Kế toán viên nên học ACCA hay Thạc sĩ Kế toán – Tài chính?
Trong lĩnh vực Kế toán – Tài chính, việc lựa chọn nên học ACCA hay Thạc sĩ luôn là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn. Cả hai con đường đều giúp nâng cao chuyên môn, mở rộng cơ hội nghề nghiệp và gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường lao động. Tuy nhiên, mỗi chương trình lại có định hướng riêng, phù hợp với từng đối tượng khác nhau.
Trước khi đi vào chi tiết, SAPP muốn bạn dành một chút thời gian để xác định rõ mục tiêu cá nhân của mình: Bạn muốn nâng cao chuyên môn hay phát triển tư duy chiến lược? Bạn cần một chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế hay một tấm bằng học thuật danh giá? Sau đó, hãy cùng phân tích các tiêu chí dưới đây để tìm ra lựa chọn phù hợp nhất với bản thân!
1. Thông tin tổng quan về chứng chỉ ACCA và thạc sĩ
1.1. ACCA
ACCA (Association of Chartered Certified Accountants), hay Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh Quốc, là một tổ chức nghề nghiệp kế toán – kiểm toán tầm cỡ toàn cầu. ACCA mang đến chứng chỉ hành nghề quốc tế danh giá, được xem là bảo chứng uy tín trong các lĩnh vực tài chính, kế toán và kiểm toán.
Với lịch sử hơn 120 năm hình thành và phát triển kể từ năm 1904, ACCA đã khẳng định vị thế và đóng góp to lớn vào sự phát triển của ngành kế toán – tài chính quốc tế.
Đặt trụ sở chính tại London, Vương quốc Anh, ACCA là một trong những tổ chức kế toán chuyên nghiệp hàng đầu thế giới. Sự uy tín của ACCA được bảo chứng bởi sự công nhận rộng rãi từ các chính phủ, doanh nghiệp và tổ chức tài chính toàn cầu.
Với vị thế là “tiêu chuẩn vàng” trong ngành tài chính, kế toán và kiểm toán, chứng chỉ ACCA mở ra cơ hội làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia, các hãng kiểm toán hàng đầu Big 4 (PwC, Deloitte, EY, KPMG) và các tổ chức tài chính lớn trên toàn cầu.
Tiêu chí | Thông tin về ACCA |
Tên đầy đủ | Association of Chartered Certified Accountants (Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh Quốc) |
Năm thành lập | 1904 |
Tổ chức cấp chứng chỉ | Hiệp hội ACCA Global (Anh Quốc) |
Số lượng hội viên và học viên | 200.000 hội viên và 486.000 học viên trên toàn thế giới |
Mức độ công nhận | Quốc tế, được công nhận rộng rãi tại châu Á – Thái Bình Dương, châu Âu, Bắc Mỹ |
Lĩnh vực chuyên môn | Kế toán, kiểm toán, tài chính, thuế, quản trị rủi ro, kế toán quản trị |
Danh vị sau khi sở hữu | Chartered Certified Accountant (Chuyên gia kế toán công chứng quốc tế) |
Thời hạn chứng chỉ | Vĩnh viễn (cần đóng phí duy trì tư cách hội viên và cập nhật kiến thức hàng năm – CPD) |
Những người hoàn thành chương trình và đáp ứng các yêu cầu của ACCA sẽ được công nhận là hội viên ACCA (ACCA Member) và có quyền sử dụng danh xưng “ACCA” sau tên mình (ví dụ: Nguyễn Văn A, ACCA).
Khi tích lũy đủ kinh nghiệm và đạt các tiêu chuẩn cao hơn, hội viên ACCA có thể được nâng lên cấp độ Fellow Chartered Certified Accountant (FCCA), một danh vị cao quý hơn trong giới nghề nghiệp.
1.2. Thạc sĩ
Chứng chỉ ACCA được công nhận tương đương với bằng Thạc sĩ về Kế toán hoặc Tài chính tại nhiều quốc gia. Vậy nên, trong bài viết này chúng ta sẽ so sánh giữa chứng chỉ ACCA và bằng Thạc sĩ Kế toán – Tài chính.
Bằng Thạc sĩ Kế toán – Tài chính (Master’s in Accounting and Finance) là một chương trình đào tạo sau đại học chuyên sâu về lĩnh vực kế toán và tài chính, giúp học viên nắm vững các nguyên tắc kế toán, phân tích tài chính, kiểm toán, quản lý rủi ro và chiến lược tài chính doanh nghiệp.
Chương trình này được thiết kế để nâng cao kỹ năng chuyên môn, tư duy phân tích và khả năng ra quyết định trong môi trường kinh doanh toàn cầu, đồng thời mở rộng cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực tài chính – kế toán.
Một số trường đại học danh tiếng công nhận ACCA và cấp bằng Thạc sĩ khi hoàn thành một số tín chỉ bổ sung, ví dụ:
- University of London: Chương trình MSc in Professional Accountancy (Thạc sĩ Kế toán chuyên nghiệp) kết hợp ACCA
- Edinburgh Business School (Heriot-Watt University): ACCA có thể chuyển đổi sang MBA (Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh)
2. Giá trị của chứng chỉ ACCA vs thạc sĩ với sự nghiệp cá nhân
2.1. Kỹ năng – kiến thức sẽ đạt được
2.1.1. ACCA
Chương trình ACCA được thiết kế để trang bị cho học viên nền tảng kiến thức vững chắc và toàn diện trong lĩnh vực kế toán tài chính, kiểm toán và thuế.
Học viên sẽ được đào tạo chuyên sâu để nắm vững các nguyên tắc kế toán, thành thạo kỹ năng lập và phân tích báo cáo tài chính, am hiểu sâu sắc về quy trình kiểm toán, và có khả năng tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về thuế.
Các lĩnh vực chuyên môn trọng tâm của ACCA:
- Kế toán Tài chính và Báo cáo: Chương trình đào tạo đi sâu vào chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS), giúp học viên làm chủ các nguyên tắc kế toán, từ đó có khả năng lập và phân tích báo cáo tài chính một cách chuyên nghiệp, đảm bảo sự minh bạch và tuân thủ các chuẩn mực kế toán hiện hành.
- Kiểm toán và Dịch vụ Đảm bảo: ACCA cung cấp kiến thức chuyên sâu về quy trình kiểm toán, từ lập kế hoạch kiểm toán đến thực hiện và đưa ra kết luận kiểm toán. Học viên được trang bị khả năng đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, xác định rủi ro và cung cấp các dịch vụ đảm bảo nhằm nâng cao độ tin cậy của thông tin tài chính.
- Quản lý Tài chính Chiến lược: Chương trình ACCA chú trọng phát triển tư duy quản lý tài chính ở cấp độ chiến lược. Học viên sẽ được trang bị kỹ năng quản lý nguồn vốn hiệu quả, đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư, quản lý rủi ro tài chính toàn diện và đưa ra các quyết định tài chính sáng suốt, góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
- Thuế và Pháp luật: ACCA cung cấp sự hiểu biết sâu rộng về hệ thống thuế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là thuế quốc tế. Học viên có khả năng lập kế hoạch thuế tối ưu, tuân thủ các quy định pháp luật về thuế và tư vấn về các vấn đề thuế phức tạp.
- Đạo đức Nghề nghiệp và Quản trị Doanh nghiệp: ACCA đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực kế toán và tài chính. Chương trình trang bị kiến thức về quản trị doanh nghiệp hiệu quả, trách nhiệm xã hội và các chuẩn mực đạo đức cao nhất mà một chuyên gia tài chính cần tuân thủ.
Với kiến thức chuyên môn sâu rộng, chuyên gia nhân sự sở hữu chứng chỉ ACCA đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo tính chính xác, trung thực và tuân thủ trong các báo cáo tài chính. Họ là những người không thể thiếu trong các hoạt động kiểm toán độc lập, quản lý thuế chuyên nghiệp và lập báo cáo tài chính cho doanh nghiệp.
Sự đóng góp của họ giúp các tổ chức đáp ứng các yêu cầu pháp lý, tuân thủ chuẩn mực kế toán và xây dựng niềm tin vững chắc với các nhà đầu tư và các bên liên quan thông qua sự minh bạch và tin cậy của thông tin tài chính.
2.1.2. Thạc sĩ
Chương trình Thạc sĩ Kế toán – Tài chính trang bị cho người học một nền tảng kiến thức sâu rộng cùng với các kỹ năng phân tích và tư duy chiến lược, giúp họ đáp ứng nhu cầu của môi trường kinh doanh hiện đại. Dưới đây là những kỹ năng và kiến thức quan trọng mà bạn sẽ đạt được khi theo học chương trình này.
Trước hết, bạn sẽ đạt được kiến thức chuyên môn về Kế toán tài chính nâng cao, học được cách áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế như IFRS và US GAAP. Ngoài ra, chương trình học Thạc sĩ cũng sẽ rèn kỹ năng phân tích và chiến lược, giúp bạn học cách tư duy – phân tích Tài chính và đưa ra các quyết định chiến lược. Các kiến thức học được sẽ có phần hàn lâm hơn so với chương trình ACCA.
Đối với một nhân sự kế toán – tài chính có khả năng phân tích chính xác, quản lý rủi ro hiệu quả, và đưa ra chiến lược tài chính thông minh, doanh nghiệp sẽ tối ưu hóa được chi phí hoạt động, tăng lợi nhuận, từ đó đạt được sự tăng trưởng bền vững.
Do đó, một cá nhân sở hữu bằng Thạc sĩ Kế toán – Tài chính không chỉ là một tài sản quý giá cho bản thân mà còn là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả hơn trong môi trường kinh doanh cạnh tranh.
2.2. Những vị trí công việc tiềm năng
Cả chứng chỉ ACCA và bằng Thạc sĩ Kế toán – Tài chính đều mang đến nhiều cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực tài chính, kế toán và kiểm toán. Tuy nhiên, mỗi loại bằng cấp sẽ có những định hướng nghề nghiệp khác nhau.
2.2.1. ACCA
ACCA tập trung vào kế toán, kiểm toán và tài chính doanh nghiệp, giúp người học có lợi thế cạnh tranh trong những lĩnh vực liên quan đến chuẩn mực kế toán quốc tế, thuế, kiểm toán và quản lý tài chính.
Kiểm toán & Kế toán
- Kiểm toán viên nội bộ (Internal Auditor)
- Kiểm toán viên độc lập (External Auditor) – làm việc tại các công ty kiểm toán Big 4 (PwC, Deloitte, EY, KPMG) hoặc các công ty kiểm toán khác.
- Chuyên viên kế toán tài chính (Financial Accountant) – đảm nhận việc lập và phân tích báo cáo tài chính.
- Chuyên viên kế toán quản trị (Management Accountant) – hỗ trợ các quyết định tài chính trong doanh nghiệp.
Tài chính doanh nghiệp & Quản trị rủi ro
- Chuyên viên tài chính doanh nghiệp (Corporate Finance Analyst) – tư vấn về đầu tư, M&A, và tối ưu hóa tài chính doanh nghiệp.
- Chuyên viên kiểm soát tài chính (Financial Controller) – giám sát việc quản lý tài chính và kế toán của doanh nghiệp.
- Chuyên viên phân tích rủi ro (Risk Analyst) – đánh giá và quản lý các rủi ro tài chính.
Thuế & Quản lý tài chính
- Chuyên viên tư vấn thuế (Tax Consultant/Tax Advisor) – tư vấn chiến lược thuế tối ưu cho doanh nghiệp và cá nhân.
- Giám đốc tài chính (Chief Financial Officer – CFO) – vị trí lãnh đạo cao cấp, chịu trách nhiệm về chiến lược tài chính và quản lý vốn.
Với việc được công nhận tại hơn 180 quốc gia, ACCA mang lại cơ hội làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia, các tổ chức tài chính lớn, và cả khu vực công.
2.2.2. Thạc sĩ
Bằng Thạc sĩ Kế toán – Tài chính cung cấp kiến thức toàn diện về tài chính doanh nghiệp, quản lý đầu tư và quản trị rủi ro, giúp người học phát triển sự nghiệp trong cả lĩnh vực doanh nghiệp và tài chính ngân hàng. Bạn có thể làm việc trong lĩnh vực Quản lý Tài chính như một Chuyên viên phân tích tài chính (Financial Analyst), hoặc Chuyên viên tư vấn đầu tư (Investment Consultant).
Ngoài ra, những người sở hữu bằng Thạc sĩ cũng sẽ có thêm cơ hội trong môi trường học thuật – nghiên cứu, với tiềm năng trở thành Giảng viên đại học (University Lecturer) – giảng dạy trong lĩnh vực kế toán, tài chính hoặc Nhà nghiên cứu tài chính (Financial Researcher).
2.3. Mức lương
Sở hữu chứng chỉ ACCA hoặc bằng Thạc sĩ Kế toán – Tài chính có thể mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp với mức lương hấp dẫn. Dưới đây là tổng quan về mức lương tương ứng với từng bằng cấp:
2.3.1. ACCA
Theo thông tin được cung cấp từ Glassdoor, mức lương cho người có chứng chỉ ACCA tại Mỹ có sự dao động đáng kể, từ $115.000 USD – $207.000 USD mỗi năm, với mức lương trung bình là $153.000 USD.
Mức lương cơ bản thường nằm trong khoảng 86.000 USD đến 152.000 USD, trong khi các khoản phụ cấp thêm có thể dao động từ 29.000 USD đến 55.000 USD, có thể bao gồm tiền thưởng, hoa hồng, tiền tip và chia sẻ lợi nhuận.
Còn tại Việt Nam, những nhân sự sở hữu chứng chỉ ACCA đảm nhận vị trí Kế – Kiểm tại các công ty như Big4 với 2 – 3 năm kinh nghiệm (EY, KPMG, Deloitte, PwC) sẽ có mức lương từ 17 – 21 triệu/tháng. Đối với những người lên được các vị trí Quản lý sẽ dễ dàng chạm mốc thu nhập 70 – 100 triệu/tháng.
2.3.2. Thạc sĩ
Bằng Thạc sĩ Kế toán – Tài chính cung cấp kiến thức chuyên sâu, mở ra cơ hội cho các vị trí cao cấp trong lĩnh vực tài chính và kế toán. Mức lương cho những người có bằng thạc sĩ thường cao hơn so với những người chỉ có bằng cử nhân, tuy nhiên, mức tăng cụ thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, kỹ năng và vị trí công việc.
Theo thông tư số 29/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính về Quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ:
“Khi tuyển dụng có trình độ thạc sĩ vào các cơ quan nhà nước, nhân sự được xếp hạng kế toán viên (mã ngạch: 06.031, bậc 2), hệ số lương 2,67, tương ứng với mức lương 6.247.800 đồng/tháng (tính theo lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng). Sau 3 năm tăng 1 bậc lương tương ứng với hệ số nêu trong bảng lương trên.”
Dựa trên các số liệu tham khảo, có thể thấy nhân sự sở hữu chứng chỉ ACCA thường có mức lương cao hơn, đặc biệt khi làm trong các công ty kiểm toán Big 4 hoặc các tập đoàn đa quốc gia. Người có bằng Thạc sĩ Kế toán – Tài chính cũng nhận được mức lương khởi điểm tương đối ổn so với thị trường, nhưng mức tăng không vượt trội nếu không có kinh nghiệm làm việc thực tế.
3. ACCA vs thạc sĩ – Chương trình đào tạo
3.1. Kiến thức được trang bị
ACCA | Thạc sĩ | |
Định hướng đào tạo | Đào tạo chuyên sâu về kế toán, kiểm toán, tài chính theo tiêu chuẩn quốc tế (IFRS, ISA).
Hướng đến việc ứng dụng thực tế trong môi trường doanh nghiệp và kiểm toán. |
Đào tạo tổng hợp về kế toán, tài chính, kinh tế và quản trị.
Hướng đến nghiên cứu, phân tích chiến lược và hoạch định tài chính. |
Phạm vi kiến thức | Tập trung vào kỹ năng thực hành nghề nghiệp trong kế toán, kiểm toán, tài chính.
Chương trình có tính thực tiễn cao, gắn liền với yêu cầu công việc thực tế.
|
Kiến thức lý thuyết kết hợp với nghiên cứu chuyên sâu về tài chính, kế toán.
Phát triển tư duy chiến lược, phân tích tài chính và lãnh đạo.
|
3.2. Yêu cầu đầu vào
Tiêu chí | ACCA | Thạc sĩ |
Trình độ học vấn tối thiểu | Không yêu cầu bằng đại học. Có thể bắt đầu từ trình độ phổ thông (tốt nghiệp THPT hoặc tương đương). | Yêu cầu có bằng Cử nhân (thường là chuyên ngành Kế toán, Tài chính, Kinh tế hoặc Quản trị Kinh doanh). Một số chương trình chấp nhận ngành khác nhưng có thể yêu cầu học bổ sung kiến thức nền. |
Yêu cầu kinh nghiệm làm việc | Không yêu cầu khi đăng ký học. Tuy nhiên, để trở thành hội viên ACCA (ACCA Member), cần có 3 năm kinh nghiệm thực tế liên quan đến kế toán, kiểm toán, tài chính. | Không bắt buộc nhưng một số chương trình yêu cầu từ 1-2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, kế toán, kiểm toán hoặc quản lý kinh doanh. |
Yêu cầu về tiếng Anh | Không bắt buộc có chứng chỉ tiếng Anh, nhưng chương trình học và thi hoàn toàn bằng tiếng Anh, do đó cần có trình độ tiếng Anh tốt. | Yêu cầu có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (IELTS 6.5+ hoặc TOEFL tương đương) đối với các chương trình thạc sĩ quốc tế. Ở Việt Nam, một số trường có thể giảng dạy bằng tiếng Việt hoặc song ngữ. |
Kiến thức nền tảng | Không yêu cầu kiến thức nền, nhưng người học có thể phải bắt đầu từ cấp độ “Applied Knowledge” nếu chưa có bằng cấp hoặc chứng chỉ liên quan. | Yêu cầu kiến thức cơ bản về tài chính, kế toán, kinh tế. Nếu học trái ngành, có thể cần học các khóa dự bị hoặc môn bổ sung trước khi vào chương trình chính. |
Điều kiện đặc biệt khác | Nếu có bằng đại học chuyên ngành Kế toán – Tài chính hoặc các chứng chỉ liên quan (CFA, CIMA, CPA…), có thể được miễn một số môn học ACCA. | Một số chương trình MBA hoặc MSc về Kế toán – Tài chính yêu cầu thư giới thiệu, bài luận cá nhân (SOP), và phỏng vấn đầu vào. |
3.3. Hệ thống môn học
3.3.1. ACCA
Hệ thống môn học của chứng chỉ ACCA (Association of Chartered Certified Accountants) được chia thành 3 cấp độ với tổng cộng 13 môn học, bao gồm:
Cấp độ | Môn học | |
Kiến thức ứng dụng (Applied Knowledge – 3 môn) | BT – Business and Technology (Kinh doanh và Công nghệ) | |
MA – Management Accounting (Kế toán Quản trị) | ||
FA – Financial Accounting (Kế toán Tài chính) | ||
Kỹ năng ứng dụng (Applied Skills – 6 môn) | LW – Corporate and Business Law (Luật Kinh doanh và Doanh nghiệp) | |
PM – Performance Management (Quản lý Hiệu suất) | ||
TX – Taxation (Thuế) | ||
FR – Financial Reporting (Báo cáo tài chính) | ||
AA – Audit and Assurance (Kiểm toán và Dịch vụ đảm bảo) | ||
FM – Financial Management (Quản lý Tài chính) | ||
Chiến lược chuyên nghiệp (Strategic Professional – 4 môn) | 2 môn bắt buộc | SBL – Strategic Business Leader (Lãnh đạo Kinh doanh Chiến lược) |
SBR – Strategic Business Reporting (Báo cáo tài chính Chiến lược) | ||
Chọn 2 trong 4 môn tự chọn | AFM – Advanced Financial Management (Quản lý Tài chính Nâng cao) | |
APM – Advanced Performance Management (Quản lý Hiệu suất Nâng cao) | ||
ATX – Advanced Taxation (Thuế Nâng cao) | ||
AAA – Advanced Audit and Assurance (Kiểm toán và Dịch vụ đảm bảo Nâng cao) |
3.3.2. Thạc sĩ
Hệ thống môn học của bằng Thạc sĩ Kế toán – Tài chính có thể khác nhau giữa các trường đại học và quốc gia, nhưng thường bao gồm các nhóm kiến thức cốt lõi sau. Dưới đây là bảng tổng hợp các môn học phổ biến trong chương trình này:
Nhóm môn học | Môn học |
Môn học nền tảng |
|
Báo cáo tài chính & Chuẩn mực kế toán |
|
Quản trị tài chính & Đầu tư |
|
Thuế & Luật tài chính |
|
Công nghệ tài chính & Kế toán số |
|
Chiến lược & Quản trị doanh nghiệp |
|
Môn học tự chọn (tùy chương trình & định hướng) |
|
3.4. Điều kiện hoàn thành chứng chỉ
Dưới đây là bảng so sánh điều kiện hoàn thành giữa chứng chỉ ACCA và bằng Thạc sĩ Kế toán – Tài chính:
ACCA | Thạc sĩ | |
Số lượng môn học | 13 môn | 10 – 16 môn (tùy chương trình và trường đại học) |
Yêu cầu thi cử | Hoàn thành các bài thi của 13 môn theo từng cấp độ. | Hoàn thành tất cả các môn học theo quy định, có thể bao gồm bài kiểm tra, luận văn hoặc bài thi cuối kỳ. |
Kinh nghiệm làm việc | Yêu cầu tối thiểu 36 tháng kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực kế toán, tài chính, kiểm toán (PER – Practical Experience Requirement). | Không yêu cầu kinh nghiệm thực tế để được cấp bằng, nhưng một số chương trình có thể yêu cầu thực tập hoặc luận văn tốt nghiệp. |
Yêu cầu khác |
|
Một số chương trình yêu cầu bảo vệ luận văn hoặc thực hiện dự án nghiên cứu trước khi tốt nghiệp. |
Chứng nhận sau khi hoàn thành |
|
Được cấp bằng Thạc sĩ Kế toán – Tài chính (Master’s Degree in Accounting & Finance) do trường đại học cấp, có giá trị học thuật và chuyên môn. |
3.5. Thời lượng học
Dưới đây là bảng so sánh thời lượng học giữa chứng chỉ ACCA và bằng Thạc sĩ Kế toán – Tài chính:
Tiêu chí | ACCA | Thạc sĩ |
Thời gian trung bình | 2 – 3 năm để hoàn thành 13 môn | 1 – 2 năm (toàn thời gian), 2 – 3 năm (bán thời gian). |
Khả năng rút ngắn thời gian | Nếu học nhanh và thi đỗ ngay, có thể hoàn thành trong 2 năm. | Một số trường cho phép học nhanh để lấy bằng trong 12 – 15 tháng. |
3.6. Học phí và chi phí thi cử
Dưới đây là bảng so sánh học phí và chi phí thi cử giữa chứng chỉ ACCA và bằng Thạc sĩ Kế toán – Tài chính:
ACCA | Thạc sĩ | |
Phí đăng ký ban đầu | £89 (khoảng 2.800.000 VND) | Không áp dụng |
Phí thường niên | £137/năm (khoảng 4.300.000 VND) | Không áp dụng |
Lệ phí thi |
|
Không áp dụng |
Học phí đào tạo |
|
|
Chi phí tài liệu học tập | Ước tính $50 – $200 mỗi môn nếu mua giáo trình chính thức (khoảng 1.500.000 – 5.000.000 VND) | Đã bao gồm trong học phí hoặc tính riêng, tùy trường |
Tổng chi phí ước tính | 70.000.000 – 140.000.000 VND, tùy thuộc vào hình thức học và số lần thi lại |
|
Kết luận
- Tại Việt Nam, tổng chi phí để hoàn thành chứng chỉ ACCA thường cao hơn so với chương trình Thạc sĩ Kế toán – Tài chính.
- Tại nước ngoài, chi phí cho chương trình Thạc sĩ Kế toán – Tài chính cao hơn đáng kể so với chứng chỉ ACCA.
4. Hai chứng chỉ, văn bằng này có thể thay thế cho nhau không?
Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta hãy cùng xem qua các yếu tố sau:
ACCA | Thạc sĩ | |
Định hướng đào tạo | Chuyên sâu về kế toán tài chính, kiểm toán, quản trị tài chính, thuế, rủi ro và đạo đức nghề nghiệp. Định hướng thực tiễn, giúp người học đạt được chứng chỉ hành nghề. | Cung cấp kiến thức tổng quát về tài chính, kế toán, quản lý và kinh tế. Định hướng nghiên cứu và học thuật nhiều hơn. |
Mục tiêu nghề nghiệp | Phù hợp với các vị trí chuyên sâu về kế toán, kiểm toán, tài chính doanh nghiệp, thuế. Hữu ích khi muốn làm việc tại Big 4 hoặc hành nghề kế toán quốc tế. | Phù hợp với các vai trò lãnh đạo, quản lý cấp cao, hoặc theo đuổi con đường học thuật và nghiên cứu. |
Công nhận quốc tế | Được công nhận tại hơn 180 quốc gia, đặc biệt mạnh trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán và tài chính doanh nghiệp. | Phụ thuộc vào trường đào tạo. Một số bằng thạc sĩ tại các trường top có giá trị quốc tế, nhưng nhiều chương trình chỉ có giá trị trong khu vực. |
Khả năng thay thế | Có thể thay thế bằng thạc sĩ trong một số trường hợp nhất định (VD: Đủ điều kiện miễn giảm tín chỉ khi học thạc sĩ, được công nhận tương đương trình độ thạc sĩ ở một số nước). | Không thể thay thế hoàn toàn ACCA nếu muốn làm việc trong các ngành nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề kế toán, kiểm toán quốc tế. |
Chứng chỉ ACCA và bằng Thạc sĩ Kế toán – Tài chính không hoàn toàn có thể thay thế cho nhau do sự khác biệt về mục tiêu đào tạo, định hướng nghề nghiệp, và công nhận trên thị trường lao động.
5. ACCA và thạc sĩ – Đâu là sự lựa chọn phù hợp cho bạn?
Cùng SAPP tổng kết lại một số điểm khác nhau và giống nhau giữa hai chứng chỉ này để rút ra được chứng chỉ nào phù hợp với bạn nhé!
5.1. Điểm chung giữa ACCA và Thạc sĩ Kế toán – Tài chính
Cả ACCA và bằng Thạc sĩ Kế toán – Tài chính đều là những chứng chỉ danh giá trong lĩnh vực kế toán, tài chính và kiểm toán. Chúng mang lại cơ hội nghề nghiệp rộng mở trên toàn cầu, giúp người học phát triển chuyên môn sâu về tài chính, kế toán quản trị, quản lý rủi ro và chiến lược kinh doanh.
5.2. Sự khác nhau giữa ACCA và Thạc sĩ Kế toán – Tài chính
ACCA | Thạc sĩ | |
Định hướng | Chứng chỉ nghề nghiệp chuyên sâu về kế toán, kiểm toán, tài chính và thuế, được công nhận toàn cầu. | Bằng học thuật, đào tạo kiến thức tổng hợp về kế toán, tài chính và quản trị doanh nghiệp. |
Kỹ năng cốt lõi |
|
|
Cơ hội nghề nghiệp |
|
|
Cấu trúc chương trình | 3 môn học chia thành 3 cấp độ:
Có thể học linh hoạt, tự học hoặc qua trung tâm đào tạo. |
Gồm 10 – 16 môn học tùy theo chương trình, thường bao gồm các môn lý thuyết và nghiên cứu chuyên sâu.
Học tập trung tại trường đại học, có thể kết hợp thực tập hoặc làm luận văn. |
Thời gian học | Trung bình 2-3 năm, có thể hoàn thành nhanh hơn. | Khoảng 1-2 năm tùy vào chương trình và quốc gia. |
5.3. Ai nên học ACCA? Ai nên học bằng Thạc sĩ Kế toán – Tài chính?
Việc lựa chọn nên học ACCA hay Thạc sĩ phụ thuộc vào mục tiêu nghề nghiệp, điều kiện học tập và định hướng phát triển của từng cá nhân. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn đưa ra quyết định phù hợp:
- Sinh viên hoặc người mới tốt nghiệp: ACCA là lựa chọn phù hợp vì không yêu cầu bằng cấp hay kinh nghiệm làm việc. Đây là chứng chỉ lý tưởng cho những ai mới bắt đầu hoặc muốn chuyển hướng sang lĩnh vực Quản trị – Tài chính – Kế – Kiểm.
- Những ai muốn sở hữu chứng chỉ kế toán quốc tế: ACCA được công nhận tại hơn 180 quốc gia, mở ra cơ hội làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia, công ty kiểm toán Big4 và thị trường quốc tế.
- Người có định hướng học thuật: Nếu bạn thiên về nghiên cứu học thuật, hoặc làm việc trong các vị trí yêu cầu phân tích Tài chính thì Thạc sĩ Tài chính – Kế toán sẽ là lựa chọn phù hợp hơn.
5.4. Có nên học cả ACCA và bằng Thạc sĩ Kế toán – Tài chính không? Học theo thứ tự nào?
Việc học cả ACCA và Thạc sĩ Kế toán – Tài chính có thể mang lại lợi thế lớn cho những ai muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực tài chính – kế toán. Tuy nhiên, thứ tự học và sự phù hợp của từng chứng chỉ sẽ khác nhau tùy theo từng đối tượng.
Đối với sinh viên, nếu bạn đang theo đuổi ngành kế toán – tài chính và muốn có lợi thế cạnh tranh ngay khi tốt nghiệp, bạn nên bắt đầu với ACCA trước. Chứng chỉ này giúp bạn xây dựng nền tảng chuyên môn vững chắc, dễ dàng tìm được cơ hội thực tập và việc làm. Sau khi có kinh nghiệm thực tế, bạn có thể tiếp tục học Thạc sĩ Kế toán – Tài chính để nâng cao kiến thức chuyên sâu và mở rộng cơ hội thăng tiến.
Đối với người đi làm (3-7 năm kinh nghiệm), lựa chọn giữa ACCA và Thạc sĩ sẽ phụ thuộc vào định hướng nghề nghiệp. Nếu bạn đang làm kế toán, kiểm toán hoặc tài chính doanh nghiệp, việc học ACCA trước sẽ giúp bạn nâng cao kỹ năng thực tiễn và đạt được các chứng nhận chuyên môn có giá trị.
Sau đó, nếu muốn tiến xa hơn trong vai trò quản lý, học Thạc sĩ Kế toán – Tài chính sẽ giúp bạn phát triển tư duy chiến lược và mở rộng cơ hội thăng tiến. Ngược lại, nếu bạn đã có nền tảng kế toán – tài chính nhưng muốn hướng đến các vị trí lãnh đạo sớm hơn, bạn có thể học Thạc sĩ trước để trang bị tư duy quản trị, rồi bổ sung ACCA nếu cần chuyên môn sâu hơn.
Đối với lãnh đạo tầm trung, việc học Thạc sĩ Kế toán – Tài chính trước thường hợp lý hơn, vì chương trình này giúp phát triển tư duy quản lý tài chính, chiến lược kinh doanh và ra quyết định ở cấp độ cao.
Sau đó, nếu cần chuyên môn kế toán – tài chính chuyên sâu hơn để đáp ứng công việc thực tiễn, ACCA sẽ là lựa chọn phù hợp để bổ sung kiến thức. Tuy nhiên, nếu đã có nhiều năm kinh nghiệm thực tế và không cần chứng chỉ chuyên môn, bạn có thể không cần học ACCA.
Nhìn chung, sinh viên và những người làm việc trong ngành kế toán – tài chính nên học ACCA trước, Thạc sĩ sau để có nền tảng thực tiễn trước khi học nâng cao. Trong khi đó, các quản lý cấp cao và những người hướng đến vai trò lãnh đạo nên học Thạc sĩ trước, sau đó tùy vào nhu cầu mà cân nhắc bổ sung ACCA. Nếu có định hướng phát triển sự nghiệp lâu dài trong ngành, việc kết hợp cả hai sẽ giúp bạn có cả chuyên môn vững chắc và tư duy quản trị tài chính toàn diện.
Ngoài ra, nếu muốn theo đuổi cả ACCA và Thạc sĩ Kế toán, Hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc (ACCA) hiện triển khai chương trình Học ACCA lấy bằng Thạc sĩ Kế toán chuyên nghiệp tại University of London. Bạn có thể đăng ký chương trình này khi đã đạt danh vị ACCA member hoặc ACCA affiliate. Sau đó, người học chỉ cần hoàn thành thêm 2 học phần tự chọn tại University of London để lấy bằng Thạc sĩ.
6. Tạm kết
Việc lựa chọn giữa ACCA và Thạc sĩ Kế toán – Tài chính phụ thuộc vào mục tiêu nghề nghiệp, kinh nghiệm và định hướng phát triển của từng cá nhân. Nếu bạn muốn xây dựng nền tảng chuyên môn vững chắc, mở rộng cơ hội làm việc tại các công ty kiểm toán, tài chính lớn, ACCA là lựa chọn phù hợp.
Trong khi đó, nếu bạn hướng đến các vị trí lãnh đạo, quản lý tài chính cấp cao hoặc làm việc trong môi trường học thuật, bằng Thạc sĩ sẽ giúp bạn phát triển tư duy chiến lược toàn diện. Dù lựa chọn con đường nào, đầu tư vào giáo dục luôn là bước đi quan trọng để nâng cao giá trị bản thân và mở rộng cơ hội nghề nghiệp.
Nếu bạn đang quan tâm đến chứng chỉ ACCA và cần lộ trình học phù hợp, hãy đăng ký ngay để nhận tư vấn từ SAPP Academy – đơn vị đào tạo ACCA hàng đầu với đội ngũ giảng viên chất lượng và phương pháp học tập tối ưu!
>>>Xem thêm