ACCA20/06/2024

Những Sự Thật Thú Vị Về Vị Trí Transfer Pricing

Vài năm trở lại đây, vị trí Transfer Pricing được rất nhiều nhân sự trong lĩnh vực Kế – Kiểm – Tài chính quan tâm. Tuy nhiên, đây lại là một khái niệm khá mới và chưa được tiếp cận nhiều.

Transfer Pricing là gì?

Chuyển giá (Transfer Pricing), hay còn gọi là giá giao dịch liên kết, là giao dịch phát sinh giữa các bên có quan hệ liên kết trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

Trong bối cảnh các quy định pháp luật thuế về giá giao dịch liên kết đang ngày càng hoàn thiện, các cơ quan thuế Việt Nam ngày càng tăng cường thanh kiểm tra thuế và thực hiện các điều chỉnh liên quan đến giá giao dịch liên kết, việc tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ về xác định giá giao dịch liên kết là yêu cầu quan trọng đối với doanh nghiệp nộp thuế nhằm giảm thiểu các rủi ro tiềm ẩn có liên quan. Khi chuẩn bị kết thúc năm tài chính, các doanh nghiệp có giao dịch liên kết cần rà soát cẩn thận chính sách xác định giá giao dịch liên kết và chủ động lên kế hoạch thực hiện các nghĩa vụ tuân thủ hàng năm. Lúc này sẽ xuất hiện dịch vụ tư vấn về giao dịch liên kết.

Dịch vụ tư vấn về giá giao dịch liên kết (Transfer Pricing Services) là việc thực hiện chính sách giá nhằm tối thiểu hóa số thuế của các công ty đa quốc gia trên toàn cầu khi chuyển dịch hàng hóa, dịch vụ và tài sản giữa các thành viên trong tập đoàn qua biên giới không theo giá thị trường.

Các công ty đa quốc gia (MNC) được phép sử dụng hợp pháp phương thức này để phân bổ thu nhập giữa các công ty con và công ty liên kết khác là một phần của tổ chức mẹ. Cơ chế định giá chuyển nhượng là một cách mà các công ty có thể chuyển các khoản nợ thuế sang các khu vực pháp lý có mức thuế thấp.

Công việc của chuyên viên Transfer Pricing

Xác định các giao dịch liên kết

Để xác định được giao dịch liên kết, trước hết nhiệm vụ của nhóm tư vấn là khách hàng xác định bên liên kết theo các quan hệ liên kết được quy định tại Điều 5, Nghị định số 20/2017/NĐ-CP. Sau khi xác định được bên liên kết, tư vấn viên sẽ xác định các giao dịch phát sinh giữa khách hàng và bên liên kết của họ trong giai đoạn được đánh giá.

Phân tích chức năng

Bước này được thực hiện với mục đích thu thập thông tin, tìm hiểu rõ chức năng, rủi ro của khách hàng.

Các chức năng được phân tích và tìm hiểu là: Quản lý doanh nghiệp và hành chính tổng hợp, Thu mua, Sản xuất, Quản lý chất lượng, Marketing, Bán hàng và cung cấp dịch vụ sau bán hàng, Logistic.

Tiếp đó, các nhóm tư vấn sẽ tìm hiểu về những rủi ro chính mà doanh nghiệp thường phải gánh chịu, đó là: rủi ro thị trường, rủi ro nghiên cứu và phát triển, rủi ro hàng tồn kho, rủi ro về chất lượng sản phẩm và chi phí bảo hành, rủi ro thanh toán, rủi ro tỷ giá,…

Lựa chọn phương pháp xác định giá giao dịch liên kết

Đây là phần rất quan trọng về việc áp dụng nghiệp vụ chuyên môn vào trong một cuộc tư vấn xác định giá giao dịch liên kết. Tư vấn viên sẽ phải dựa vào bản chất của giao dịch và việc giao dịch đó có phát sinh với cả bên liên kết và bên độc lập hay không để tư vấn doanh nghiệp lựa chọn phương pháp xác định giá giao dịch liên kết phù hợp nhất cho giao dịch đó.

Phân tích so sánh

Ở bước này, dựa trên các phân tích về chức năng và rủi ro đã thực hiện, các tư vấn viên phải đi tìm những đối tượng độc lập (giá giao dịch độc lập, công ty so sánh độc lập) để xác định được khoảng giá trị giao dịch độc lập. Ở mỗi phương pháp, tư vấn viên đều phải loại trừ những khác biệt trọng yếu.

Bên cạnh đó, các tư vấn viên sẽ tìm kiếm công ty so sánh trên một cơ sở dữ liệu hợp pháp. Quá trình này bao gồm các bước tìm kiếm và sàng lọc như sau:

  • Tìm kiếm trên cơ sở dữ liệu điện tử;
  • Tiến hành sàng lọc thủ công danh sách các công ty tìm kiếm được ở bước trên thông qua việc đánh giá các thông tin được cung cấp bởi cơ sở dữ liệu;
  • Đánh giá lại các công ty có khả năng so sánh bằng các nghiên cứu thêm bên ngoài (ví dụ như thông qua website hay báo cáo thường niên của công ty).

Hoàn thiện báo cáo

Đây là giai đoạn cuối cùng trong một cuộc tư vấn hỗ trợ tuân thủ quy định xác định giá giao dịch liên kết, bao gồm các bước: Lập bản thảo báo cáo, Dịch báo cáo, Họp với khách hàng và Phát hành báo cáo. Sau khi chốt với khách hàng, báo cáo sẽ được phát hành kèm theo các thư quản lý để cập nhật tình hình và cảnh báo các rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong vấn đề giá giao dịch liên kết.

Bên cạnh đó, đối với một Transfer Pricing Advisory, các công việc còn bao gồm:

  • Hỗ trợ khách hàng chuẩn bị hồ sơ, biểu mẫu về chuyển giá theo yêu cầu của pháp luật về chuyển giá tại Việt Nam và thông lệ quốc tế;
  • Bảo vệ giá giao dịch liên kết hoặc tham gia hỗ trợ giải quyết tranh chấp về giá chuyển nhượng.

Yêu cầu công việc đối với vị trí Transfer Pricing

Để thực hiện thành thạo các nghiệp vụ của dịch vụ Transfer Pricing, bên cạnh việc nắm rõ được các công việc cần làm, bạn cũng cần trang bị và rèn luyện cho mình những kỹ năng và kiến thức quan trọng để sẵn sàng cho vị trí này:

  • Nắm vững các kiến thức về Yêu cầu định giá chuyển nhượng của Việt Nam, Hướng dẫn của OECD và Xói mòn cơ sở và chuyển lợi nhuận (BEPS).
  • Đối với vị trí Transfer Pricing Advisory, bạn cần có kiến thức sâu sắc về các khái niệm chuyển giá, các quy định về chuyển giá và thuế. Để từ đó có thể áp dụng hiệu quả các kiến thức về kinh tế tài chính đưa ra các giải pháp phù hợp cho các tình huống khác nhau của khách hàng.
  • Kỹ năng nghiên cứu, thu thập thông tin để phục vụ cho công việc phân tích chức năng và rủi ro của khách hàng. Để rồi từ đó, tư vấn viên sẽ lựa chọn phương pháp xác định giá giao dịch liên kết phù hợp nhất.
  • Thành thạo công cụ Power BI – công cụ tìm kiếm thông tin chi tiết về dữ liệu trong một tổ chức doanh nghiệp.
  • Thành thạo tiếng Anh và các công cụ tin học văn phòng. Đây cũng là hai kỹ năng bắt buộc để thực hiện dịch vụ này. Do hiện nay, các công ty đa quốc gia sẽ tìm cách cạnh tranh hiệu quả trong thị trường toàn cầu, các giao dịch xuyên quốc gia giữa các công ty liên kết ngày càng gia tăng cả về số lượng và độ phức tạp. Việc trang bị ngoại ngữ tốt cùng với kỹ năng tin học văn phòng thành thạo sẽ giúp cho công việc của bạn thêm hiệu quả và năng suất hơn.

Các kiến thức bổ trợ cho vị trí Transfer Pricing

Khi tiếp xúc với công việc Transfer Pricing, bạn cần nắm vững các kiến thức liên quan đến khái niệm và nguyên tắc chuyển giá, cơ sở xây dựng giá chuyển nhượng và giá chuyển nhượng tối ưu. Khi doanh nghiệp thực hiện chuyển giá, có thể xuất hiện một số vấn đề như: Quản lý quyền tự trị, năng lực không được đánh giá công bằng, lợi nhuận phải tối đa hóa. Bạn có thể gặp các kiến thức này trong môn PM/F5 ACCA (Quản trị hiệu suất).

Bên cạnh đó, một cuộc tư vấn thuế cũng bao gồm bộ phận Transfer Pricing. Các kiến thức áp dụng vào dịch vụ tư vấn về giá giao dịch liên kết xuất hiện trong môn TX/F6 ACCA (Thuế Việt Nam). Để trở thành một chuyên viên Transfer Pricing chuyên nghiệp, bạn có thể học thêm về Báo cáo tài chính ở các môn FA/F3 và FR/F7 ACCA để phục vụ cho quá trình tìm hiểu và thu thập số liệu của các doanh nghiệp, để từ đó thực hiện lập báo cáo.

Thu nhập của chuyên viên Transfer Pricing hiện nay

Theo khảo sát của VietnamWorks, mức lương phổ biến cho vị trí tư vấn viên Transfer Pricing sẽ dao động trong khoảng $950 – $1.140. Đối với nhân viên mới tốt nghiệp, mức lương khởi điểm trung bình là $503. Khi đã có kinh nghiệm bạn sẽ được lên nhân viên chính thức với mức lương trung bình là $823. Cuối cùng, ở vị trí Trưởng phòng đòi hỏi chuyên môn cao, thu nhập cũng sẽ cao hơn, dao động trong khoảng $1,400 – $1,140.

Tìm việc làm chuyên viên Transfer Pricing ở đâu?

Hiện nay, tại các doanh nghiệp tập đoàn kiểm toán lớn, dịch vụ Transfer Pricing được thực hiện tại phòng thuế quốc tế. Phòng ban này cung cấp các dịch vụ thuế quốc tế, bao gồm thương mại và hải quan, dịch vụ chuyển giá toàn cầu và dịch vụ tư vấn thuế. Đối với các bạn mong muốn trở thành một tư vấn viên Transfer Pricing thì BIG4 là vùng đất hứa hẹn để học hỏi và phát triển bản thân với các vị trí như Associate, Senior, Specialist, Consultant. Vị trí này cũng được các doanh nghiệp Non-BIG chú ý nhiều hơn trong những năm gần đây với mục tiêu vươn ra thị trường quốc tế.

Bạn có thể tìm kiếm và lựa chọn môi trường làm việc phù hợp tại các trang web tuyển dụng uy tín như VietnamWorks, CareerBuilder, TopCV… Hãy luôn update thông tin tuyển dụng liên tục để không bỏ lỡ cơ hội làm việc tốt nhất nhé!

Xem thêm:

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Absorption Costing Là Gì? – Tất Tần Tật Về Phương Pháp Tính Giá Toàn Bộ

Trong quá trình tiến hành định giá hàng tồn kho, phương pháp toàn bộ là...

Tài Chính Doanh Nghiệp Là Gì? Cơ Hội Việc Làm Lĩnh Vực Tài Chính Doanh Nghiệp

Trong thời gian gần đây, Tài chính doanh nghiệp đang là lĩnh vực “hot”, được...

#1 Khóa Học ACCA F7 Online Uy Tín Chất Lượng Cam Kết Đầu Ra

Khám phá khóa học ACCA F7 online uy tín chất lượng cam kết đầu ra...

Tuyển dụng Nhân sự ACCA ngành Kinh doanh, Giáo dục và ngành khác (Cập nhật T4/2022)

Không phải ngẫu nhiên mà sinh viên và những người đi làm trong ngành Kế...

#Top 5+ Phần Mềm Kế Toán Cho Cá Nhân & Doanh Nghiệp Tốt Nhất

Qua bài viết dưới đây SAPP Academy sẽ phân tích cho bạn đọc TOP 5...

9 Lý Do Nên Học Chứng Chỉ ACCA

Có rất nhiều người đặt ra câu hỏi về các lợi ích của việc học...

Thủ Tục Kiểm Toán Là Gì? – Phân Loại Các Thủ Tục Kiểm Toán

Thủ tục kiểm toán là gì? Có bao nhiêu loại thủ tục kiểm toán? Đây...

[Mới Nhất] Những Thay Đổi Trong Chương Trình Đào Tạo Taxation (TX/F6) ACCA

F6 hay Taxation là môn học đề cập tới Thuế Việt Nam, nằm trong 6...