ACCA20/06/2024

Kinh Nghiệm Thi Tuyển Pathway To Success 2017

Pathway to Success là học bổng được tổ chức thường niên bởi EY Việt NamACCA dành riêng cho sinh viên năm 3 trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Ngoài mục đích trao những học bổng ACCA giá trị cho sinh viên, đây cũng là cơ hội để EY Việt Nam lựa chọn trước cho mình những thực tập sinh, những nhân viên tương lai cho công ty. Đây có thể coi là chiến lược “hớt lúa non” của EY Việt Nam. Những sinh viên xuất sắc vượt qua 4 vòng của học bổng này sẽ nhận được offer thực tập vào năm sau. Ngoài ra, tất cả các ứng viên đạt học bổng đều được tham gia 1 tháng kiến tập tại EY Việt Nam vào tháng 7. 2016 là năm đầu tiên EY lựa chọn 20 thí sinh của Đại học Kinh tế Quốc dân, thay bằng 10 thí sinh như mọi năm. Cuộc thi cũng có 4 vòng như 1 quy trình tuyển dụng chính thức: vòng hồ sơ, vòng test chuyên ngành, vòng phỏng vấn nhóm (áp dụng từ 2016) và phỏng vấn cá nhân. Hôm nay, SAPP Academy xin chia sẻ chi tiết về nội dung cũng như cách thức thi của từng vòng nhé.

1. Kinh nghiệm thi Pathway to success 2017

1.1. Vòng 1: CV (Application form online)

Đây là bước khởi đầu trên con đường thành công của bạn. Vì đây là cuộc thi được tổ chức hàng năm và vì tính chất quan trọng cũng như chất lượng của nó, bạn sẽ phải đăng ký tài khoản cũng như ứng tuyển online trên website của EY Việt Nam. Sẽ vẫn có Page event cho học bổng, ở đó sẽ cung cấp mã của cuộc thi (Job code). Các bạn sử dụng Job code để đăng nhập vào trang web của EY Việt Nam, sau đó điền các thông tin cơ bản cũng như upload CV, Cover Letter.

Lần điên đầu đăng ký ứng tuyển học bổng này, chắc hẳn nhiều bạn sẽ cảm thấy bối rối. Thông thường, đối với những cuộc thi hay học bổng khác, các bạn chỉ cần điền thông tin qua Google Docs hay gửi CV qua email. Tuy nhiên đối với Pathway to Success, các bạn sẽ ứng tuyển giống như một kỳ tuyển thực tập sinh chính thức. Thậm chí, việc ứng tuyển học bổng còn có nhiều bước hơn (7 bước) so với Internship chính thức (4 bước).

Để có sự hình dung cụ thể nhất, bạn có thể tham khảo hướng dẫn điền Application form của EY kỳ Internship 2018 tại đây!

Bí quyết vượt qua vòng này không gì khác ngoài việc có một CV thật đẹp, đẹp về mặt điểm số cũng như các giải thưởng và hoạt động ngoại khóa. Bản thân mình những năm 1, năm 2 không tham gia bất cứ một cuộc thi hay học bổng nào, điểm số cũng ở mức trung bình nên trong thời gian đầu năm 3, mình có đăng ký tham gia một số học bổng về ACCA cũng như kế toán kiểm toán để có cái điền vào CV. Nhìn chung, nhà tuyển dụng không loại CV nhiều lắm, trừ những CV có trình bày quá tệ. Để có 1 CV chuẩn chỉnh dành riêng cho kế toán kiểm toán bạn có thể tham khảo tại đây. Đây đều là những mẫu không quá cầu kỳ, thể hiên sự đơn giản và logic, những yếu tố mà các nhà tuyển dụng khối doanh nghiệp kế kiểm rất thích.

1.2. Vòng 2: Test năng lực (Aptitude Test)

Vòng này có khoảng 120 bạn tham gia, ngồi kín cả 2 phòng giảng đường C. Đề Test hoàn toàn bằng tiếng Anh với đầy đủ các phần như Accounting, Auditing, General knowledge, IQ và Essay. Số lượng vượt qua vòng này khoảng 70 người.

1.2.1. Accounting (40 marks – 20 MCQs)

Những câu hỏi trong phần này ở mức độ không quá khó. Tuy nhiên trong đề thi chỉ xuất hiện 2 câu tính toán: tính khấu hao tài sản cố định tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ sử dụng phương pháp FIFO (khi đã có dữ liệu nhập, xuất và tồn đầu kỳ). Đây đều là những câu tính toán đơn giản,phù hợp tới tâm lý thích tính toán của sinh viên. Nếu có nhiều câu tính toán kiểu như: tính khấu hao, tính dự phòng, NRV…thì các thí sinh sẽ bấm máy rất nhanh.

Phần thi chủ yếu là những câu lý thuyết, không quá dài nhưng yêu cầu thí sinh phải hiểu rất sâu về chuẩn mực cũng như nguyên lý kế toán. 1 số câu ví dụ như: Chi phí sửa chữa trước khi thanh lý TSCĐ sẽ được tính vào đâu, giá vốn hàng bán hay chi phí khác… Những câu lý thuyết tương đối ngắn nhưng kiến thức rộng. Để làm tốt phần Accounting, bạn nên tham gia 1 khóa học F3 ACCA. Khi học môn này không nên chỉ tập trung vào giải bài tập vì nhìn chung bài tập hay đề thi F3 đều không quá khó. Bạn nên tập trung vào bản chất của các nghiệp vụ. Đây được coi là bước đầu tiên trên con đường đưa bạn đến với kế toán kiểm toán nên hãy cố gắng hiểu thật sâu vấn đề. Ngoài ra, dành thời gian cho việc học tiếng Anh chuyên ngành để hiểu hết được nội dung câu hỏi.

1.2.2. Auditing (20 marks – 10 MCQs)

Nếu như phần Accounting ở mức độ vừa phải thì đến phần này, hầu hết mọi người sẽ gặp khó khăn. Đây là lúc sinh viên năm 3 còn chưa học hết học kỳ 1, môn kiểm toán duy nhất được học là Kiểm toán căn bản. Trong đề thi, phần này rất khó và dài, những phần được hỏi nhiều nhất là Internal control và Audit procedures. Sinh viên cảm thấy khó vì 2 lý do:

  • Do kiến thức trên trường nhiều bạn vẫn chưa nắm vững;
  • Do tiếng Anh chuyên ngành chưa đủ tốt để hiểu hết câu hỏi rất dài.

1.2.3. IQ và General knowledge (20 marks – 10 MCQs)

Đây là phần rất khó để học, kiến thức rất rộng. Tuy nhiên nếu để ý thì phần General knowledge rất hay hỏi về những sự kiện nổi tiếng diễn ra trong năm. Ví dụ như:

  • Brexit nổ ra vào thời gian nào?
  • Đội bóng nào là á quân Euro 2016?

Phố đi bộ chính thức hoạt động vào thời gian nào ?

Còn có những câu hỏi rất hóc búa như:

  • Con sông nào dài nhất Tây Âu?
  • Điệu múa nào của dân tộc Chăm?

Để làm tốt phần này thì ngoài việc bổ sung những kiến thức xã hội thì việc đọc báo: Vn Express, Café F giúp các bạn có thể nắm bắt được những thông tin kinh tế hằng ngày.

Phần IQ có những câu hỏi liên quan đến dãy số. Các bạn có thể tham khảo những tài liệu về Numerical trên mạng hoặc cuốn IQ Verbal của SAPP Academy.

1.2.4. Essay (20 marks)

Trong 1 phòng sẽ có nhiều đề essay khác nhau. Về format thì không khác gì đề Writing Task 2. Có rất nhiều bạn làm MCQs không tốt nhưng essay viết tốt vẫn qua vòng này. Còn nếu bạn không giỏi tiếng Anh và bỏ phần essay thì 100% bạn sẽ fail ở vòng này. Bài viết cũng phải có 3 phần riêng biệt: 1 đoạn mở bài, 2 đoạn thân bài và 1 đoạn kết, số từ giao động từ 250-300 từ. Kinh nghiệm của vòng này đó là: đọc rất nhiều các bài viết Band 8, Band 9 trên mạng của các tác giả nổi tiếng như Simon, Ngọc Bách. Việc đọc essay không chỉ giúp cho mình có được những ý kiến hay mà còn có thể học được những cấu trúc, từ ngữ hay. Do không có thời gian đi học nên mình chỉ đọc những bài viết đó. Pathway cũng là lần đầu tiên mình viết 1 bài essay hoàn chỉnh.

1.3. Vòng 3: Phỏng vấn nhóm (Group interview)

Đây cũng là năm đầu tiên mà EY bổ sung vòng thi này vào quá trình thi tuyển. Các thí sinh sẽ được chia thành từng nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 6 thành viên. Thời gian cho mỗi nhóm là 30 phút. Sẽ có một giám khảo chính là giám đốc nhân sự của EY sẽ quan sát quá trình cả nhóm làm việc. Về hình thức, sau khi các thành viên ổn định chỗ ngồi, đại diện nhóm sẽ lên bốc thăm chủ đề. Sau đó nhóm có khoảng 15 phút để thảo luận với nhau và từng thành viên sẽ có khoảng 2 phút để thuyết trình. Ở vòng thi này sẽ không có Q&A với giám khảo do hạn chế về mặt thời gian. Case study của nhóm mình hôm đó là: “Chọn xinh đẹp hay giỏi giang”. Tất cả các case study đều là các vấn đề xã hội, đều là các vấn đề mang tính hai chiều, yêu cầu thí sinh phải đưa ra quan điểm của mình, và đặc biệt không có một chút chuyên ngành nào cả.

1.3.1. Chuẩn bị cho vòng phỏng vấn nhóm

Các bạn nên đến sớm tầm 20 phút để làm quen với mọi người. Kinh nghiệm của mình đó là: Luôn luôn vui vẻ với tất cả mọi người. Đây là 1 buổi thảo luận với nhóm chứ không phải một buổi tranh luận, vì thế các bạn không nên thể hiện thái độ quá gay gắt làm gì. Nhóm mình hôm đó hầu như các bạn đều chưa có kinh nghiệm phỏng vấn nhóm bao giờ nên lúc thảo luận, không khí trở nên rất im ắng, mỗi người đều có cơ hội đưa ra ý kiến của mình. Rồi sau đó, từng người lần lượt lên thuyết trình. Nhìn chung, tiếng Anh và thái độ làm việc của mọi người rất tốt, đó là lý do mà tất cả thành viên của nhóm mình đều được vào vòng Final interview. Có những nhóm bị loại hết tất cả thành viên, có những nhóm duy nhất 1 thành viên được chọn. Ở đây, bạn không nên thể hiện cái tôi của mình quá lớn, hãy luôn hòa đồng và vì mục tiêu chung của cả nhóm. Ngoài ra, các bạn nên tham khảo những kỹ năng mềm khi tham gia phỏng vấn như chào hỏi, cảm ơn người thuyết trình trước, sắp xếp lại ghế… Đây đều là những việc rất nhỏ nhưng thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn.

1.4. Vòng 4: Phỏng vấn cá nhân (Final Interview)

Sau vòng Group interview, có khoảng 40 bạn sẽ được lựa chọn để tìm ra 20 bạn dành được học bổng. Vòng này, kiến thức chuyên ngành tiếp tục không được sử dụng, vì nhà tuyển dụng biết, sinh viên năm 3 chưa có quá nhiều kiến thức để hỏi giống như sinh viên đã tốt nghiệp. Và bài test ở vòng 2 cũng đã phần nào khẳng định năng lực chuyên môn của thí sinh. Người phỏng vấn trong vòng này bao gồm 1 partner và 1 manager hoặc có thể là 2 manager, 1 manager và 1 HR… Do kiến thức chuyên ngành không được hỏi nên tiếng Anh sẽ là phần được test rất nhiều. Ngoài ra, định hướng cá nhân cũng như phong thái là những thứ được nhà tuyển dụng đánh giá rất cao.

1.4.1. Chuẩn bị cho vòng phỏng vấn cá nhân

Các anh chị sẽ sử dụng CV của các bạn để hỏi về những thông tin trong đó, từ đó đưa ra được cách đánh giá nhất định. Chính vì thế, hãy in bản CV của bạn về mang đến phòng phỏng vấn, điều đó thể hiện sử chuẩn bị chu đáo của các bạn. Khi được dẫn vào phòng phỏng vấn, mình được biết 2 anh phỏng vấn là những người rất rất giỏi và có xu hướng hay hỏi chuyên ngành. Lúc ấy, vì đã học xong F3F8 ACCA tại SAPP Academy nên mình cảm thấy rất tự tin. Mình giữ được sự tự tin trong suốt cuộc phỏng vấn, không hề có những cử chỉ như gãi đầu hay run chân, run tay gì cả. 2 anh rất thân thiện và mình thấy đây giống như một cuộc nói chuyện thì hơn.

Kinh nghiệm cho những bạn tiếng Anh không tốt đó là: Hãy chuẩn bị những câu hỏi cá nhân ở nhà, viết ra giấy và đọc đi đọc lại hằng ngày. Tuy nhiên, đấy phải là những trải nghiệm cá nhân thực sự của bạn, nếu không bạn sẽ rất dễ bị lộ. Khi sử dụng câu chuyện cá nhân của mình, bạn vừa không phải nhớ quá nhiều và những gì bạn mang lại cho người phỏng vấn đó là sự chân thành. Đừng nói dối trong bất cứ hoàn cảnh nào. Một số câu hỏi phổ biến như:

  • Giới thiệu về bản thân;
  • Kể về 1 lần vượt qua khó khăn trong công việc hoặc hoạt động nhóm;
  • Kể về 1 lần bạn làm leader và những gì học được từ đó.

Tiếp đến là những câu hỏi về sự quan tâm của bạn tới EY như:

  • Em biết gì về EY?
  • Tại sao em lại chọn EY?

Đây là những câu hỏi khá dễ nếu như bạn nào đó có thực sự thích EY như mình. Câu chuyện của bạn sẽ trở nên rất thực tế và chân thực.

1.4.2. Kinh nghiệm trả lời phỏng vấn

Những câu hỏi của mình đầu tiên vẫn là giới thiệu về bản thân, sau đó hơi lan man về gia đình, bố mẹ làm nghề gì, thi đại học được bao nhiêu điểm… Các câu hỏi về hoạt động ngoại khóa, các cuộc thi bạn tham gia, những gì bạn học được từ đó. Câu hỏi của mình đó là hãy kể về 1 lần bạn gặp khó khăn nhất. Đây là câu hỏi mình đã chuẩn bị ở nhà rất kỹ, đó là trải nghiệm thật của mình và mình cũng đã học được rất nhiều từ nó, Tuy nhiên, trong 1 phút giây suy nghĩ, mình đã quyết định không kể câu chuyện này ra, thay vào đó là một câu chuyện không có thật. Chính vì không có sự chuẩn bị trước nên mình khá lúng túng và lắp bắp. Sau câu trả lời đó, 2 anh đã kết thúc buổi phỏng vấn và bảo “Your interview has nothing impressive”. Lúc đó mình cứ nghĩ đã trượt, ra khỏi phỏng và quên hết những gì đã học trước đó như kéo ghế và đóng cửa.

Kinh nghiệm của mình đối với vòng này đó là: Dù tình huống có như thế nào, hãy giữ sự bình tĩnh đến khi về nhà. Để chuẩn bị tốt hơn cho vòng phỏng vấn, bạn nên tham khảo những kỹ năng về phỏng vấn cá nhân trên mạng, những hành động nhỏ như chào hỏi, bắt tay khi ra về, đóng cửa nhẹ nhàng và luôn luôn mỉm cười.

2. Lời kết

Học bổng Pathway to Success mang lại cơ hội học bổng cho khoảng 17 bạn sinh viên năm 3 KTQD (so với dự kiến là 20). Qua bài viết này, SAPP Academy hi vọng đã cung cấp cho các bạn thông tin về học bổng, đồng thời SAPP Academy xin chúc các học viên năm 3 của mình sẽ đạt được học bổng giá trị này trong lần tổ chức sắp tới.

Trên đây là những chia sẻ cá nhân được tổng hợp từ học viên của SAPP Academy đang làm việc tại EY. Hi vọng những thông tin này sẽ bổ ích cho quá trình tìm hiểu và chọn lựa công ty phù hợp với của các bạn. 

>>> Xem thêm:

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
#Kế Toán Tiền Lương Là Gì? Làm Những Việc Nào?

Kế toán lương là quá trình tính toán, quản lý các khoản lương và phụ...

Kinh Nghiệm Học & Thi F7 ACCA Của Nguyễn Vũ Khải

F7 ACCA – Lập báo cáo tài chính là môn học không quá khó thi...

# Kế Toán Tiền Mặt Là Gì? Chi Tiết Quy Trình Thực Hiện

Kế toán tiền mặt là gì? Tìm hiểu về kế toán tiền mặt và quy...

[Rủi Ro Kiểm Toán] – Tất Tần Tật Về 3 Loại Rủi Ro Kiểm Toán Hiện Nay

Cùng với sự hội nhập quốc tế, những doanh nghiệp và công ty kiểm toán...

Khóa học Performance Management (PM/F5) ACCA – Quản trị hiệu quả hoạt động

Khóa học sẽ giúp học viên phát triển kiến ​​thức và kỹ năng trong việc...

Review BIG4 “Tất Tần Tật” Dưới Góc Nhìn Của Audit Associate I Deloitte

BIG4 luôn là điểm dừng chân đáng mơ ước của hàng ngàn sinh viên Kế...

#1 FM ACCA Là Gì ? Nội Dung & Cấu Trúc Đề Thi Hiện Nay

FM ACCA (Financial Management) là một môn học cơ bản trong chương trình đào tạo...

#1 Tìm hiểu sự khác biệt giữa chứng chỉ ACCA và CMA

So sánh chứng chỉ ACCA và CMA để tìm hiểu sự khác biệt giữa hai...