# Lợi Nhuận Tài Chính Là Gì? Công Thức Tính Lợi Nhuận
Mục đích hoạt động của hầu hết các doanh nghiệp đều là tạo ra lợi nhuận. Là một chỉ số quan trọng, lợi nhuận tài chính như một báo cáo tình trạng sức khỏe của doanh nghiệp. Vậy đối với nhà quản trị, Lợi nhuận tài tính là gì, công thức tính ra sao? Hãy để SAPP Academy giải đáp thắc mắc này nhé!
1. Lợi nhuận tài chính là gì?
Lợi nhuận tài chính là số tiền mà doanh nghiệp tạo ra sau khi đã thanh toán những chi phí cần thiết. Bằng những hoạt động kinh doanh như buôn bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ, cho thuê tài sản,… doanh nghiệp kiếm được doanh thu.
Doanh thu được dùng để thanh toán những khoản chi phí cần thiết để giúp duy trì hoạt động của doanh nghiệp, phần còn lại chính là lợi nhuận.
Lợi nhuận là yếu tố quan trọng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô và ngành hàng để biết được bao nhiêu tiền đang được giữ lại sau các khoản chi phí.
2. Công thức tính lợi nhuận tài chính
Sau khi trả lời được câu hỏi lợi nhuận tài chính là gì, nhà đầu tư cần phải biết được cách tính lợi nhuận ra sao. Công thức cơ bản và chung nhất để tính lợi nhuận như sau:
Lưu ý: Lãi vay được tính vào chi phí tài chính. Nếu trường hợp doanh nghiệp có phần vay nợ cùng lãi suất cao và lớn hơn doanh thu, lợi nhuận sẽ mang dấu âm. Hiện tượng này trong tài chính được gọi là lỗ giả.
3. Một vài lưu ý khi tính toán lợi nhuận tài chính là gì?
Cũng như những chỉ số tài chính khác, khi biết được công thức tính lợi nhuận tài chính là gì, nhà quản trị cần đặc biệt hiểu rõ những lưu ý khi tính toán để tránh sai sót. Dựa trên công thức chung, có những chỉ số lợi nhuận khác bao gồm các thành phần khác nhau. Tuỳ theo thông tin mà người phân tích muốn nhận được, các thành phần về chi phí cũng như là doanh thu sẽ được thay đổi để phù hợp với nhu cầu.
Đối với các nhà đầu tư, điều mà họ quan tâm nhất chính là lợi nhuận tài chính. Nếu để nhà đầu tư so sánh giữa hai doanh nghiệp, lợi nhuận càng cao, số tiền đầu tư của họ càng mang lại được lời cao.
Có nghĩa là, lợi nhuận tài chính của doanh nghiệp phải cao hơn hoặc bằng mức kỳ vọng của nhà đầu tư đưa ra. Thêm vào đó, không ai mong muốn vấp phải những nguy hiểm về tài chính. Những chỉ số lợi nhuận của doanh nghiệp cần mang lại cho nhà đầu tư một sự an toàn nhất định.
4. Các lợi nhuận khác khi phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
Ngoài công thức tính lợi nhuận chung, trong báo cáo tài chính còn xuất hiện những chỉ số lợi nhuận tài chính khác, tùy theo mục đích sử dụng của nhà quản trị. Vậy công thức và của những chỉ số khác về lợi nhuận tài chính là gì?
• Lợi nhuận gộp
Lợi nhuận gộp là phần lợi nhuận còn lại sau khi trừ đi phần vốn và chi trả cho dịch vụ, các chi phí phát sinh trực tiếp khi diễn ra hoạt động sản xuất. Bởi vì phần chi phí trực tiếp để sản xuất trong đó là phần không thể cắt giảm, vậy nên lợi nhuận gộp thường được các nhà quản trị dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Đặc biệt là khi họ chuẩn bị đầu tư mở rộng kinh doanh.
Công thức:
Lợi nhuận gộp = doanh thu thuần – giá vốn hàng bán
hoặc: Doanh thu thuần = Tổng doanh thu – Các khoản giảm trừ chi phí
• Lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ
Lợi nhuận bán hàng là khoản lợi nhuận được trực tiếp tạo ra từ hoạt động kinh doanh (bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ,…) của doanh nghiệp. Những chi phí cần trừ trong khoản lợi nhuận này bao gồm những chi phí cho hoạt động buôn bán, chi phí quản lý và những phụ phí khác.
Công thức:
Lợi nhuận bán hàng = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý
• Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)
Với những nhà quản trị, nếu đã hiểu rõ lợi nhuận tài chính là gì thì họ cũng sẽ không bỏ qua EBIT. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay – Earnings Before Interest and Taxes (EBIT) là phần thu nhập doanh nghiệp tạo ra sau khi đã trừ đi tất cả các loại chi phí, chưa tính thuế và lãi vay. EBIT thường được các nhà đầu tư đưa ra làm thước đo chung để so sánh các doanh nghiệp. Đôi khi những nhà quản trị còn dùng EBIT để đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có đang sinh lời hay không.
Công thức:
Doanh thu – Giá vốn hàng bán – Chi phí hoạt động
hay: EBIT = Lợi nhuận trước thuế + Lãi Vay
Tạm kết: Đối với nhà đầu tư, chỉ số lợi nhuận tài chính chưa đủ để đánh giá toàn bộ tình trạng kinh doanh của doanh nghiệp. Để tránh khỏi những rủi ro, còn nhiều những chỉ số khác đưa ra nhiều thông tin khác nhau mà nhà đầu tư cũng cần quan tâm. Tìm hiểu những chỉ số khác về đầu tư – tài chính tại website hoặc fanpage của SAPP Academy ngay!