#Lộ Trình Thăng Tiến Kế Toán Diễn Ra Như Thế Nào?
Nhân viên kế toán, bất kể là kế toán bán hàng, kế toán nội bộ hay kế toán thuế, đều quan tâm đến hướng phát triển sự nghiệp của mình. Con đường thăng tiến trong lĩnh vực này có thể là nguồn động lực để các nhân viên kế toán không ngừng nỗ lực. Đối với hầu hết sinh viên mới ra trường và những người mới bước chân vào nghề kế toán, việc bắt đầu từ vai trò nhân viên kế toán là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, chúng ta đều muốn đi xa hơn trong sự nghiệp, đạt được thăng chức và tăng lương. Nghề kế toán có những đặc thù riêng và lộ trình thăng tiến kế toán có thể khác biệt so với các lĩnh vực khác. Bài viết dưới đây SAPP Academy sẽ bật mí về lộ trình thăng tiến để các bạn độc giả cùng nắm.
1. Nhân viên kế toán là làm gì?
Nhân viên kế toán là làm gì?
Nhân viên kế toán có trách nhiệm quản lý các hoạt động liên quan đến hóa đơn, chứng từ kế toán và Thuế. Đồng thời kế toán là người cung cấp lời khuyên về vấn đề tài chính cho cấp quản lý trong nội bộ doanh nghiệp và khách hàng cá nhân hoặc các tập đoàn lớn. Để thực hiện công việc này, nhân viên kế toán cần có bằng cấp từ trung cấp trở lên và sở hữu kiến thức chuyên môn vững về nghiệp vụ kế toán, kiểm toán và luật pháp.
Các nhiệm vụ chính của nhân viên kế toán bao gồm chuẩn bị tài khoản và khai thuế, quản lý hóa đơn và kiểm soát thu chi, kiểm toán thông tin tài chính, lập các báo cáo ngân sách, kế hoạch kinh doanh và báo cáo tài chính. Ngoài ra, kế toán còn là người thực hiện dự báo tài chính và phân tích rủi ro cũng như xử lý các trường hợp phá sản.
Công việc của nhân viên kế toán chủ yếu diễn ra tại văn phòng, tuy nhiên có thể có những thời điểm phải đi công tác hoặc làm việc bên ngoài như làm việc với cơ quan thuế, tham gia hội thảo và sự kiện liên quan. Thời gian làm việc của nhân viên kế toán thường tuân theo giờ hành chính và tập trung bận rộn hơn vào cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm tài chính.
2. Có các vị trí việc làm Nhân viên kế toán nào?
Có các vị trí việc nhân viên kế toán nào?
Nghề kế toán bao gồm nhiều phần hành khác nhau, mỗi phần hành tương đương với một vị trí chịu trách nhiệm cho các mảng cụ thể và đòi hỏi trình độ và kỹ năng riêng biệt. Dưới đây là một số ví dụ về các vị trí trong lĩnh vực kế toán:
- Nhân viên kế toán bán hàng: Chịu trách nhiệm quản lý và xử lý các giao dịch liên quan đến bán hàng, lập hóa đơn, và giám sát công nợ của khách hàng;
- Nhân viên kế toán thanh toán: Đảm nhận việc xử lý các khoản thanh toán đến từ khách hàng hoặc các đối tác, quản lý hệ thống thanh toán và cân đối tài khoản;
- Nhân viên kế toán công nợ: Theo dõi các khoản nợ và các khoản phải thu của công ty, thực hiện thu hồi nợ và giải quyết các vấn đề liên quan đến công nợ;
- Nhân viên kế toán thuế: Tập trung vào việc nắm rõ các quy định thuế và đảm bảo rằng công ty tuân thủ đúng các quy định này khi đăng ký và khai thuế;
- Nhân viên kế toán nội bộ: Phụ trách các hoạt động kế toán nội bộ của công ty, bao gồm quản lý chi phí, tồn kho, và lập báo cáo tài chính nội bộ;
- Nhân viên kế toán doanh thu: Theo dõi và phân tích doanh thu của công ty, đảm bảo các khoản thu nhập được ghi nhận chính xác;
- Nhân viên kế toán kho: Quản lý và kiểm soát dữ liệu hàng tồn kho, đảm bảo sự khớp lệch giữa số liệu kế toán và thực tế trong kho.
Mỗi vị trí đều có đặc điểm riêng, yêu cầu trình độ và kinh nghiệm khác nhau. Khi tìm kiếm việc làm trong lĩnh vực kế toán, việc tìm hiểu kỹ năng và trách nhiệm của từng vị trí giúp bạn xác định được phần hành mà bạn nắm vững nhất. Hơn nữa, lựa chọn một vị trí phù hợp cũng sẽ giúp bạn dễ dàng thăng tiến và đạt được mục tiêu tăng lương khi có cơ hội tích lũy kinh nghiệm và phát triển kỹ năng đúng lĩnh vực mình quan tâm.
3. Lộ trình thăng tiến kế toán thế nào?
Lộ trình thăng tiến kế toán như thế nào?
Mỗi người sẽ có tốc độ phát triển và năng lực khác nhau trên con đường sự nghiệp kế toán và thực tế cũng cho thấy sự may mắn cũng có thể ảnh hưởng đến thành công trong nghề nghiệp này. Kế toán là một lĩnh vực đòi hỏi kiên nhẫn và không chỗ cho sự vội vã, thường cần một khoảng thời gian nhất định để tiến bộ.
Thường thì, sau khi tốt nghiệp bằng cao đẳng hoặc đại học trong chuyên ngành kế toán, sinh viên ra trường sẽ bắt đầu từ vai trò nhân viên kế toán và sau đó tiến thăng lên các vai trò khác như kế toán tổng hợp. Điều này có thể mất trung bình khoảng 4-6 năm để đạt được. Để trở thành kế toán trưởng, không chỉ cần có số năm kinh nghiệm (có thể là 7-10 năm hoặc hơn), mà còn cần đáp ứng các yêu cầu về bằng cấp (đại học, sau đại học) và chứng chỉ chuyên môn như chứng chỉ ACCA,…. Nhiều doanh nghiệp chỉ tuyển dụng kế toán trưởng có năng lực chuyên môn vững và từ độ tuổi 35 trở lên.
Có thể thấy việc thăng tiến từ vị trí nhân viên kế toán lên vị trí kế toán tổng hợp thường đơn giản hơn so với từ kế toán tổng hợp lên kế toán trưởng. Tuy nhiên, không phải lộ trình thăng tiến kế toán nào cũng dễ dàng và để đạt được mục tiêu nghề nghiệp trong lĩnh vực kế toán, hãy bắt đầu đặt mục tiêu thăng chức lên kế toán tổng hợp.
Xác định mục tiêu nghề nghiệp kế toán có thể bắt đầu từ khi bạn đang đi học giúp bạn hướng tới một đích đến cụ thể và đồng thời tập trung chăm chỉ, phấn đấu để đạt kết quả học tập tốt. Ngoài việc chuẩn bị kiến thức chuyên môn và kỹ năng, cũng nên học ngoại ngữ để đáp ứng các yêu cầu đào tạo nâng cao và lấy chứng chỉ cần thiết.
Để có thể tiến xa hơn trong sự nghiệp kế toán và đạt được mức lương cao hơn, cần có sự nỗ lực, chuyên môn hóa kiến thức và kỹ năng và không ngừng cải thiện bản thân để đáp ứng các yêu cầu và thách thức cao hơn trong vai trò kế toán tổng hợp và kế toán trưởng. Ngoài ra, việc bỏ túi một chứng chỉ quốc tế như chứng chỉ ACCA sẽ giúp rút ngắn lộ trình thăng tiến kế toán, bạn có cơ hội hướng đến các vị trí cao hơn và nhận được mức lương lên tới hàng ngàn Đô la.
Kết luận
Chắc hẳn qua những thông tin SAPP Academy chia sẻ trong bài viết, bạn đã hình dung ra lộ trình thăng tiến kế toán cũng như công việc mà mỗi kế toán cần thực hiện. Ngoài ra, SAPP còn có bật mí nhỏ để giúp nhân viên kế toán có nhiều cơ hội hơn trong công việc, rút ngắn bước đường thành công cũng như sở hữu mức lương đáng mơ ước bằng việc tham gia khóa học ACCA Online và nhận chứng chỉ mang tầm quốc tế.