CFO KPIs - Đâu là những chỉ số hiệu suất "đúng" cho CFO?

Cũng như những vị trí khác trong doanh nghiệp, Giám đốc Tài chính (CFO) cũng cần có những KPIs để kiểm soát hiệu suất và bám sát kế hoạch đã đề ra. Vậy KPI cho vị trí Giám đốc Tài chính gồm những gì? Cần lưu ý điều gì trước khi thiết lập KPIs? Cùng SAPP tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

1. KPIs cho vị trí Giám đốc Tài chính gồm những chỉ số nào? 

Chỉ số KPIs vận hành giúp đo lường hiệu suất của quy trình hiện tại và cung cấp thông tin về tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp. KPIs cho vị trí Giám đốc Tài chính bao gồm những chỉ số sau đây: 

  • Lợi nhuận ròng (Net Profit).
  • Lợi nhuận biên ròng (Net Profit Margin).
  • Lợi nhuận biên gộp (Gross Profit Margin).
  • Lợi nhuận biên hoạt động (Operating Profit Margin).
  • Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu (Revenue Growth Rate).
  • Chỉ số tổng lợi nhuận đem lại cho cổ đông (Total Shareholder Return – TSR).
  • Giá trị kinh tế gia tăng (Economic Value Added – EVA).
  • Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (Return on Investment – ROI).
  • Tỷ lệ thu nhập trên vốn đầu tư (Return on Capital Employed – ROCE).
  • Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (Return on Assets – ROA).
  • Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity – ROE).
  • Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (Debt-to-Equity Ratio).
  • Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (Cash Conversion Cycle – CCC).
  • Tỷ lệ vốn lưu động (Working Capital Ratio).
  • Tỷ lệ chi phí hoạt động (Operating Expense Ratio – OER).
  • Tỷ lệ chi phí vốn trên doanh thu (CAPEX to Sales Ratio).
  • Hệ số giá trên thu nhập một cổ phần (Price Earnings Ratio – P/E Ratio).

Chỉ số KPIs vận hành giúp đo lường hiệu suất của quy trình hiện tại và cung cấp thông tin về tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp.

2. Những lưu ý khi thiết lập KPIs cho vị trí Giám đốc Tài chính

Khi nhận hay thiết lập KPIs cho Giám đốc Tài chính, cần lưu tâm đến những vấn đề về mục tiêu, thiết lập KPIs phù hợp với doanh nghiệp, tính nhất quán, tính khả thi và cần được cập nhật liên tục. Cùng SAPP tìm hiểu chi tiết hơn trong các phần dưới đây.

2.1. Đảm bảo sự liên kết giữa KPIs và mục tiêu của doanh nghiệp

Xác định mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp và dựa trên những mục tiêu đó để thiết lập KPIs phù hợp là một quy trình rất quan trọng. Cụ thể hơn, khi thiết lập KPIs cho vị trí Giám đốc Tài chính cần đảm bảo rằng mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp tại từng giai đoạn được liên kết chặt chẽ với các chỉ số KPIs. Nếu không đáp ứng được vấn đề này, hiệu quả công việc sẽ không như mong đợi, thay vào đó sẽ lãng phí các nguồn lực và tài nguyên của doanh nghiệp.

Việc thiết lập KPIs cho Giám đốc Tài chính chính xác là đưa ra một mục tiêu, kết quả cụ thể nhằm định hướng công việc cho CFO, đồng thời thuận tiện cho việc đo lường hiệu quả công việc. Mỗi doanh nghiệp sẽ có những định hướng, mục tiêu phát triển khác nhau, vì vậy chỉ số KPIs của mỗi công ty cũng sẽ khác nhau. 

Khi doanh nghiệp có những mục tiêu, kế hoạch, định hướng rõ ràng thì cũng sẽ xây dựng được KPIs cụ thể cho Giám đốc Tài chính.

2.2. Các chỉ số KPIs phù hợp

Các chỉ số KPIs cần phản ánh thông tin về hiệu quả làm việc và các hoạt động cần thực hiện để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp. Điều này là một trong những yếu tố quyết định quan trọng về hiệu quả khi áp dụng KPIs cho vị trí CFO.

Các chỉ số KPIs cần phản ánh thông tin về hiệu quả làm việc và các hoạt động cần thực hiện để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp

Để CFO có thể lựa chọn được những chỉ số phù hợp trong bộ KPIs, CFO cần thực hiện các công việc như sau:

  • Thiết lập quy trình làm việc.
  • Xác định yêu cầu công việc.
  • Xác định thông số đánh giá hiệu quả công việc.
  • Các sai số điều chỉnh KPIs.
  • Xác định rõ các yếu tố có thể ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.

Hãy đối chiếu các yếu tố có thể ảnh hướng đến hiệu quả công việc với mục tiêu của doanh nghiệp. Điều này nhằm đảm bảo sự phù hợp tối ưu cho các chỉ số KPIs. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện có thể do những yếu tố giới hạn về năng lực hoặc kinh nghiệm quản trị mà CFO có thể không đạt được mục tiêu đề ra theo KPIs.

2.3. Số lượng KPIs và năng lực thực hiện

Một doanh nghiệp có thể đề ra nhiều chỉ số KPIs khác nhau nhằm đánh giá hiệu quả công việc của CFO. Tuy nhiên không cần thiết phải sử dụng tất cả các chỉ số đó mà cần có sự chọn lựa thực sự phù hợp với vị trí và khả năng thực hiện dựa theo nguồn lực và con người của doanh nghiệp này.

Thực tế, đã có nhiều doanh nghiệp sử dụng quá nhiều hoặc quá ít chỉ số KPIs dẫn đến công việc không hiệu quả. Chính vì vậy, theo những chuyên gia tài chính, đối với vị trí CFO chỉ nên sử dụng từ 4 đến 10 chỉ số KPIs. Bên cạnh đó, những chỉ số này phải là đảm bảo là những chỉ số quan trọng được chọn lọc, có thể tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

2.4. Điều chỉnh KPIs thay đổi theo chiến lược của doanh nghiệp

Mục tiêu của doanh nghiệp có thể thay đổi tùy thuộc vào từng giai đoạn cụ thể tuỳ theo các điều kiện và yêu cầu riêng biệt của mỗi giai đoạn. Vì vậy việc đánh giá và thiết lập mục tiêu, KPIs phải linh hoạt và nên được điều chỉnh để phù hợp với thay đổi trong môi trường kinh doanh và các yếu tố bên ngoài.

Để cập nhật những thay đổi, chiến lược phù hợp để đặt KPIs, cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá các mục tiêu của doanh nghiệp để có những điều chỉnh KPIs cho phù hợp nhất. 

Để cập nhật những thay đổi, chiến lược phù hợp để đặt KPIs, cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá các mục tiêu của doanh nghiệp 

Đánh giá và điều chỉnh KPIs thường xuyên không chỉ giúp doanh nghiệp theo dõi hiệu suất một cách hiệu quả mà còn tạo điều kiện thuận lợi để Giám đốc Tài chính tập trung vào việc hoàn thành các nhiệm vụ có tính quan trọng hoặc cần được ưu tiên hơn. Điều này giúp CFO phản ứng linh hoạt đối với các thay đổi trong môi trường kinh doanh và điều chỉnh chiến lược hoặc ưu tiên một cách nhanh chóng, tăng cường khả năng đáp ứng và thích ứng của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh đầy biến động.

2.5. Điều chỉnh KPIs tài chính phù hợp với mục tiêu kinh doanh

Các CFO hiện đại phải có kỹ năng và đầy đủ dữ liệu để đưa ra những nhận định, đánh giá sâu sắc phía sau các báo cáo đơn thuần. KPIs của CFO vì thế nên được xây dựng theo hướng Storytelling, giúp cung cấp thông tin hữu ích cho bên liên quan nếu CFO muốn thu được một kết quả tích cực.

Dưới đây là một số cách triển khai các KPI quan trọng nhất mà CFO cần phải theo dõi, được phân loại theo từng kiểu mục tiêu chiến lược theo tư duy của Bernie Smith - tác giả cuốn sách KPIs Checklists and Consultant at Made to Measure KPIs, như sau:

  • "Có lợi nhuận: Các KPIs này cho các CFO biết mức lợi nhuận của công ty và mức độ hiệu quả của việc của mình để biến các nguồn lực đầu tư thành lợi nhuận.
  • Duy trì khả năng thanh toán: Các KPIs về duy trì khả năng thanh toán đo lường khả năng đáp ứng chi tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm hoạt động và vốn.
  • Tăng trưởng: Những KPIs dành cho CFO về tăng trưởng cho biết hoạt động kinh doanh đang phát triển nhanh chóng và hiệu quả như thế nào.
  • Quản lý rủi ro: Đo lường xem doanh nghiệp có gặp phải rủi ro không đáng có hay không.
  • Tuân thủ: Đo lường hệ thống kiểm soát nội bộ có giúp CFO tuân thủ hay không.

Mẹo tạo và duy trì KPIs tài chính:

  • Look laterally: Thông thường, không thể đo lường được các động lực kinh doanh thực sự. Vì vậy Đừng từ chối điều gì đó chỉ vì nó dường như không thể đo lường được. Hãy suy nghĩ kỹ càng. Hãy nhìn vào thước đo và nghĩ xem điều gì khác sẽ xảy ra khi điều đó xảy ra.
  • Đánh giá hiệu quả của KPIs của bạn: Doanh nghiệp sẽ phát triển, điều này dẫn đến phải thay đổi KPIs theo hướng phát triển của doanh nghiệp. Xem xét hiệu quả của KPIs định kỳ là một cách tuyệt vời để đảm bảo bạn đang đo lường các mục tiêu chiến lược phù hợp trong doanh nghiệp.
  • Tính đến bối cảnh chung quốc tế: Khi hoạt động trên phạm vi quốc tế sẽ có nhiều mức độ phức tạp khác mà các CFO phải nhận thức được. Ví dụ, quản lý rủi ro tiền tệ trở nên hết sức quan trọng khi giao dịch xuyên biên giới quốc tế. Việc đặt các KPIs như tỷ lệ ngân sách ngoại hối là rất quan trọng để đạt được mục tiêu này.
  • Nắm bắt những thông số trên báo cáo: Nắm bắt những thông tin trên báo cáo giúp CFO nhanh chóng thu thập và xem xét KPIs của mình nhanh chóng, tóm tắt hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cụ thể."

2.6. KPis phải xây dựng, đánh giá dựa trên quan hệ nguyên nhân - kết quả

Các chỉ số KPIs luôn có mối quan hệ nhân quả vô cùng chặt chẽ, hiệu suất của một chỉ số KPIs có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của các chỉ số khác và cả tổng thể hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, khi xây dựng KPIs cho CFO, cần đặc biệt chú ý đến điều mối quan hệ giữa nguyên nhân - kết quả để tránh phạm phải những sai lầm đáng tiếc.

Các chỉ số KPIs luôn có mối quan hệ nhân quả vô cùng chặt chẽ, cần chú ý đến môi quan hệ này khi xây dựng KPI cho CFO

Việc cân nhắc đồng thời cả KPIs kết quả và KPIs nguyên nhân là vô cùng quan trọng trong quản lý hiệu suất của doanh nghiệp. Trong khi KPIs kết quả tập trung vào các chỉ số cuối cùng, KPIs nguyên nhân đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả. Đảm bảo cân bằng giữa hai loại KPIs này giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện hơn về nguyên nhân và kết quả, từ đó có thể đưa ra các chiến lược hiệu quả để cải thiện hoạt động.

 Đặc biệt, không nên tập trung quá mức vào KPIs kết quả mà bỏ quên KPIs nguyên nhân. 

2.7. Tính nhất quán trong chỉ số KPIs cần được đảm bảo

Sự quan trọng của việc xác định, duy trì sự hài hòa và nhất quán giữa các chỉ số KPIs là điều vô cùng cần thiết. Điều này đặc biệt quan trọng vì các chỉ số KPIs thường được áp dụng trong một khoảng thời gian cụ thể và được xây dựng bởi nhiều nhà quản lý khác nhau. Sự hài hòa và nhất quán giữa các chỉ số KPIs giúp đảm bảo tính thực tiễn và hiệu quả của việc áp dụng chúng trong hoạt động doanh nghiệp, cũng như dễ dàng thực hiện các điều chỉnh khi cần thiết.

2.8. KPIs phải có tính khả thi

Khi thiết lập, các chỉ số KPIs cho Giám đốc Tài chính, việc đánh giá cẩn thận tình hình thực tế của doanh nghiệp là quan trọng. Điều này giúp chọn lựa các chỉ số KPIs có tính thực tế cao nhất và dễ thực hiện nhất, đảm bảo rằng chúng phản ánh chính xác tình hình và hỗ trợ quản lý tài chính hiệu quả.

3. Cần chú ý gì để thực hiện KPIs tốt nhất cho vị trí này?

Chỉ thiết lập KPIs cho vị trí CFO phù hợp cho doanh nghiệp là chưa đủ để tối ưu hoá hiệu suất của doanh nghiệp, bên cạnh đó Giám đốc Tài chính cũng cần chú ý một số vấn đề nhất định để thực hiện tốt công việc.

3.1. Nội dung KPIs được truyền đạt rõ ràng, cụ thể

Đầu tiên, cần đảm bảo rằng Giám đốc Tài chính hiểu rõ các chỉ số KPIs mà bản thân phải thực hiện. Các Giám đốc Tài chính cần đảm bảo thông tin về các chỉ số KPIs được truyền đạt một cách rõ ràng và cụ thể. Việc này là cực kỳ quan trọng để đảm bảo Giám đốc Tài chính hiểu rõ mục tiêu và kỳ vọng của doanh nghiệp, từ đó họ có thể hành động một cách hiệu quả nhất để đạt được hiệu suất công việc tốt nhất.

3.2. Đánh giá sự phù hợp của các chỉ số KPIs

Trong quá trình thiết lập KPIs, cần liên tục đánh giá sự phù hợp của các chỉ số này với vai trò và trách nhiệm công việc. Điều này giúp bản thân CFO hiểu rõ nhiệm vụ của mình và tập trung nỗ lực để hoàn thành công việc một cách hiệu quả, đồng thời đảm bảo rằng họ luôn theo kịp các mục tiêu của doanh nghiệp.

Trong quá trình thực hiện KPIs cho vị trí Giám đốc tài chính, cần liên tục đánh giá sự phù hợp của các chỉ số này với vai trò và trách nhiệm công việc

3.3. Quan tâm đến các vấn đề lợi ích

Các yếu tố liên quan đến lợi ích của Giám đốc Tài chính như: lương, thưởng, phúc lợi và điều kiện làm việc, môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần làm việc của CFO. Vì vậy, cần xem xét sự phù hợp của các yếu tố này với KPI để không ngừng cải thiện tinh thần làm việc, giúp nâng cao hiệu quả công việc của CFO.

3.4. Lựa chọn công nghệ, phần mềm quản lý KPIs phù hợp

Ngày nay, việc áp dụng các phần mềm công nghệ để theo dõi và đánh giá các chỉ số KPIs trở nên phổ biến trong các doanh nghiệp. Vì vậy cần lựa chọn công cụ công nghệ phù hợp, đảm bảo rằng việc tích hợp vào phần mềm quản lý của doanh nghiệp không gây ra sự rối loạn trong quy trình hoạt động của công ty.

Cần lựa chọn công cụ phù hợp để theo dõi và đánh giá các chỉ số KPIs

3.5. Liên tục cập nhật, theo dõi KPIs để bám sát tình hình thực thi

Liên tục cập nhật, theo dõi KPIs để bám sát tình hình thực thi là một trong những chú ý khi thực hiện KPIs. Điều này yêu cầu Giám đốc Tài chính cần có những kỹ năng nhất định như sau:

  • Kỹ năng lãnh đạo và tầm nhìn chiến lược: CFO cần có khả năng định hướng, lập kế hoạch và điều phối các hoạt động tài chính của doanh nghiệp, đồng thời phối hợp với các bộ phận khác để đạt được mục tiêu chung.
  • Kỹ năng kế toán và năng lực tài chính doanh nghiệp: CFO cần nắm vững các kiến thức và kỹ năng về kế toán, kiểm toán, báo cáo tài chính, thuế, ngân sách, dự toán, đầu tư, vốn, rủi ro, quản trị tiền mặt, quản trị nợ, quản trị chi phí, quản trị giá trị, quản trị hiệu suất, quản trị rủi ro và các vấn đề pháp lý liên quan.
  • Có trách nhiệm cao với công việc: CFO cần có tinh thần trách nhiệm cao, chịu được áp lực công việc, luôn tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn và đạo đức nghề nghiệp, bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp và cổ đông.
  • Khả năng chịu được áp lực công việc: CFO cần có khả năng chịu được áp lực công việc cao, đối mặt và vượt qua các thách thức từ biến động thị trường, thay đổi chính sách kinh tế, cạnh tranh gay gắt và sự thay đổi liên tục trong hành vi người tiêu dùng.
  • Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình và đàm phán: CFO cần có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình và đàm phán tốt, để có thể truyền đạt, thuyết phục và hợp tác với các bên liên quan như ban lãnh đạo, các bộ phận khác trong doanh nghiệp, các đối tác, khách hàng, nhà cung cấp, ngân hàng, cơ quan chức năng, cơ quan kiểm toán, cơ quan thuế, cơ quan bảo hiểm, cơ quan báo chí và cộng đồng.

4. Doanh nghiệp cần phải làm gì nếu chưa hiểu và tự xây dựng được KPIs cho CFO?

4.1. Thuê chuyên gia có kinh nghiệm bên ngoài 

Doanh nghiệp có thể thuê một chuyên gia tài chính hoặc một nhà tư vấn để các chuyên gia này hiểu rõ hơn về KPIs của CFO cũng như khảo sát nhu cầu của doanh nghiệp. Từ đó, những người có chuyên môn này sẽ đề xuất, xây dựng các chỉ số phù hợp với nhu cầu cụ thể của công ty.

Doanh nghiệp có thể thuê một chuyên gia tài chính hoặc một nhà tư vấn để các chuyên gia này hiểu rõ hơn về KPIs của CFO

4.2. Tiến cử nhân viên có năng lực và chuyên môn nghiên cứu và học hỏi

Nếu trong bộ máy doanh nghiệp của công ty có những nhân viên có đủ chuyên môn, năng lực liên quan tới tài chính cũng như có khả năng cam kết đồng hành với doanh nghiệp thì doanh nghiệp có thể tiến cử những nhân sự chủ chốt này đi học tập, nghiên cứu. Chẳng hạn như việc tham gia các chương trình đào tạo các chứng chỉ quốc tế như chương trình học CMA - Kế toán Quản trị Hoa Kỳ.

Đây không chỉ là cơ hội để trau dồi kiến thức chuyên môn, đặc biệt là kỹ năng quản trị, mà còn là việc được tiếp xúc, học hỏi từ những CFO, chuyên gia tài chính... dày dặn kinh nghiệm.

4.3. Tương tác với người có kinh nghiệm

Bằng cách tìm kiếm cơ hội gặp gỡ và thảo luận với các doanh nghiệp hoặc chuyên gia tài chính có kinh nghiệm, doanh nghiệp có thể tiếp cận các góc nhìn mới, nhận được sự tư vấn từ người có kinh nghiệm và áp dụng những phương pháp hiệu quả trong việc xây dựng KPIs.

Tìm kiếm cơ hội gặp gỡ và thảo luận với các doanh nghiệp hoặc chuyên gia tài chính có kinh nghiệm giúp tiếp cận phương pháp hiệu quả trong việc xây dựng KPIs

Việc học hỏi từ các doanh nghiệp hoặc chuyên gia tài chính có kinh nghiệm cung cấp cho doanh nghiệp cơ hội tiếp cận các ý kiến đa dạng và chiến lược thực tế. Điều này giúp cải thiện quá trình xây dựng KPIs cho CFO, tăng cường khả năng hiểu biết và áp dụng các phương pháp hiệu quả.

4.4. Sử dụng các mô hình chuẩn

Bằng cách sử dụng các mô hình chuẩn hoặc các chỉ số thông dụng trong ngành, doanh nghiệp có thể tiếp cận những tiêu chuẩn đã được chứng minh và sẵn có để xây dựng KPIs hiệu quả.

Việc thực hiện các bước này giúp doanh nghiệp có cơ hội hiểu rõ hơn về KPIs của CFO và tạo ra các chỉ số phù hợp với môi trường kinh doanh cụ thể của mình. Điều này giúp cải thiện quá trình đo lường hiệu suất và theo dõi tiến độ công việc của CFO một cách có ý nghĩa và hiệu quả.

Kết luận

KPIs là một trong những yếu tố quyết định thành công của vị trí CFO cũng như trong toàn bộ doanh nghiệp. Khi được sử dụng hiệu quả, chỉ số KPIs sẽ giúp CFO đưa ra quyết định sáng suốt hơn dựa trên dữ liệu, phát hiện trước rủi ro kinh doanh và xây dựng tính linh hoạt trong quy trình.

Tuy nhiên, để tránh làm loãng sự tập trung của Giám đốc Tài chính, hãy chọn những KPIs phù hợp nhất với các ưu tiên và mục tiêu của công ty. Và để tăng thêm hiệu quả, hãy xem xét các công cụ tài chính có thể cung cấp cho CFO quyền truy cập tức thì vào dữ liệu chính xác trong thời gian thực.

Thông qua những lưu ý cũng như thông tin cần thiết khi thiết lập KPIs cho vị trí Giám đốc Tài chính trên, hy vọng giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan hơn về vai trò và trách nhiệm của Giám đốc Tài chính trong doanh nghiệp. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết mới nhất từ SAPP Academy để cập nhật nhiều hơn nữa những kiến thưc, thông tin thú vị và bổ ích về Tài chính.

logo logo

Công Ty Cổ Phần Giáo Dục SAPP

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0107516887

Ngày cấp: 26/07/2016.

Nơi cấp: Sở Kế Hoạch Đầu Tư Thành phố HN

Địa chỉ: Số 20B, Ngõ 37, Phố Đại Đồng, Phường Thanh Trì, Quận Hoàng Mai, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Cơ sở 1: Tầng 8, Tòa nhà Đức Đại, số 54 Lê Thanh Nghị, quận Hai Bà Trưng Hà Nội.

Cơ sở 2: Tầng 2A, Tòa 27A2, chung cư Green Stars, số 234 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm.

Cơ sở 3: Lầu 1, số 2A Lương Hữu Khánh, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1

19002225 support@sapp.edu.vn Liên hệ hợp tác: marketing@sapp.edu.vn
DMCA.com Protection Status
CFA Institute does not endorse, promote, or warrant the accuracy or quality of the products or services offered by SAPP Academy. CFA®, Chartered Financial Analyst®, CFA Society® are trademarks owned by CFA Institute.
© 2021 Sapp.edu.vn. All Rights Reserved. Design web and SEO by
FAGO AGENCY