CFA17/01/2025

Chứng chỉ CFA là gì? “Bảo chứng vàng” năng lực nhà Đầu tư

CFA được xem như “bảo chứng vàng” trọn đời trong ngành tài chính, là tiêu chuẩn đánh giá năng lực chuyên môn đẳng cấp nhất dành cho các nhà đầu tư và chuyên gia tài chính. Không chỉ mang giá trị danh tiếng, chứng chỉ này còn được các tập đoàn lớn như EY hay Deloitte đánh giá cao bởi tính thực tiễn vượt trội. Vậy CFA là bằng gì và tại sao nó lại có sức hút đến vậy? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Chứng chỉ CFA là gì?

CFA Certification - chứng chỉ tài chính quốc tế CFA
CFA Certification – chứng chỉ tài chính quốc tế CFA

CFA là viết tắt của Chartered Financial Analyst, một chứng chỉ nghề nghiệp được cấp cho các chuyên gia tài chính có năng lực và được công nhận rộng rãi tại 162 lãnh thổ toàn cầu. Đây là chứng chỉ danh giá mà các chuyên gia tài chính muốn đạt được để khẳng định vị thế của mình trong ngành.

CFA là chứng chỉ gì?

Bằng tài chính CFA được cấp bởi Hiệp hội CFA Hoa Kỳ (CFA Institute), một tổ chức phi lợi nhuận chuyên cung cấp chứng nhận và đào tạo cho các chuyên gia tài chính trên toàn cầu. CFA Institute được thành lập từ năm 1947, với mục tiêu nâng cao năng lực và tiêu chuẩn nghề nghiệp của các nhà phân tích tài chính.

Xem thêm: CFA Institute là gì? Tổ chức hàng đầu cho các chuyên gia Tài chính

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về chứng chỉ CFA. Trước hết, ta cùng điểm qua một vài chuyên gia Tài chính sở hữu danh vị CFA Charterholder:

1. Margaret Franklin

Margaret Franklin, CFA, đồng thời là Giám đốc điều hành của Viện CFA kể từ 2019. Trước khi giữ vị trí này, bà Franklin đã đứng đầu bộ phận Quản lý Tài sản Quốc tế cho Bắc Mỹ và từng là chủ tịch của BNY Mellon Wealth Management, Dịch vụ Tư vấn tại Canada.

Bà Magaret Franklin, CEO của CFA Institute
Bà Magaret Franklin, CEO của CFA Institute

2. Howard Marks 

Howard Marks là nhà đồng sáng lập và đồng chủ tịch của Oaktree Capital Management, công ty đầu tư chứng khoán lớn nhất thế giới. Tính đến năm 2020, ông đứng thứ 391 trong danh sách 400 người giàu nhất nước Mỹ theo Forbes. Tài sản ròng của ông ước tính rơi vào khoảng 2,1 tỷ đô la.

Marks đã nhận được danh vị CFA Charterholder vào năm 1975 khi đang làm việc cho CityCorp với tư cách là nhà phân tích nghiên cứu cổ phiếu.

Ông Howard Marks. CFA Charterholder, nhà đồng sáng lập của Oaktree Capital Management
Ông Howard Marks. CFA Charterholder, nhà đồng sáng lập của Oaktree Capital Management

3. Zhang Lei

Là nhà sáng lập, Chủ tịch kiêm Giám đốc đầu tư của Hillhouse Capital Management, Ltd., Zhang Lei đã luôn được coi là một doanh nhân, nhà đầu tư xuất sắc. Tập đoàn Hillhouse quản lý tài sản trị giá khoảng 100 tỷ đô la Mỹ và đã dẫn dắt một số IPO (Đợt phát hành cổ phiếu lần đầu) đáng chú ý trong nhiều năm qua. Nổi bật trong số đó phải kể tới Zoom Video Communications Inc (2021).

Về phần mình, ông Lei có tài sản trị giá gần 6 tỷ đô la Mỹ và đứng thứ 381 trong tổng số 500 người giàu nhất thế giới theo bảng chỉ số tỷ phú của Bloomberg. Ông chính thức đạt danh vị CFA Charterholder vào 2013.

Ông Zhang Lei, CFA Charterholder, Chủ tịch kiêm Giám đốc đầu tư của Hillhouse Capital Management
Ông Zhang Lei, CFA Charterholder, Chủ tịch kiêm Giám đốc đầu tư của Hillhouse Capital Management

Được ra đời vào năm 1962 tại Hoa Kỳ, chứng chỉ CFA mang sứ mệnh giúp nâng cao chất lượng và tiêu chuẩn của các nhà phân tích tài chính, cũng như thúc đẩy sự minh bạch và trung thực trong ngành tài chính toàn cầu.

Bây giờ, hãy cùng SAPP theo dõi một vài con số ấn tượng trong suốt hơn 50 năm tuổi đời của bằng chứng chỉ CFA:

  • Để trở thành CFA Charterholder, bạn phải đỗ cả 3 level của kỳ thi CFA, mỗi level yêu cầu ít nhất 300 giờ học.
  • Có hơn 200.000 CFA Charterholder tại 164 Quốc gia và vùng lãnh thổ
  • Tại Việt Nam, có khoảng 600 CFA Charterholder
  • Viện CFA có hơn 400 trung tâm tổ chức kỳ thì CFA trên toàn thế giới. Tuy nhiên, chỉ có 35 đơn vị được công nhận là CFA Prep Provider chính thức. SAPP tự hào là 1 trong 35 đơn vị đào tạo được cấp phép bởi viện CFA

Xem thêm: SAPP Academy chính thức trở thành CFA Institute Prep Provider

Việc đào tạo và phát triển các kỹ năng trong các lĩnh vực quan trọng của tài chính và đầu tư là mục tiêu trọng điểm của chương trình CFA. Một số kỹ năng chính mà chứng chỉ này trang bị có thể kể đến như:

Chứng chỉ CFA trang bị các kỹ năng sau

  • Phân tích tài chính: Đánh giá tình hình tài chính của các công ty, tổ chức và thị trường tài chính.
  • Quản lý danh mục đầu tư: Xây dựng và quản lý các danh mục đầu tư tối ưu cho khách hàng.
  • Đánh giá chứng khoán: Phân tích và đánh giá giá trị của các chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu,…).
  • Quản lý rủi ro: Nhận diện, phân tích và quản lý rủi ro tài chính trong các chiến lược đầu tư.

Sự ra đời của chứng chỉ CFA đã tạo ra một chuẩn mực cho các chuyên gia tài chính, đồng thời là công cụ quan trọng giúp các cá nhân và tổ chức trong ngành nâng cao năng lực quản lý đầu tư, phân tích tài chính và xây dựng chiến lược tài chính.

Học CFA để làm gì? Những lợi ích khi sở hữu chứng chỉ CFA

Bằng CFA để làm gì?
Bằng CFA để làm gì?

Sở hữu chứng chỉ CFA không chỉ giúp bạn khẳng định bản thân trong ngành tài chính mà còn mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp đầy triển vọng. Dưới đây sẽ là những lợi ích nổi bật khi bạn sở hữu văn bằng CFA. 

2.1. Là văn bằng quốc tế có giá trị trọn đời

chứng chỉ tài chính CFA là văn bằng có giá trị trọn đời

Hẳn nhiều người sẽ thắc mắc rằng chứng chỉ CFA có thời hạn bao lâu, có cần 2 năm phải thi lại 1 lần như các chứng chỉ ngoại ngữ IELTS, TCF không? Thì câu trả lời là sau khi sở hữu chứng chỉ CFA, bạn sẽ được giữ danh hiệu CFA Charterholder mãi mãi, điều này đồng nghĩa với việc luôn khẳng định được năng lực chuyên môn và giá trị của mình trên thị trường tài chính toàn cầu.

Để giữ danh vị, bạn sẽ cần đóng phí hội viên$299/năm, tương ứng với 7.500.000 VND. Đơn cử như trường hợp của hai chuyên gia Tài chính – Đầu tư Howards Mark và Zhange Lei, dù đã nhận danh vị lần lượt vào năm 1975 và 2013, nhưng Digital Badge chứng minh danh vị hiện vẫn đang lưu lại trên hệ thống của viện CFA.

Digital bagdes chứng minh danh vị kể từ 2013 của ông Lei Zhang tại CFA Institute
Digital bagdes chứng minh danh vị kể từ 2013 của ông Lei Zhang tại CFA Institute

2.2. Nâng cao kiến thức, kỹ năng và lợi thế cạnh tranh trên thị trường lao động

CFA chứng chỉ không chỉ tạo dấu ấn cho hồ sơ xin việc của bạn, giúp gây ấn tượng với các nhà tuyển dụng, mà còn giúp bạn nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành tài chính. 

Dự báo từ các chuyên gia cho thấy, trong giai đoạn 2020 – 2025, nhu cầu nhân lực cho ngành phân tích tài chính sẽ tăng khoảng 20% mỗi năm, đặc biệt là trong các lĩnh vực như quản lý tài sản, tư vấn đầu tư và nghiên cứu tài chính. Điều này nhấn mạnh rằng việc sở hữu chứng chỉ CFA không chỉ giúp nâng cao kiến thứckỹ năng chuyên môn mà còn mang lại lợi thế cạnh tranh đáng kể trên thị trường lao động. 

Dự báo nguồn nhân lực tài chính

Theo Tạp Chí Tài Chính Việt Nam, thị trường lao động hiện nay ngày càng yêu cầu các chuyên gia không chỉ có hiểu biết cơ bản về tài chính như đọc hiểu báo cáo tài chính, nắm vững các chỉ số kinh tế hay các nguyên tắc kế toán, mà còn phải thành thạo trong việc sử dụng các công cụ phân tích tài chính phức tạp như phần mềm định giá, phân tích dữ liệu và mô hình dự báo. 

Chứng chỉ CFA sẽ cung cấp cho bạn kiến thức về các công cụ và kỹ năng thực tiễn mà thị trường lao động hiện nay đang đòi hỏi, đem lại lợi thế cạnh tranh so với các ứng viên khác trên thị trường lao động. Theo Kaplan, một trong những Tập đoàn Giáo dục lớn nhất thế giới chia sẻ. 

2.3. Mang đến sự tín nhiệm và gia tăng lợi thế cạnh tranh

Chứng chỉ CFA là tiêu chuẩn vàng đem lại sự tín nhiệm

  • CFA được công nhận là “tiêu chuẩn vàng” của Wall Street và giới tài chính toàn cầu, trở thành minh chứng hàng đầu cho năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực tài chính. 
  • Chương trình đào tạo CFA không chỉ bao quát và toàn diện, mà còn nổi tiếng với độ khó cao – tỷ lệ thí sinh thi đỗ cho mỗi cấp độ chỉ khoảng 40-50%. Điều này khiến những người sở hữu CFA nhận được sự tín nhiệm từ các nhà tuyển dụng hàng đầu.
  • Với mức độ phổ biến trên 162+ quốc gia và hơn 32.000+ doanh nghiệp, CFA không chỉ giúp khẳng định giá trị cá nhân mà còn mang lại lợi thế cạnh tranh vượt trội trên thị trường lao động toàn cầu.

2.4. “Tấm vé” tới ngưỡng thu nhập đáng mơ ước tại những doanh nghiệp TOP đầu

Tại Việt Nam và các quốc gia thành viên của CFA, người sở hữu chứng chỉ CFA được các tập đoàn đa quốc gia đánh giá cao. Họ thường được ưu tiên trong quá trình tuyển dụng và nhận mức lương hấp dẫn, trung bình là 561.711.727 VNĐ/năm. 

Cụ thể, theo thông tin từ Salary Expert cập nhật đến tháng 12 năm 2024, mức lương trung bình cho những người sở hữu chứng chỉ CFA theo kinh nghiệm như sau: 

  • Entry (1-3 năm kinh nghiệm): khoảng 402.184.702 VND562.127.760 VND/năm.
  • Senior (Trên 8 năm kinh nghiệm): 707.450.436 VND/năm.

Lương trung bình của người sở hữu chứng chỉ CFA tại Việt Nam

Tại Việt Nam, chứng chỉ CFA mở ra cơ hội làm việc tại nhiều loại hình doanh nghiệp, cụ thể là:

  • Các tập đoàn chứng khoán hàng đầu: SSI, VNDIRECT, HSC, ACBS,…
  • Các công ty kiểm toán và tư vấn tài chính lớn: Deloitte, PwC, KPMG, EY,…
  • Các ngân hàng thương mại hàng đầu: BIDV, Vietcombank, Vietinbank, ACB,…

Trên toàn cầu, CFA được xem là tiêu chuẩn quan trọng để tuyển dụng và thăng chức tại nhiều tập đoàn lớn như JPMorgan Chase, Royal Bank of Canada, UBS Group, Morgan Stanley Wealth Management,…

Chứng chỉ CFA mở ra nhiều cơ hội làm việc

Khi sở hữu chứng chỉ CFA, bạn có thể đảm nhận các vị trí như:

  • Quản lý danh mục đầu tư
  • Nhà phân tích nghiên cứu
  • Thành viên ban điều hành cấp cao
  • Quản lý quỹ
  • Đo lường hiệu quả hoạt động
  • Quản lý tài sản
  • Đầu tư thay thế
  • Quỹ đầu tư tư nhân
  • Tài chính cấu trúc
  • Giảng viên tài chính
  • Tư vấn viên
  • Phân tích viên ngân hàng đầu tư
  • Cố vấn tài chính
  • Kế toán viên/Kiểm toán viên
  • Quản trị rủi ro

Theo nghiên cứu về lương và phúc lợi của CFA từ 300Hours, so với những ứng viên không có chứng chỉ CFA, những người đã hoàn thành các cấp độ CFA có sự gia tăng rõ rệt về mức thu nhập:

  • Tăng 32% nếu ứng viên đã vượt qua Level 1 của CFA
  • Tăng 39% nếu ứng viên đã vượt qua Level 2 của CFA
  • Tăng 57% nếu ứng viên đã vượt qua Level 3 của CFA

Gia tăng rõ rệt về mặt thu nhập khi sở hữu CFA

Dù vậy, cần ghi nhớ rõ rằng CFA chỉ là yếu tố lợi thế tăng thêm, không phải yếu tố bảo đảm bạn sẽ đạt được bước nhảy vọt trong sự nghiệp và thu nhập. Để thực sự phát triển, bạn cần kết hợp thêm kinh nghiệm thực tế và các kỹ năng mềm như giao tiếp, tư duy chiến lược và khả năng thích ứng.

2.5. Gia nhập mạng lưới chuyên gia toàn cầu

Với mạng lưới hơn 190.000 thành viên trên toàn thế giới, chứng chỉ CFA mang đến cơ hội tuyệt vời để bạn kết nối với những chuyên gia hàng đầu và các nhà lãnh đạo nổi bật trong ngành Tài chính và Đầu tư.  

Các sự kiện và chương trình học tập dành riêng cho CFA Charterholder và CFA Member được tổ chức thường xuyên, giúp bạn cập nhật những kiến thức mới nhất và nắm bắt xu hướng phát triển trong ngành.

Sự kiện Forecast Dinner trong cộng đồng CFA Việt Nam năm 2020
Sự kiện Forecast Dinner trong cộng đồng CFA Việt Nam năm 2020

Một trong những sự kiện nổi bật nhất có thể kể tới những buổi Forecast Dinner được tổ chức hằng năm. Khi tham dự buổi tiệc này, khách mời sẽ có cơ hội gặp gỡ và giao lưu với hơn 120 chuyên gia Tài chính khác, cũng như được cập nhật và trao đổi những Dự báo Thị trường mới nhất chỉ dành cho CFA member. 

Các sự kiện này sẽ thường xuyên được cập nhật tại trang chính thức của viện CFA: https://cfasociety.org/events/calendar

CFA Research Challenge

Ngoài ra, còn có các sự kiện và chương trình học tập ý nghĩa dành cho sinh viên tài chính có thể kể đến CFA Research Challenge – cuộc thi học thuật toàn cầu giúp sinh viên cọ xát, học hỏi từ chuyên gia và mở rộng mạng lưới. Sự kiện này thu hút nhiều đội thi từ các trường đại học lớn như NEU, FTU và UEH, mang lại cơ hội tiếp cận kiến thức thực tế ngay từ khi còn trên ghế nhà trường.

Ai nên học CFA và khi nào bắt đầu nên học CFA?

Ai nên học CFA và khi nào nên học?

3.1. Người đi làm

Với người đi làm, chứng chỉ CFA không chỉ giúp củng cố kiến thức chuyên môn mà còn gia tăng cơ hội thăng tiến trong công việc. Người đã đi làm trong ngành tài chính có thể bắt đầu học CFA khi muốn nâng cao khả năng phân tích tài chính, phát triển sự nghiệp lên những vị trí quản lý cấp cao hơn. 

Thời gian học CFA có thể kéo dài từ 2 đến 4 năm, tùy thuộc vào việc bạn dành bao nhiêu thời gian cho việc học mỗi ngày. Bạn có thể bắt đầu học ngay khi cảm thấy đủ tự tin để theo đuổi chứng chỉ này mà không bị ảnh hưởng quá nhiều đến công việc hiện tại.

Chứng chỉ CFA đem lại giá trị gì cho người đi làm

Còn nếu bạn đang làm việc trong ngành khác nhưng muốn chuyển hướng sang lĩnh vực Tài chính và đầu tư, chứng chỉ CFA sẽ là một lựa chọn không thể phù hợp hơn. Bới CFA không chỉ mở rộng cơ hội nghề nghiệp mà còn giúp bạn xây dựng kiến thức chuyên sâu về tài chính.

3.2. Sinh viên

Chứng chỉ CFA là một lựa chọn tuyệt vời cho sinh viên có đam mê và mong muốn phát triển trong ngành Tài chính và Đầu tư. Các bạn có thể bắt đầu học CFA ngay từ năm hai đại học để chuẩn bị cho sự nghiệp sau khi ra trường. 

Thông thường, sinh viên có thể bắt đầu học Level I của chứng chỉ CFA khi đã hoàn thành một phần lớn chương trình học đại học, với các môn học liên quan đến Tài chính, Kinh tế học, Toán học hay Kế toán. 

Việc học CFA từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường giúp bạn tích lũy kiến thức chuyên sâu và có lợi thế cạnh tranh ngay khi bước vào thị trường lao động.

Học CFA yêu cầu điều kiện nào?

Viện CFA không yêu cầu kỳ thi đầu vào, nhưng để đủ điều kiện tham gia kỳ thi CFA, thí sinh cần sở hữu hộ chiếu còn thời hạn đến ngày thi và đáp ứng một trong các điều kiện sau:

Điều kiện thi chứng chỉ CFA

  • Bằng cử nhân: Ứng viên phải hoàn thành chương trình cử nhân hoặc chương trình tương đương và đã nhận được bằng cao đẳng/đại học.
  • Sinh viên muốn tham gia kỳ thi CFA phải đáp ứng điều kiện sau cho từng Level:
    • Level 1: Trước ít nhất 23 tháng trước tháng tốt nghiệp (Đầu năm 3 đại học)
    • Level 2: Trước ít nhất 11 tháng trước tháng tốt nghiệp (Đầu năm 4 đại học)
    • Level 3: Có bằng cử nhân HOẶC tích lũy 4.000 giờ kinh nghiệm làm việc chuyên nghiệp
  • Kinh nghiệm làm việc chuyên nghiệp: 
    • Có sự kết hợp của 4.000 giờ kinh nghiệm làm việc và/hoặc
    • Trình độ học vấn cao hơn đã đạt được trong tối thiểu 3 năm liên tiếp.

Viện CFA có thể yêu cầu nộp bằng chứng ở bất kỳ giai đoạn nào trong hành trình của bạn như một ứng cử viên hoặc thậm chí sau khi trở thành thành viên để chứng minh các yêu cầu đầu vào đã được đáp ứng:

  • Trình độ học vấn (bản sao bằng tốt nghiệp, bảng đánh dấu…)
  • Kinh nghiệm làm việc (thư tuyển dụng, phiếu lương…)

Việc không cung cấp tài liệu có thể dẫn đến việc hủy đăng ký kỳ thi hiện tại, giữ lại kết quả kỳ thi, vô hiệu hóa kết quả kỳ thi trước đây và có thể dẫn đến việc điều tra và xử lý kỷ luật bởi Chương trình Ứng xử Chuyên nghiệp của Viện CFA. 

Điều kiện hoàn thành chứng chỉ CFA

Điều kiện hoàn thành chứng chỉ CFA

Để được công nhận là sở hữu chứng chỉ CFA, thí sinh phải hoàn thành cả 3 level của bài thi CFA  kỳ thi CFA 3 levels (Level 1, Level 2 và Level 3). Còn để trở thành một CFA Charterholder, bạn cần hoàn thành đủ 4 điều kiện cấp chứng chỉ CFA như sau: 

  1. Đỗ kỳ thi CFA: Hoàn thành cả 3 level của kỳ thi CFA (Level 1, Level 2 và Level 3)
  2. Đáp ứng kinh nghiệm làm việc: Tối thiểu 36 tháng kinh nghiệm liên quan trực tiếp hoặc tăng thêm giá trị trong quá trình ra quyết định đầu tư
  3. Thư giới thiệu: Có thư giới thiệu của 2-3 CFA Charterholders
  4. Nộp hồ sơ: Đăng ký trở thành hội viên của cộng đồng CFA và cam kết tuân thủ các quy tắc đạo đức cũng như tiêu chuẩn nghề nghiệp mà tổ chức đề ra tại https://www.cfainstitute.org/membership/become-member 

Tổng quan về chương trình đào tạo CFA

Chương trình CFA bao gồm 3 level được tổ chức tại các Test center (Trung tâm tổ chức kỳ thi CFA) trên toàn thế giới. Điều kiện bắt buộc để trở thành CFA Charterholder là vượt qua 3 level của kỳ thi CFA. Trong đó, Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức được sử dụng trong kỳ thi CFA. Nội dung bài thi, kiến thức trọng tâm và dạng câu hỏi sẽ tăng dần độ phức tạp theo mỗi level. 

Hiện nay tại Việt Nam, ứng viên sẽ thi CFA theo hình thức thi trên máy tại 2 Test center sau:

  • Hà Nội: IIG, Trung Yên Plaza, số 1 Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Thành phố Hồ Chí Minh: IIG, tòa nhà The Sun Avenue, 28 Mai Chí Thọ, phường An Phú, Q2, TP.HCM

Chương trình đào tạo CFA bao gồm hệ thống 10 môn học và các kỹ năng thực tế (PSM). Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về chương trình học CFA để có cái nhìn cơ bản về việc học CFA là học gì, cần kiến thức, kỹ năng nào.

6.1. Hệ thống 10 môn học CFA

Môn học

Tỷ trọng

Giới thiệu môn học

Level 1 Level 2 Level 3
Quantitative Methods 6-9% 5-10% 0% Bao gồm các công cụ và kỹ thuật thống kê cho phân tích tài chính.
Economics 6-9% 5-10% 5-10% Tập trung vào nguyên lý kinh tế vi mô và vĩ mô. Thí sinh sẽ được học về:

  • Cách nền kinh tế vận hành, các chủ thể trong nền kinh tế và tác động của những biến động
    trong nền kinh tế đến giá trị tài sản đầu tư và các tình hình kinh doanh của doanh nghiệp
  • Các quyết định về sản xuất và kinh doạn (mức giá và sản lượng) của doanh nghiệp trước
    những biến động trong nền kinh tế
Financial Statement Analysis 11-14% 10-15% 0% Là công cụ để nhà đầu tư đọc hiểu báo cáo tài chính và đưa ra các phân tính, đánh giá chính
xác về giá trị nội tại của doanh nghiệp, hỗ trợ quá trình đưa ra quyết định đầu tư hay ko
Corporate Issuers 6-9% 5-10% 0%

Đây là môn bổ sung cho Financial Statement Analysis. Để đánh giá chính xác về giá trị và tiềm năng của một doanh nghiệp, học viên sẽ cần hiểu về các yếu tố nội tại khác bao gồm:

  • Mô hình kinh doanh và các rủi ro của doanh nghiệp
  • Cấu trúc sở hữu và bộ máy quản lý
  • Quyết định huy động vốn và sử dụng vốn
  • Hoạt động tái cấu trúc doanh nghiệp
Equity Investments 11-14% 10-15% 10-15% Bao gồm thị trường cổ phiếu và các phương pháp định giá.
Fixed Income 11-14% 10-15% 15-20% Giải thích khái niệm trái phiếu, lãi suất và rủi ro tín dụng.
Derivatives 5-8% 5-10% 5-10% Giới thiệu các công cụ phái sinh như quyền chọn và hợp đồng tương lai.
Alternative Investments 7-10% 5-10% 5-10% Xem xét các tài sản thay thế như bất động sản và quỹ phòng hộ.
Portfolio Management 8-12% 10-15% 35-40% Bao gồm lý thuyết và chiến lược quản lý danh mục đầu tư, xoay quanh các kiến thức chính sau: 

  • Quá trình tạo ra và quản lý danh mục đầu tư phù hợp với đặc điểm của nhà đầu tư
  • Đặc điểm lợi nhuận và rủi ro của một danh mục đầu tư và phương pháp đo lường
  • Đầu tư chủ động và đầu tư bị động
Ethical and Professional Standards 15-20% 10-15% 10-15% Tập trung vào hành vi đạo đức và chuẩn mực chuyên môn:

  • Các tiêu chuẩn đạo đức và chuẩn mực hành nghề
  • Hướng dẫn áp dụng các tiêu chuẩn và chuẩn mực trong các tình huống thực tế
  • Đưa ra các “best practice(Thực hành đạo đức nghề chuẩn mực nhất) để đảm bảo chuẩn mực cao nhất về đạo dức cho các cá nhân và tổ chức

6.2. Các kỹ năng thực tế (PSM)

PSM là học phần kết hợp giữa video, câu hỏi trắc nghiệm, bài tập thực hành có hướng dẫn và các case study. Nội dung này nhằm mục tiêu phát triển kỹ năng làm việc thực tế của thí sinh, và trang bị cho ứng viên kiến thức và kỹ năng chuyên môn một cách toàn diện nhất.

Bạn cần lưu ý một số điểm sau về PSM:

  • Ứng viên phải chọn ít nhất 1 PSM để hoàn thành, nhưng bạn vẫn có thể học thêm các PSM khác nếu muốn
  • Thí sinh cần phải hoàn thành PSM đã chọn để nhận kết quả thi CFA.
  • Bạn được gia hạn thêm 90 ngày để hoàn thành PSM đã chọn. Nếu vào ngày công bố kết quả thi CFA mà ứng viên vẫn chưa hoàn thành PSM, kết quả thi của bạn sẽ bị hủy bỏ.
  • PSM không được tính điểm và không nằm trong nội dung của bài thi CFA.

Các nhóm chủ đề PSM cho từng Level bao gồm:

PSM

Level 1

Level 2

Level 3

Kỳ thi hiệu lực

Từ kỳ T2/2024

Từ kỳ T5/2024

Từ kỳ T2/2025

Chủ đề 1

Financial Modeling

Phân tích 3 báo cáo tài chính bằng Excel

Analyst Skills

Phát triển các kỹ năng của Equity Analyst

Portfolio Development and Construction

Phát triển, xây dựng và quản lý các danh mục đầu tư

Chủ đề 2

Python Programming Fundamentals

Lập trình Python cơ bản

Python, Data Science & AI

Giới thiệu về Machine Learning, AI, khoa học dữ liệu phân tích báo cáo tài chính

Financial Modeling

(Nếu chưa học ở Level 1)

Chủ đề 3

Python Programming Fundamentals

(Nếu chưa học ở Level 1)

Python Programming Fundamentals

(Nếu chưa học ở Level 1)

Chủ đề 4

Python, Data Science & AI

(Nếu chưa học ở Level 1)

Chủ đề 5

Analyst Skills

(Nếu chưa học ở Level 2)

Vậy học CFA mất bao lâu?

Theo một khảo sát từ Viện CFA, ứng viên dành trung bình 323 giờ để học cho mỗi cấp độ. Cụ thể: 

  • Level 1: khoảng 303 giờ
  • Level 2: khoảng 328 giờ
  • Level 3: khoảng 344 giờ

So sánh với 2 loại chứng chỉ tài chính phổ biến khác trên thế giới là Financial Risk Manager (FRM)Chartered Market Technician (CMT) đều có thời gian học ngắn hơn so với CFA, với FRM khoảng 150-200 giờ cho mỗi phần và CMT từ 100-150 giờ cho mỗi cấp độ. 

So sánh thời gian học của bằng chứng chỉ cfa và các chứng chỉ khác

Tuy nhiên, CFA vượt trội hơn nhờ phạm vi kiến thức bao quát cả phân tích cơ bản và kỹ thuật, quản trị tài chính, đầu tư và đạo đức nghề nghiệp. Điều này giúp ứng viên không chỉ chuyên sâu mà còn có cái nhìn toàn diện và khả năng thích ứng trong nhiều vai trò ngành tài chính.

Lệ phí học và thi CFA 

Dưới đây là bảng phân tích lệ phí thi CFA dựa trên các hạn đăng ký gần nhất. Lưu ý rằng phí thi sẽ tăng đáng kể sau thời hạn đăng ký sớm, đồng thời bạn cũng sẽ có ít thời gian hơn để chuẩn bị.

Lệ phí thi CFA năm 2024

Lưu ý: 

  • Phí ghi danh chỉ áp dụng cho thí sinh lần đầu tham dự kỳ thi CFA Level 1.
  • Nếu muốn thay đổi ngày thi, thí sinh cần thanh toán thêm 399 USD trước thời hạn đăng ký. Sau đó, ứng viên có thể dời lịch tối đa 12 tháng. 
  • Phí thi đã bao gồm tài liệu học trực tuyến (ebook), bài kiểm tra theo chủ đề và bài thi thử. Nếu cần mua sách in (paper book), thí sinh phải thanh toán thêm 170 USD, bao gồm phí vận chuyển.

Tuy nhiên, bắt đầu từ kỳ thi tháng 2/2025, lệ phí thi CFA sẽ có sự thay đổi như sau:

Chương trình Early Registration Fee (Đăng ký sớm) Standard Registration Fee (Đăng ký chuẩn)
Phí ghi danh  350$
Phí thi  CFA Level 1  990$ 1290$
CFA Level 2 990$ 1290$
CFA Level 3 1090$ 1390$

Chi phí học CFA dao động từ 8 – 22 triệu cho 1 level tùy thuộc vào hình thức học, cụ thể như sau:

  • CFA Offline: 10 – 22 triệu/1 Level
  • CFA Online: 8 – 11triệu/1 Level

Ngoài ra, bạn cũng có thể tiết kiệm chi phí đáng kể khi tham gia các chương trình học bổng. Hằng năm, SAPP đều tổ chức chương trình học bổng CFA Futurewards nhằm hỗ trợ và ủng hộ các ứng viên học – thi chứng chỉ này.

Học bổng CFA Futurewards từ SAPP Academy

Trong năm 2024, chương trình Futurewards 2024 kéo dài 12 ngày, mở đơn từ 10/09/2024 đến 22/09/2024. Cơ cấu giải thưởng được chia thành các giải Nhất, Nhì, Ba, mỗi giải sẽ có phần thưởng khác nhau.

Giải thưởng  Giải nhất  Giải nhì Giải ba
Quyền lợi 
  • Học bổng 90% khi đăng ký khóa học CFA offline hoặc online tại SAPP Academy.
  • Được trao tặng chứng nhận học bổng từ SAPP Academy.
  • Tiếp cận với chương trình đào tạo chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế và môi trường học tập chất lượng cao.
  • Mở rộng mối quan hệ với nhiều cá nhân xuất sắc trong lĩnh vực Tài chính, Ngân hàng, Đầu tư….
  • Học bổng 70% khi đăng ký khóa học CFA offline hoặc online tại SAPP Academy.
  • Được trao tặng chứng nhận học bổng từ SAPP Academy.
  • Tiếp cận với chương trình đào tạo chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế và môi trường học tập chất lượng cao.
  • Mở rộng mối quan hệ với nhiều cá nhân xuất sắc trong lĩnh vực Tài chính, Ngân hàng, Đầu tư…
  • Học bổng 50% khi đăng ký khóa học CFA offline hoặc online tại SAPP Academy.
  • Được trao tặng chứng nhận học bổng từ SAPP Academy.
  • Tiếp cận với chương trình đào tạo chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế và môi trường học tập chất lượng cao.
  • Mở rộng mối quan hệ với nhiều cá nhân xuất sắc trong lĩnh vực Tài chính, Ngân hàng, Đầu tư….

Sinh viên và Người đi làm mong muốn theo học và hoàn thành các chứng chỉ quốc tế trong lĩnh vực Phân tích – Đầu tư – Tài chính đều có thể đăng ký tham gia chương trình học bổng CFA Futurewards. SAPP sẽ cập nhật thông tin học bổng CFA Futurewards 2025 trong thời gian sớm nhất, các bạn hãy lưu ý cập nhật thông tin để không bỏ lỡ hạn đăng ký nhé.

Bằng CFA có giá trị bao lâu?

Chứng chỉ CFA có giá trị trọn đời. Sau khi bạn hoàn thành và vượt qua tất cả các kỳ thi yêu cầu, bạn sẽ sở hữu chứng chỉ này vĩnh viễn bằng cách đóng phí hội viên hằng năm trên trang web chính thức của viện CFA. Phí duy trì cho cả CFA Member và CFA Charterholder đều bằng nhau, trị giá $299. 

Một số điều cần lưu ý trước khi quyết định chinh phục chứng chỉ CFA

10.1. Thời gian học CFA thực sự không hề ngắn

Học CFA đòi hỏi sự kiên trì và cam kết lâu dài. Với ba cấp độ, mỗi cấp yêu cầu trung bình 300 – 350 giờ học và ôn tập. Đây không phải là lựa chọn phù hợp nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp nhanh chóng để phát triển sự nghiệp.

10.2. Cân nhắc chi phí bỏ ra

Cân nhắc chi phí bỏ ra khi theo đuổi chứng chỉ CFA

Chứng chỉ CFA được coi là một trong những chứng chỉ tài chính với mức chi phí đắt đỏ nhất hiện nay. Tổng chi phí ước tính cho việc học và thi CFA có thể lên đến 160 – 250 triệu VNĐ cho cả 3 cấp độ, bao gồm:

  • Phí ghi danh ban đầu 350 USD (khoảng 8,5 triệu VNĐ)
  • Phí đăng ký thi mỗi cấp độ khoảng 990 USD – 1390 USD (khoảng 25 – 35 triệu VNĐ)
  • Chi phí đào tạo từ 8 – 22 triệu VNĐ mỗi cấp độ. Chi phí này phụ thuộc vào đơn vị đào tạo, cũng như hình thức học mà bạn lựa chọn.
  • Chi phí học liệu từ 6 – 36 triệu VNĐ/level tùy thuộc vào loại giáo trình, tài liệu. Hiện nay, có 2 loại giáo trình phổ biến cho người học CFA, đó là CFA Program CurriculumSchweserNotes.

So với các chứng chỉ khác như CMA (50 – 80 triệu VNĐ) và FRM (70 – 100 triệu VNĐ), chi phí để đạt được CFA cao hơn rõ rệt.

Mặc dù chi phí cao, nhưng CFA mang lại giá trị lớn về kiến thức chuyên sâu và cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực tài chính và đầu tư. Do đó, trước khi quyết định, bạn nên đánh giá kỹ lưỡng về mục tiêu nghề nghiệp và khả năng tài chính của mình để đảm bảo sự đầu tư này là xứng đáng và hiệu quả.

Xem thêm: Tổng hợp bộ giáo trình CFA “gối đầu giường” cho người mới bắt đầu

10.3. Bạn cần trau dồi nhiều thứ khác hơn là chỉ CFA

CFA không phải là con đường tắt để nhanh chóng đạt được thành công nghề nghiệp. Mặc dù sở hữu chứng chỉ CFA là một lợi thế lớn, bạn vẫn cần rèn luyện thêm các kỹ năng khác như giao tiếp, phân tích, và quản lý thời gian. Điều này giúp bạn có được sự chuẩn bị toàn diện để đạt vị trí công việc mơ ước.

Những câu hỏi thường gặp về chứng chỉ CFA

Những câu hỏi thường gặp về chứng chỉ CFA

11.1. Học CFA có cần tiếng Anh?

CFA là chứng chỉ quốc tế, vì vậy tất cả tài liệu học tập và bài thi đều bằng tiếng Anh. Ứng viên cần có trình độ tiếng Anh tốt để hiểu và áp dụng kiến thức, đặc biệt là tiếng Anh chuyên ngành Tài chính – Kế toán – Đầu tư.

Nếu bạn lo lắng về khả năng tiếng Anh của mình, hiện ở SAPP Academy cung cấp các khóa học bổ trợ giúp cải thiện kiến thức nền tảng Kinh tế và tiếng Anh chuyên ngành để bạn tự tin hơn khi bước vào học chính thức CFA. 

11.2. Việt Nam có bao nhiều người có chứng chỉ CFA?

Tại Việt Nam có bao nhiêu CFA Charterholder?

Theo thống kê từ Báo Đầu Tư, tính đến tháng 12 năm 2019, Việt Nam có gần 260 người đã đạt được chứng chỉ CFA. Con số này đang tăng dần mỗi năm, phản ánh nhu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực tài chính chất lượng.

Còn theo dự báo từ cộng đồng CFA tại Việt Nam thì mỗi năm họ lại chào đón thêm khoảng 30 CFA Charterholders, và con số hiện tại đã lên tới khoảng 600 CFA Charterholders. Đây là con số chính thức tại viện CFA. Bạn có thể tra cứu thêm tại trang https://directory.cfainstitute.org/.

11.3. Tỷ lệ thi đỗ CFA là bao nhiêu?

Tỷ lệ đỗ chứng chỉ CFA

Tỷ lệ thi đỗ CFA trung bình toàn cầu dao động như sau:

  • Level 1: 37%
  • Level 2: 46%
  • Level 3: 48%

Từ đây, có thể thấy chứng chỉ tài chính quốc tế CFA là một chứng chỉ nghề nghiệp khó, với tỷ lệ đỗ không tới 50%. Tuy nhiên, cũng có thể nhận thấy rằng tỷ lệ này tăng dần theo từng cấp độ, nên hãy cứ kiên trì trên hành trình theo đuổi chứng chỉ CFA của bản thân.

(Nguồn: https://300hours.com/cfa-pass-rates/) 

11.4. Có học bổng nào cho chương trình học CFA không?

Học phí và lệ phí thi chứng chỉ CFA thường có giá thành khá cao, nhưng tin vui là Viện CFA đã cung cấp nhiều chương trình học bổng nhằm khuyến khích và hỗ trợ học viên trên toàn cầu. Điều này giúp mở rộng cơ hội học tập, đặc biệt cho những ai đam mê tài chính nhưng còn gặp khó khăn về chi phí.

Các chương trình học bổng chính thức từ viện CFA

  • Access Scholarship: Dành cho những ứng viên gặp khó khăn về tài chính, học bổng này giảm đáng kể phí thi xuống còn 400 USD.
  • Professor Scholarship: Hỗ trợ các giảng viên muốn theo đuổi chứng chỉ CFA. Học bổng này sẽ miễn phí ghi danh và giảm lệ phí đăng ký thi còn 400 USD.
  • Student Scholarship: Dành cho sinh viên đang theo học tại các trường đại học đối tác của viện CFA, giảm lệ phí đăng  thi xuống còn 600 USD và miễn phí đăng ký thi. 

Khi đăng ký học tại SAPP, ngoài chương trình học bổng Futurewards kể trên giúp học viên tiết kiệm lên tới 90% học phí, SAPP còn có chính sách Thanh toán học phí bằng Hình thức trả góp qua thẻ tín dụng, lãi suất 0%, cụ thể:

  1. Hình thức trả góp được áp dụng cho tất cả học viên muốn đăng ký tham gia học tập CFA tại SAPP và với hình thức trả góp qua thẻ tín dụng tại SAPP với lãi suất 0%.
  2. Kỳ thanh toán đang được áp dụng là 6 tháng hoặc 9 tháng, học viên có thể lựa chọn sao cho phù hợp với tài chính cá nhân của mình.
  3. Mức học phí sẽ được chia đều cho 6 hoặc 9 tháng và Ngân hàng sẽ có thông báo thực hiện giao dịch với chủ tài khoản định kỳ hằng tháng.

Đối với hình thức trả góp, học viên vẫn hoàn toàn được đảm bảo tất cả đặc quyền, cũng như các chính sách hỗ trợ học viên có tại SAPP trong suốt quá trình học tập.

Xem thêm: CFA Scholarship – Cơ hội vàng để chinh phục chứng chỉ CFA

11.5. Cần học gì để làm nền tảng trước khi học CFA?

Học CFA còn cần gì ngoài kiến thức cơ bản về tài chính, kế toán, và đầu tư? Bạn sẽ cần rèn luyện kỹ năng đọc hiểu tiếng Anh chuyên ngành để có thể theo kịp chương trình học. Tại SAPP, mọi học viên sẽ được thiết kế lộ trình học cá nhân hóa gồm 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Bổ trợ 
  • Giai đoạn 2: Học chính thức
  • Giai đoạn 3: Ôn thi 

Lộ trình học CFA cá nhân hóa tại SAPP

Trước khi bắt đầu bước vào chương trình học thực tế, mọi học viên tại SAPP sẽ tham gia vào bài kiểm tra đánh giá năng lực đầu vào để đánh giá năng lực hiện tại. Từ đó, SAPP sẽ xây dựng và tư vấn lộ trình và kế hoạch học tập cá nhân hóa cho từng học viên.

Đặc biệt, đối với các học viên chưa vững kiến thức nền tảng hoặc chưa tự tin về vốn tiếng Anh của mình trước khi tham gia vào một khóa đào tạo chuyên sâu chứng chỉ Quốc tế. SAPP cũng sẽ tổ chức chương trình bổ trợ năng lực kiến thức chuyên môn và ngoại ngữ để đảm bảo yêu cầu đầu vào, giúp bạn có thể nhanh chóng bắt kịp trong quá trình học chính thức.

Kết luận 

Chứng chỉ CFA không chỉ là minh chứng cho kiến thức và kỹ năng chuyên môn mà còn mở ra cánh cửa đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn trong lĩnh vực tài chính và đầu tư. Tuy nhiên, hành trình chinh phục CFA đòi hỏi sự cam kết, kiên trì và đầu tư cả về thời gian lẫn chi phí. 

Nếu bạn đang tìm kiếm một trung tâm đào tạo uy tín để đồng hành, SAPP Academy sẵn sàng hỗ trợ bạn với chương trình đào tạo chất lượng, đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và các khóa học phù hợp mọi cấp độ.

Với kinh nghiệm đồng hành cùng 1000+ học viên CFA mỗi năm, SAPP luôn tự hào là học viện đào tạo CFA lớn nhất Việt Nam, cam kết chất lượng giảng dạy và dịch vụ chăm sóc học viên cẩn thận, chu đáo. Nếu bạn đang quan tâm đến khóa học CFA SAPP, đăng ký nhận tư vấn tại đây để được đưa ra lời khuyên về định hướng cũng như lộ trình học tập phù hợp với năng lực.

Liên hệ với SAPP qua Fanpage hoặc Website nếu cần bất cứ hỗ trợ nào nhé!

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Ứng Dụng Thực Tế Của CFA Qua Góc Nhìn Từ Head Of Fixed Income Trading, TPBANK

Cùng lắng nghe chuyện học và vận dụng CFA từ một trong số giảng viên...

12 Lời Khuyên Pass Kỳ Thi CFA Từ Người Ra Đề Của CFA Institute

Vượt qua kỳ thi CFA Level 1 của chứng chỉ CFA không hề dễ dàng. Thực tế...

Quỹ phòng hộ là gì? Liệu có an toàn như chính cái tên?

Tìm hiểu về quỹ phòng hộ là gì và có nên đầu tư và các...

So Sánh 3 Cấp Độ Của Kỳ Thi CFA

Ba cấp độ của kỳ thi CFA phản ánh sự phát triển kiến thức tài...

【EQUITY INVESTMENT LÀ GÌ】- Tất Tần Tật Về Equity Investment

Equity Investment là môn học chiếm tỷ lệ khá cao trong cả 3 level của...

Tất Tần Tật Về Học Và Thi Fixed Income CFA

Fixed Income là một trong các môn học quan trọng trong chương trình đào tạo...

CFA Scholarship 2022: CFA Institute Chính Thức Mở Đơn Đăng Ký Nhận Học Bổng Access Scholarship Và Women’s Scholarship

Lệ phí thi CFA vốn là một trong số những khoản phí không dễ để...

So Sánh Đầu Tư Trực Tiếp Và Đầu Tư Gián Tiếp Có Gì Khác Biệt

So sánh đầu tư trực tiếp và gián tiếp có những điểm giống nhau và...