ACCA20/06/2024

Kinh Nghiệm Kiểm Toán Phần Hành Chi Phí & Doanh Thu Tài Chính

Doanh thu tài chính dùng để phản ánh doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp.

Chi phí tài chính phản ánh những khoản chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán.

Đây thường là 02 khoản mục chiếm tỷ trọng nhỏ trên báo cáo tài chính và không quá phức tạp. Tuy nhiên với các doanh nghiệp có vay lãi hoặc hoạt động xuất nhập khẩu thì khá thử thách khi phải chịu trách nhiệm đảm bảo phần này.

1. Tài liệu cần thu thập

Để thực hiện kiểm toán phần hành chi phí tài chính và doanh thu tài chính, bạn cần xin những tài liệu sau từ phía khách hàng:

  • Các hợp đồng cho vay và đi vay;
  • Bảng tính lãi tiền gửi ngân hàng và bảng tính lãi tiền vay;
  • Bảng tính lãi lỗ chênh lệch tỷ giá;
  • Sổ chi tiết.

2. Lưu ý trong quá trình kiểm toán

Đây là phần hành không có nhiều thủ tục kiểm toán. Để thực hiện kiểm toán phần hành này, bạn cần dựa theo thông tư 200 để tìm ra những rủi ro có thể xảy ra với bên khách hàng.

  • Thông tư 200 quy định các nghiệp vụ phát sinh từ hoạt động tài chính sẽ được ghi nhận trong hai đầu tài khoản này. Trong thực tế, các loại chi phí/doanh thu thường gặp trong phần này đó là chi phí dịch vụ ngân hàng, lãi/ lỗ tiền gửi ngân hàng và lãi/ lỗ chênh lệch tỷ giá.
  • Rủi ro hay sai sót mắc phải trong phần là do doanh nghiệp đánh giá lại lãi/ lỗ chênh lệch tỷ giá đã thực hiện và chưa thực hiện không đúng theo quy định của thông tư 200.
  • Rủi ro này xảy ra với 1 số doanh nghiệp trong trường hợp còn chưa thực hiện bước “net-off” giữa khoản lãi/ lỗ chênh lệch tỷ giá đã thực hiện đánh giá lại lãi/ lỗ giữa hai tài khoản này.
  • Khi đi kiểm toán các bạn thực tập sinh thường gặp khó khăn trong việc nhặt ra các bút toán đanh giá lãi/lỗ tỷ giá chưa thực hiện và đã thực hiện trên Sổ cái (General ledger).
  • Để xử lý tốt việc này, đầu tiên các bạn cần nắm rõ cách hạch toán trong từng trường hợp chênh lệch tỷ giá đã thực hiện/ chưa thực hiện; (thể tham khảo thông tư 200 để có thể hiểu rõ hơn).

3. Thủ tục kiểm toán phần hành chi phí & doanh thu tài chính

Thủ tục kiểm toán phần hành chi phí & doanh thu tài chính gồm 2 bước chính:

  • Phỏng vấn khách hàng (Inquiry)

Bạn cần phỏng vấn khách hàng về chính sách của công ty xem sau bao lâu thì kế toán tiến hành đánh giá lại các khoản chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện. Ví dụ: nếu khách hàng đến cuối năm mới đánh giá lại tỷ giá các khoản vay dài hạn thì trên sổ cái, bạn chỉ cần quan tâm đến các bút toán đánh giá lại chênh lệch tỷ giá vào cuối kỳ kế toán.

Các bút toán đánh giá lại chênh lệch tỷ giá xuất hiện từ tháng 1 tới tháng 11 (nếu có) sẽ là đánh giá các khoản đã thực hiện. Nhìn chung, việc bóc tách hai khoản này không phải dễ và sẽ tốn khá nhiều thời gian trong lần đầu thực hiện. Kinh nghiệm là cần phỏng vấn kế toán rõ ràng.

  • Tính toán lại chênh lệch (Recalculation)

Sau khi lọc được các bút toán đánh giá lại chênh lệch tỷ giá đã thực hiện/ chưa thực hiện. Bạn cần làm thêm 1 bước đánh giá lại chênh lệch tỷ giá (theo thông tư 200). Sau đó so sánh với khách hàng xem chênh lệch họ đánh giá có khác nhiều với kiểm toán không, nếu mức chênh lệch lớn hơn mức trọng yếu thì sẽ phải lên bút toán điều chỉnh.

3. Kết luận

Phần hành chi phí & doanh thu tài chính là 1 phần hành nhỏ và ít rủi ro, nên thường được giao cho các bạn thực tập sinh kiểm toán thực hiện. Để hoàn thành tốt được phần hành này, bạn cần nắm vững kiến thức về thông 200 – hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.

>>> Xem thêm:

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
ACCA P3 Là Gì ? Nội Dung & Cấu Trúc Đề Thi Hiện Nay

ACCA P3 - Phân tích hoạt động kinh doanh là bộ môn không thể bỏ...

Tổng Hợp Tài Liệu Học ACCA

ACCA luôn là 1 trong những bằng cấp đáng được theo đuổi nhất trên toàn thế...

Chứng Chỉ ACCA Là Gì? Tại Sao Sinh Viên 2K6 Nên Bắt Đầu Học ACCA Ngay Từ Năm Nhất?

Hiểu rõ các thông tin liên quan đến ACCA bao gồm khái niệm chứng chỉ...

Sự Khác Biệt Giữa Tài Chính Doanh Nghiệp Và Ngân Hàng Đầu Tư. Nên Chọn Lĩnh Vực Nào?

Tài chính là một ngành đào tạo rộng lớn với nhiều các chuyên ngành khác...

Nhìn lại kỳ tuyển dụng BIG4 Fresh Graduate 2021 và sẵn sàng ứng tuyển BIG4 năm 2022

Đợt tuyển dụng BIG4 Fresh Graduate 2022 đã được khởi động, hàng ngàn ứng viên...

#Những Điều Kiện Áp Dụng Ưu Đãi Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp

Các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định như thế nào?...

Khóa học Financial Reporting (FR/F7) ACCA – Lập báo cáo tài chính

Môn học FR/F7 Financial Reporting – Lập báo cáo tài chính của ACCA cung cấp...

Bỏ Túi Tất Tần Tật Bí Kíp Chinh Phục SBR Từ Giảng Viên ACCA Member

Trong bài viết lần này, giảng viên Phạm Cao Kỳ sẽ chia sẻ cho chúng...