CFA20/06/2024

Vốn Oda Là Gì? Ưu – Nhược Điểm Của Nguồn Vốn Oda?

vốn oda là gì

Chắc hẳn bạn đã từng nghe thuật ngữ vốn ODA nhưng chưa thực sự hiểu rõ ODA là gì? Vậy Vốn ODA là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu khái niệm, ưu và nhược điểm của vốn ODA qua bài viết dưới đây.

1. Nguồn vốn ODA là gì?

Hỗ trợ phát triển chính thức (hay viết tắt theo từ tiếng anh là ODA) là một phương thức đầu tư nước ngoài. Đôi khi nó còn được gọi là viện trợ.

  • Gọi nó là Hỗ trợ vì các khoản đầu tư này thông thường là các khoản cho vay không có lãi suất hoặc lãi suất tương đối thấp với thời hạn vay cũng khá dài.
  • Gọi nó là phát triển vì mục tiêu trên danh nghĩa của các khoản đầu tư này là dùng để phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi tại nước nhận được đầu tư.
  • Gọi nó là chính thức, vì nó thường là cho Nhà nước vay.

vốn oda là gì

Diễn đạt theo cách khác thì vốn ODA là nguồn tiền mà chính phủ, các cơ quan chính thức của các nước hay các tổ chức phi chính phủ, quốc tế cho các nước đang phát triển hay kém phát triển vay dùng để phát triển kinh tế – xã hội. Việt Nam chính là một nước nhận nhiều nguồn viện trợ ODA từ các quốc gia đang phát triển, nhiều nhất là từ Nhật Bản.

2. Ưu – nhược điểm của ODA

2.1. Ưu điểm

  • Nguồn vốn ODA hỗ trợ phát triển được cơ sở hạ tầng, phát triển trong giáo dục, giúp cho kinh tế nước nhà phát triển.
  • Lãi suất khá thấp (thường là dưới 3%, trung bình từ 1-2%/năm).
  • Thời gian cho vay khá dài ( trong khoảng 25-40 năm mới cần phải hoàn trả và thời gian ân hạn thương từ 8-10 năm).
  • Trong nguồn vốn ODA luôn có một phần viện trợ không cần phải hoàn lại, thấp nhất là khoản 25% của tổng số vốn ODA.

vốn oda là gì

2.2. Nhược điểm

  • Các nước giàu khi tiến hành viện trợ ODA đều đi kèm với những lợi ích và chiến lược như việc mở rộng thị trường mở rộng hợp tác có lợi cho chính họ, đảm bảo được mục tiêu về an ninh quốc phòng hoặc đeo đuổi mục tiêu chính trị…
  • Nước tiếp nhận vốn ODA cũng được yêu cầu phải từng bước mở cửa thị trường để bảo hộ cho những danh mục hàng hóa mới của nước tài trợ ODA; yêu cầu cần có những ưu đãi đối với nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài như cho phép họ được đầu tư vào những lĩnh vực bị hạn chế, khả năng sinh lợi nhuận cao.
  • Nguồn vốn ODA từ các nước giàu cung cấp đến những nước nghèo cũng thường đi kèm với việc mua trang thiết bị hoặc trả phí dịch vụ từ các nước này mà đôi khi không thích hợp, thậm chí là không có cần thiết đối với các nước nghèo
  • Trong quá trình sử dụng vốn vay ODA, nếu phát sinh ra tình trạng tham nhũng, lãng phí, trình độ quản lý thấp hay thiếu kinh nghiệm điều hành dự án sẽ vô cùng nguy hại cho nước đi vay ODA.
  • Sự thay đổi của tỷ giá hối đoái có thể làm cho giá trị dòng vốn ODA tăng lên rất là cao, đến khi tiến hành trả nợ thì giá trị ODA cũng sẽ rất lớn.
  • Thông qua hình thức nhà thầu hoặc là hỗ trợ chuyên gia, của nước nhận khoản vay. Như vậy, nước cho vay sẽ được lợi ở nhiều mặt: được tiếng là nước đi viện trợ vốn ODA, các doanh nghiệp của nước cho vay cũng được lợi khi có các hoạt động tại thị trường nước đi vay, được hưởng nhiều quyền lợi về kinh tế, chính trị…

3. Các hình thức cung cấp vốn ODA hiện nay

vốn oda là gì

Căn cứ vào Điều 4 thuộc Nghị định 114/2021/NĐ-CP, có các phương thức cung cấp vốn ODA như sau, bao gồm:

  • Chương trình.
  • Dự án.
  • Phi dự án.
  • Hỗ trợ ngân sách.

4. Các loại vốn ODA cần biết

4.1. Viện trợ không hoàn lại

Đây là hình thức vay vốn mà nước vay không cần phải hoàn trả lại. Mục đích của nguồn vốn này sẽ được sử dụng để đem đi thực hiện các dự án cho nước vay dựa theo thỏa thuận của 2 nước với điều kiện đó là các nhà thầu dự án sẽ do bên cho vay đảm nhận.

Tuy nhiên có thể xem viện trợ không hoàn lại như là một nguồn thu ngân sách của nhà nước. Được cấp phát lại dựa theo nhu cầu phát triển kinh tế và xã hội của đất nước.

vốn oda là gì

4.2. Viện trợ có hoàn lại

Đây là hình thức vay vốn ODA với một lãi suất khá ưu đãi và trong một thời gian trả nợ thích hợp. Tín dụng ưu đãi chiếm một tỉ trọng khá lớn trong tổng số vốn ODA trên toàn thế giới. Nó không được sử dụng cho các mục tiêu xã hội, môi trường. Mà thông thường sẽ được sử dụng cho các dự án về cơ sở hạ tầng thuộc các lĩnh vực về giao thông vận tải, nông nghiệp, thủy lợi, năng lượng…Tạo nên nền tảng vững chắc cho ổn định và tăng trưởng kinh tế. Các điều kiện ưu đãi như sau, bao gồm:

  • Lãi suất thấp
  • Thời gian trả nợ dài
  •  Có khoảng thời gian không cần trả lãi hoặc trả nợ.

4.3. Vốn ODA hỗn hợp

Đây là loại ODA kết hợp cả hai dạng đã nêu ở phía trên, bao gồm một phần không hoàn lại và cả tín dụng ưu đãi.

Như vậy, bạn có thể nhận thấy rằng nguồn vốn ODA sẽ hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển giáo dục, y tế … Đưa nền kinh tế của của đất nước phát triển đi lên.

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
​​​​​​​Phương Pháp Đầu Tư Top-Down Và Bottom-Up Là Gì?

​​​​​​​Phương pháp đầu tư Top-Down và Bottom-Up là hai phương pháp phân tích mà nhà...

Ứng Dụng Công Cụ Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Trong Đầu Tư

Để phân tích báo cáo tài chính, thông thường các chuyên viên tài chính sẽ...

[Cập nhật] Những Thay Đổi Chính Thức Trong CFA Curriculum 2024

Mới đây, Viện CFA đã chính thức công bố toàn bộ các thay đổi trong...

#1 Đầu Tư Trái Phiếu Chính Phủ Ra Sao? Ưu – Nhược Điểm

Không phải nhà đầu tư nào cũng hiểu rõ về trái phiếu, đặc biệt là...

#1 Chứng Quyền Có Bảo Đảm Là Gì & Kiến Thức Cần Biết

 Chứng quyền có bảo đảm, tiếng anh là Covered warrant (CW) chính là loại chứng...

#[Tìm Hiểu] Quy Chế Tài Chính Là Gì? Vai Trò Và Nguyên Tắc

Tài chính công – Public Finance là tổng thể các hoạt động mà chính phủ...

Hé Lộ “Bí Kíp” Trở Thành Top 10% Thế Giới Kỳ Thi CFA Level 1 Từ Sinh Viên Năm Cuối NEU

Đâu là bí quyết đã giúp cậu sinh viên năm cuối NEU trở thành Top...

#So Sánh Chứng Chỉ MBA và CFA | Nên Học Chứng Chỉ Nào?

Chứng chỉ MBA hay CFA sẽ phù hợp hơn với dân Tài Chính? Liệu CFA...