Kinh Nghiệm Thi The Future Accountant Contest 2017 (FAC) – HANU

Cuộc thi Future Accountant Contest 2017 được CLB HAC của trường Đại học Hà Nội tổ chức thường niên trong suốt 5 năm qua, từ năm 2012 với sự tài trợ từ KPMG, ACCA và trung tâm SunwayHANU. Cuộc thi …

Cuộc thi Future Accountant Contest 2017 được CLB HAC của trường Đại học Hà Nội tổ chức thường niên trong suốt 5 năm qua, từ năm 2012 với sự tài trợ từ KPMG, ACCA và trung tâm SunwayHANU. Cuộc thi năm nay được tổ chức trong vòng 3 tuần để đảm bảo các thí sinh có thể đồng thời tham gia các cuộc thi khác, nâng cao cơ hội được nhận thực tập ở BIG4.

1. Kinh nghiệm thi The Future Accountant Contest 2017

1.1. Vòng 1: General Test

Bài test năng lực gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm1 câu hỏi tự luận. Các thí sinh có 45 phút để hoàn thành bài thi. Kiến thức bài thi trải đều từ Kế toán, Kiểm toán đến Thuế, Tài chính, IQ và Hiểu biết xã hội chung.

Nội dung các câu hỏi như sau:

  • Kế toán

Các câu hỏi về Kế toán dừng lại ở mức độ khá đơn giản. Vận dụng nhuần nhuyễn các kỹ năng làm bài của môn F3 ACCA sẽ giúp bạn vượt qua các câu hỏi khá dễ dàng. Tuy nhiên, các thí sinh cũng bị thử thách khá lớn bởi những câu hỏi lý thuyết như: tiêu chuẩn của thông tin kế toán, đặc điểm nào về Thuê Tài chính là sai

  • Kiểm toán

Các câu hỏi về Kiểm toán chiếm một tỉ lệ tương đối lớn. Để làm tốt phần này, các thí sinh cần nắm vững kiến thức cơ bản về Kiểm toán. Ví dụ như: cơ sở dẫn liệu (audit assertion), thủ tục kiểm toán cho từng phần hành cụ thể ( Hàng tồn kho, Nợ phải thu, lương, v.v.). Nếu không học chuyên ngành Kiểm toán, các bạn có thể học F8 ACCA. Học càng kỹ, nắm càng vững thì cơ hội của các bạn càng lớn.

  • Thuế

Các câu hỏi về Thuế chiếm tỉ trọng không lớn. Chỉ có 2-3 câu về thuế thu nhập cá nhân PIT, thuế thu nhập doanh nghiệp CIT. Để làm tốt phần này, các thí sinh không những phải nắm vững luật thuế, các thông thư, chuẩn mực về thuế mà còn phải biết cả các thuật ngữ tiếng Anh về thuế. Khá nhiều thí sinh tỏ ra lúng túng khi đề thuế khá dài mà thuật ngữ lại hơi lạ. Bí kíp cho phần này là đọc thật kỹ Luật, tìm kiếm các nguồn tài liệu để luyện tính thuế cho vững tay. Môn F6 ACCA cũng là một nguồn rất hữu dụng.

  • Tài chính

Chỉ có duy nhất một câu hỏi về Tài chính. Câu này yêu cầu tính số vòng quay HTK / phải thu khách hàng (inventory turnover/ receivable turnover). Những chỉ số này đều đã được học ở môn F3 ACCA. Điều các bạn cần chính là hiểu ý nghĩa và áp dụng được công thức.

  • IQ

Câu hỏi về IQ không quá đánh đố với dạng quen thuộc là: điền số vào chỗ trống. Có một bài lạ về tính toán số lần ăn táo nhưng chỉ cần đọc kỹ đề là có thể làm được.

  • General knowledge

Phần General knowledge (Hiểu biết chung) không hỏi quá rộng về các sự kiện đời sống mà tập trung vào mảng kế toán. Câu hỏi ví dụ: Nghị định 20/2017/NĐ-CP nói về điều gì? – Chuyển giá.

  • Essay

Phần Essay (Tự luận) khá bất ngờ khi KHÔNG yêu cầu thí sinh viết bài luận như IELTS Task 2 mà chỉ yêu cầu nêu ra các thành phần trong một báo cáo kiểm toán với ý kiến chấp nhận toàn phần (Standard unqualified audit report). Tưởng là dễ mà hóa ra chẳng dễ chút nào. Rất nhiều thí sinh không thể hoàn thành trọn vẹn phần này. Rất khó để nói bí kíp hoàn thành xuất sắc cho phần này. Chìa khóa duy nhất có lẽ chỉ là: Hãy nắm chắc mọi kiến thức mình đã học.

Kết quả: Có khoảng gần 600 thí sinh đến thi Test nhưng chỉ có 42 người được chọn vào vòng 2.

1.2. Vòng 2: Group Assessment + Vòng 3: HR Interview

Do có khá nhiều các cuộc thi quan trọng khác đang diễn ra, đặc biệt là Breaking the Limit của Deloitte nên Ban tổ chúc đã gộp vòng 2 và 3 lại để diễn ra trong ngay một ngày. Điều này vừa là lợi thế, vừa là bất lợi cho không ít thí sinh. Buổi sáng hôm thi vòng 2, phần lớn các thí sinh đã tham gia vòng Test của Deloitte. Có bạn còn thi cả 2 bộ phận: Auditing và Tax khiến buổi chiều không còn đủ sức để hoàn thành tốt vòng 2 và 3 của FAC.

  • Vòng Group Assessment

Đặc trưng của KPMG là không yêu cầu quá cao thí sinh ở kiến thức chuyên ngành nên vòng Group Assessment được cho là khá nhẹ nhàng với các sinh viên chuyên ngành Kế – Kiểm. Case để thảo luận thuần túy về kế toán cơ bản nên dù bạn ở bất kỳ chuyên ngành nào cũng có thể giải quyết được. Điều quan trọng ban giám khảo muốn đánh giá chính là thái độ làm việc nhóm. Bạn không phải là thiên tài để biết tất cả mọi thứ. Tuy nhiên bạn cần phải có thái độ khiêm tốn và cầu thị, sẵn sàng hợp tác với các bạn trong team để giải quyết tốt vấn đề.

  • Vòng HR Interview

Vòng HR Interview khiến cho không ít thí sinh lúng túng. Câu hỏi phỏng vấn chỉ về cuộc sống, định hướng nghề nghiệp, kinh nghiệm làm việc hay hoạt động CLB đã có của thí sinh. Chìa khóa vàng cho mọi vòng phỏng vấn đó là: Trung thực và tự tin. Hãy đảm bảo rằng bạn hiểu rõ những gì mình đã viết trong CV và câu chuyện cuộc đời bạn phải được kể ra một cách logic. Người ta không cấm bạn tô vẽ CV, nhưng hãy làm nó 1 cách thông minh và hiệu quả.

Ví dụ: Có thí sinh nói mình đã từng làm Telesale, ngay lập tức, bạn ấy được đề nghị: “Em hãy bán cho chị cái bút này.”

Kết quả: Với 42 thí sinh, chia thành 6 nhóm, chỉ có 9 thí sinh được vào vòng Chung kết. Có nhóm được vào 2 người, nhưng cũng có nhóm không người nào được vào.

1.3. Vòng 4: Chung kết

Vòng chung kết được tổ chức ở Hội trường lớn tại Đại học Hà Nội với 3 vòng theo hình thức sân khấu hóa. Kiến thức bao trùm là Kế toán – Kiểm toán – Thuế. Kiến thức Kế toán không hề khó, chỉ cần nắm vững kiến thức F3. Đến vòng cuối, tranh biện, các câu hỏi toàn bộ về phần Hợp nhất BCTC (Consolidated Financial Statement). Câu hỏi không khó đến mức bạn phải có kiến thức của F7 ACCA mà chỉ cần kiến thức ở F3 ACCA là đủ sức trả lời rồi. Các câu hỏi về Kiểm toán đều là về thủ tục kiểm toán. Câu hỏi về Thuế hỏi về những thứ rất cơ bản như: chi phí được khấu trừ, trốn thuế và tránh thuế…

Kết quả: Cả 9 thí sinh đều được offer intern KPMG và ký offer ngay tại đêm Chung kết.

2. Lời kết

Con đường vào BIG4 thông qua các cuộc khi như thế này được đánh giá là ngắn và nhẹ hơn cuộc thi tuyển chính thức vì lượng thí sinh tham dự không đông bằng. Tuy nhiên, để hái được trái ngọt, các thí sinh cũng cần phải giữ cho mình cái đầu lạnh, và sức khỏe tốt để “chiến đấu” được ở nhiều “mặt trặn” trong khoảng thời gian ngắn. Rất nhiều thí sinh không vượt qua vòng 2 và 3 vì đã mất quá nhiều sức ở bài thi Test Deloitte. Có những bạn khác thì không đủ bình tĩnh để vượt qua những câu hỏi khó của HR. Bí kíp cho các thí sinh muốn chinh phục cuộc thi FAC trong tương lai đó là: Hãy luôn trung thực và tự tin, cơ hội tốt sẽ không bỏ qua bạn.

>>> Xem thêm:

 


[FREE DOWNLOAD] CẨM NANG TUYỂN DỤNG BIG4 VERSION 5.0Free Download Cẩm Nang Tuyển Dụng BIG4

 

CẬP NHẬT MỚI NHẤT

TIN TỨC LIÊN QUAN

logo logo

Công Ty Cổ Phần Giáo Dục SAPP

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0107516887

Ngày cấp: 26/07/2016.

Nơi cấp: Sở Kế Hoạch Đầu Tư Thành phố HN

Địa chỉ: Số 20B, Ngõ 37, Phố Đại Đồng, Phường Thanh Trì, Quận Hoàng Mai, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Cơ sở 1: Tầng 8, Tòa nhà Đức Đại, số 54 Lê Thanh Nghị, quận Hai Bà Trưng Hà Nội.

Cơ sở 2: Tầng 2A, Tòa 27A2, chung cư Green Stars, số 234 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm.

Cơ sở 3: Lầu 1, số 2A Lương Hữu Khánh, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1

19002225 support@sapp.edu.vn Liên hệ hợp tác: marketing@sapp.edu.vn
DMCA.com Protection Status
CFA Institute does not endorse, promote, or warrant the accuracy or quality of the products or services offered by SAPP Academy. CFA®, Chartered Financial Analyst®, CFA Society® are trademarks owned by CFA Institute.
© 2021 Sapp.edu.vn. All Rights Reserved. Design web and SEO by
FAGO AGENCY