Tháp tài sản là gì? Kinh nghiệm quản trị tài chính thành công
Tháp tài sản là một mô hình phân bổ khối tài sản theo nhiều tầng lớp khác nhau nhằm tạo lập khối tài sản bền vững. Cùng tìm hiểu chi tiết về tháp tài sản tại bài viết này để đúc rút kinh nghiệm xây dựng và quản trị tài chính cá nhân bền vững.
1. Tháp tài sản là gì? Các loại tài sản cơ bản trong tháp tài sản
Đây là một mô hình phân bổ từng loại tài sản vào các khối khác nhau. Mỗi tầng sẽ tương ứng một loại tài sản, đảm nhận một vai trò khác nhau trong cuộc sống. Tương tự như kim tự tháp của người Ai Cập cổ đại, tháp tài sản sẽ bền vững theo thời gian nhờ vào kết cấu vững chắc khi xây dựng tháp. Cùng với phần móng chắc chắn để nâng đỡ toàn bộ hệ thống tháp bên trên.
Tầng đáy to nhất và vững chắc hơn các tầng phía trên nên tạo thành một mô hình giống Kim tự tháp. Đây được xem là một nền móng vững chắc cho tháp tài sản, dùng để đảm bảo cho mức sống cơ bản. Càng lên cao thì mức độ an toàn sẽ giảm xuống, thường là các khoản đầu tư mạo hiểm nhằm gia tăng tài sản tương lai.
Tháp tài sản thường được chia thành 5 tầng bao gồm tài sản vô hình, tài sản bảo vệ, tài sản tạo thu nhập, tài sản tăng trưởng và cuối cùng chính là tài sản mạo hiểm. Trong đó mỗi tầng của tháp đều là cơ sở để phát triển của các tầng tiếp theo.
2.1. Tài sản vô hình
Đây là loại tài sản nằm dưới cùng của tháp tài sản. Phần này được tích lũy sớm nhất nhằm tạo nền móng cho các tầng phía trên. Tuy không thể nhìn thấy những tài sản này nhưng nó đóng vai trò quan trọng trong làm nền móng để tạo ra các lớp tài khoản khác.
Đây có thể xem là kiến thức, kinh nghiệm, các kỹ năng và mối quan hệ của bản thân. Bạn cần phải có nhiều trải nghiệm, rèn luyện, va vấp nhiều, duy trì liên tục thì mới có thể tạo ra chúng. Có thể xem đây là một loại tài sản quan trọng nhất. Càng có nhiều tài sản vô hình, bạn càng có cơ hội để tạo ra được nhiều tài sản hữu hình.
2.2. Tài sản bảo vệ
Tiếp theo để vững vàng hơn trong cuộc sống, bạn cần đảm bảo được các yếu tố sức khỏe, tinh thần. Tài sản bảo vệ là một loại tài sản dùng trong mục đích dự phòng khi cá nhân xảy ra các rủi ro, biến cố như bệnh tật, thất nghiệp,… Đây chính là số tiền tiết kiệm, có thể là tiền mặt, vàng, bất động sản, các loại tài sản có thể chuyển đổi dễ dàng thành tiền để bạn sử dụng trong lúc khó khăn.
2.3. Tài sản tạo thu nhập
Đến lớp thứ 3 có diện tích nhỏ hơn nhưng cao hơn 2 lớp đầu tiên. Giống như tên gọi của nó thì đây là loại tài sản trực tiếp tạo ra thu nhập cho bạn. Loại tài sản này có thể là: Tiền lương, tiền thu được từ việc cho thuê nhà, lãi gửi tiết kiệm, tiền cổ tức mà doanh nghiệp trả cho cổ đông, tiền lãi từ những hoạt động kinh doanh,…
2.4. Tài sản tăng trưởng
Khi đạt được đến một ngưỡng an toàn nhất định, bạn hoàn toàn có thể bồi thêm một lớp tài sản cao hơn. Đây Là một lớp tài sản sẽ đưa lại cho bạn nguồn thu nhập thụ động hàng tháng. Loại tài sản này chính là các khoản đầu tư nhằm tăng trưởng, kiếm lợi nhuận.
Tuy nhiên, đi kèm với đó là những rủi ro có thể xảy đến. Tài sản tăng trưởng có thể kể đến như là cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản,..
2.5. Tài sản mạo hiểm
Cuối cùng là lớp tài sản nằm ở đỉnh chóp kim tự tháp, được xây dựng sau khi đã có những lớp tài sản phía dưới đủ chắc chắn, vững chãi. Đây là một loại tài sản mạo hiểm được phân bổ vào những kênh đầu tư nhiều rủi ro như tiền điện tử, chứng khoán phái sinh, cổ phiếu… Tuy rủi ro cao thường đi đôi với lợi nhuận thu về từ các kênh đầu tư này cũng sẽ rất cao.
Tuy nhiên, đây không phải là khoản một đầu tư bắt buộc phải có trong danh mục tài sản mỗi người. Bạn chỉ nên xây dựng loại tài sản mạo hiểm khi các lớp phía dưới đã vững chắc và ổn định.
2. Tháp tài sản dùng để làm gì?
Tháp tài sản được phân chia thành các tầng rõ ràng cùng với độ rộng khác nhau. Diện tích của mỗi tầng của kim tự tháp thể hiện sự ưu tiên và tỷ trọng của mỗi loại tài sản trong tổng tài sản của bạn. Xây dựng tháp tài sản giúp bạn quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả, xây dựng kế hoạch tài chính cũng chính ổn định cho hiện tại và tương lai.
Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân là vô cùng quan trọng và cần thiết. Với kỹ năng này, bạn có thể cân bằng được chi tiêu và đầu tư trong cuộc sống, không phải rơi vào tình trạng đầu tháng nặng túi, cuối tháng cháy túi, khi có việc đột xuất xảy ra không có một khoản tiền dự phòng.
Nếu trước đây bạn kiếm ra tiền nhưng không biết cách sắp xếp các khoản chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư vào đâu hợp lý, khi xây dựng tháp tài sản bạn sẽ biết cách phân bổ thu nhập của mình vào đúng nơi, đúng chỗ. Từ đó, bạn sẽ xây dựng được nền móng tài chính vững vàng cho tương lai.
3. Ưu và nhược điểm của tháp tài sản?
3.1. Ưu điểm
Tháp tài sản là một phương pháp để mỗi người xây dựng và phân bổ nguồn tài chính phù hợp cho bản thân, bồi dưỡng từng tầng ngày càng thêm bền vững để hướng đến tự do tài chính. Nó nhắc nhở bạn nên cần dành thời gian nhiều hơn cho các loại tài sản ở tầng dưới trước rồi mới tiến tới các tầng tiếp theo.
Mô hình tháp rất phù hợp và hữu ích cho những ai không có kế hoạch chi tiêu, tích lũy, đầu tư hợp lý.
Thông qua tháp tài sản, bạn sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn trong việc tiết kiệm, đầu tư, tích lũy tài sản. Bạn sẽ không phải mất đi quá nhiều thời gian cho việc lựa chọn tiết kiệm hay đầu tư với một khoản tiền cụ thể. Đi theo lộ trình của tháp tài sản, khả năng tài chính của bạn sẽ được tăng cao theo thời gian.
3.2. Nhược điểm
Tháp tài sản cũng chỉ là một trong những phương pháp tài chính cá nhân. Phương pháp này đòi hỏi rằng bạn phải có quá trình đi lâu dài và có nguyên tắc thì mới nhận thành quả. Nếu ngay từ đầu bạn chọn sai phương pháp hay lên kế hoạch không chính xác sẽ mất thời gian cho mình cũng như phải phân bổ lại chi tiêu sao cho hợp lý.
Mô hình tháp tài sản không quy định rõ hạn mức đối với từng tầng. Khi nào các tầng tài sản vô hình, tài sản bảo vệ và tài sản thu nhập được gọi là ổn định để phát triển tầng tiếp theo? Do đó, bạn cần phải tự cân bằng, điều chỉnh các khoản mục tài sản của mình. Quá trình đó có thể xảy ra những sai sót khiến cho tháp tài sản không được bền vững.
4. Kinh nghiệm xây dựng tháp tài sản bền vững
Khi xây dựng tháp tài sản, có hai nguyên tắc bạn cần phải tuân thủ như sau:
- Xây từ dưới lên: Xây tháp tài sản cũng giống như việc xây nhà vậy, nền móng vững chắc thì ngôi nhà mới kiên cố. Vì vậy, bạn cần xây tháp theo lộ trình từ dưới lên cao, lớp dưới kiến cố rồi mới đến lớp trên.
- Đáy tháp càng rộng càng tốt: Đáy của tháp chính là lớp tài sản vô hình, là loại tài sản được tích lũy sớm nhất và có diện tích lớn nhất trong tháp tài sản. Đây là lớp quan trọng nhất, quy mô tài sản vô hình tỷ lệ thuận với quy mô phát triển tài sản của bạn trong tương lai.
Từ những kiến thức trên, hy vọng bạn đã có thể tự tạo ra được tháp tài sản cá nhân thông minh phù hợp với mục tiêu và nhu cầu tài chính và thực hiện thật nghiêm túc để sớm đạt được mục tiêu tự do tài chính.
Nếu như bạn muốn tối ưu hiệu quả khi xây dựng tháp tài sản, hãy trang bị thêm những kiến thức liên quan đến Tài chính – Đầu Tư thông qua khoá học CFA Online tại SAPP Academy. Với chương trình đào tạo chuẩn quốc tế, khoá học giúp bạn tiếp thu kiến thức chuẩn hoá một cách linh động thời gian, toàn bộ nội dung được cập nhật sát với thị trường để từ đó có nhìn nhận tổng quát và đưa ra các quyết định liên quan đến Tài chính chính xác hơn.
Liên hệ với SAPP qua Fanpage hoặc Website nếu cần bất cứ hỗ trợ nào nhé!