ACCA20/06/2024

Học Kế Toán Thì Làm Gì? Các Trường Đại Học Nào Đào Tạo Ngành Kế Toán? Vì Sao Kế Toán Thường Học ACCA?

Luôn giữ “độ hot” qua các năm,, ngành kế toán được rất nhiều bạn trẻ quan tâm và muốn theo học. SAPP nhận được rất nhiều câu hỏi thắc mắc về chuyên ngành kế toán như: Học kế toán sau này ra trường làm công việc gì? Các trường đại học nào đào tạo kế toán? Hay khóa học ACCA giúp ích gì cho Kế toán? Để giải đáp các câu hỏi trên, hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.

1. Kế toán là gì? Vai trò của Kế toán trong doanh nghiệp

Cùng SAPP tìm hiểu về khái niệm Kế toán và vai trò của Kế toán trong doanh nghiệp.

kế toán là gì

Vai trò của Kế toán trong doanh nghiệp

Kế toán là gì?

Trước đây, kế toán được quan niệm với vai trò là người quản lý các hoạt động liên quan đến hóa đơn, chứng từ kế toán và thuế trong doanh nghiệp. Họ đảm nhận công việc kiểm soát thu chi, tối đa hóa lợi nhuận bằng cách kiểm soát chi phí và lập báo cáo tài chính. Bản chất công việc của họ là ghi nhận đúng bất kỳ một giao dịch nào phát sinh trong quá trình vận hành doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trong nền kinh tế hiện đại, vai trò của kế toán ngày càng thay đổi. Kế toán đã chuyển dần sang vị trí của một “business transformer”. Họ có vai trò như một “nhà tư vấn” đáng tin cậy để đưa ra lời khuyên về sức khỏe tài chính cho cấp quản lý trong doanh nghiệp. Muốn làm công việc này, kế toán cần có bằng cấp và kiến thức chuyên môn về nghiệp vụ kế toán, kiểm toán, hiểu biết sâu sắc về tài chính doanh nghiệp và luật pháp.

Trong lĩnh vực kế toán có nhiều vị trí khác nhau, mỗi vị trí đảm nhận nhiệm vụ cụ thể và đòi hỏi kỹ năng chuyên môn riêng. Ví dụ như nhân viên Kế toán bán hàng quản lý các giao dịch bán hàng và công nợ khách hàng, nhân viên Kế toán thanh toán xử lý các khoản thanh toán và cân đối tài khoản. Nhân viên Kế toán công nợ theo dõi và quản lý các khoản nợ và phải thu và nhân viên Kế toán thuế đảm bảo tuân thủ các quy định thuế,…

Thường thì, sau khi tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học chuyên ngành kế toán, sinh viên mới ra trường sẽ bắt đầu từ vị trí nhân viên Kế toán phần hành và sau đó tiến thăng lên các vị trí khác như Kế toán tổng hợp (mất trung bình khoảng 4-6 năm). Để trở thành Kế toán trưởng, cần có kinh nghiệm từ 7-10 năm trở lên cùng các yêu cầu về bằng cấp (bao gồm đại học và các chứng chỉ chuyên môn như ACCA,…). Quá trình thăng tiến có thể rút ngắn nhanh chóng khi ứng viên có ACCA.

Nhận Tư Vấn Lộ Trình ACCA Dành Cho Kiểm Toán Tại Đây

Vai trò của Kế toán trong doanh nghiệp

Trước đây, nhiệm vụ chính của Kế toán là đảm bảo ghi nhận chính xác và đầy đủ các giao dịch tài chính của công ty. Hiện nay Kế toán không chỉ là người thực hiện các công việc ghi chép và lập báo cáo tài chính mà còn phải hiểu sâu sắc lý do đằng sau mỗi giao dịch phát sinh. Kế toán cần có khả năng phân tích được bản chất của các hoạt động kinh doanh, giúp xác định xem công ty đang có lời hay lỗ, liệu kết quả này có phản ánh đúng thực tế của tình hình kinh doanh hay chỉ “thủ thuật” ghi nhận trên báo cáo tài chính. 

Cụ thể hơn, với mỗi giao dịch phát sinh, kế toán cần xác định được tính hợp lý của giao dịch, chi phí đã tương ứng với doanh thu thu được hay chưa? Có bị thất thoát ở khâu nào hay không? Luồng đi của dòng tiền đã hợp lý hay chưa? Từ đó tham mưu với nhà quản lý để tối ưu ngân sách nói riêng hay tình hình tài chính của công ty nói chung.

Ngoài ra, với lượng kiến thức sâu rộng về các quy trình và chuẩn mực kế toán, cũng như hiểu rõ mục tiêu và chiến lược kinh doanh của công ty. Kế toán có thể tư vấn cho bộ phận tài chính và ban quản trị để tối ưu hóa chi phí, tối ưu hóa dòng tiền cho công ty. 

Bên cạnh đó, Kế toán cần phối hợp với các bộ phận khác trong công ty như bộ phận sản xuất, kinh doanh, vận hành để đảm bảo thông tin tài chính được ghi nhận đúng. Từ đó giúp nhà quản trị đưa ra những quyết định chính xác dựa trên các báo cáo tài chính đã được lập ra.

Nhận Tư Vấn Lộ Trình ACCA Dành Cho Kiểm Toán Tại Đây

Thu nhập trung bình của kế toán  

Mức lương trung bình của kế toán tùy thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí việc làm, kinh nghiệm của kế toán, quy mô công ty và đặc biệt là bằng cấp… cụ thể như sau:

  • Vị trí công việc: Mỗi vị trí công việc kế toán có mức lương khác nhau, trong đó cao nhất là kế toán trưởng, giám đốc tài chính; kế toán viên hay kế toán tổng hợp sẽ có mức lương thấp hơn.
  • Kinh nghiệm làm việc: Kế toán có kinh nghiệm làm việc càng lâu, tích lũy càng nhiều kinh nghiệm thực tế thì mức lương càng cao;
  • Kỹ năng chuyên môn: Kế toán càng có nhiều kỹ năng chuyên môn sâu rộng thì mức lương sẽ được trả tương xứng. Ví dụ kế toán có kỹ năng sử dụng thành thạo ERP, Excel, Visualization, có hiểu biết về chuẩn mực kế toán quốc tế sẽ nhận mức lương cao hơn so với kế toán chưa tích lũy nhiều kỹ năng. Kế toán có thể lập BCTC hoàn chỉnh thậm chí BCTC hợp nhất sẽ được trả mức lương cao hơn kế toán hạch toán nghiệp vụ thông thường;
  • Chứng chỉ nghề nghiệp uy tín như ACCA, ICAEW, CPA…
  • Công ty tuyển dụng: Mức lương của kế toán còn tùy thuộc vào quy mô công ty tuyển dụng, các công ty lớn, tập đoàn đa quốc gia trả mức lương cao hơn.

Theo khảo sát của ACCA Việt Nam, mức lương trung bình của kế toán có bằng ACCA dao động từ 15 – 200 triệu đồng/tháng. Cụ thể:

  • Sinh viên mới ra trường: Mức lương khởi điểm của sinh viên mới ra trường có bằng ACCA dao động từ 8 – 16 triệu đồng/tháng;
  • Kế toán viên có kinh nghiệm dưới 3 năm: Mức lương dao động từ 15 – 30 triệu đồng/tháng;
  • Kế toán viên có kinh nghiệm từ 3 – 5 năm: Mức lương dao động từ 30 – 50 triệu đồng/tháng;
  • Kế toán viên có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên: Mức lương dao động từ 50 – 200 triệu đồng/tháng.

Đối với các vị trí cao cấp như kế toán trưởng, giám đốc tài chính, kiểm toán viên, tư vấn tài chính,… mức lương có thể lên tới 300 – 500 triệu đồng/tháng hoặc thậm chí cao hơn.

Nhận Tư Vấn Lộ Trình ACCA Dành Cho Kiểm Toán Tại Đây

2. Các trường đại học nào đào tạo Kế toán ở Việt Nam

Những trường đại học TOP đầu đào tạo Kế toán

Hiện nay, hầu hết các trường đại học lớn đều đào tạo chuyên ngành kế toán. Dưới đây là một số trường Top có chất lượng đào tạo tốt nhất:

Đại học kinh tế quốc dân

Khoa Kế toán tại trường Đại học kinh tế quốc dân là đơn vị uy tín chuyên đào tạo ngành Kế toán độc lập, với đội ngũ sinh viên ra trường chất lượng cao, được nhiều doanh nghiệp lớn chào đón. Theo Đề án tuyển sinh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố năm 2024, tỉ lệ sinh viên ngành Kế toán có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp đạt 98,29%.

Trong Đề án tuyển sinh của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2024, chỉ tiêu tuyển sinh như sau:

  • Chương trình học bằng tiếng Việt: Kiểm toán 120 chỉ tiêu, Kế toán 240 chỉ tiêu;
  • Chương trình học bằng tiếng Anh: Kế toán tích hợp chứng chỉ quốc tế (Kế toán – tài chính – kinh doanh/ICAEW CFAB) 55 chỉ tiêu; Kiểm toán tích hợp chứng chỉ quốc tế (Kế toán – tài chính – kinh doanh/ICAEW CFAB) 55 chỉ tiêu.

Đề án tuyển sinh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh

Khoa Kế Toán tại Đại học kinh tế TPHCM là khoa chuyên ngành có số lượng sinh viên theo học đông nhất trường hiện nay. Số lượng sinh viên theo học hàng năm của các hệ là trên 5.000 sinh viên. Riêng khối đại học chính quy tập trung hàng năm có khoảng 1.000 sinh viên tốt nghiệp ra trường. Tỷ lệ sinh viên Kế toán ra trường có việc làm luôn ở top cao. Năm 2024, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) giữ ổn định tổng chỉ tiêu và 6 phương thức xét tuyển. Chi tiết xem trong Đề án tuyển sinh dưới đây.

Đề án tuyển sinh trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

Học viện Tài chính

Trong quá trình 60 năm xây dựng và phát triển, Học viện Tài chính đã đóng góp nguồn nhân lực đáng kể cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước ở các lĩnh vực kinh tế, tài chính, kế toán. Với đầu ra chất lượng, đội ngũ Kế toán, Kiểm toán có việc làm sau khi ra trường luôn đạt tỷ lệ cao.

Trong Đề án tuyển sinh của Học viện Tài chính năm 2024, chỉ tiêu tuyển sinh như sau:

  • Chương trình định hướng CCQT: Kế toán doanh nghiệp (theo định hướng ACCA) 300 chỉ tiêu; Kiểm toán (theo định hướng ICAEW) 230 chỉ tiêu;
  • Chương trình chuẩn: Kế toán 840 chỉ tiêu;
  •  Chương trình liên kết đào tạo với Trường Đại học Toulon (Cộng hòa Pháp): Kế toán – Kiểm soát – Kiểm toán 90 chỉ tiêu.

Đề án tuyển sinh Học viện Tài chính

Đại học Kinh tế – Luật thành phố Hồ Chí Minh

Trường Đại học Kinh tế – Luật (UEL) là đơn vị thành viên Đại học Quốc gia TP.HCM. Trải qua 23 năm phát triển, UEL đã tạo được rất nhiều đột phá và giá trị đặc biệt, mang tầm chiến lược, cung cấp cho xã hội gần 35.000 cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ. UEL là đơn vị uy tín đào tạo sinh viên Kế toán, Kiểm toán có chuyên môn cao, tỷ lệ sinh viên Kế toán, Kiểm toán ra trường có việc làm lần lượt là: 73.9% và 80.8% (Dựa trên báo cáo kết quả khảo sát việc làm sinh viên tốt nghiệp năm 2017)

Trong Đề án tuyển sinh của Học viện Tài chính năm 2024, chỉ tiêu tuyển sinh như sau:

  • Kế toán 150 chỉ tiêu;
  • Kiểm toán 120 chỉ tiêu.

Đề án tuyển sinh Đại học Kinh tế – Luật thành phố Hồ Chí Minh

3. Lối đi nào bên cạnh đại học cho các sinh viên muốn theo đuổi ngành Kế toán?

Với những học sinh muốn theo đuổi ngành kế toán, song song với học đại học thì các bạn có thể lựa chọn chương trình ACCA để viết tiếp ước mơ của mình.

học gì làm kế toán

Học ACCA để chinh phục ngành Kế toán

ACCA là gì?

ACCA chứng chỉ kế toán công chứng được cấp bởi Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh Quốc. Được thành lập từ năm 1904, ACCA có lịch sử phát triển hàng trăm năm và được công nhận trên toàn cầu.

Chứng chỉ ACCA mang lại nhiều cơ hội cho học viên theo đuổi lĩnh vực tài chính, kế toán và kiểm toán. Với hơn 526.000 học viên và 247.000 hội viên có mặt tại hơn 180 quốc gia, ACCA là tổ chức có sự phát triển vượt trội nhất trên thế giới trong lĩnh vực này.

Chứng chỉ ACCA cung cấp kho tàng kiến thức chuyên môn rộng lớn được nhân sự đam mê Kế – Kiểm – Tài chính theo đuổi. Vì quá trình học ACCA giúp học viên rèn luyện 7 năng lực theo khung ACCA Capabilities For Success: Tính hợp tác (Collaboration), Tính chuyên gia (Expertise), Năng lực số (Digital), Tính đạo đức (Ethics), Tính chuyên sâu (Insight), Tính bền vững (Sustainability), Năng lực lãnh đạo (Drive). 

Các nhà tuyển dụng đánh giá cao những ứng viên có chứng chỉ ACCA bởi đó là bằng chứng chứng minh năng lực, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp của ứng viên.

Hệ thống môn học trong ACCA. Mất bao lâu để học ACCA? 

Hệ thống các môn học trong ACCA được chia thành 15 môn với 3 cấp độ như sau:

Cấp độ

Bằng cấp

Môn thi

Các vị trí công việc sau khi học xong

Kiến thức

Applied Knowledge

Chứng chỉ Kế toán và Kinh doanh

Diploma in Accounting and Business

Gồm 3 môn học:

  • BT (F1) Business and Technology – Kinh doanh và công nghệ
  • MA (F2) Management Accounting – Kế toán quản trị
  • FA (F3) Financial Accounting – Kế toán Tài chính
  • Kế toán chi phí, nhân viên hành chính trong doanh nghiệp vừa và nhỏ
  • Kế toán kiểm toán dịch vụ

Kỹ năng

Applied skills

Chứng chỉ Kế toán và Kinh doanh nâng cao

Advanced Diploma in Accounting and Business

(*)Bằng cử nhân Kế toán ứng dụng do Đại học Oxford Brookes cấp

Gồm 6 môn học:

  • LW (F4) VNM Corporate and Business Law – Luật kinh doanh và luật doanh nghiệp (Việt Nam)
  • PM (F5) Performance Management – Quản trị hiệu suất)
  • TX (F6) VNM Taxation – Thuế (Việt Nam)
  • FR (F7) Financial Reporting – Báo cáo tài chính
  • F8 AA (F8) Audit & Assurance – Kiểm toán và các dịch vụ đảm bảo
  • FM (F9) Financial Management – Quản lý Tài chính
  • Kế toán, Kiểm toán viên, Kiểm toán viên độc lập
  • Quản lý nhân sự, Kế toán nhân sự
  • Thuế
  • Tư vấn Giao dịch Tài chính, Quản lý dịch vụ Tài chính

Chuyên môn

Professionals

  • (Chứng chỉ Chuyên nghiệp) Professional Level Certificate 
  • Bằng Thạc sĩ Tài chính (chương trình liên kết giữa ACCA và Đại học London)
  • Bằng MBA của Đại học Oxford Brookes 
  • Là hội viên của ACCA (khi hoàn thiện bài kiểm tra đạo đức và có 3 năm kinh nghiệm 

Bắt buộc (2 môn):

  • SBL Strategic Business Leader- Lãnh đạo chiến lược doanh nghiệp (Gộp P1 và P3)
  • SBR Strategic Business Reporting – Báo cáo chiến lược doanh nghiệp (Như P2)

Trở thành nhân viên cấp cao trong lĩnh vực Tài chính

Tự chọn 2 trong 4 môn:

  • AFM – P4: Advanced Financial Management – Quản trị tài chính nâng cao
  • APM – P5: Advanced Performance Management – Quản trị hoạt động kinh doanh hiệu quả nâng cao
  • ATX – P6: Advanced Taxation – Thuế nâng cao
  • AAA – P7: Advanced Audit & Assurance – Kiểm toán và các dịch vụ đảm bảo nâng cao

Làm việc tại các vị trí CEO, CFO, Quản lý cấp cao trong các bộ phận

Học sinh cấp 3 có theo học được ACCA không?

Nếu như trước đây, thường vào khoảng năm ba, sinh viên mới bắt đầu quan tâm và theo học chứng chỉ ACCA thì trong thời gian gần đây, sinh viên năm nhất hay thậm chí là học sinh cấp 3 đã bắt đầu theo học chứng chỉ ACCA để đi du học. Việc học sớm cũng giúp học sinh có thêm thời gian để tiếp cận và thích nghi với kiến thức và kỹ năng cần thiết cho sự thành công trong lĩnh vực kế toán và tài chính.

Một số bằng cấp được quy đổi sau khi học xong môn học ACCA: 

  • Diploma in Accounting and Business được ACCA cấp sau khi học viên thi đỗ 3 môn thi BT/F1, MA/F2 và FA/F3;
  • Advanced Diploma in Accounting and Business sẽ được ACCA cấp sau khi học viên hoàn thành 9 môn F của chương trình ACCA;
  • ACCA Qualification cấp sau khi học viên hoàn thành 13/15 môn học trong chương trình ACCA. Bao gồm 9 môn F, 2 môn bắt buộc là SBL (Strategic Business Leader) và SBR (Strategic Business Reporting) và 2 trong 4 môn P tự chọn thuộc cấp độ chuyên nghiệp (Professional).

Nhận Tư Vấn Lộ Trình ACCA Dành Cho Kiểm Toán Tại Đây

Lộ trình học ACCA cho người chưa có kiến thức nền tảng

  • Trước khi học

Trong giai đoạn trước khi bắt đầu học ACCA, việc chuẩn bị tiếng Anh chuyên ngành và nền tảng cơ bản là rất quan trọng. Hiểu được điều đó nên SAPP cung cấp đa dạng các tài liệu để bổ trợ kiến thức như chương trình  Foundation in Accountancy (FIA), cẩm nang chinh phục ACCA bằng tiếng Việt, trọn bộ từ điển ACCA, mini course Tiếng Anh chuyên ngành.  Ngoài ra, SAPP là đơn vị duy nhất có hệ thống Knowledge Base giúp học viên có thể tiếp cận các kiến thức nền tảng về kế toán – tài chính bằng tiếng Việt, từ đó, chuẩn bị tốt nhất cho việc học ACCA sau này.

  • Trong khi học

Giai đoạn 1: Bắt đầu với các môn ở cấp độ Kiến thức ứng dụng

Trong giai đoạn này, 3 môn BT/F1, MA/F2, FA/F3 đóng vai trò như một nền móng vững chắc, đặc biệt là 2 môn MA/F2 và FA/F3. Những môn học này giúp học viên đánh giá lại kiến thức, tích luỹ vốn từ vựng tiếng Anh chuyên ngành. Đây cũng là bước đầu tiên để chuẩn bị cho việc học các môn như PM/F5 và FR/F7 sau này. Khi hoàn thành Applied Knowledge Module: BT/F1, MA/F2, FA/F3 và Foundations in Professionalism Module, học viên sẽ nhận được chứng nhận đầu tiên của ACCA: Diploma in Accounting and Business.

Giai đoạn 2: Chinh phục cấp độ Kỹ năng ứng dụng

Sau khi hoàn thành MA/F2, FA/F3, các học viên nên tiếp tục học PM/F5 và FR/F7 để đảm bảo kiến thức không bị mất dần. Học viên học các môn FR/F7, AA/F8, TX/F6 có thể gộp các môn để học cùng một lúc để theo kịp tiến độ tuyển dụng của BIG4. ACCA giúp cung cấp kiến thức để thí sinh vượt qua kỳ tuyển dụng khắt khe của  BIG4, đồng thời, có thể bắt nhịp với quá trình thực tập và trụ vững tại BIG4. 

Giai đoạn 3: Học cấp độ chiến lược chuyên nghiệp

Ngoài 2 môn bắt buộc là SBR và SBL, học viên được phép chọn 2 môn trong 4 môn còn lại phù hợp với yêu cầu công việc, nhu cầu cá nhân hoặc định hướng cá nhân để áp dụng kiến thức một cách hiệu quả nhất.

Đối với những người đã đi làm, thứ tự học các môn không bị ảnh hưởng quá nhiều. Nhờ lợi thế về kinh nghiệm làm việc và kiến thức thực tế, việc chọn môn học phụ thuộc vào nhu cầu nghề nghiệp và mục tiêu cá nhân của từng học viên.

Giai đoạn 4: Ôn thi

Trước kỳ thi chính thức, giai đoạn ôn thi rất quan trọng. Tại SAPP, học viên sẽ được tham gia các buổi Revision để ôn lại kiến thức với giảng viên và chữa các dạng bài tập. SAPP khuyến khích học viên tham gia thi thử mock test mô phỏng kỳ thi thực tế và nhận đánh giá kết quả, để có kế hoạch ôn tập hiệu quả.

Nhận Tư Vấn Lộ Trình ACCA Dành Cho Kiểm Toán Tại Đây

4. Kết luận

ACCA không chỉ là lựa chọn lý tưởng cho sinh viên muốn theo đuổi lĩnh vực kế toán, mà còn là cơ hội để phát triển sự nghiệp nhờ được trang bị các tố chất theo ACCA Capabilities for Success. ACCA giúp ứng viên có cơ hội tìm kiếm việc làm với mức lương cao và cơ hội nghề nghiệp tốt, đồng thời giúp họ trở thành những chuyên gia có thể đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực Kế – Kiểm – Tài chính. Để khám phá thêm về cơ hội và lợi ích của việc học ACCA, hãy đăng ký để được tư vấn chi tiết tại SAPP.

Nhận Tư Vấn Lộ Trình ACCA Dành Cho Kiểm Toán Tại Đây

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Chương Trình FIA (Foundations in Accountancy) Là Gì? Tổng Quan Về FIA

FIA là gì? Có nên học FIA trước khi bắt đầu "nhập môn" ACCA? Hãy...

[Hướng Dẫn] Hạch Toán Hóa Đơn Về Trước Hàng Về Sau

Hướng dẫn cách hạch toán hóa đơn về trước hàng về sau thường xảy ra...

03 Điểm Đặc Biệt Trong Kỳ Tuyển Dụng Fresh Graduate Của Các BIG4

Mỗi năm BIG4 thường có 2 kỳ tuyển dụng chính là kỳ Graduate Recruitment Program...

Cập Nhật Pass Rate Đầy Ấn Tượng Của SAPP Trong Kỳ Thi ACCA Tháng 6: AFM Đạt Tỷ Lệ Pass 100%

Cùng theo dõi chi tiết Pass Rate từng môn của học viên ACCA tại SAPP...

Khóa học Performance Management (PM/F5) ACCA – Quản trị hiệu quả hoạt động

Khóa học sẽ giúp học viên phát triển kiến ​​thức và kỹ năng trong việc...

#Xác Định Kỳ Tính Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp

Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định như thế nào? Thời hạn...

#1 FR ACCA Là Gì ? Nội Dung & Cấu Trúc Đề Thi Hiện Nay

Giải đáp tất tần tật về FR ACCA là gì? Update nhanh nhất nội dung...

#1 ACCA SBR (P2 Cũ) Là Gì ? Nội Dung & Cấu Trúc Đề Thi Hiện Nay (Update 2024)

Nếu bạn đã và đang theo đuổi lĩnh vực kế toán, kiểm toán đã không...