ACCA20/06/2024

#Hướng Dẫn Cách Tính Thuế Giá Trị Gia Tăng Hàng Nhập Khẩu

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là một trong những loại thuế phổ biến, mà hầu hết các sản phẩm và dịch vụ trên thị trường đều phải chịu. Tuy nhiên, khi xem xét thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu, chúng ta cần quan tâm đến một số quy định và khía cạnh riêng biệt. Dưới đây, SAPP Academy sẽ điểm qua một số điểm quan trọng liên quan đến thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu.

1. Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu là gì?

Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu là gì

Thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu là tổng số thuế mà doanh nghiệp phải trả khi nhập khẩu các sản phẩm. Số tiền này sẽ bao gồm các loại thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường.

Theo Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008 và Thông tư 219/2013/TT-BTC, quy định rằng tất cả các hàng hóa và dịch vụ trong quá trình sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng tại Việt Nam đều phải chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT), trừ trường hợp được miễn thuế.

Xem thêm: #Thuế Giá Trị Gia Tăng Là Gì? Đối Tượng Áp Dụng Thuế Giá Trị Gia Tăng

2. Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu tính thế nào?

Cách tính thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu

Căn cứ vào Điều 6 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định như sau:

Căn cứ tính thuế

Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất.

Theo đó, công thức tính thuế giá trị gia tăng sẽ được thực hiện như sau:

Thuế giá trị gia tăng = giá tính thuế giá trị gia tăng x thuế suất thuế giá trị gia tăng

Trong đó, Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về giá tính thuế giá trị gia tăng như sau:

Giá tính thuế

1. Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế GTGT. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế GTGT.

Đối với hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa vừa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, vừa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng.

2. Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng (+) với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), cộng (+) với thuế bảo vệ môi trường (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu.

Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế GTGT là giá nhập khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu xác định theo mức thuế phải nộp sau khi đã được miễn, giảm.

3. Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ (kể cả mua ngoài hoặc do cơ sở kinh doanh tự sản xuất) dùng để trao đổi, biếu, tặng, cho, trả thay lương, là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.

4. Giá tính thuế đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ.

Hàng hóa luân chuyển nội bộ như hàng hóa được xuất để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm, để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc hàng hóa, dịch vụ do cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng phục vụ hoạt động kinh doanh thì không phải tính, nộp thuế GTGT.

21. Đối với trường hợp mua dịch vụ quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư này, giá tính thuế là giá thanh toán ghi trong hợp đồng mua dịch vụ chưa có thuế giá trị gia tăng.

22. Giá tính thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ quy định từ khoản 1 đến khoản 21 Điều này bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh được hưởng.

Theo quy định trên thì giá tính thuế GTGT hàng nhập khẩu được xác định theo cách sau:

Giá tính thuế GTGT = Giá nhập tại cửa khẩu + Chi phí thuế nhập khẩu + Chi phí thuế tiêu thụ đặc biệt + Chi phí thuế bảo vệ môi trường.

Trong đó, giá nhập tại cửa khẩu là giá cần phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên.

Chi phí thuế nhập khẩu (nếu có) = Giá nhập tại cửa khẩu x thuế suất thuế nhập khẩu (được quy định theo mặt hàng nhập khẩu)

Chi phí thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) = (Giá nhập tại cửa khẩu + chi phí thuế nhập khẩu) x thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt (được quy định theo mặt hàng nhập khẩu)

Chi phí thuế bảo vệ môi trường (nếu có) = Số lượng hàng hóa tính thuế x mức thuế trên một đơn vị hàng hoá

Nguồn tham khảo: Thư viện pháp luật

Xem thêm: #Phương Pháp Tính Thuế Giá Trị Gia Tăng Theo Quy Định Hiện Nay

3. Nộp thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu ở đâu?

Nộp thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu ở đâu?

Người nhập khẩu hàng hóa có thể nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu trực tiếp tại cơ quan thuế hoặc thực hiện việc này thông qua chuyển khoản ngân hàng.

Khi doanh nghiệp tiến hành nhập khẩu, phải thực hiện các bước sau đây:

  • Điền tờ khai hải quan và xác định số tiền thuế GTGT phải nộp;
  • Để nộp thuế nhập khẩu, nhân viên mua hàng có thể yêu cầu thực hiện chuyển khoản trực tiếp để thanh toán số thuế hàng nhập khẩu;
  • Kế toán viên của doanh nghiệp sẽ lập giấy nộp tiền vào ngân sách và có chữ ký của giám đốc hoặc kế toán trưởng để chứng thực quá trình thanh toán thuế.

Xem thêm: #Thời Hạn Nộp Thuế GTGT Và Mức Phạt Khi Nộp Thuế Chậm

4. Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu có được hoàn không?

Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu có được hoàn không?

Dưới đây là các trường hợp được hoàn và không được hoàn thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu:

4.1. Các trường hợp được hoàn thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu

Các trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng được quy định tại Điều 13 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2013, 2014, 2016) bao gồm:

(1) Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng hoặc trong quý thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo.

Trường hợp cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư có số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ và có số thuế còn lại từ ba trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng.

Cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế giá trị gia tăng mà được kết chuyển số thuế chưa được khấu trừ của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư sang kỳ tiếp theo đối với các trường hợp:

– Dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký; kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật đầu tư hoặc không bảo đảm duy trì đủ điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động;

– Dự án đầu tư khai thác tài nguyên, khoáng sản được cấp phép từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 hoặc dự án đầu tư sản xuất sản phẩm hàng hóa mà tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên theo dự án đầu tư.

(2) Cơ sở kinh doanh trong tháng, quý có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ ba trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý, trừ trường hợp hàng hóa nhập khẩu để xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của Luật Hải quan.

Thực hiện hoàn thuế trước, kiểm tra sau đối với người nộp thuế sản xuất hàng hóa xuất khẩu không vi phạm pháp luật về thuế, hải quan trong thời gian hai năm liên tục; người nộp thuế không thuộc đối tượng rủi ro cao theo quy định của Luật quản lý thuế.

(3) Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết.

(4) Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu hoặc giấy tờ nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp được hoàn thuế đối với hàng hóa mua tại Việt Nam mang theo người khi xuất cảnh.

(5) Việc hoàn thuế giá trị gia tăng đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo được quy định như sau:

– Chủ chương trình, dự án hoặc nhà thầu chính, tổ chức do phía nhà tài trợ nước ngoài chỉ định việc quản lý chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại được hoàn số thuế giá trị gia tăng đã trả cho hàng hóa, dịch vụ mua tại Việt Nam để phục vụ cho chương trình, dự án;

– Tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ không hoàn lại, tiền viện trợ nhân đạo của tổ chức, cá nhân nước ngoài để mua hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo tại Việt Nam thì được hoàn số thuế giá trị gia tăng đã trả cho hàng hóa, dịch vụ đó.

(6) Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để sử dụng được hoàn số thuế giá trị gia tăng đã trả ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng hoặc trên chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.

(7) Cơ sở kinh doanh có quyết định hoàn thuế giá trị gia tăng của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Nguồn tham khảo: Thư viện pháp luật

4.2 Các trường hợp không được hoàn thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu

Khoản 4 Điều 18 Thông tư 219/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC và Điều 2 Thông tư 25/2018/TT-BTC có quy định cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế GTGT đối với:

– Hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu mà hàng hóa xuất khẩu đó không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan;

– Hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan thì cơ sở kinh doanh cũng không được hoàn thuế giá trị gia tăng.

Nguồn tham khảo: Thư viện pháp luật

5. Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu có được khấu trừ không?

Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu có được khấu trừ không?

Thuế GTGT hàng nhập khẩu được coi là thuế GTGT đầu vào khi doanh nghiệp thực hiện mua sắm hàng hóa, tài sản. Tuy nhiên do đây là loại thuế được hình thành trong khâu nhập khẩu nên giá trị thuế được thể hiện trên tờ khai hải quan, giấy nộp tiền thuế của doanh nghiệp thay vì trên hóa đơn đầu vào.

Điều kiện khấu trừ thuế GTGT hàng nhập khẩu

Căn cứ theo Điều 15, Thông tư 219/2013/TT-BTC, điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào như sau:
“1. Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
2. Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ trường hợp tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt gồm chứng từ thanh toán qua ngân hàng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khác hướng dẫn tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.”

Nguồn tham khảo: Thư viện pháp luật

Khóa học ACCA là một chương trình đào tạo toàn diện dành cho kế toán và tài chính, cung cấp nhiều lợi ích quan trọng như: cung cấp kiến thức sâu về quy tắc và quy định thuế quốc tế, giúp bạn hiểu rõ các vấn đề pháp lý quan trọng khi nhập khẩu hàng hóa. Khóa học còn giúp bạn phát triển kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định thông minh liên quan đến thuế GTGT hàng nhập khẩu.

Kết luận

Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu

Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu là một khía cạnh quan trọng của quản lý tài chính và kế toán trong môi trường kinh doanh quốc tế hiện nay. Để hiểu rõ và thực hiện thuế GTGT một cách hiệu quả, việc học hỏi là điều không thể thiếu. Tham gia khóa học ACCA tại Sapp Academy để nâng cao kiến thức và kỹ năng cần thiết xử lý các vấn đề liên quan đến thuế GTGT hàng nhập khẩu. 

 

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Trải Nghiệm Miễn Phí Khóa ACCA Online 3 TỐI ƯU Của SAPP Academy

1. ACCA là gì? Vì sao nên học ACCA Online? 1.1. ACCA là gì? ACCA...

[Cập Nhật 2024] Những Điều Bạn Cần Biết Về Các Khoản Phí Khi Theo Đuổi Chứng Chỉ ACCA

Nếu bạn đang quan tâm và có mong muốn tìm hiểu về chứng chỉ ACCA...

Nhìn Lại Chương Trình Tuyển Dụng Big4 Kỳ Internship 2018

Tuyển dụng BIG4 kỳ Internship 2018 đã đi khép lại và các thí sinh phù...

Học Tiếng Anh Chuyên Ngành Qua Các Kênh Youtube và Từ Điển Online

Chuyên ngành Kế Toán Tài Chính và Kinh Doanh đòi hỏi các bạn cần có...

Học F3 ACCA – Phân Tích Dạng Bài Tài Sản Cố Định Vô Hình

Bên cạnh tài sản cố định hữu hình thì các tài sản cố định vô...

# Những Lưu Ý Và Quy Định Về Hóa Đơn Đầu Vào Cho Kế Toán

Tìm hiểu cách thực hiện kế toán hóa đơn đầu vào một cách chính xác...

# Tìm Hiểu Về Hình Thức Nhật Ký – Sổ Cái Kế Toán

Cùng SAPP Academy tìm hiểu về hình thức nhật ký sổ cái kế toán bao...

Lộ Trình Chinh Phục ACCA Cho Người Đi Làm Bận Rộn Hiệu Quả

Lộ trình chinh phục ACCA được thiết kế phù hợp với mục tiêu cá nhân...