CFA16/01/2025

ACCA và CFA – Đâu là con đường cho chuyên gia Tài chính?

Bạn biết tới chứng chỉ ACCA và CFA và nhận thấy có nhiều người theo học, tuy nhiên bạn không biết chứng chỉ nào vượt trội và phù hợp hơn với mình trong sự nghiệp Tài chính sau này. Để giúp bạn đưa ra quyết định một cách chính xác, bài viết này của SAPP Academy sẽ làm rõ những điểm giống và khác nhau của chứng chỉ CFA và ACCA.

Trước khi đến với chi tiết bài viết, SAPP muốn bạn hãy suy nghĩ lại cụ thể và viết ra mục tiêu, nhu cầu về kiến thức – kỹ năng của bạn khi tìm đến các chứng chỉ kế toán – kiểm toán – tài chính. Sau đó hãy xem các tiêu chí dưới đây của từng chứng chỉ có phù hợp với bản thân hay không.

Thông tin tổng quan về chứng chỉ ACCA và CFA

1.1. ACCA

Thông tin tổng quan về chứng chỉ ACCA

ACCA viết tắt của Association of Chartered Certified Accountants, là Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh Quốc. ACCA được thành lập năm 1904, được công nhận rộng rãi tại 180 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Trải qua 120 năm thành lập, số lượng hội viên toàn cầu của ACCA lên tới 252.000. Tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, số lượng thành viên lên tới hơn 40.000 người. Riêng tại Việt Nam, người sở hữu chứng chỉ ACCA là hơn 1.300 người.

Chứng chỉ ACCA đem lại những cơ hội nghề nghiệp rộng mở cho những người trong lĩnh vực Quản trị – Kế toán – Kiểm toán – Tài chính. Người sở hữu chứng chỉ ACCA được gọi là ACCA Member. Điều đặc biệt là chứng chỉ ACCA có thời hạn vĩnh viễn.

1.2. CFA

Thông tin tổng quan về chứng chỉ CFA

CFA viết tắt Chartered Financial Analyst, được xem là “bảo chứng vàng” trong ngành Tài chính. Hiệp hội CFA Hoa Kỳ được thành lập năm 1947, được công nhận rộng rãi tại 165 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Trải qua gần 80 năm thành lập, số lượng hội viên toàn cầu của CFA lên tới hơn 200.000 thành viên. Tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, số lượng thành viên lên tới hơn 44.000 người. Riêng tại Việt Nam, số lượng người sở hữu chứng chỉ CFA là 282 người.

Chứng chỉ CFA được cấp bởi Hiệp hội CFA Hoa Kỳ (CFA Institute) với mục tiêu nâng cao năng lực và tiêu chuẩn nghề nghiệp của các nhà phân tích tài chính. Chứng chỉ CFA đem lại những cơ hội nghề nghiệp đa dạng trong lĩnh vực lĩnh vực Phân tích – Đầu Tư – Tài Chính. Người sở hữu chứng chỉ CFA được gọi là CFA Charterholder. Tương tự ACCA Member, thời hạn của danh vị CFA Charterholder là vĩnh viễn.

Giá trị của chứng chỉ ACCA vs CFA với sự nghiệp cá nhân

2.1. Kỹ năng – kiến thức sẽ đạt được

2.1.1. ACCA

Chứng chỉ ACCA mang lại nền tảng vững chắc về các lĩnh vực kế toán, tài chính, thuế và kiểm toán. Ngoài ra, ACCA còn giúp phát triển các kỹ năng quan trọng trong việc phân tích tài chính, quản lý rủi ro, tư vấn chiến lược tài chính và khả năng lãnh đạo.

Chứng chỉ ACCA sẽ đem lại những giá trị gì?
Chứng chỉ ACCA sẽ đem lại những giá trị gì?

Những kiến thức và kỹ năng có được từ chứng chỉ ACCA phong phú, đa dạng với tính thực tiễn cao, cụ thể như sau:

  • Kiến thức cơ bản về kế toán tài chính gồm kế toán tài chính và quản trị, kế toán chi phí và quản trị chi phí, tài chính doanh nghiệp. Kiến thức này xuất hiện ở các môn FA/F3, MA/F2, PM/F5, FM/F9 ACCA.
  • Kiến thức về kiểm toán và kiểm soát gồm kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập, quản lý kiểm soát nội bộ ở các môn như AA/F8, FR/F7, AAA/P7, SBR/P2 ACCA.
  • Kiến thức về thuế và pháp lý với thuế doanh nghiệp, thuế cá nhân, pháp lý trong kinh doanh ở các môn TX/F6, LW/F4, ATX/F6 ACCA.
  • Kỹ năng phân tích và ra quyết định trong tài chính, gồm phân tích tài chính và quản lý tài chính doanh nghiệp ở các môn FM/F9, PM/F5, SBR/P2, APM/P5, SBL, AAA/P7 ACCA.
  • Kỹ năng quản lý và lãnh đạo với quản lý tài chính chiến lược trong dài hạn, lãnh đạo và quản lý đội nhóm có trong các môn học SBL, APM/P5, AAA/P7, FM/F9, PM/F5 ACCA.
  • Kỹ năng về quản lý rủi ro tài chính và quản lý danh mục đầu tư ở môn SBL, APM/P5, AAA/P7, FM/F9, PM/F5 ACCA.
  • Kỹ năng sử dụng phần mềm kế toán và tài chính tại nội dung môn học của MA/F2, FA/F3, SBR/P2, AAA/P7, AA/F8, FM/F9 ACCA.
  • Kỹ năng giao tiếp và tư vấn tài chính, chiến lược thông qua các môn học như PM/F5, FR/F7, SBL, APM/P5, AAA/P7, AB/F1, LW/F4 ACCA.

Điều đặc biệt của ACCA là sự chú trọng vào các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, giúp các chuyên gia ACCA duy trì sự tin cậy và uy tín trong cộng đồng tài chính toàn cầu. Chứng chỉ này mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp, đặc biệt là trong các vị trí quản lý cao cấp trong ngành tài chính và kế toán, không chỉ ở thị trường nội địa mà còn trên toàn thế giới.

2.1.2. CFA

Chứng chỉ CFA sẽ đem lại những giá trị gì?
Chứng chỉ CFA sẽ đem lại những giá trị gì?

Chứng chỉ CFA trang bị cho người học kiến thức sâu rộng về Tài chính – Đầu tư. Thêm nữa, CFA còn giúp người học phát triển các kỹ năng thực tiễn quan trọng như phân tích tài chính, quản lý danh mục đầu tư và xây dựng chiến lược dài hạn.

Nhờ vào những kỹ năng này, các chuyên gia CFA có thể thành công trong nhiều lĩnh vực tài chính khác nhau, từ quản lý quỹ, ngân hàng đầu tư, đến phân tích đầu tư và tư vấn tài chính.

Những kiến thức và kỹ năng đạt được từ chương trình CFA rất đa dạng và mang tính ứng dụng cao, cụ thể như sau:

  • Kiến thức tài chính cơ bản gồm Kinh tế học (kinh tế vĩ mô, vi mô) và phân tích báo cáo tài chính trong 2 môn Economics, Financial Statement Analysis tại CFA Level 1.
  • Phân tích đầu tư gồm phân tích chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư, định giá và phân tích công cụ tài chính phái sinh tại các môn Equity Investments, Fixed Income, Derivatives, Portfolio Management and Wealth Planning, Alternative Investments.
  • Kỹ năng quản lý rủi ro tài chính và trong các chiến lược đầu tư tại các môn Quantitative Methods, Portfolio Management, Derivatives, Equity Investments, Fixed Income, Risk Management, Portfolio Management and Wealth Planning, Alternative Investments.
  • Kỹ năng quản lý tài sản và tư vấn đầu tư với chiến lược thụ động và chủ động tại các môn học Portfolio Management, Equity Investments, Fixed Income, Portfolio Management and Wealth Planning, Risk Management.
  • Kiến thức về các thị trường tài chính và công cụ tài chính tại các môn học Portfolio Management, Equity Investments, Fixed Income, Alternative Investments, Risk Management.
  • Kỹ năng phân tích ngành, công ty trong môn học Financial Statement Analysis, Corporate Finance, Economics, Equity Investments, Portfolio Management and Wealth Planning, Fixed Income.
  • Kỹ năng tư duy chiến lược và lập kế hoạch dài hạn trong môn học Corporate Finance, Portfolio Management, Economics, Equity Investments, Alternative Investments, Risk Management.
  • Ứng dụng công nghệ vào phân tích tài chính.
  • Ứng dụng dữ liệu trong đầu tư.

Ngoài ra, CFA còn nổi bật nhờ vào các tiêu chuẩn đạo đức nghiêm ngặt và yêu cầu nghề nghiệp cao, điều này khiến những người sở hữu chứng chỉ này luôn được công nhận là những chuyên gia tài chính đáng tin cậy và uy tín trong ngành.

2.2. Những vị trí công việc tiềm năng

Khi sở hữu chứng chỉ CFA và ACCA, người lao động có nhiều cơ hội nghề nghiệp rộng mở với nhiều cơ hội thăng tiến.

Chứng chỉ ACCA Chứng chỉ CFA
  • Kế Toán Trưởng (Chief Accountant).
  • Giám Đốc Tài Chính (Chief Financial Officer – CFO).
  • Chuyên Viên Kiểm Toán (Auditor).
  • Chuyên Viên Phân Tích Tài Chính (Financial Analyst).
  • Quản Lý Quỹ (Fund Manager).
  • Tư Vấn Tài Chính (Financial Consultant).
  • Chuyên Viên Thuế (Tax Specialist/Tax Advisor).
  • Chuyên Viên Kiểm Soát Nội Bộ (Internal Control Specialist).
  • Chuyên Viên Kế Toán Quản Trị (Management Accountant).
  • Chuyên Viên Phân Tích Đầu Tư (Investment Analyst).
  • Giám Đốc Tài Chính Cấp Cao (Chief Financial Officer – CFO).
  • Chuyên Viên Tư Vấn Quản Lý (Management Consultant).
  • Chuyên Viên Tư Vấn Doanh Nghiệp (Corporate Finance Advisor).
  • Chuyên Viên Quản Lý Rủi Ro (Risk Manager).
  • Quản lý Quỹ Đầu Tư (Portfolio Manager).
  • Chuyên viên Phân tích Đầu Tư (Investment Analyst).
  • Chuyên viên Quản lý Rủi Ro (Risk Manager).
  • Tư vấn Đầu Tư (Investment Advisor).
  • Chuyên viên Ngân hàng Đầu Tư (Investment Banker).
  • Chuyên viên Phân tích Chứng khoán (Equity Research Analyst).
  • Giám đốc Tài chính (Chief Financial Officer – CFO).
  • Chuyên viên Phân tích Tín dụng (Credit Analyst).
  • Chuyên viên Quản lý Quỹ Hưu trí (Pension Fund Manager).
  • Chuyên viên Phân tích Vĩ mô (Macro Analyst).
  • Chuyên viên Kiểm toán Tài chính (Financial Auditor).
  • Chuyên viên Quản lý Tài sản Cá nhân (Private Wealth Manager).

2.3. Mức lương

Người sở hữu chứng chỉ ACCA và CFA đều được dự đoán có mức lương hấp dẫn trên thị trường lao động. Cụ thể:

Theo Glassdoor, mức lương tại Mỹ của ACCA Member rơi vào khoảng 113.000$ – 203.000$ và tổng thu nhập trung bình là vào khoảng 151.000$. Tại Việt Nam, các vị trí yêu cầu chứng chỉ ACCA có mức thu nhập lên tới 9.000$/năm.

Lương trung bình của người sở hữu ACCA tại Việt Nam

Theo như Hiệp hội CFA, tại Mỹ, mức lương trung bình của một CFA Charterholder sẽ rơi vào khoảng 180.000$ và tổng thu nhập trung bình là vào khoảng 300.000$. Theo Salary Expert, mức lương trung bình của CFA Charterholder tại Việt Nam là 561.711.727 VNĐ/năm.

Lương trung bình của CFA Charterholder tại Việt Nam

  • Một nhân sự có bằng CFA và kinh nghiệm hoạt động 1-3 năm trong lĩnh vực Tài Chính sẽ có mức lương trung bình là 401.879.894 VNĐ/năm.
  • Một chuyên gia tài chính cấp cao có chứng chỉ CFA và trên 8 năm kinh nghiệm sẽ có tổng thu nhập trung bình khủng lên tới 706.914.273 VNĐ/năm.

Mức lương tiềm năng ước tính cho người có bằng CFA tại Việt Nam sẽ tăng 15% trong 5 năm, rơi vào khoảng 644.397.343 VND vào năm 2029.

Tóm lại, chúng ta chưa thể kết luận được người sở hữu chứng chỉ CFA hay chứng chỉ ACCA có mức lương cao hơn vì mức lương và thu nhập phụ thuộc vào vị trí công việc, số năm kinh nghiệm, địa điểm làm việc, quy mô công ty, hiệu suất làm việc. Nhìn chung, cả chứng chỉ ACCA và CFA đều tiềm năng đem lại mức lương khủng lên tới hàng trăm triệu đồng cho người lao động.

ACCA vs CFA – Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo của ACCA và CFA có sự khác biệt như thế nào? Dưới đây là tổng quan chung điểm giống và khác nhau giữa chương trình đào tạo chứng chỉ ACCA và CFA.

3.1. Kiến thức được trang bị

Chứng chỉ ACCA Chứng chỉ CFA
Trang bị kiến thức theo cấp độ từ kiến thức ứng dụng, kỹ năng ứng dụng và chuyên môn chiến lược.

  • Applied Knowledge (Kiến thức ứng dụng): Các môn học cơ bản về kế toán tài chính, thuế, kiểm toán và quản lý tài chính.
  • Applied Skills (Kỹ năng ứng dụng): Các môn học nâng cao về phân tích tài chính, quản lý tài chính, kiểm toán và chiến lược kinh doanh.
  • Strategic Professional (Chuyên môn chiến lược): Các môn học chuyên sâu về lãnh đạo tài chính, quản lý rủi ro, tư vấn chiến lược tài chính và đạo đức nghề nghiệp.
Trang bị kiến thức theo cấp độ với mục tiêu phát triển năng lực và kiến thức chuyên môn trong các lĩnh vực tài chính.

  • Cơ bản về Tài chính và đầu tư: Phân tích tài chính và báo cáo Tài chính, định giá cổ phiếu và nợ, quản lý đầu tư, đạo đức và quy tắc nghề nghiệp, kinh tế học, phân tích kỹ thuật.
  • Tập trung vào phân tích và định giá: Phân tích báo cáo tài chính nâng cao, định giá tài sản và phân tích danh mục đầu tư, quản lý rủi ro, các loại tài sản và công cụ đầu tư, kinh tế học nâng cao, đạo đức và quy tắc nghề nghiệp.
  • Quản lý danh mục và tư vấn đầu tư: Quản lý danh mục đầu tư, quản lý tài sản và đầu tư chiến lược, đạo đức và quy tắc nghề nghiệp, quản lý rủi ro tài chính.

3.2. Yêu cầu đầu vào ACCA và CFA 

Yêu cầu đầu vào chứng chỉ ACCA và CFA

Chứng chỉ ACCA Chứng chỉ CFA
Để đủ điều kiện tham dự thi ACCA, bạn cần là một trong các đối tượng sau:

  • Đã tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng.
  • Sinh viên.
Để đăng ký tham gia kỳ thi CFA, thí sinh cần đáp ứng 1 trong 3 điều kiện sau:

  • Bằng cử nhân: Ứng viên phải hoàn thành chương trình cử nhân hoặc chương trình tương đương và đã nhận được bằng cao đẳng/đại học. 
  • Sinh viên muốn tham gia kỳ thi CFA phải đáp ứng điều kiện sau cho từng Level: 
    • Level 1: Trước ít nhất 23 tháng trước tháng tốt nghiệp (Đầu năm 3 đại học)
    • Level 2: Trước ít nhất 11 tháng trước tháng tốt nghiệp (Đầu năm 4 đại học)
    • Level 3: Có bằng cử nhân HOẶC tích lũy 4.000 giờ kinh nghiệm làm việc chuyên nghiệp
  • Kinh nghiệm làm việc chuyên nghiệp: 
    • Có sự kết hợp của 4.000 giờ kinh nghiệm làm việc và/hoặc
    • Trình độ học vấn cao hơn đã đạt được trong tối thiểu 3 năm liên tiếp.

Có thể thấy, điều kiện đầu vào thi chứng chỉ ACCA đơn giản hơn so với chứng chỉ CFA. Tuy nhiên, cả sinh viên và người đi làm đều dễ dàng tìm tham gia các bài thi CFA Level 1, CFA Level 2 và bài thi mọi cấp độ ACCA dù ở thời điểm nào nếu tuân thủ đúng quy định của Hiệp hội.

3.3. Hệ thống môn học

Chứng chỉ ACCA Chứng chỉ CFA
Chương trình học của ACCA bao gồm 3 cấp độ đó là Applied Knowledge, Applied Skills và Strategic Professional. Trong đó:

Applied Knowledge gồm:

  1. Business and Technology (BT)
  2. Management Accounting (MA)
  3. Financial Accounting (FA)

Applied Skills gồm:

  1. Corporate and Business Law (LW)
  2. Performance Management (PM)
  3. Taxation (TX)
  4. Financial Reporting (FR)
  5. Audit and Assurance (AA)
  6. Financial Management (FM)

Cấp độ Professional gồm 2 môn bắt buộc và 4 môn tùy chọn theo theo thứ tự liệt kê bên dưới:

  1. Strategic Business Reporting (SBR, bắt buộc)
  2. Strategic Business Leader (SBL, bắt buộc)
  3. Advanced Financial Management (AFM, tùy chọn)
  4. Advanced Performance Management (APM, tùy chọn)
  5. Advanced Taxation (ATX, tùy chọn)
  6. Advanced Audit and Assurance (AAA, tùy chọn)
Chương trình học của CFA bao gồm 10 môn học với độ khó và tính ứng dụng tăng dần theo ttừng Level:

  1. Ethics and Professional Standards
  2. Quantitative methods
  3. Economics
  4. Financial Statement Analysis
  5. Corporate Issuers
  6. Equity Investment
  7. Fixed Income
  8. Derivatives
  9. Alternative Investments
  10. Portfolio Management and Wealth Planning

3.4. Điều kiện hoàn thành chứng chỉ ACCA và CFA 

Điều kiện hoàn thành chứng chỉ CFA và ACCA

Chứng chỉ ACCA Chứng chỉ CFA
  • Hoàn thành cấp độ 13 môn học trong đó 3 môn cấp độ Applied Knowledge, 6 môn cấp độ Applied Skills, 4 môn cấp độ Professional.
  • Hoàn thành môn Đạo đức nghề nghiệp.
  • 3 năm kinh nghiệm làm việc liên quan.
  • Vượt qua 3 kỳ thi CFA Level 1, CFA Level 2 và CFA Level 3.
  • Tích luỹ ít nhất 4.000 giờ làm việc liên quan tối thiểu 36 tháng.

3.5. Thời lượng học

Thời lượng học chứng chỉ ACCA và CFA phụ thuộc vào bằng cấp, tiến độ học tập, năng lực và kế hoạch thi chứng chỉ của mỗi người.

Thời lượng học chứng chỉ ACCA và CFA

  • Chứng chỉ ACCA: Mỗi môn học ACCA ở cấp độ Applied Knowledge và Applied Skills sẽ cần từ 2 – 3 tháng để hoàn thành. Môn học ở cấp độ Professional sẽ cần từ 4 – 4,5 tháng để hoàn thiện. Do đó, để hoàn thiện 13 môn học, học viên ACCA sẽ cần từ 1,5 – 3 năm.
  • Chứng chỉ CFA: Mỗi cấp độ của CFA sẽ cần từ 6 tháng – 1 năm để hoàn thiện. Do đó, để hoàn thành 3 cấp độ, học viên CFA sẽ cần từ 2 – 4 năm.

Có thể thấy, nếu trong điều kiện thuận lợi, học viên ACCA có thể nhanh chóng hoàn thành các môn học hơn. Tuy nhiên, vì đều là chứng chỉ yêu cầu kinh nghiệm để sở hữu, học viên ACCA và CFA đều cần tối thiểu 3 năm để trở thành hội viên. Do đó, chúng ta rất khó có thể kết luận được thời lượng học chứng chỉ ACCA hay CFA lâu hơn.

3.6. Học phí và chi phí thi cử

Chi phí Chứng chỉ ACCA Chứng chỉ CFA
Học phí Tổng 13 môn học dao động từ 65 – 130 triệu đồng, tuỳ thuộc vào số lượng môn được miễn, hình thức học Online hoặc Offline, trung tâm giảng dạy. Chi phí học CFA dao động từ 8 – 22 triệu cho 1 level tùy thuộc vào hình thức học, cụ thể như sau:

  • CFA Offline: 10 – 22 triệu/1 Level
  • CFA Online: 8 – 11triệu/1 Level
Chi phí thi (Lệ phí thi) Lệ phí kỳ thi ACCA dao động từ  £1.769 – £4.267 cho 13 môn học và bài thi đạo đức.

Lưu ý, các loại phí trên sẽ phụ thuộc vào thời gian bạn đăng ký thi, môn thi và các chương trình ưu đãi của ACCA.

  • Lệ phí thi CFA dao động từ $3,070-$4,186 cho cả 3 Level.
  • Lệ phí dự thi của CFA sẽ phụ thuộc vào môn thi, thời điểm bạn đăng ký. Càng gần thời gian thi thì phí dự thi sẽ càng cao.

Có thể thấy, chi phí học của 13 môn của ACCA cao hơn học phí 3 Level của chứng chỉ CFA.  Ngược lại, chi phí thi ACCA lại thấp hơn chi phí thi của CFA trong trường hợp thi đủ 13 môn.

Tuy nhiên, chi phí học và phí thi của cả hai chứng chỉ này không cố định, phụ thuộc nhiều vào kế hoạch học tập, thời điểm đăng ký của học viên. Do đó, để biết chính xác chi phí học và phí thi của ACCA và CFA, bạn sẽ cần liên hệ trung tâm giáo dục như SAPP Academy để được tư vấn chi tiết.

ACCA và CFA –  Đâu là sự lựa chọn phù hợp cho bạn?

Nên chọn chứng chỉ CFA hay ACCA

2 chứng chỉ ACCA và CFA đào tạo hai loại kiến thức và kỹ năng khác nhau nên không thể thay thế cho nhau.

  • Nếu bạn đang theo học, làm việc trong ngành Tài chính hoặc muốn theo đuổi con đường Quản lý đầu tư, Tư vấn, Quản trị rủi ro… thì chứng chỉ CFA là lựa chọn hấp dẫn hơn cả. Thậm chí hiện nay, nhân sự trong các ngành Luật và Quản trị tài sản cá nhân cũng cần tới chứng chỉ này. 
  • Ngược lại, ACCA sẽ phù hợp với những ai đang có định hướng làm việc trong ngành Kế toán – Kiểm toán – Thuế. Ngoài ra, nếu bạn muốn nâng tầm sự nghiệp tại các công ty kiểm toán lớn thuộc BIG4 thì việc bổ sung chứng chỉ ACCA cũng là một lựa chọn thông minh. 

ACCA và CFA đều là những chứng chỉ uy tín chuẩn quốc tế, giúp bạn nâng tầm sự nghiệp. Hãy đưa ra lựa chọn phù hợp dựa trên nền tảng kiến thức và mục tiêu sự nghiệp của bạn. Nếu vẫn đang phân vân chưa biết chọn lựa chứng chỉ ACCA hay chứng chỉ CFA, liên hệ ngay SAPP Academy – Học viện đào tạo ACCA, CFA hàng đầu Việt Nam để được hỗ trợ nhanh nhất.

Liên hệ với SAPP qua Fanpage hoặc Website nếu cần bất cứ hỗ trợ nào nhé!

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
#[Tìm Hiểu] Quy Chế Tài Chính Là Gì? Vai Trò Và Nguyên Tắc

Tài chính công – Public Finance là tổng thể các hoạt động mà chính phủ...

[Mới Nhất] Tổng Hợp Cập Nhật Chính Thức Trong CFA Curriculum 2024

Mới đây, Viện CFA đã chính thức công bố toàn bộ các thay đổi trong...

Trái phiếu là gì – Đặc điểm và các loại trái phiếu hiện hành

Bên cạnh cổ phiếu thì trái phiếu cũng là một hình thức đầu tư sinh...

#Bí Kíp Học Và Luyện Thi CFA Level 1 Giúp Đạt Tỷ Lệ Đỗ Cao

Để luyện thi CFA Level 1 hiệu quả, người học CFA sẽ cần phải nắm...

So Sánh 3 Cấp Độ Của Kỳ Thi CFA

Ba cấp độ của kỳ thi CFA phản ánh sự phát triển kiến thức tài...

#CFA Program Là Gì? Tổng Hợp Những Gì Cần Biết Về Bằng CFA

CFA Program là gì? Đa số nhân sự làm việc trong lĩnh vực Phân Tích...

Bí Quyết Đạt CFA Level 1 Top 10% Thế Giới Của Chàng Sinh Viên Năm 3

Gặp gỡ Đinh Hoàng Nam Khánh, chàng sinh viên năm 3 sôi nổi và đầy...

Danh mục đầu tư là gì? Làm thế nào để đa dạng hóa danh mục đầu tư?

Đa dạng danh mục đầu tư là chiến lược của những nhà đầu tư thông...