CFA20/06/2024

Các loại hình quỹ đầu tư – Cơ hội nghề nghiệp và thăng tiến

Các loại hình quỹ đầu tư Cơ hội nghề nghiệp và thăng tiến

Cùng với chứng khoán, ngoại tệ, bất động sản, vàng, thị trường tài chính Việt Nam chứng kiến sự xuất hiện của một loạt các quỹ đầu tư – được vận hành bởi các công ty quản lý quỹ và đang nhanh chóng trở thành một kênh hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Vậy quỹ đầu tư là gì? Có bao nhiêu loại quỹ đầu tư trên thị trường hiện nay? Cách nhận biết một Công ty Quản lý quỹ đầu tư uy tín? Cơ hội nghề nghiệp ở quỹ đầu tư? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.

1. Quỹ đầu tư là gì?

Quỹ đầu tư là một phương tiện tài chính được tạo thành từ một nhóm tiền thu được từ nhiều nhà đầu tư để đầu tư chứng khoán, đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu và các tài sản khác. Các nhà đầu tư mua cổ phiếu trong quỹ, tính phí cho việc quản lý các khoản đầu tư trên nền tảng đó.

Khi đầu tư vào Quỹ, nhà đầu tư có thể có được thu nhập từ các nguồn sau: 

  • Cổ tức cổ phiếu và lợi tức trái phiếu;
  • Thặng dư từ việc bán chứng khoán đang có lợi nhuận;
  • Lợi nhuận từ việc bán CCQ.

Khi các nhà đầu tư không có đủ nguồn lực hay thời gian để trực tiếp hoạt động trên thị trường chứng khoán, họ tìm đến những tổ chức đầu tư chuyên nghiệp để uỷ thác số tiền đầu tư của mình. Như vậy, so với hình thức đầu tư trực tiếp của từng cá nhân, hình thức đầu tư thông qua quỹ đầu tư có những lợi thế như đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro, giúp doanh nghiệp quản lý đầu tư chuyên nghiệp và tiết kiệm chi phí đầu tư.

Điều này là bởi những người quản lý quỹ chuyên nghiệp họ có lợi thế trong việc tiếp cận các dự án đầu tư và thường được hưởng các ưu đãi về chi phí giao dịch. Bên cạnh đó, trong quá trình hoạt động, quỹ đầu tư không chỉ thuần túy là nơi cung cấp vốn cho doanh nghiệp, mà còn là nơi cung cấp các thông tin tin cậy và là nơi đánh giá hiệu quả các dự án, qua đó giúp cho doanh nghiệp đánh giá được tính khả thi của các dự án đầu tư.

Các quỹ đầu tư lớn ở Việt Nam bao gồm: Dragon Capital, Mekong Capital, Vinacapital Foundation.

Xem thêm: Kinh nghiệm đầu tư cổ phiếu như thế nào để sinh lời?

Các loại hình quỹ đầu tư ở Việt Nam

2. Các loại Quỹ đầu tư

Trên thế giới, loại hình Quỹ đầu tư có rất nhiều các loại khác nhau, được phân loại theo nhiều tiêu chí.

Tiêu chí Các loại quỹ đầu tư
Căn cứ vào cấu trúc vận động vốn Quỹ đóng Quỹ mở
Phát hành chỉ duy nhất một lần, thông qua quá trình huy động vốn cho quỹ và quỹ không thực hiện việc mua lại cổ phiếu/chứng chỉ đầu tư khi nhà đầu tư có nhu cầu bán lại. Hình thức này nhằm mục đích giúp cho  việc huy động vốn (hay đóng quỹ), các chứng chỉ quỹ sẽ được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Sau đợt phát hành lần đầu ra công chúng, giao dịch mua/bán của nhà đầu tư được thực hiện định kỳ căn cứ vào giá trị tài sản ròng (NAV). Giao dịch này được thực hiện trực tiếp với công ty Quản Lý Quỹ hoặc tại các Đại lý chỉ định.
Căn cứ vào cơ cấu tổ chức và hoạt động của quỹ Quỹ đầu tư dạng công ty Quỹ đầu tư dạng hợp đồng
Quỹ đầu tư là một pháp nhân, tức là một công ty được hình thành theo quy định của pháp luật từng nước. Cơ quan điều hành cao nhất của quỹ là hội đồng quản trị do các cổ đông (nhà đầu tư) bầu ra.

Nhiệm vụ chính của hội đồng quản trị là quản lý toàn bộ hoạt động của quỹ, lựa chọn công ty quản lý quỹ và giám sát hoạt động đầu tư của công ty quản lý quỹ và có quyền thay đổi công ty quản lý quỹ.

Trong mô hình này, công ty quản lý quỹ hoạt động như một nhà tư vấn đầu tư, chịu trách nhiệm tiến hành phân tích đầu tư, quản lý danh mục đầu tư và thực hiện các công việc quản trị kinh doanh khác.

Khác với mô hình quỹ đầu tư dạng công ty, mô hình này quỹ đầu tư không phải là pháp nhân. Công ty quản lý quỹ đứng ra thành lập quỹ, tiến hành việc huy động vốn, thực hiện việc đầu tư theo những mục tiêu đã đề ra trong điều lệ quỹ.

Nhà đầu tư là những người góp vốn vào quỹ (nhưng không phải là cổ đông như mô hình quỹ đầu tư dạng công ty) và ủy thác việc đầu tư cho công ty quản lý quỹ để bảo đảm khả năng sinh lợi cao nhất từ khoản vốn đóng góp của họ.

Đây là mô hình quỹ tín thác đầu tư.

Căn cứ vào nguồn vốn huy động Quỹ đầu tư tập thể (Quỹ công chúng) Quỹ đầu tư cá nhân (Quỹ thành viên)
Là quỹ huy động vốn bằng cách phát hành rộng rãi ra công chúng. Nhà đầu tư có thể là cá nhân hay pháp nhân nhưng đa phần là các nhà đầu tư riêng lẻ. Quỹ công chúng cung cấp cho các nhà đầu tư nhỏ phương tiện đầu tư đảm bảo đa dạng hóa đầu tư, giảm thiểu rủi ro và chi phí đầu tư thấp với hiệu quả cao do tính chuyên nghiệp của đầu tư mang lại. Quỹ huy động vốn bằng phương thức phát hành riêng lẻ cho một nhóm nhỏ các nhà đầu tư. Có thể được lựa chọn trước. Là các cá nhân hay các định chế tài chính hoặc các tập đoàn kinh tế lớn. Do vậy tính thanh khoản của quỹ này sẽ thấp hơn quỹ công chúng.

Các nhà đầu tư vào các quỹ tư nhân thường với lượng vốn lớn. Đổi lại họ có thể tham gia vào trong việc kiểm soát đầu tư của quỹ.

Quỹ được quản lý bởi đội ngũ chuyên gia và được ngân hàng giám sát cùng các cơ quan thẩm quyền khác. Hoặc nói một cách khác, công ty Quản lý quỹ là đơn vị quản lý các quỹ đầu tư, hay các quỹ đầu tư chính là các sản phẩm – dịch vụ mà công ty quản lý quỹ cung cấp cho khách hàng.

các loại hình quỹ đầu tư

3. Cách nhận biết một công ty Quản lý quỹ tốt

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều quỹ đầu tư phù hợp tất cả các yêu cầu cần có của một công ty quản lý quỹ tốt mà bạn có thể lựa chọn với mệnh giá chứng chỉ quỹ và số lượng chứng chỉ quỹ chào bán rất đa dạng.

Có một số tiêu chí mà dân đầu tư thường “truyền tai” nhau để có thể lựa chọn một Công ty Quản lý quỹ tốt mà bạn hoàn toàn có thể tham khảo, đó là:

  • Các quỹ đang quản lý có kết quả hoạt động tốt, mang lại lợi nhuận cao hơn các quỹ cùng loại khác và có lợi nhuận lớn hơn lợi nhuận tham chiếu.
  • Có uy tín tốt và hoạt động lâu năm trên thị trường tài chính, có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và ổn định.
  • Thường xuyên công bố thông tin đến nhà đầu tư.
  • Trang web và các tài liệu có đầy đủ thông tin.
  • Danh mục đầu tư đa dạng với nhiều cổ phiếu của nhiều ngành khác nhau.
  • Chuyên nghiệp, luôn thân thiện.
  • Nhận được nhiều sự tin tưởng từ các nhà đầu tư.

cách nhận biết công ty quản lý quỹ tốt

4. Cơ hội nghề nghiệp và thăng tiến ở quỹ đầu tư

Cơ hội nghề nghiệp

Quỹ phòng hộ (Asset management firms/Hedge funds): các quỹ đầu tư có chuyên môn quản lý các tài sản của cá nhân hay tổ chức và dùng nó để đầu tư và thu lợi nhuận một cách có chiến lược, sau đó lấy hoa hồng từ khoản lợi nhuận mang về. Ví dụ của các khoản đầu tư là cổ phiếu, chứng khoán được giao dịch công khai trên các sàn chứng khoán (sàn chứng khoán Hồ Chí Minh – HOSE, sàn chứng khoán Hà Nội – HNX hay sàn chứng khoán New York – NYSE).

Các công việc phổ biến ở Hedge Fund là: quản lý tổ hợp đầu tư (Portfolio manager); chuyên viên phân tích chứng khoán (Security analyst).

Ví dụ các công ty quản lý quỹ Hedge Fund:

  • Việt Nam: Quỹ đầu tư VinaCapital, quỹ đầu tư Mekong Capital,…
  • Mỹ: Vanguard Group, Pacific Investment Management, J.P. Morgan Asset Management,…

Quỹ đầu tư vốn cổ phần cá nhân “Private Equity” (PE): các quỹ đầu tư PE là các quỹ quản lý vốn của các tổ chức hoặc cá nhân giàu có. Khác với các quỹ đầu tư “Hedge funds” hay “money management firms” thường mua bán cổ phiếu hay trái phiếu được giao dịch công khai để sở hữu một phần của một doanh nghiệp, các quỹ PE thường mua lại toàn bộ một công ty.

Công ty được mua lại bởi các quỹ PE sẽ rút khỏi thị trường chứng khoán và trở thành các công ty tư nhân. Các quỹ PE sẽ tái cấu trúc các công ty này và đưa lại ra thị trường nhằm kiếm lợi nhuận.

Những công việc chủ yếu ở các quỹ PE là: chuyên viên đầu tư (Investment bankers), chuyên viên phân tích thị trường, hay chuyên viên tái cấu trúc với những chuyên môn như phân tích tính hiệu quả của công ty, đàm phán giá cả của giao dịch, gây vốn hay thực hiện việc tái cấu trúc các công ty được mua lại.

Ví dụ các công ty quản lý quỹ PE:

  • Việt Nam: Dragon Capital, Mekong Capital, VinaCapital, Vietnam Investment Group
  • Mỹ: The Carlyle Group, Kohlberg Kravis Roberts, The Blackstone Group, Apollo Global Management,…

Quỹ đầu tư mạo hiểm “Venture Capital” (VC): loại hình kinh tế quỹ mà ở đó các nhà đầu tư rót tiền vốn vào một công ty mới thành lập, chưa niêm yết thị trường chứng khoán, nhưng lại có tốc độ phát triển nhanh và đặc biệt là thường ứng dụng công nghệ mới. Vai trò của các quỹ đầu tư này rất quan trọng trong việc hình thành nên hệ sinh thái startup nói chung và là nguồn sống cho các công ty khởi nghiệp nói riêng.

Có 3 vị trí chính trong Venture Capital là: GP – General Partner , AP – Associate/ Principal và OP – Operating Partner. Những vị trí khác như VP – Venture Partner nhưng rất ít. LP – Limited Partner là những nhà đầu tư trong quỹ đầu tư mạo hiểm.

Ví dụ các công ty quản lý quỹ VC:

  • Việt Nam: Mekong capital; CyberAgent Ventures (CAV); IDG Venture; ESP Capital; FPT Venture; Golden Gate Venture; Vina Capital Venture,…

Cơ hội thăng tiến

Muốn vào công ty quản lý quỹ có nhiều cách phát triển, nhưng một con đường phổ biến là cử nhân sau khi hoàn thành bậc đại học (undergraduate) sẽ vào làm chuyên viên phân tích (Analyst) trong vòng 2 – 3 năm. Sau đó, một số người sẽ ở lại và tiếp tục được thăng chức lên Associate (cấp cao hơn Analyst), Phó giám đốc (Vice-President), Giám đốc (Director) và sau cùng là Giám đốc quản lý (Managing Director) hoặc chuyển sang làm ở bên mua (buy-side) (Hedge fund, Private Equity, Venture Capital firms).

5. Làm thế nào để tìm việc trong quỹ đầu tư?

Yêu cầu về bằng cấp

Yêu cầu tối thiểu để có thể làm việc ở các công ty, doanh nghiệp hay tổ chức tài chính là bằng cử nhân đại học. Hơn thế nữa, bằng thạc sĩ cũng ngày càng trở nên phổ biến và dần trở thành một yêu cầu cần thiết để thành công. Ngoài tấm bằng cử nhân, thạc sỹ hay tiến sỹ, nhân viên quỹ đầu tư cũng cần phải trải qua kỳ thi CFA (passed CFA Level 1, passed CFA Level 2, passed CFA Level 3 hoặc CFA Charterholder) để được ưu tiên tuyển dụng và thăng tiến.

Những người đã vượt qua bất kỳ cấp độ nào của chứng chỉ CFA khá là cứng cựa và phải đầu tư học, nghiên cứu rất nhiều để thể hiện sự cam kết với nghề. Đây cũng là bằng có giá trị quốc tế, được cấp bởi Hiệp hội CFA Hoa Kỳ. Sở hữu chứng chỉ CFA sẽ là hành trang thăng tiến sự nghiệp cũng như mức lương cho các ứng viên trong lĩnh vực tài chính đầu tư.

Yêu cầu về kỹ năng

Trong thị trường lao động vô cùng cạnh tranh ngày nay, bằng cấp chỉ là một phần câu chuyện. Bạn cũng cần trau dồi những kỹ năng sau đây để doanh nghiệp và khách hàng tin tưởng:

  • Kỹ năng cứng về chuyên môn như sự thành thạo Excel, PivotTable hay VBA;
  • Kỹ năng mềm và tính cách phù hợp với ngành nghề;
  • Khả năng phân tích các module và những tiềm năng thị trường, phân tích các công ty sẽ sinh ra lợi nhuận và kỹ năng giải quyết vấn đề;
  • Kỹ năng phân tích kỹ thuật phải cứng cáp, nhạy bén;
  • Có mối quan hệ chặt chẽ với thị trường;
  • Kỹ năng giao tiếp tốt;
  • Có thể làm việc dưới áp lực cao, có khả năng thích nghi nhanh và biết ứng biến, làm việc nhóm tốt và đặc biệt nắm bắt được những chi tiết nhỏ;

Với tình trạng cung nhiều hơn cầu hiện nay, ngành tài chính ngân hàng là một ngành hứa hẹn nhưng cũng đầy thử thách để có thể bước vào.

Lời kết

Tuy các vị trí trong quỹ đầu tư gắn liền với áp lực công việc lớn nhưng vẫn thu hút sự quan tâm lớn các bạn sinh viên sau khi ra trường và những người đang muốn chuyển hướng trong ngành tài chính bởi nhiều lý do như tính chất đa dạng của công việc và nguồn thu nhập khá cao. Để có được quyết định phù hợp cho bản thân, bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng thông qua nhiều nguồn thông tin, nói chuyện với những người đã làm trong ngành và tốt nhất là có những trải nghiệm thực tế hoặc sở hữu bằng cấp như CFA để mở rộng cơ hội của bản thân hơn.

“Đầu tư cho bản thân là khoản đầu tư quý giá nhất”, vì vậy bạn nên đầu tư việc học chứng chỉ CFA ngay hôm nay tại SAPP – Bảo chứng vàng sự nghiệp phân tích đầu tư tài chính nhé!

Liên hệ với SAPP qua Fanpage hoặc Website nếu cần bất cứ hỗ trợ nào nhé!

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
#Bí Kíp Học Và Luyện Thi CFA Level 1 Giúp Đạt Tỷ Lệ Đỗ Cao

Để luyện thi CFA Level 1 hiệu quả, người học CFA sẽ cần phải nắm...

Lãi suất tăng so với tỷ lệ lạm phát, tính theo quốc gia

Lãi suất ảnh hưởng đến lạm phát như thế nào? Cùng SAPP Academy tìm hiểu...

Ngành quản lý kinh tế là gì? Cơ hội việc làm khi ra trường?

Ngành quản lý kinh tế đóng vai trò vô cùng quan trọng trong kinh tế....

Khám phá các loại rủi ro trong đầu tư tài chính PHỔ BIẾN

Trong đầu tư, rủi ro tài chính là điều mà những doanh nghiệp luôn cố...

So Sánh Đầu Tư Trực Tiếp Và Đầu Tư Gián Tiếp Có Gì Khác Biệt

So sánh đầu tư trực tiếp và gián tiếp có những điểm giống nhau và...

Danh mục đầu tư là gì? Làm thế nào để đa dạng hóa danh mục đầu tư?

Đa dạng danh mục đầu tư là chiến lược của những nhà đầu tư thông...

Tài khoản ký quỹ là gì? Nhà đầu tư nào sẽ phù hợp?

Trong thế giới đầy phức tạp của đầu tư và tài chính cá nhân, khái...

Làm Thế Nào Để Nhận Digital Badge Từ Viện CFA Sau Khi Vượt Qua CFA Level 1 Và 2?

Digital Badge là gì? Tận dụng Digital Badge như thế nào? Cùng SAPP tìm hiểu...