ACCA20/06/2024

Hành Trình 13 Năm Chinh Phục Lĩnh Vực Ngân Hàng – Chia Sẻ Từ Head Of Performance Management Của Ngân Hàng Hàng Đầu Đông Nam Á

Ngân hàng vốn nổi tiếng là lĩnh vực với những đãi ngộ hấp dẫn nhưng cũng vô cùng khắc nghiệt. Trước khi lựa chọn bước chân vào ngành, newbie cần chuẩn bị những gì? Cùng khám phá “muôn vàn góc cạnh” của ngành Ngân hàng thông qua 13 năm kinh nghiệm của giảng viên Nguyễn Công Tiến, ACCA – Head of Performance Management của 1 ngân hàng hàng đầu Đông Nam Á

Trong suốt 13 năm gắn bó với ngành Ngân hàng, anh đã trải qua những vị trí công việc nào?

Thời điểm mới ra trường, vì chưa có định hướng rõ ràng về nghề nghiệp nên anh bắt đầu với vị trí Assistant Relationship Manager – một vị trí thuộc front office và công việc khá tương tự với Sales. Sau một năm, anh nhận ra bản thân mình đang đi chệch hướng so với chuyên ngành ban đầu. Lúc đó anh nghĩ là “Mình có background Tài chính, lại đang học ACCA nữa thì không lý gì mình không theo đúng chuyên ngành Tài chính. Vậy nên anh quyết định chuyển từ front office sang back office với vị trí Financial Analyst – FP&A”. 

Trong quá trình đó, anh may mắn gặp được một manager “có tâm”  – người sếp, người thầy, người chị đã giúp đỡ anh rất nhiều trong quá trình làm nghề sau này. Nếu như các bạn trẻ cũng may mắn tìm được một mentor tốt trong những ngày đầu của sự nghiệp thì chặng đường sau này sẽ bớt chông chênh hơn rất nhiều. 

Ngành Ngân hàng thường chia thành 2 khối: khách hàng cá nhân (B2C) và khách hàng doanh nghiệp (B2B). Trong khách hàng doanh nghiệp lại chia thành doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong suốt 7 năm gắn bó với nghề Financial Analyst, anh đã có cơ hội trải qua tất cả các khối này.

Hiện tại thì anh đang công tác với vị trí Head of Performance Management tại một ngân hàng toàn cầu hàng đầu ASEAN. Công việc của anh là lập kế hoạch và kiểm soát hiệu suất của tất cả các bạn Sales ở cả 2 khối B2B và B2C. Lập kế hoạch là một chuyện, nhưng quan trọng hơn là đảm bảo đạt được mục tiêu đã đề ra. Nếu chưa đạt đúng tiến độ, anh cần thiết kế ra các chương trình thúc đẩy bán hàng để gia tăng doanh số. 

Tính đến hiện tại, anh đã gắn bó với ngành Ngân hàng hơn 10 năm. Ngành này có gì hấp dẫn mà có thể “níu chân” anh lâu tới vậy?

Trong suốt hơn 10 năm làm nghề, anh không công tác ở một vị trí duy nhất. Từ B2B, B2C tới Định chế tài chính, từ doanh nghiệp lớn tới doanh nghiệp vừa và nhỏ anh đều trải qua rồi.  Mỗi vị trí lại có những sự khác biệt trong công việc, có thêm nhiều kinh nghiệm để học hỏi, phát triển. Đó là cách anh “làm mới” để bản thân luôn yêu và đam mê với nghề. Nói vui một chút là không có thời gian để “chán” luôn. Một lý do nữa đó là thu nhập của nghề banking không hề tệ chút nào. So sánh với các ngành khác, như sản xuất chẳng hạn, thì cùng vị trí Manager nhưng thu nhập của Ngân hàng sẽ có phần nhỉnh hơn.

Nhiều người mặc định rằng ACCA là chứng chỉ Kế toán – Kiểm toán, vì sao anh lựa chọn học và giảng dạy ACCA dù làm việc ở lĩnh vực Ngân hàng? Ứng dụng của ACCA trong lĩnh vực này là gì?

Trên phương diện kiến thức, bạn sẽ ứng dụng được khoảng 30% từ ACCA. Vì ACCA được thiết kế để phục vụ cho lĩnh vực Sản xuất, Dịch vụ hơn là Ngân hàng. Tuy nhiên, với anh thì ACCA mang lại nhiều giá trị hơn thế. Nếu xét riêng kiến thức thì chỉ là “con cá” thôi, nhưng ACCA trang bị cho anh cả một “chiếc cần câu” – chính là tư duy logic rành mạch để giải quyết mọi vấn đề trong công việc. Khi gặp một bài toán mới, anh có thể bình tĩnh suy luận ra hướng xử lý trên nền những kiến thức ACCA. Ngoài ra, ACCA còn rèn luyện cho mình khả năng trình bày những phân tích của mình một cách rất tiêu chuẩn. 

Tìm hiểu về lộ trình ACCA cá nhân hóa: tại đây

Sở hữu bằng cấp quốc tế như ACCA sẽ được nhà tuyển dụng nước ngoài đánh giá rất cao. Thời điểm 2019 là lúc anh đổi hướng từ local bank (ngân hàng nội địa) sang foreign bank (ngân hàng quốc tế). Khi chuyển sang một môi trường mới, đâu đó không tránh khỏi việc sẽ có khoảng cách về văn hóa vì anh đã quen với local bank rất nhiều năm. Tuy nhiên, anh chỉ mất khoảng 2 tháng để làm quen với môi trường quốc tế, còn về kiến thức chuyên môn, kỹ năng làm nghề, tư duy logic thì anh thích ứng rất nhanh. Anh nghĩ rằng phần lớn do bản thân mình đã học qua ACCA – một chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế, cách tư duy của ACCA rất giống với cách vận hành công việc ở foreign bank. 

Môi trường local bank và foreign bank có những điểm khác biệt gì?

Yêu cầu công việc của local bank và foreign bank khác nhau hoàn toàn. Điểm khác biệt rõ nhất chính là local bank có số lượng headcount, chi nhánh rất nhiều, foreign bank thì ngược lại, ít headcount và cơ cấu tổ chức phẳng. Manager ở local bank chỉ thuần làm nghiệp vụ quản lý, còn ở foreign bank, manager ngoài làm quản lý còn kiêm cả các công việc chuyên môn nữa. Vậy nên yêu cầu về kỹ năng và kiến thức ở foreign bank sẽ cao hơn nhiều. Các báo cáo luôn phải gửi lên cho tập đoàn mẹ phê duyệt, nên luôn phải thỏa mãn được các tiêu chuẩn quốc tế.

Quan niệm của anh là: Muốn làm quản lý được thì bản thân mình cũng phải giỏi làm nghề đã. Nếu như không chứng minh được khả năng chuyên môn thì rất khó thuyết phục và quản lý được một đội ngũ toàn những người giỏi như vậy. Vậy nên anh luôn cố gắng cập nhật kiến thức mỗi ngày.

Các bạn sinh viên thường mặc định rằng Ngân hàng là lĩnh vực có ít cơ hội cho người mới bắt đầu, sẽ luôn phải chạy KPI, chạy chỉ tiêu mở thẻ rất nhiều. Theo anh, suy nghĩ này liệu có đúng? Các bạn newbie trong lĩnh vực Ngân hàng nên bắt đầu ở vị trí nào?

Thực ra điều này tùy thuộc rất nhiều vào định hướng riêng của từng bạn. Nếu như bạn là người hướng ngoại, thích giao tiếp, bạn có thể làm ở các vị trí front office như Relationship Manager. Các bạn sẽ cần làm tiền gửi, tiền vay, mở thẻ… Thường headcount cho front bao giờ cũng cao hơn back, thời gian đào tạo để một bạn thuộc front office thạo việc cũng sẽ ngắn hơn nên sẽ có nhiều cơ hội cho newbie hơn. 

Ngoài ra, các bạn có thể theo back office, làm Product (Sản phẩm), Finance (Tài chính), Risk (Quản trị rủi ro) hoặc Operation (Vận hành).. Trong đó, Product là bộ phận thiết kế ra các chính sách sản phẩm, các gói vay như home-loan, auto-loan.. để thu hút khách hàng. Các bạn vẫn cần tương tác nhưng đa số sẽ chỉ tương tác với các stakeholder bên trong doanh nghiệp, nên sẽ phù hợp với các bạn hướng nội hơn một chút.

Các vị trí ở Finance, Risk thường sẽ ưu tiên người có kinh nghiệm. Lấy ví dụ như bộ phận Performance Management của anh sẽ chỉ tuyển những người từ 3-4 năm kinh nghiệm trở lên. Vì phòng ban này có cường độ làm việc cao, chính bản thân anh cũng sẽ không có đủ thời gian để đào tạo một bạn newbie từ đầu. 

Muốn gia nhập ngành Ngân hàng nhanh nhất thì các bạn nên đi lên từ vị trí intern. Số lượng headcount dành cho fresher phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kinh tế. Nếu như kinh tế phát triển, ngân hàng mở rộng quy mô thì sẽ tuyển nhiều hơn, còn nếu tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay thì số lượng headcount sẽ bị siết lại và ưu tiên người đã có kinh nghiệm.

Theo quan điểm của anh, các bạn newbie sẽ cần chuẩn bị những gì để chinh phục thành công lĩnh vực Ngân hàng?

Có 4 phẩm chất anh rất đề cao trong lĩnh vực Ngân hàng: Trung thực, Chăm chỉ, Chịu khó học hỏi và Chủ động.

Làm Ngân hàng phải làm việc rất nhiều với sổ sách, giấy tờ nên bắt buộc phải có tính trung thực. Thứ hai là phải chăm chỉ vì các bạn phải thích nghi nhanh với khối lượng lớn công việc. Muốn thích nghi nhanh thì không có cách nào khác ngoài việc chăm chỉ làm việc. Anh không đòi hỏi các bạn phải làm thêm giờ, chỉ cần tối ưu 8 tiếng trên văn phòng được là tốt lắm rồi. Còn nếu các bạn hướng đến các vị trí cao hơn, muốn thăng tiến nhanh thì buộc phải nỗ lực làm việc chăm chỉ hơn nữa. 

Một yếu tố bổ trợ cho 2 yếu tố trên chính là chịu khó học hỏi. Khi bạn chịu khó học hỏi thì bạn sẽ có thêm động lực để khám phá thêm nhiều vấn đề mới. Ví dụ, khi anh yêu cầu cần xây dựng một hệ thống tự động để hạn chế một lỗi nào đó. Nếu là một người chịu khó học hỏi, mình hoàn toàn có thể lên mạng tự học python để giải quyết vấn đề.

Tính chủ động là một yếu tố vô cùng quan trọng. Người chủ động và tinh ý là người sẽ hiểu cấp trên cần gì ngay cả khi họ chưa nói vấn đề đó ra. Anh đánh giá rất cao những người chủ động trong xử lý tình huống.

Về kiến thức, đối với intern thì nắm vững kiến thức 3 môn ACCA BT/F1, MA/F2, FA/F3 là đủ rồi, các môn còn lại có thể trau dồi trong thời gian làm việc. Anh tin rằng với kiến thức và bốn phẩm chất nêu trên, các bạn có thể thành công ở bất kỳ vị trí nào chứ không chỉ riêng trong lĩnh vực Ngân hàng.

Ngoài công việc tại CIMB, anh Tiến còn là một giảng viên ACCA được rất nhiều học viên yêu quý tại SAPP Academy. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực Ngân hàng, anh Tiến đã giúp đỡ rất nhiều học viên chinh phục các môn học khó nhằn như MA/F2, PM/F5, SBL, SBR… Các bạn ở Hồ Chí Minh có thể gặp gỡ anh Tiến tại các lớp học ACCA của SAPP Academy nhé! 

Tìm hiểu thêm về khóa học ACCA: tại đây

Đọc thêm:

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
[Hướng dẫn] Phương pháp báo cáo lưu chuyển tiền tệ trực tiếp

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trực tiếp một khía cạnh quan trọng của quản...

#Hướng Dẫn Hạch Toán Chi Phí Tự Xây Dựng Nhà Xưởng Theo TT200

Việc đầu tư xây dựng cơ bản của doanh nghiệp có thể tự thực hiện...

#1 Giới Thiệu Về Môn Học ACCA FM online Tại SAPP Academy

Với hình thức học online tiện lợi và linh hoạt, Sapp Academy là địa chỉ...

Chia Sẻ Kinh Nghiệm Học Tiếng Anh Cực Hữu Ích

Tự nhiên mình được hỏi về chia sẽ kinh nghiệm học tập tiếng Anh như...

[Casestudy] Absorption Costing – Phương Pháp Giá Thành Toàn Bộ

Trong mảng kiến thức về Apsorption Costing ở môn F2 ACCA, khi chi phí chung...

[Cập Nhật 2024] Những Điều Bạn Cần Biết Về Các Khoản Phí Khi Theo Đuổi Chứng Chỉ ACCA

Nếu bạn đang quan tâm và có mong muốn tìm hiểu về chứng chỉ ACCA...

Pass Rate Của SAPP Hà Nội Chạm Mốc Tới 100% Trong Kỳ Thi ACCA Tháng 6 Năm 2022

Cùng SAPP theo dõi chi tiết Pass Rate từng môn của team Hà Nội trong...

Làm Gì Để Tự Tin Bước Vào Kỳ Tuyển Dụng Fresh Của BIG4?

BIG4 được các tạp chí kinh tế tài chính hàng đầu thế giới đánh giá...