Học F3 ACCA – Phân Tích Dạng Bài Thường Gặp Về Chiết Khấu
Ngày nay, trong quan hệ thương mại giữa các công ty, để duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng, các nhà cung cấp thường ưu đãi cho khách hàng của mình các khoản chiết khấu (discount) khác nhau. Trong bài viết này, SAPP sẽ cung cấp cho các bạn các khái niệm về các dạng chiết khấu và các câu hỏi thường gặp trong môn học F3 ACCA.
1. Giới thiệu lý thuyết
1.1. Phân loại chiết khấu
Chiết khấu được chia làm 2 dạng:
-
Chiết khấu thương mại (Trade discount)
Đây là khoản khấu trừ vào giá bán của sản phẩm, được các nhà cung cấp cho khách hàng được hưởng khi họ mua hàng với số lượng lớn (bulk purchase).
-
Chiết khấu thanh toán (Cash discount hay Settlement discount)
Đây là khoản giảm số tiền cần phải thanh toán khi khách hàng thanh toán sớm trong thời gian quy định của nhà cung cấp.
Trong chuẩn mực kế toán quốc tế, trong khi chiết khấu thương mại sẽ làm giảm giá trị hàng mua, thì chiết khấu thanh toán sẽ được hạch toán như một khoản thu nhập khác (other income) trong kỳ.
1.2. Định khoản
Đối với bên bán (các khoản chiết khấu sẽ là được gọi Discount Allowed), ta có công thức sau:
- Trade discount allowed:
Dr: AR/Cash
Cr: Sales (giá trị hàng bán còn lại sau khi trừ đi chiết khấu thương mại) - Cash discount allowed:
Dr: Bank (số tiền nhận được sau khi trừ đi chiết khấu thanh toán)
Dr: Discount Allowed (khoản chiết khấu thanh toán cho khách hàng hưởng – chi phí trong kì)
Cr: AR (số tiền mà khách hàng phải trả ghi trong hóa đơn)
Đối với bên mua (các khoản chiết khấu được gọi là Discount received), ta sử dụng công thức sau:
- Trade discount received:
Dr: Purchase (giá trị hàng mua còn lại sau khi trừ đi chiết khấu thương mại)
Cr: AP/Cash - Cash discount received:
Dr: AP (tổng số tiền ghi trên hóa đơn cần thanh toán)
Cr: Cash (tổng số tiền nhận được sau khi trừ đi chiết khấu thanh toán)
Cr: Discount Received (khoản chiết khấu được hưởng – thu nhập khác trong kì)
2. Các dạng bài tập thường gặp về chiết khấu
Chúng ta cùng đi qua 2 dạng bài tập thường gặp về chiết khấu đó là: Xác định giá trị của hóa đơn và bài tập tổng hợp.
2.1. Dạng 1: Xác định giá trị của hóa đơn
Question
Custer sells goods on credit to Bull. Bull receieves a trade discount of 10% on the list price of goods from Custer. In addition, Custer offers a 5% settelement discount for payment within 7 days of the invoice date. Bull bought goods from Custer with a list price of $400,000. Sales tax is at 15%. What amount should be included in Custer’s receivables ledger for this transaction?
Answer
List price | 400,000 | |
Trade discount | (400,000 × 10%) | 40,000 |
360,000 | ||
Sales tax | (360,000 × 95% × 15%) | 51,300 |
Invoice amount | 411,300 |
Ghi chú: Giá trị để tính sales tax sẽ được khấu trừ tất cả các khoản chiết khấu, bất kể khách hàng có nhận hay không. Do đó, trong trường hợp này, công ty Bull không trả tiền cho Custer trong thời hạn 7 ngày thì khoản chiết khấu thanh toán vẫn được trừ đi khi tính sales tax.
Từ đó, giá trị ghi trên sổ của đơn hàng là $411,300.
Dr: AR $411,300
Cr: Sales tax $51,300 (output tax)
Cr: Sales $360,000
Nếu Bull thanh toán trong vòng 7 ngày, kế toán của Custer sẽ ghi nhận:
Dr: Cash $390,735
Dr: Discount allowed $20,565
Cr: AR $411,300
Nếu Bull thanh toán sau 7 ngày, kế toán của Custer sẽ ghi nhận:
Dr: Cash $411,300
Cr: AR $411,300
2.2. Dạng 2: Bài tập tổng hợp
Question
Lee is a sole trader who does not keep all accounting records. The following details relate to his transactions with credit customers and suppliers for the year ended 31 March 2010:
Trade receivables, 1 April 2009 $104,000
Trade payables, 1 April 2009, $54,000
Cash received from customers $735,000
Cash paid to suppliers $328,000
Discount allowed $12,000
Discount received $2,000
Contra between payables and receivables ledgers $3,000
Trade receivables, 31 March 2010 $146,000
Trade payables, 31 March 2010 $77,000
What figures should appear in Lee’s income statement for the year ended 31 March 2010 for purchases and for sales, assuming that all sales are on credit?
Answer
Payables | |||
Cash (paid to suppliers) | 328,000 | Opening balance | 54,000 |
Discount received | 2,000 | Purchase (410,000 – 54,000) | 356,000 |
Contra | 3,000 | ||
Bal c/d | 77,000 | ||
410,000 | 410,000 | ||
Closing balance | 77,000 |
Để tính được hai số liệu trên, các bạn xác định xem cần tìm số liệu đó ở trong tài khoản nào. Đối với hàng mua (purchases) trong năm, các bạn có thể tìm trong tài khoản AP và ngược lại với hàng bán (Sales), chúng ta sẽ tìm trong tài khoản AR.
Receivables | |||
Opening balance | 104,000 | Cash (received from customers) | 735,000 |
Sales (896,000 – 104,000) | 792,000 | Discount Allowed | 12,000 |
Contra | 3,000 | ||
Bal c/d | 146,000 | ||
896,000 | 896,000 | ||
Closing balance | 146,000 |
Vì vậy, số ghi trên Income statement cho Purchases là $356,000 và cho Sales là $792,000.
3. Kết luận
Chiết khấu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các giao dịch thương mại hiện nay. Hy vọng rằng, qua bài viết này, SAPP đã đem lại cho các bạn các kiến thức bổ ích và thiết thực cho môn học F3 ACCA.
>>> Xem thêm: