trò Finance Advisor, ứng viên cần đáp ứng các yêu cầu sau:​

  • Trình độ học vấn: Tốt nghiệp đại học chính quy trở lên, ưu tiên các chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, hoặc quản trị kinh doanh.​
  • Kinh nghiệm làm việc: Tối thiểu 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, kiểm toán hoặc tư vấn. Theo KPMG Việt Nam, vị trí Senior Consultant yêu cầu ứng viên có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong vai trò tương đương.
  • Kỹ năng chuyên môn: Am hiểu về quản lý tài chính, báo cáo tài chính, và các chuẩn mực kế toán quốc tế như IFRS.
  • Kỹ năng mềm và ngoại ngữ: Kỹ năng giao tiếp và lãnh đạo xuất sắc, khả năng làm việc độc lập và theo nhóm, cùng khả năng quản lý thời gian hiệu quả.​ Thành thạo tiếng Anh là một lợi thế lớn trong môi trường làm việc quốc tế.

Dựa trên dữ liệu từ JobsGO, chúng ta dễ dàng thấy xu hướng mức lương và số lượng việc làm của vị trí Cố Vấn Tài Chính tại Việt Nam từ quý 1 năm 2021 đến quý 4 năm 2024. Nhìn chung, cả mức lương tối thiểu, trung bình và tối đa đều có xu hướng tăng nhẹ qua các năm, mặc dù có những biến động nhất định trong từng quý.

Có bằng ACCA lương bao nhiêu? Biểu đồ lương nhân viên Tư vấn Tài chính Việt Nam

Mức lương tối thiểu cho vị trí Cố vấn Tài chính dao động trong khoảng từ 7 triệu VND đến 11 triệu VND, với một đỉnh vào quý 1 năm 2023. Mức lương trung bình có xu hướng tăng rõ rệt hơn, từ khoảng 14 triệu VND lên đến đỉnh điểm khoảng 17 triệu VND vào đầu năm 2023, sau đó ổn định ở mức 15-16 triệu VND trong năm 2024. 

Theo dữ liệu từ ERI’s Assessor Platform, mức lương trung bình của một Cố vấn tài chính tại Việt Nam là 249.594.774 VNĐ mỗi năm, tương đương với khoảng 119.997 VNĐ mỗi giờ. Ngoài ra, vị trí này còn có mức thưởng trung bình khoảng 3.818.800 VNĐ mỗi năm.

Mức lương có sự khác biệt tùy thuộc vào kinh nghiệm, với những người mới vào nghề (1-3 năm kinh nghiệm) có mức lương trung bình là 188.623.641 VNĐ mỗi năm, trong khi những chuyên viên tư vấn tài chính có kinh nghiệm lâu năm (trên 8 năm kinh nghiệm) có thể đạt mức lương trung bình là 307.157.623 VNĐ mỗi năm.

Vị trí cố vấn Tài chính tại KPMG ưu tiên ứng viên có bằng ACCA

Có thể thấy mức lương trung bình cho vị trí Cố vấn Tài chính tại Việt Nam khoảng 17.700.000 VNĐ/tháng, với khoảng lương phổ biến từ 12.000.000 đến 24.000.000 VNĐ/tháng. Sở hữu chứng chỉ ACCA có thể giúp nâng cao mức lương và mở rộng cơ hội thăng tiến trong lĩnh vực tài chính.

Lộ trình thăng tiến thường bao gồm các vị trí như Chuyên viên Tài chính, Trưởng nhóm Tài chính, Quản lý Tài chính, và Giám đốc Tài chính. Việc tích lũy kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng chuyên môn và đạt được các chứng chỉ quốc tế như ACCA sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tăng lương và thăng tiến trong sự nghiệp

2.3. Vị trí Kế toán viên 

​Vị trí Kế toán viên đóng vai trò quan trọng trong việc thu thập, xử lý và báo cáo thông tin tài chính của doanh nghiệp. Để đảm nhiệm vị trí này, ứng viên cần đáp ứng các tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn và trình độ đào tạo. 

Cụ thể, theo Thông tư 66/2024/TT-BTC, kế toán viên cần có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành kế toán, kiểm toán hoặc tài chính, cùng với chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp kế toán hoặc các chứng chỉ tương đương được Bộ Tài chính công nhận. ​

Yêu cầu về bằng cấp với Kế toán viên tại Việt Nam

Ngoài ra, các yêu cầu chung khác bao gồm:​

  • Kiến thức chuyên môn vững vàng: Nắm vững các quy định pháp luật về kế toán, nguyên lý kế toán, chế độ tài chính và các chuẩn mực kế toán hiện hành. 
  • Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin: Thành thạo các phần mềm kế toán như MISA, FAST, cũng như các công cụ văn phòng như Excel, Word. ​
  • Kỹ năng phân tích và tổng hợp: Khả năng quan sát, phân tích, đánh giá và đưa ra các hạch toán chính xác dựa trên dữ liệu tài chính. ​
  • Phẩm chất cá nhân: Cẩn thận, trung thực, có trách nhiệm và khả năng làm việc dưới áp lực cao.

Vị trí Kế toán Quản trị Viettel yêu cầu ứng viên có chứng chỉ ACCA

Nhiều công ty và tập đoàn lớn tại Việt Nam thường xuyên tuyển dụng vị trí kế toán viên, đặc biệt ưu tiên những ứng viên sở hữu chứng chỉ ACCA. Tập đoàn Công nghệ Viettel tuyển dụng ứng viên Kế toán Quản trị với một trong những yêu cầu bắt buộc là phải sở hữu chứng chỉ ACCA/CPA hoặc IFRS. Mức lương cho vị trí này tại Viettel rơi vào khoảng 15 – 35 triệu đồng, tùy thuộc vào kỹ năng và kinh nghiệm của ứng viên. 

Mức lương kế toán theo cấp bậc

Mức lương trong lĩnh vực kế toán viên không chỉ phụ thuộc vào số năm kinh nghiệm mà còn chịu ảnh hưởng bởi cấp bậc và vị trí công việc. Theo Báo cáo Thị trường Tuyển dụng 2023, mức lương kế toán có sự biến động đáng kể tùy theo từng cấp bậc. Cụ thể:

  • Đối với thực tập sinh kế toán hoặc người mới ra trường, mức lương dao động từ 3 đến 5 triệu đồng do chưa có nhiều kinh nghiệm. 
  • Nhân viên hoặc chuyên viên kế toán với ít nhất 2 năm kinh nghiệm, thành thạo các phần mềm kế toán như MISA, FAST, Bravo thường nhận mức lương từ 7 đến 18 triệu đồng.

Lương Kế toán Trung bình tại Việt Nam

  • Các vị trí quản lý cao hơn như trưởng nhóm hoặc trưởng phòng kế toán có mức lương dao động từ 10 đến 22 triệu đồng tùy vào khả năng quản lý đội nhóm. 
  • Kế toán trưởng có thể nhận mức lương lên đến 30 triệu đồng nhờ vào kỹ năng quản lý tài chính hiệu quả. 

Vị trí Kế toán trưởng tại một công ty có vốn đầu tư FDi tại Việt Nam yêu cầu bắt buộc ứng viên phải có chứng chỉ ACCA “ACCA Qualification is a must“, cũng như đặc biệt ưu tiên những nhân sự đã có kinh nghiệm tại các công ty Kiểm toán Big4. Mức lương cho vị trí này dao động từ $ 1,500 – 2,500/tháng, tương đương với 38 – 64 triệu VND.

Tuyển dụng vị trí Kế toán trưởng tại công ty FDI yêu cầu ứng viên có chứng chỉ ACCA

Lĩnh vực kế toán có nhiều mảng chuyên môn khác nhau, từ kế toán bán hàng, kế toán nội bộ, kế toán thuế, kế toán công nợ đến kế toán tổng hợp. Mỗi vị trí đảm nhận nhiệm vụ đặc thù, dẫn đến mức lương khác nhau tùy vào tính chất công việc và kinh nghiệm làm việc. Theo đó:

  • Kế toán tổng hợp thường cao hơn so với các vị trí khác trong ngành. Người có kinh nghiệm từ 1 đến 3 năm làm kế toán tổng hợp sẽ nhận mức lương từ 10 đến 14 triệu đồng, trong khi với kinh nghiệm trên 3 năm có thể đạt từ 15 đến 25 triệu đồng. 
  • Vị trí kế toán thuế cũng có mức lương khá hấp dẫn, từ 10 đến 12 triệu đồng với kinh nghiệm từ 1 đến 3 năm và từ 12 đến 20 triệu đồng với kinh nghiệm trên 3 năm.
  • Kế toán bán hàng, kế toán nội bộ, kế toán công nợ, kế toán thanh toán, kế toán kho thường nhận mức lương dao động từ 8 đến 12 triệu đồng khi có kinh nghiệm từ 1 đến 3 năm, và từ 10 đến 16,5 triệu đồng khi có kinh nghiệm trên 3 năm. 

Có thể thấy mức lương của kế toán viên tại Việt Nam khoảng 12 triệu đồng/tháng (Nguồn: JobsGO). Cơ hội thăng tiến và tăng lương trong ngành này phụ thuộc vào kinh nghiệm, kỹ năng và khả năng quản lý của từng cá nhân. Việc sở hữu các chứng chỉ quốc tế như ACCA sẽ là lợi thế lớn, giúp nâng cao khả năng cạnh tranh và mở rộng cơ hội nghề nghiệp trong tương lai.

2.4. Vị trí Nhân viên tư vấn Thuế  

Tuyển dụng vị trí Tax Consultant RMS Vietnam

​Vị trí Nhân viên Tư vấn Thuế đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ các quy định về thuế và tối ưu hóa nghĩa vụ thuế. Để đảm nhiệm vị trí này, ứng viên cần đáp ứng các yêu cầu chuyên môn và kỹ năng nhất định.​

  • Tốt nghiệp đại học chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán, Tài chính hoặc Luật. 
  • Tối thiểu 6 tháng kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn thuế, kế toán hoặc kiểm toán. ​
  • Sở hữu chứng chỉ ACCA hoặc đang trong quá trình hoàn thành là một lợi thế.
  • Thành thạo tiếng Anh trong công việc, kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề, khả năng làm việc độc lập và theo nhóm.

Crowe Vietnam tuyển dụng vị trí nhân viên tư vấn Thuế

Nhiều công ty kiểm toán và tư vấn hàng đầu tại Việt Nam thường xuyên tuyển dụng Nhân viên Tư vấn Thuế, chẳng hạn như:​

  • Crowe Vietnam: Công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán, kế toán và tư vấn thuế.
  • RSM Việt Nam: Một trong những công ty kiểm toán và tư vấn hàng đầu tại Việt Nam. 
  • TLS: Công ty cổ phần TLS tuyển dụng nhân viên tư vấn thuế với mức lương khởi điểm từ 7 đến 9 triệu đồng/tháng. 

Tại Việt Nam, mức lương trung bình cho vị trí Nhân viên Tư vấn Thuế phụ thuộc vào kinh nghiệm và cấp bậc, dao động từ khoảng 6 triệu đến trên 20 triệu đồng/tháng. Cơ hội thăng tiến và tăng lương trong lĩnh vực này phụ thuộc vào kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn và khả năng quản lý của từng cá nhân. 

Theo dữ liệu từ SalaryExpert, mức lương của Nhân viên Tư vấn Thuế (Tax Consultant) tại Việt Nam được phân bổ theo cấp bậc như sau:

  • Nhân viên mới vào nghề (Entry Level – Dưới 1 năm kinh nghiệm): Mức lương trung bình khoảng 261.413.653 VNĐ mỗi năm 
  • Nhân viên có kinh nghiệm (3-5 năm kinh nghiệm): Mức lương trung bình khoảng 363.283.718 VNĐ/năm.
  • Chuyên viên tư vấn thuế cấp cao (Senior Level – Trên 8 năm kinh nghiệm): Mức lương trung bình khoảng 456.442.490 VND/năm.

Lương trung bình nhân viên tư vấn Thuế (Tax Consultant)

Các công ty kiểm toán lớn như PwC, Deloitte, EY, KPMG và các tập đoàn đa quốc gia thường đưa ra mức lương cao cùng với chế độ phúc lợi hấp dẫn cho những ứng viên có chứng chỉ ACCA, CPA. Cơ hội thăng tiến trong ngành này khá cao, đặc biệt đối với những chuyên gia thuế có kiến thức chuyên sâu và kỹ năng tư vấn tốt. Mức thu nhập sẽ tăng đáng kể nếu ứng viên đảm nhận các vị trí quản lý hoặc giám đốc tư vấn thuế.

3. Vậy có nên học chứng chỉ ACCA? Đánh giá từ ACCA member

Việc học chứng chỉ ACCA có đáng không phụ thuộc vào mục tiêu nghề nghiệp và sự đam mê của bạn đối với lĩnh vực kế toán, kiểm toán và tài chính. Tuy nhiên, từ góc nhìn của một ACCA member, SAPP có thể đưa ra những đánh giá chi tiết như sau:

3.1. Ưu điểm khi học ACCA

Đầu tiên, ACCA mang đến cơ hội nghề nghiệp rộng mở vì đây là chứng chỉ kế toán được công nhận toàn cầu với hơn 180 quốc gia chấp nhận. Các doanh nghiệp lớn, tập đoàn đa quốc gia luôn đánh giá cao chứng chỉ này khi tuyển dụng nhân sự trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán và tài chính.

Sở hữu ACCA đồng thời cũng giúp bạn thăng tiến nhanh chóng trong sự nghiệp với các vị trí như CFO, Finance Manager, Audit Manager và mức lương trung bình của ACCA member cao hơn đáng kể so với ứng viên không có chứng chỉ.

Các cơ hội mà chứng chỉ ACCA đem lại cho sự nghiệp

Một điểm hấp dẫn nữa của ACCA là chương trình Job Fast Track dành cho các ứng viên đã hoàn thành từ 9 môn (9F) hoặc 13 môn (13F). Những người này sẽ được miễn từ 1 – 3 vòng phỏng vấn tại nhiều công ty lớn, giúp rút ngắn quy trình tuyển dụng và tăng cơ hội vào các tập đoàn đa quốc gia. Gồm có: VIB, RSM, TMF Group, PVcombank, pwc, KPMG, Crowe…..

Ngoài ra, chương trình học ACCA cung cấp kiến thức toàn diện và kỹ năng thực tiễn, không chỉ tập trung vào kế toán và kiểm toán mà còn đào tạo về quản trị tài chính, chiến lược kinh doanh và quản lý rủi ro. Học viên sẽ phát triển được kỹ năng phân tích, tư duy phản biện và ra quyết định – những kỹ năng rất cần thiết trong môi trường kinh doanh hiện đại.

3.2. Một vài lưu ý cần cân nhắc

Mặc dù có nhiều lợi ích, việc học ACCA vẫn tồn tại một số khó khăn và thách thức. Đầu tiên, thời gian học dài và áp lực cao là điều không thể tránh khỏi. Chương trình gồm 13 môn với độ khó tăng dần, đòi hỏi học viên phải kiên trì và quyết tâm cao. Thông thường, học toàn thời gian có thể mất từ 2-3 năm để hoàn thành, trong khi học viên vừa học vừa làm thường mất thời gian lâu hơn.

Bên cạnh đó, ACCA cũng yêu cầu chi phí lớn. Tổng chi phí bao gồm học phí, lệ phí thi và tài liệu học tập có thể lên đến trên 100 triệu VND hoặc cao hơn, tùy thuộc vào trung tâm đào tạo và cách thức học tập. Một thách thức khác cần lưu ý là cần tiếng Anh tốt vì tất cả tài liệu và bài thi của ACCA đều được viết hoàn toàn bằng tiếng Anh. Học viên cần có nền tảng tiếng Anh vững vàng để hiểu rõ và làm bài hiệu quả.

3.3. Vậy có nên học ACCA không?

Nếu bạn có mục tiêu phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực tài chính –  kế toán – kiểm toán hoặc quản trị tại các tập đoàn đa quốc gia hay công ty lớn, ACCA chắc chắn đáng học. Chứng chỉ này không chỉ mang lại kiến thức chuyên môn sâu rộng mà còn mở ra nhiều cơ hội thăng tiến và mức lương hấp dẫn.

Chứng chỉ ACCA đem lại cơ hội việc làm đa dạng ngành nghề

Ngược lại, nếu mục tiêu nghề nghiệp của bạn không phải là tài chính – kế toán, hoặc bạn không sẵn sàng cam kết dài hạn và nỗ lực học tập, có lẽ bạn nên cân nhắc các lựa chọn khác phù hợp hơn.

4. Kết bài

Tóm lại, Chứng chỉ ACCA mở ra cơ hội làm việc trong các lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tài chính và quản trị tài chính với các vị trí quan trọng như Kế toán trưởng, Kiểm toán viên, CFO, Finance Manager tại doanh nghiệp lớn và tập đoàn đa quốc gia.

Tại Việt Nam, mức lương của người có ACCA dao động từ 25 – 60 triệu VND/tháng cho vị trí quản lý trung cấp và có thể lên đến 100 – 200 triệu VND/tháng ở cấp quản lý cao cấp như CFO hoặc Finance Director.

Với mức thu nhập cao và cơ hội thăng tiến nhanh chóng, ACCA hoàn toàn xứng đáng để đầu tư học tập nếu bạn muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực tài chính, kế toán và kiểm toán. Tuy nhiên, chương trình yêu cầu sự kiên trì, thời gian và nền tảng tiếng Anh tốt, nên cần cân nhắc kỹ trước khi bắt đầu.

Để được tư vấn chi tiết về lộ trình học ACCA, cách tối ưu thời gian và chi phí cũng như nhận hỗ trợ từ giảng viên giàu kinh nghiệm, bạn có thể liên hệ SAPP Academy – đối tác đào tạo ACCA uy tín tại Việt Nam. SAPP sẽ giúp bạn lên kế hoạch học tập phù hợp và nắm vững kiến thức để đạt được chứng chỉ ACCA một cách hiệu quả nhất!

Liên hệ với SAPP qua Fanpage hoặc Website nếu cần bất cứ hỗ trợ nào nhé!

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
# Đối Tượng Kế Toán Là Gì? Cách Xác Định Và Phân Loại

Trong kế toán doanh nghiệp, khái niệm “đối tượng kế toán” là một khái niệm...

#1 Cách Lập Báo Cáo Lưu Chuyển Tiền Tệ Mới Nhất Hiện Nay

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là bảng báo cáo tài chính quan trọng, hỗ...

Cuộc thi ACCA VACPA newbie to IFRS – Sân chơi dành cho sinh viên Tài chính

Cuộc thi ACCA VACPA Newbie to IFRS là cuộc thi mới được tổ chức vào...

[Hướng Dẫn] Cách Viết Hóa Đơn Bán Hàng Và Nguyên Tắc Khi Lập

Xem ngay cách viết hóa đơn bán hàng chính xác và hiệu quả, cùng với...

Private tư vấn miễn phí lộ trình học ACCA hiệu quả chinh phục BIG4

SAPP Academy sẽ giúp bạn xây dựng lộ trình học ACCA cá nhân, chuyên biệt...

Tài Liệu Học F2 ACCA

F2 ACCA là môn học về kế toán quản trị (Management Accounting). F2 giúp bạn...

08 Dạng Gian Lận Doanh Thu Phổ Biến Trong Doanh Nghiệp

Khi nói về gian lận, có rất ít vấn đề được khám phá và chia...

VLOOKUP Là Hàm Gì?

VLOOKUP, viết tắt của từ Vertical Lookup, là hàm tìm kiếm theo chiều dọc. 1....