ACCA29/07/2024

Học ACCA Thì Làm Gì Trong Lĩnh Vực Kế – Kiểm – Tài Chính?

Sức nóng đến từ BIG4 luôn thu hút rất nhiều bạn trẻ trong lĩnh vực Kế toán – Kiểm toán – Tài chính. Tuy nhiên, bạn có biết hiện nay, “cơn địa chấn layoff” có dấu hiệu xuất hiện tại khối BIG4, khi một vài doanh nghiệp đang bắt đầu cắt giảm nhân sự? Dù là “bến đỗ trong mơ” của đại đa phần GenZ, nhưng bạn nên biết rằng BIG4 không phải là lựa chọn duy nhất. Thị trường lao động ngày nay vô cùng đa dạng, với vô vàn cơ hội nghề nghiệp rộng mở, đặc biệt khi bạn sở hữu chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế ACCA trong tay. Vậy, bạn đã thực sự khai phá hết những cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp thuộc lĩnh vực này chưa? 

1. Hai bộ phận chính trong chức năng Tài chính doanh nghiệp 

Trong chức năng tài chính doanh nghiệp, có thể chia ra hai bộ phận chính: “Service Champion” và “Solution Architect”.

  • Service champion: Đây là bộ phận trực tiếp cung cấp dịch vụ trong nội bộ doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra các báo cáo tài chính.
  • Solution architect: Bộ phận này được ví như những “kỹ sư” về mặt giải pháp, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và triển khai các chiến lược quản trị tài chính của doanh nghiệp. 

Hai bộ phận này sẽ sở hữu 4 mục tiêu khác nhau: 

  • Reporting (Service champion)
  • Tối ưu P&L – Profit & Loss (Solution architect)
  • Capital management  (Solution architect)
  • Investment (Solution architect)

Thông thường, Career Path của một nhân sự trong doanh nghiệp sẽ phát triển cả theo chiều rộng và chiều sâu của kỹ năng chuyên môn cũng như kỹ năng mềm. Chiều sâu về kỹ năng không chỉ dừng lại ở việc giao tiếp để cung cấp hay xử lý dữ liệu chuyên môn, mà còn bao gồm khả năng dẫn dắt và khai thác tính hiệu quả của đội ngũ tài chính, nhằm tạo ra giá trị tối ưu cho tổ chức. Trong chức năng tài chính doanh nghiệp, với 2 bộ phận chính là Service Champion và Solution Architect tương đương với 4 mục tiêu trên, nhân sự cần phải nắm vững mọi khía cạnh của tài chính, từ kế toán đến tối ưu hóa lợi nhuận, quản lý vốn và đầu tư để có thể mở rộng Career Path của bản thân.

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ KHÓA HỌC ACCA TẠI ĐÂY

2. Career Path của nhóm Service Champion

Nhóm Service Champion thường bắt đầu với vị trí Bookkeeper, người chịu trách nhiệm xử lý, đối chiếu và ghi nhận các giao dịch, sự kiện kinh tế từ các chứng từ tài chính kế toán, đảm bảo tính chính xác và tuân thủ quy định. Tại vị trí này, bạn sẽ tích lũy những kinh nghiệm quản lý dữ liệu tài chính, hiểu rõ quy trình đo lường, ghi nhận và cách lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán,…

Sau khi tích lũy đủ kinh nghiệm từ vai trò Bookkeeper, bạn có thể lựa chọn theo 2 hướng:

  • Phát triển chuyên sâu về Thuế hoặc Kế toán Thuế (Tax Associate): Nhiệm vụ chính của bạn sẽ là theo dõi chi phí thuế, hóa đơn, chứng từ,… trong doanh nghiệp, đảm bảo các chi phí này được ghi nhận và quản lý đúng cách. Từ vị trí này, bạn có thể tiếp tục đảm nhận các vị trí như Tax Senior, Tax Manager.  Ở vị trí Tax Senior, bạn sẽ có trách nhiệm cao hơn trong việc kê khai thuế, lập kế hoạch và chuẩn bị các báo cáo thuế hàng tháng, hàng quý và hàng năm, đồng thời giám sát các hoạt động thuế của doanh nghiệp để đảm bảo tính chính xác, tuân thủ và kịp thời. Khi trở thành Tax Manager, bạn sẽ chịu trách nhiệm toàn diện về các nghĩa vụ cũng như kế hoạch thuế (tax planning) của doanh nghiệp, rà soát các khoản thuế phải nộp, đảm bảo rằng doanh nghiệp luôn tuân thủ các quy định thuế hiện hành.
  • Phát triển chuyên sâu về Kế toán Tài chính (Financial Accountant), với nhiệm vụ chính là xử lý các giao dịch, sự kiện kinh tế liên quan đến các phần hành doanh thu, chi phí, lương bổng, hàng tồn kho, tài sản cố định,… Sau đó, bạn có thể thăng tiến lên vị trí General Accountant, chịu trách nhiệm cao hơn trong việc rà soát và kiểm tra dữ liệu tài chính do đội ngũ Financial Accountant cung cấp. Nhiệm vụ của bạn sẽ là đảm bảo rằng tất cả các thông tin tài chính được ghi nhận chính xác và đầy đủ, đồng thời tuân thủ các quy định và chuẩn mực kế toán hiện hành. 

Cuối cùng, sau khi tích lũy đủ kinh nghiệm và kỹ năng từ các vị trí trên, bạn có thể đảm nhận vai trò Chief Accountant. Ở vị trí này, bạn sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ về tuân thủ và đảm bảo báo cáo tài chính được hoàn thành đúng hạn, tuân thủ các chuẩn mực kế toán và quy định thuế, cũng như các hoạt động tài chính của tổ chức. 

Có thể nói, những người đảm nhận vai trò trong nhóm Service Champion cần sở hữu kiến thức sâu rộng về chuẩn mực kế toán để có thể hiểu, áp dụng và phân tích cũng như ghi nhận các giao dịch chính xác. Họ cũng phải cung cấp dữ liệu tài chính đáng tin cậy giúp doanh nghiệp đưa ra các chiến lược tài chính hiệu quả, nâng cao hiệu suất và đạt được các mục tiêu kinh doanh. Kết quả đầu ra của vị trí Service Champion sẽ được sử dụng để làm dữ liệu đầu vào của nhóm Service Solution và các Stakeholder bên ngoài doanh nghiệp, giúp họ ra quyết định kinh tế chính xác trong các hoạt động vận hành, quá trình gọi vốn, các giao dịch mua bán sáp nhập, và các khoản đầu tư.

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ KHÓA HỌC ACCA TẠI ĐÂY

3. Career Path của nhóm Service Solution

Khi đã có báo cáo tài chính, bước tiếp theo là tìm cách tối ưu hóa lợi nhuận. Quá trình này liên quan đến việc lập ngân sách chi phí và phân tích sự biến động từ các chi phí thực tế mà đội kế toán tài chính đã cung cấp. Lúc này, Chief Accountant sẽ cung cấp dữ liệu cho đội ngũ chuyên về Kế toán quản trị (Management Accountant), giúp họ phân tích và đưa ra các giải pháp nhằm giảm chi phí và tăng hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.

Management Accountant sẽ tập trung vào các công việc như phân tích chi phí, lập ngân sách và theo dõi sự biến động của các chi phí. Vị trí này không chỉ ghi nhận lại các dữ liệu tài chính từ quá khứ mà còn dự báo và phân tích nguyên nhân của các thay đổi tài chính. Management Accountant cũng đưa ra dự báo về các vấn đề tài chính có thể xảy ra trong tương lai, giúp doanh nghiệp chuẩn bị và điều chỉnh chiến lược phù hợp.

Tiếp theo là vị trí Corporate Finance Associate, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu, các khoản phải trả và hàng tồn kho. Ở vị trí này, bạn cần đảm bảo rằng dòng tiền và các nguồn lực tài chính được quản lý hiệu quả. Tiếp theo, Corporate Finance Associate có thể thăng tiến lên vị trí Senior Corporate Finance. Vị trí này tập trung vào việc tối ưu hóa tài chính doanh nghiệp, đảm bảo rằng các nguồn lực tài chính ngắn hạn được sử dụng một cách hiệu quả nhất để tối đa hóa lợi nhuận và duy trì sự ổn định tài chính. Đặc biệt, ở các công ty lớn, vị trí này có thể phải chịu thêm trách nhiệm triển khai hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning) để quản lý tài chính một cách toàn diện và hiệu quả. 

Về bản chất, các nghiệp vụ về Corporate Finance thường phức tạp hơn nhiều so với Kế toán Quản trị, nhưng vẫn chủ yếu tập trung vào các vấn đề tài chính trong các chu kỳ ngắn hạn từ 1 – 3 năm. Sau đó, bạn có thể thăng tiến lên vị trí Treasury Manager. Vị trí này yêu cầu người đảm nhiệm phải hiểu sâu về chiến lược kinh doanh, chiến lược tạo lợi thế cạnh tranh và cách đảm bảo dòng tiền “khỏe mạnh” để doanh nghiệp hoạt động tốt trong thời gian dài. 

Vị trí Fund Raisor sẽ chịu trách nhiệm kêu gọi nguồn vốn cho công ty bằng cách phát hành trái phiếu (Bond) hoặc gọi vốn cổ phần (Equity). Bạn cần có khả năng thuyết phục và kêu gọi đầu tư để đảm bảo doanh nghiệp có đủ nguồn lực tài chính cho các hoạt động và dự án kinh doanh. Tiếp đó, Fund Raisor có thể thăng tiến lên Senior Fund Raisor. Vị trí này tập trung vào các nghiệp vụ huy động vốn cho tổ chức, đảm bảo rằng nguồn vốn dài hạn được quản lý và sử dụng hiệu quả để tạo ra lợi nhuận bền vững cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, với mục tiêu Investment, các vị trí như Investment Associate Investor Relationship Associate có nhiệm vụ quản lý các khoản đầu tư như tài sản tài chính và duy trì mối quan hệ với các nhà đầu tư.

4. Các vị trí cấp quản lý

4.1. Financial Controller

Giữa nhóm mục tiêu Reporting và mục tiêu P&L (Profit and Loss) thường cần một vị trí ở giữa điều phối như Financial Controller. Nguyên nhân là do Financial Controller thường sở hữu kiến thức sâu rộng về dữ liệu quá khứ để lập ngân sách, phân tích biến động, đưa ra các biện pháp tối ưu chi phí,… đồng thời cần phải nắm rõ đặc thù tài chính của từng phòng ban như Sales, Marketing, R&D,… 

Financial Controller thường được đảm nhiệm bởi những nhân viên có background Kiểm toán, đặc biệt là từ BIG4. Lý do là bởi họ có kinh nghiệm phong phú trong việc kiểm tra, đánh giá và kiểm soát tài chính, những kỹ năng này cũng được trang bị rất kỹ lưỡng thông qua môn AA/F8 và FM/F9 trong chương trình học ACCA. Người làm Financial Controller trong doanh nghiệp cũng cần có kỹ năng “dự báo”, “phòng ngừa” các loại rủi ro tài chính, chính vì vậy background kiểm toán hoàn toàn là một lợi thế lớn. Ngoài việc xuất thân từ kiểm toán, bạn có thể rẽ ngang hoặc thăng tiến lên Financial Controller từ các vị trí như Chief Accountant, General Accountant. 

4.2. FP&A (Financial Planning & Analysis)

Bạn có thể thăng tiến lên FP&A (Financial Planning & Analysis), với nhiệm vụ chủ yếu liên quan đến phân tích và lập kế hoạch tài chính, với các nghiệp vụ như thu thập và phân tích dữ liệu tài chính trong quá khứ, lập kế hoạch cho các hoạt động tài chính ngắn hạn và dài hạn, cũng như lên kế hoạch giải ngân,… FP&A đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo rằng các quyết định tài chính của tổ chức được đưa ra dựa trên cơ sở dữ liệu chính xác và các phân tích chi tiết. Nghiệp vụ của FP&A còn bao gồm cả việc dự báo các xu hướng tài chính, chuẩn bị các báo cáo tài chính chi tiết, tham gia vào việc phát triển các chiến lược tài chính dài hạn, góp phần quan trọng vào sự thành công và bền vững của tổ chức.

4.3. Performance Manager

Kết hợp giữa chức năng của FP&A và Financial Controller là vị trí Performance Manager. Nhiệm vụ chính của Performance Manager là đảm bảo rằng các hoạt động kinh doanh diễn ra hiệu quả, tối ưu hóa chi phí, quản lý dòng tiền để duy trì ổn định tài chính, tăng cường lợi nhuận cho doanh nghiệp,… Bằng cách sử dụng các công cụ và phương pháp phân tích tài chính, Performance Manager theo dõi, đánh giá và cải thiện hiệu suất của các hoạt động kinh doanh, đảm bảo rằng các nguồn lực được sử dụng một cách hiệu quả nhất. 

4.4. Finance Manager

Không chỉ tập trung vào tối ưu hóa chi phí và quản lý dòng tiền trong các hoạt động kinh doanh, Finance Manager là vị trí chịu trách nhiệm về các chiến lược đầu tư của tổ chức. Nhiệm vụ của một Finance Manager bao gồm đánh giá, phân tích, triển khai các cơ hội đầu tư, nhằm tăng cường nguồn lực tài chính, tạo ra giá trị dài hạn cho doanh nghiệp. Finance Manager cũng phải phối hợp chặt chẽ với các bộ phận khác để đảm bảo rằng các quyết định đầu tư không chỉ phù hợp với mục tiêu tài chính mà còn hỗ trợ hiệu quả hoạt động của tổ chức. 

4.5. CFO

Giám đốc Tài chính (CFO) là vị trí quản lý tài chính cao nhất trong một doanh nghiệp, có vai trò quyết định trong việc định hình chiến lược phát triển và hoạt động của tổ chức. CFO chịu trách nhiệm giám sát và quản lý toàn bộ bộ phận tài chính và kế toán, đảm bảo rằng mọi quy trình và thủ tục tài chính đều được thực hiện một cách hiệu quả và tuân thủ các quy định pháp lý. Trong môi trường kinh doanh phức tạp của các tập đoàn và công ty đa quốc gia, CFO đóng vai trò không thể thiếu trong việc quản lý các hoạt động tài chính, đảm bảo sự ổn định của dòng tiền và hệ thống tài chính. Họ cũng phải quản lý hiệu quả hoạt động kinh doanh và sản xuất, từ đó duy trì sự liên tục và phát triển bền vững của tổ chức. Nói cách khác, họ là “đầu tàu”, giúp cho doanh nghiệp tăng lợi thế cạnh tranh nhờ vào công cụ tài chính. 

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ KHÓA HỌC ACCA TẠI ĐÂY

5. Chứng chỉ ACCA – “bệ phóng” cho sự nghiệp của bạn

Chứng chỉ ACCA đóng vai trò then chốt trong việc định hình và phát triển sự nghiệp trong ngành Kế toán, Kiểm toán và Tài chính, cung cấp kiến thức toàn diện từ căn bản đến nâng cao, phù hợp với mọi giai đoạn của sự nghiệp. Ví dụ, môn Financial Management (F9) sẽ cung cấp nền tảng vững chắc về quản lý tài chính, giúp người học hiểu và áp dụng các kỹ thuật phân tích tài chính và lập kế hoạch. Môn Audit and Assurance (F8) sẽ trang bị các kỹ năng cần thiết để thực hiện kiểm toán và đảm bảo chất lượng tài chính. Đối với các vị trí quản lý cấp cao, môn Strategic Business Leadership sẽ giúp người học phát triển khả năng lãnh đạo và hoạch định chiến lược. Có thể nói, nhờ vào lộ trình học toàn diện của ACCA, các chuyên gia tài chính có thể tự tin mở rộng lộ trình sự nghiệp của mình, từ những vai trò phần hành đến những vị trí lãnh đạo cấp cao, đồng thời đạt được những thành tựu vượt trội trong ngành. 

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ KHÓA HỌC ACCA TẠI ĐÂY

Kết

Thực tế đã chứng minh rằng thị trường lao động đang biến động, sự đa dạng trong cơ hội nghề nghiệp không chỉ nằm ở các vị trí cơ bản mà còn mở rộng tới các chức năng quản lý và chiến lược tài chính. Dù bạn theo đuổi bộ phận Service Champion hay Solution Architect, mỗi nhóm đều sở hữu những con đường thăng tiến riêng biệt. Chìa khóa thành công trong lĩnh vực này chính là khả năng linh hoạt và sáng tạo trong việc ứng dụng kiến thức, cũng như nắm bắt và tận dụng các cơ hội mà thị trường mang lại. Hãy tận dụng các kỹ năng chuyên môn và theo đuổi những chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế như ACCA để mở rộng chân trời sự nghiệp của bạn, không chỉ dừng lại ở những lựa chọn truyền thống mà còn khai thác những cơ hội mới và đầy triển vọng trong lĩnh vực Kế – Kiểm – Tài Chính.

Đọc thêm:

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Giới Thiệu Tổng Quan Về EY Global Và EY Việt Nam

Với câu slogan “Building a better working world”, EY đã và đang xây dựng một...

Hệ Thống 15 Môn Học ACCA

ACCA là tên viết tắt của Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh Quốc (The...

Nhìn Lại Toàn Cảnh Kỳ Fresh Graduate 2024 Của BIG4 – Ứng Viên Rút Ra Bài Học Gì?

Đợt tuyển dụng BIG4 Fresh Graduate 2024 vừa khép lại. Hãy cùng SAPP Accademy nhìn...

【Top 10】- Chứng Chỉ Kế Toán Quốc Tế Đánh Gục Nhà Tuyển Dụng

Cùng xu thế toàn cầu hóa, những kiểm toán viên, kế toán, hay làm trong...

# Hình Thức Kế Toán Nhật Ký Chung Và Cách Ghi Sổ Chuẩn Nhất

Khám phá hình thức kế toán Nhật ký chung và cách ghi sổ chuẩn trong...

#1 Giới Thiệu Về Môn Học ACCA MA1 online Tại SAPP Academy

Khám phá các khóa học ACCA Online MA1 tại SAPP Academy - Điểm đến hàng...

#1 Tìm Hiểu Sự Khác Biệt Giữa Chứng Chỉ ACCA Và CPA

So sánh chứng chỉ ACCA và CPA để quyết định lựa chọn phù hợp với...

Fixed Cost Là Gì? – Khái Niệm & Cách Phân Loại Chi Phí Cố Định

Trong cấu trúc vốn doanh nghiệp, Fixed cost là một trong những chi phí quan...