3 Lý Do Khiến Chứng Chỉ CFA Giúp Sinh Viên Tài Chính Xin Việc Thành Công
Việc có công việc “xịn sò” sau khi tốt nghiệp luôn là áp lực lớn của mỗi bạn sinh viên tài chính. Tuy nhiên, nếu bạn đang học hoặc thi đỗ CFA Level 1 hoặc CFA Level 2, bạn hoàn toàn có khả năng rất cao được làm việc tại các ngân hàng, quỹ đầu tư hoặc công ty chứng khoán danh tiếng. Vậy tại sao chứng chỉ CFA lại giúp bạn xin việc thành công, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Chứng chỉ CFA giúp CV của bạn nổi bật
1.1. Đối với ứng viên thi tuyển khối ngân hàng
Quyết định theo đuổi chứng chỉ CFA để trở thành một CFA Charterholder trong tương lai không phải là quyết định dễ dàng. Vì đó là một hành trình gian nan, phải đánh đổi bằng thời gian, công sức, tài chính và quyết tâm không hề nhỏ. Khi CV của bạn có dòng chữ “Hoàn thành CFA Level 1”, bạn có thể tự tin rằng: nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ để mắt đến hồ sơ của bạn. Không những vậy, bạn còn thể hiện được 2 yếu tố then chốt của một ứng viên tiềm năng:
- (1) – Sự cam kết với ngành tài chính đầu tư mà bạn đang theo đuổi
- (2) – Kiến thức chuyên môn: Các dạng bài tập trong CFA Level 1 cũng thường xuyên phản ánh tình huống thực tế của doanh nghiệp. Vậy nên khi bạn hoàn thành CFA Level 1, bạn đã có khả năng đáp ứng yêu cầu tuyển dụng cho vị trí mới tốt nghiệp trong ngành tài chính.
Đặc biệt, nếu bạn xuất sắc hoàn thành CFA Level 2, bạn sẽ được săn đón và “trải thảm đỏ” bởi các nhà tuyển dụng vì CFA Level 2 yêu cầu rất khắt khe về khối lượng kiến thức và sự kỷ luật bản thân. Ngoài ra, số lượng người pass CFA Level 2 không nhiều vì độ “khó nhằn”, nếu bạn nắm trong tay CFA Level 2, bạn sẽ trở thành nhân tố thu hút mọi nhà tuyển dụng.
Ngoài ra, học CFA sẽ giúp CV của bạn sáng hơn bao giờ hết do chứng chỉ CFA là chứng chỉ hành nghề uy tín hàng đầu trong ngành đầu tư tài chính, được 162 thị trường quốc gia chấp nhận và hơn 31,000 công ty dùng CFA để đưa ra quyết định tuyển dụng hoặc thăng chức. Chính vì vậy, các nhà tuyển dụng đang có xu hướng tin tưởng và ấn tượng với những ứng viên đang trong quá trình học và thi CFA.
1.2. Đối với ứng viên ứng tuyển quỹ đầu tư, công ty chứng khoán,…
Nhiều công ty chứng khoán & quỹ đầu tư trên thị trường đã cắt giảm vòng thi test, chỉ còn vòng sơ tuyển hồ sơ và vòng phỏng vấn. Vậy nên tỷ lệ chọi của vòng sơ tuyển ngày càng cao, bạn sẽ phải “đánh bại” nhiều ứng viên hơn ngay ở vòng CV. Chứng chỉ CFA sẽ giúp bạn tạo lợi thế cạnh tranh và 99% bước đến với vòng phỏng vấn.
1.3. Hướng dẫn thể hiện kết quả CFA trên CV cá nhân
Dưới đây là một số hướng dẫn từ Viện CFA Hoa Kỳ để bạn thể hiện kết quả CFA trên CV cá nhân một cách rõ ràng và nổi bật nhất. Có 2 cách thể hiện trong CV nếu bạn là một ứng viên CFA:
- Cách 1: Thể hiện sự tham gia của bạn vào Chương trình đào tạo CFA trong phần Học vấn (Ví dụ: “CFA® Program participant, CFA Institute”);
- Cách 2: Bạn cũng có thể liệt kê các cấp độ đã hoàn thành. (Ví dụ: “Completed CFA Level I in 2020”).
Lưu ý: Bạn chỉ có thể sử dụng thuật ngữ “ứng cử viên/CFA Candidate/CFA Participant” nếu bạn đã chủ động đăng ký cho một kỳ thi cụ thể.
2. Chứng chỉ CFA trang bị cho bạn kiến thức để vượt qua bài test chuyên môn
Vượt qua vòng sơ tuyển hồ sơ, bạn đã đi được một phần ba chặng được để đến với công việc mơ ước. Trước khi đối mặt trực tiếp với bộ phận HR và các anh chị quản lý cấp cao, bạn sẽ phải vượt qua các bài kiểm tra năng lực. Tùy từng công ty, từng chương trình sẽ có hình thức và nội dung bài test khác nhau. Kiến thức bạn học được từ chương trình CFA sẽ giúp bạn vượt qua vòng test kiến thức/ nghiệp vụ một cách xuất sắc.
Lưu ý: Do các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư ít khi có vòng test nghiệp vụ nên bài viết này tập trung phân tích việc chứng chỉ CFA hỗ trợ bạn trong vòng thi viết của khối ngân hàng.
Ví dụ về vòng thi viết của khối ngân hàng, ứng viên sẽ trải qua 2-3 phần thi về nghiệp vụ, tiếng anh hoặc kỹ năng tin học. Dưới đây là bảng tóm tắt nội dung phần thi viết của các ngân hàng tiêu biểu được SAPP tổng hợp từ nhiều bài review tại diễn đàn UBank.
TÊN NGÂN HÀNG | VÒNG THI VIẾT |
BIDV | 1. Phần chung: IQ (10 câu) + Hiểu biết về BIDV (10 câu) + Hiểu biết xã hội + Vi mô/vĩ mô/ lý thuyết tài chính tiền tệ (đọc môn Economics trong CFA) + Tiếng Anh.
2. Phần riêng: Môn thi tín dụng dành cho chuyên viên Quản lý khách hàng, Quản lý rủi ro, Quản trị tín dụng, Kế hoạch tổng hợp. – Tài chính doanh nghiệp & các môn liên quan: thẩm định dự án, phân tích BCTC, cổ phiếu, trái phiếu,…: nắm vững công thức tính các chỉ số cơ bản để vận dụng được vào bài tập tính toán. Bên cạnh đó là lý thuyết về TCDN, BCTC, cổ phiếu, trái phiếu. => Môn FRA, Corporate Finance và Equity Investment trong CFA. – Luật: quy chế cho vay, phân loại nợ & trích lập dự phòng, đăng ký giao dịch đảm bảo, giới hạn & tỷ lệ an toàn cho vay. Ngoài ra còn luật doanh nghiệp. – Tín dụng ngân hàng, ngân hàng thương mại => kiến thức trong môn Fixed Income CFA. + Bài tập tính hạn mức tín dụng, tính lãi, gốc, thời hạn cho vay, cho vay trả góp,… + Lý thuyết về: Quy trình tín dụng, so sánh ngân hàng thương mại và các trung gian tài chính khác, bảo lãnh, các loại hình cho vay,… |
Vietcombank | 1. Môn thi nghiệp vụ:
– Kiến thức Vĩ mô/Vi mô: 10 câu (8 Vĩ mô, 2 Vi) – Hiểu biết chung: 5 câu (Hiểu biết chung về Kinh tế) – Kiến thức Kế toán Ngân hàng/Tín dụng cơ bản: 10 câu – Nghiệp vụ Tín dụng/Kế toán & Thanh toán Quốc tế: 20 câu – Nghiệp vụ Tín dụng khó/Kế toán khó: 5 câu 2. Môn thi Tiếng Anh |
Liên Việt Postbank | Kiến thức cơ bản về trái phiếu học trong CFA như par value, clean price, dirty price, …
Những kiến thức này đều được thể hiện trong môn học Fixed Income CFA. |
Vietinbank
(đã bỏ vòng test từ năm 2016, hiện chỉ còn vòng sơ tuyển CV => Phỏng vấn chi nhánh => Phỏng vấn hội sở) |
1. Phần thi nghiệp vụ
Các câu hỏi chú trọng vào các kế toán giao dịch kinh doanh ngoại tệ, Derivative và Fixed Income. Các câu tự luận: dạng bài FRA 3×12, dạng bài trái phiếu có liên quan đến công văn 7459 của ngân hàng nhà nước, nghiệp vụ Back office của Treasury là gì, tại sao lại phải tách biệt giữa hai khối Front office và Back office) 2. Phần thi tiếng Anh Phần trắc nghiệm, Phần tìm từ đồng nghĩa, Phần đọc hiểu, Phần điền từ, Phần viết lại câu 3. Phần thi IQ và logic Đánh giá chung phần IQ làm khá tốt, hiểu và tính toán được đáp án của 23/25 câu và chỉ có 2 câu là đánh bừa có cơ sở. |
Từ bảng trên dễ dàng thấy rằng, nếu bạn có nhu cầu ứng tuyển vào ngân hàng, đặc biệt với các vị trí tại Khối nguồn vốn, chuyên viên tín dụng, chuyên viên kinh doanh giấy tờ có giá (bond dealer), chuyên viên phân tích đầu tư,…kiến thức CFA sẽ là nền tảng bổ trợ để bạn vượt qua vòng thi nghiệp vụ một cách dễ dàng nhất.
Lưu ý: Ngoài học CFA, bạn nên tham khảo đề thi của từng ngân hàng bạn ứng tuyển bằng cách tìm kiếm đề thi mẫu trên các diễn đàn. Từ đó, bạn có thể nắm bắt được xu hướng và “sở thích” ra đề riêng của từng ngân hàng.
3. Chứng chỉ CFA giúp sinh viên tài chính có lợi thế trong vòng phỏng vấn
Vòng phỏng vấn là cơ hội tuyệt vời để bạn thể hiện cá tính, sự chuyên nghiệp, khả năng giao tiếp bên cạnh khả năng nghiệp vụ. Vòng phỏng vấn của các ngân hàng, công ty tài chính thường xuất hiện những dạng câu hỏi sau:
- Câu hỏi chung: thông tin cá nhân, sở thích, học hành.
- Câu hỏi kiến thức xã hội thực tế (luật an ninh mạng, chiến tranh thương mại Mỹ -Trung, Chính sách trọng khu kinh tế,…): đây là lúc thể hiện kiến thức thực tế, quan điểm xã hội của bạn. Nhà tuyển dụng sẽ rất ấn tượng nếu bạn có lập trường rõ ràng, am hiểu vấn đề và liên hệ vấn đề với kiến thức chuyên ngành.
- Câu hỏi tình huống thực tế, yêu cầu ứng viên đưa giải pháp để kiểm tra khả năng xử lý tình huống, sự linh hoạt của ứng viên.
- Câu hỏi về kiến thức chuyên môn & nghiệp vụ: nếu bạn nắm chắc kiến thức CFA, bạn có thể trả lời lưu loát những câu hỏi về nghiệp vụ liên quan tín dụng, quản trị rủi ro, đầu tư & phân tích tài chính.
SAPP Academy đã tổng hợp một số câu hỏi của vị trí chuyên viên phân tích tài chính – đầu tư tại các công ty chứng khoán như sau:
- “Bây giờ, anh có khoảng 1 tỷ đồng, em có thể tư vấn cho anh lựa chọn kênh đầu tư nào không? Vàng, chứng khoán, hay bất động sản” => Bạn có thể đưa ra câu trả lời từ những kiến thức phân tích thị trường hoặc đọc hiểu báo cáo tài chính FRA, lý thuyết đầu tư & phân bổ danh mục đầu tư học được từ CFA.
- Các yếu tố chính các nhà phân tích tài chính nên xem xét khi đánh giá các khoản đầu tư tiềm năng là gì? Số liệu tốt nhất để sử dụng để phân tích cổ phiếu của công ty là gì?
- Bạn đã phát hiện ra sự khác biệt trong các chi tiết của báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bạn sẽ làm gì?: để giải quyết tình huống này, bạn có thể tận dụng kiến thức từ môn FRA CFA (phân tích báo cáo tài chính, phát hiện dấu hiệu sai lệch trong báo cáo tài chính).
Lời kết
Không chỉ giúp bạn nổi bật tại vòng sơ loại hồ sơ, CFA còn giúp bạn thể hiện kiến thức & kỹ năng chuyên sâu trong vòng kiểm tra nghiệp vụ, giúp bạn tự tin trong vòng phỏng vấn. Với 3 lý do trên, chứng chỉ CFA là một lựa chọn hoàn hảo cho các bạn sinh viên tài chính năm 3, năm 4 xin việc thành công tại các các ngân hàng, công ty nổi tiếng. Tham khảo khóa học CFA (Chartered Financial Analyst) để chủ động đón đầu mọi cơ hội và bắt đầu sự nghiệp tài chính của riêng mình nhé.
Liên hệ với SAPP qua Fanpage hoặc Website nếu cần bất cứ hỗ trợ nào nhé!